Bà bầu ăn mướp đắng có tốt không

Mướp đắng còn được gọi là khổ qua, là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ bầu, bí, dưa. Quả này có nguồn gốc từ châu Phi, châu Á và được thuần hóa ở Ấn Độ.

Mướp đắng nổi tiếng là loại quả tốt cho sức khỏe bởi được xem như “vị thuốc” trong các bài thuốc dân gian. Quả có bên ngoài sần sùi, màu xanh, khi chín có màu vàng, vị đắng – là loại đắng nhất trong các loại rau củ quả.

Thành phần dinh dưỡng trong mướp đắng dồi dào, tốt cho sức khỏe. Trong 100g mướp đắng cung cấp các chất như sau:

– Lượng calo cung cấp cho cơ thể: 19

– Chất béo: 0,16g

– Natri: 316mg

– Carbohydrate: 4,35g

– Chất xơ: 2g

– Đường: 1,94g

– Chất đạm: 0,8g

– Chất béo không bão hòa đa: 0,08g

– Đường: 1,94g

– Vitamin A: 471 IU

– Vitamin C: 84mg

– Canxi: 19mg

– Sắt: 0,43mg

– Acid folic: 72 mcg

– Axit pantothenic: 0,212g

– Niacin (vitamin B3): 0,4mg

– Riboflavin(vitamin B2): 0,04mg

– Pyridoxine (vitamin B6): 0,043 mg

– Thiamin (vitamin B1): 0,04mg

– Đồng: 0,034 mg

– Kẽm: 0,80 mg

– Mangan: 0,089 mg

Bà bầu ăn mướp đắng có tốt không
Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng cho bà bầu?

Có thể thấy được, thành phần dinh dưỡng của mướp đắng đều là những chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể, đặc biệt là hàm lượng vitamin và khoáng chất giúp thúc đẩy các chức năng trao đổi chất quan trọng trong cơ thể. Vậy thì mẹ bầu có bổ sung được không?

Bà bầu ăn mướp đắng có được hay không?

Mướp đắng là loại quả cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ và bé. Và mẹ bầu có thể bổ sung loại quả này trong chế độ ăn, miễn là ăn đúng liều lượng, không nên bổ sung quá nhiều trong một ngày hay một tuần.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu không nên ăn mướp đắng. Bởi nó có thể gây sảy thai ở thời điểm này. Nhưng khi bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ có thể ăn khổ qua, nhưng phải ở mức độ phù hợp.

Mẹ bầu ăn đúng liều lượng sẽ mang đến nhiều lợi ích trong thai kỳ:

– Hỗ trợ sự phát triển thần kinh thai nhi: khổ qua có hàm lượng folate cao. Folate là dưỡng chất cần thiết cho dinh dưỡng của mẹ bầu và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh của trẻ. Từ đó, giảm được nguy cơ em bé sinh ra mắc các bệnh liên quan đến khuyết tật ống thần kinh.

– Hỗ trợ tiêu hóa: trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường gặp các vấn đề về tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, táo bón, trĩ,… Việc bổ sung nhiều chất xơ là điều cần thiết, và khổ qua là loại quả giàu chất xơ, giúp đẩy lùi được những vấn đề này ở mẹ bầu.

– Ngăn ngừa đái tháo đường thai kỳ: khổ qua có đặc tính chống tiểu đường vì chứa nhiều chất dinh dưỡng charantin và polypeptide-P, giúp cân bằng lượng đường trong máu.

– Tăng cường hệ miễn dịch: cơ thể mẹ bầu thường bị suy giảm hệ miễn dịch, do đó dễ mắc bệnh vì tạo điều kiện cho vi khuẩn, nhiễm trùng phát triển. Trong khổ qua giàu vitamin và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể.

– Kiểm soát sự tăng cân: Chất xơ có trong khổ qua sẽ giúp kiềm chế cơn đói của các mẹ. Từ đó, giúp kiểm soát cân nặng và hạn chế thèm các món ăn vặt gây hại trong thai kỳ

– Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi: khổ qua dồi dào vitamin và khoáng chất thiết yếu sắt, niacin, kali, axit pantothenic, kẽm, pyridoxine, magie và mangan, vitamin B1, B2, B3,… Tất cả đều cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, để việc bổ sung mướp đắng được tốt các mẹ cũng nên chú ý một số điều sau:

– Mẹ bầu thiếu canxi, mắc bệnh về đường tiêu hóa không nên bổ sung mướp đắng trong thai kỳ. Bởi trong mướp đắng có chứa rất nhiều acid oxalic – hợp chất khiến cho việc hấp thụ canxi của cơ thể bị cản trở.

– Bỏ hạt mướp đắng trước khi chế biến món ăn

– Không cho mẹ bầu bổ sung mướp đắng với sườn heo và quả măng cụt: khi dùng chung mướp đắng với măng cụt làm cơ thể khó chịu, mệt mỏi hơn và gây ảnh hưởng đến tiêu hóa. Còn khi dùng kết hợp với sườn heo chiên sẽ sinh ra một chất gây cản trở khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

– Không nấu mướp đắng với tôm: bởi khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau dễ tạo ra một chất độc hay gọi là thạch tín gây nguy hiểm rất lớn cho mẹ bầu nói riêng và người dùng nói chung.

– Gây thiếu máu favism (G6PD) – Một bệnh được đặc trưng bởi tình trạng sốt, đau đầu, khó chịu ở bụng và hôn mê.

– Dù mang đến nhiều lợi ích, dưỡng chất cần thiết nhưng mang thai là thời gian nhạy cảm, nên phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi chọn chế độ ăn uống của mình, trong đó có mướp đắng. Điều này giúp bổ sung tốt cho sức khỏe mà vẫn an toàn cho thai nhi các mẹ nhé.

Bà bầu lỡ ăn nhiều mướp đắng có sau không?

Như đã đề cập ở trên, mướp đắng tốt cho mẹ bầu nhưng các mẹ chỉ nên bổ sung với lượng cho phép. Bởi nếu bổ sung quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe và thai nhi.

Dưới đây là một số vấn đề có thể gặp phải nếu như mẹ bầu ăn quá nhiều mướp đắng:

– Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa: nếu như ăn quá nhiều mướp đắng, mẹ bầu có thể sẽ gặp phải đầy hơi, đau bụng, ợ nóng, tiêu chảy,…

– Mướp đắng gây độc: ngoài các dưỡng chất thì mướp đắng còn có các thành phần gây ngộ độc cao như quinine, saponic glycosides và morodicine. Các độc tính này khi thấm vào cơ thể có thể gây nên các triệu chứng ngộ độc như: nôn ói, buồn nôn, mờ mắt, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy, tiết nhiều nước bọt và yếu cơ ở phụ nữ mang thai.

– Gây mẫn cảm ở một số người: hạt của mướp đắng có chứa chất vicine – chất này có thể gây ra các triệu chứng kích ứng ở một số người nhạy cảm. Các triệu chứng có thể gặp là nhức đầu, đau thắt bụng, thậm chí hôn mê với một số mẹ bầu nhạy cảm. Ngoài ra, các chất arils màu đỏ được tìm thấy trong hạt khi chín là cũng là chất độc đối với trẻ em.

– Nguy cơ sảy thai, sinh non: mướp đắng cũng có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến chuyển dạ sinh non hay sảy thai.

Bà bầu ăn mướp đắng có tốt không
Bà bầu lỡ ăn nhiều mướp đắng có sau không?

Tuy nhiên, việc loại bỏ mướp đắng hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn không phải là một giải pháp đúng đắn. Tốt hơn hết, các mẹ nên có chế độ, tìm hiểu lượng cần bổ sung để biết mình nên ăn bao nhiêu là tốt nhất nhé.

Bà bầu 3 tháng có ăn mướp đắng được không?

Đối với phụ nữ mang thai, thời gian 3 tháng đầu là thời gian vô cùng quan trọng, phải chú ý và cẩn thận mọi thứ, từ đi đứng, hoạt động đến chế độ ăn uống. Bởi đây là giai đoạn phôi thai mới hình thành, chưa ổn định, nên thời điểm này rất dễ bị động thai dù chỉ một sơ sảy nhỏ.

Vì thế, không chỉ khuyên mẹ bầu đi đứng cẩn thận mà các chuyên gia cũng nhắc nhở các mẹ nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cẩn thận. Trong việc lựa chọn các thực phẩm, các mẹ nên ưu tiên chọn sản phẩm tươi từ các loại thịt, rau lá màu xanh đậm, trứng cá hồi, sữa, các loại hạt,… Riêng đối với mướp đắng, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên bổ sung. Bởi các chất trong mướp đắng có khả năng gây nên hiện tượng co thắt tử cung, đẩy thai nhi ra ngoài. Nếu muốn bổ sung thì phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng thật kỹ. Điều này vừa giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và sự an toàn cho bé con.

Bầu 4 tháng ăn khổ qua được không?

Bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ chính là sang giai đoạn thứ 2, giai đoạn này mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn giai đoạn đầu. Bởi các triệu chứng ốm nghén cũng đã kết thúc, chế độ ăn uống hay đi lại được tự do hơn, giảm được cảm giác lo sợ.

Vậy thì bà bầu 4 tháng ăn khổ qua được không, câu trả lời là có nhé. Bởi vì lúc này, thai nhi bắt đầu ổn định, mẹ có thể chọn mướp đắng để bổ sung trong chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, vẫn cần chú ý về liều lượng bổ sung vì ăn quá nhiều cũng gia tăng nguy cơ sảy thai và không tốt cho sức khỏe của mẹ.

Bầu 5 tháng có ăn được khổ qua không?

Sau 3 tháng đầu thai kỳ, chế độ ăn uống của mẹ bầu có thể thoải mái hơn, không còn quá khắt khe, kiêng khem, vì thai nhi ổn định hơn. Do đó, mẹ bầu có thể bổ sung mướp đắng nhưng phải với lượng phù hợp, chỉ nên ăn 1 bữa/tuần và bổ sung không quá 200g mướp đắng trong một bữa ăn.

Đồng thời, mang bầu tháng thứ 5 mẹ sẽ có một số thay đổi về cân nặng, tử cung cũng mở hơn một chút nên mẹ sẽ cảm thấy hơi khó di chuyển. Về vấn đề ăn uống, tiêu hóa thì đây là giai đoạn thường xuyên gặp phải triệu chứng táo bón nên mẹ bầu cần lưu ý chọn thực phẩm giàu chất xơ. Và một trong số đó, mướp đắng cũng là sự lựa chọn phù hợp vì loại quả này có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt, giảm các vấn đề liên quan đến táo bón, trĩ.

Bầu 3 tháng cuối ăn khổ qua được không?

Đến giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, cân nặng là yếu tố thay đổi rõ ràng và dễ nhận thấy nhất. Đồng thời, giai đoạn này các mẹ cũng phải đảm bảo dinh dưỡng để bé được đủ sức, khỏe mạnh chào đời.

Chế độ dinh dưỡng cho các mẹ bầu trong giai đoạn này thường tập trung bổ sung nhiều chất đạm, sắt, vitamin C, nước,… để cho bé yêu chào đời với sức khỏe tốt nhất.

Khổ qua giàu dưỡng chất nên các mẹ muốn bổ sung trong giai đoạn này để cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho bé. Tuy nhiên, thời điểm này cũng không nên các mẹ nhé. Bởi 3 tháng cuối là thời gian cận kề ngày sinh nở, nếu mẹ sử dụng mướp đắng có thể làm co thắt tử cung sớm dễ sinh non, bé chào đời trước thời gian. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé, bé sẽ yếu hơn các bé sinh đủ ngày, đủ tháng.

Bà bầu có nên ăn mướp đắng xào trứng?

Mướp đắng xào trứng là món ăn khoái khẩu của nhiều người, trong đó có các chị em phụ nữ. Bởi món ăn này dễ thực hiện, chế biến nhanh mà còn thơm ngon, giảm được vị đắng đáng kể của mướp đắng.

Tuy nhiên, nếu người bình thường với thể trạng tốt thì đây là món ăn ngon và giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe. Còn đối với thai phụ thì không nên ăn quá nhiều mướp đắng xào trứng. Nếu các mẹ quá thèm thì chỉ nên ăn ở lượng vừa đủ như từ 1 – 2 miếng mỗi bữa.

Bà bầu ăn mướp đắng có tốt không
Bà bầu có nên ăn mướp đắng xào trứng?

Bầu có ăn được mướp đắng nhồi thịt không?

Canh mướp đắng nhồi thịt cũng là món ăn giàu dinh dưỡng với hương vị thơm ngon. Mặc dù vậy, nhưng mẹ bầu không nên ăn nhiều. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và bé, các mẹ chỉ nên ăn canh mướp nhồi thịt từ 1 – 2 miếng và 1 tuần cũng chỉ nên ăn 1 bữa.

Bà bầu ăn khổ qua tây được không?

Khổ qua tây cũng là cây thân leo, thuộc họ bầu bí. Hình dáng quả dài khá giống với trái mướp, có vân bên ngoài vỏ giống dưa leo, phần ruột thì đặc khá giống với ruột khổ qua hoặc bầu.

So với mướp đắng, khổ qua tây được ưa chuộng hơn bởi không có vị đắng mà lại rất ngọt, thanh mát rất dễ ăn. Và khổ qua tây có đặc điểm là lớp vỏ trơn, bóng chứ không phải có hình dạng khía, sần sùi như mướp đắng.

Khổ qua tây cũng giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe. Cụ thể là giúp đẹp da, tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tiểu đường, cải thiện và tăng cường sức khỏe tim mạch,… Do đó, được nhiều gia đình chọn chế biến các món xào, nộm, luộc hoặc nấu canh.

Mặc dù giàu dưỡng chất và lợi ích nhưng với mẹ bầu thì vẫn nên cẩn thận khi bổ sung dù ở giai đoạn nào, thời điểm nào. Nếu như không chắc chắn về liều lượng cần ăn, nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ chuyên khoa để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu ăn mướp đắng có tốt không
Bà bầu ăn khổ qua tây được không?

Qua những chia sẻ trong bài viết, các mẹ có thể thấy mướp đắng là thực phẩm tốt, an toàn và đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, các mẹ nên thật cẩn trọng khi sử dụng loại quả này để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Hy vọng rằng những kiến thức về bầu ăn mướp đắng được không giúp mẹ giải đáp được thắc mắc để an tâm hơn khi bổ sung trong thai kỳ. Chúc các mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh, bé chào đời tốt nhất nhé.

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 nhé!

Tại sao bà bầu không nên ăn mướp?

ăn mướp đăng khi mang thai có thể gây ra hiện tượng tăng co bóp dạ dày và tử cung, dẫn tới sảy thai, đẻ non ở những phụ nữ nguy cơ cao như tử cung ngả sau và những vấn đề nguy hiểm khác nữa.

Bà bầu khi nào được ăn mướp đắng?

bầu 4 tháng ăn khổ qua được không, câu trả lời là hoàn toàn có nhé! Bà bầu có thể chọn khổ qua cho các bữa ăn chính của mình vì giai đoạn này rất cần nhiều chất xơ cho thai nhi mà khổ qua có nhiều chất xơ đảm bảo phát triển cơ thể của cả mẹ và con.

Bà bầu ăn mướp có tác dụng gì?

Quả mướp có chứa hệ dưỡng chất vitamin B như: Vitamin B1, B6, B12,… giúp mẹ bầu có thai kỳ ổn định. Vitamin B giúp cơ thể thúc đẩy sản xuất năng lượng, tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm nghén trong 3 tháng đầu mang thai.

Ăn bao nhiêu mướp đắng gây sảy thai?

Theo một số nghiên cứu, trong mướp đắng còn chứa thành phần làm giảm khả năng thụ thai ở động vật. Lợi dụng tính chất này, nhiều nữ giới lựa chọn mướp đắng cản trở quá trình thai phát triển. Mỗi ngày sử dụng khoảng 1,7g mướp đắng ép lấy nước hoặc ăn trực tiếp thì nguy cơ sảy thai cao.