Bật tín hiệu đỗ xe ô tô như thế nào

Đèn khẩn cấp trang bị cho ô tô để sử dụng khi xe gặp sự cố phải dừng/đỗ trên đường. Khi ô tô bật đèn khẩn cấp đồng nghĩa, xe đó đang gặp sự cố nên các xe khác cần chú ý, chủ động tránh xe để không xảy ra va chạm.

Ngoài ra, đèn khẩn cấp còn có tác dụng thu hút sự chú ý và giúp đỡ của những lái xe hay người đi đường khác. Hơn nữa, khi gặp thời tiết xấu, lái xe cũng có thể bật đèn khẩn cấp để các phương tiện có thể nhận diện nhằm tránh xảy ra va chạm.

Dừng/đỗ bật đèn khẩn cấp được không?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, định nghĩa dừng/đỗ được hiểu như sau:

- Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

- Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

Theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi dừng, đỗ xe phải tuân thủ quy định không được để phương tiện ở lòng đường, hè phố trái quy định cũng như nơi có biển cấm dừng, đỗ xe.

Bật tín hiệu đỗ xe ô tô như thế nào

Bật đèn khẩn cấp khi dừng/đỗ. Ảnh ST.

Trong trường hợp phương tiện đang tham gia giao thông mà xe gặp sự cố, hỏng phải dừng/đỗ xe ở nơi có biển cấm dừng, đỗ và phải bật đèn khẩn cấp thì sẽ đúng quy định, không bị xử phạt hành chính.

Ở chiều ngược lại, nếu lạm dụng việc bật đèn khẩn cấp để dừng đỗ trái quy định tại nơi có biển báo cấm dừng/đỗ mà xe không không gặp sự cố, hỏng hóc... sẽ bị xử phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng với hành vi đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”... căn cứ theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Như vậy, khi xe gặp sự cố, hỏng hóc, người điều khiển phương tiện có thể dừng đỗ bật đèn khẩn cấp ở những nơi có biển cấm mà không bị xử phạt. Tuy nhiên, với những trường hợp lợi dụng việc bật đèn khẩn để dừng đỗ trái phép sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đèn khẩn cấp là gì? Trong một số trường hợp đậu xe tại nơi cấm dừng, cấm đỗ thì có bật đèn khẩn cấp có bị phạt hay không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

Đèn khẩn cấp được sử dụng trong những trường hợp nào?

Đèn khẩn cấp trang bị cho ô tô để sử dụng khi xe gặp sự cố phải dừng/đỗ trên đường. Đèn khẩn cấp hay còn gọi là đèn cảnh báo nguy hiểm được dùng trong một số trường hợp nhất định. Khi ô tô bật đèn khẩn cấp đồng nghĩa, xe đó đang gặp sự cố nên các xe khác cần chú ý, chủ động tránh xe để không xảy ra va chạm.

Ngoài ra, đèn khẩn cấp còn có tác dụng thu hút sự chú ý và giúp đỡ của những lái xe hay người đi đường khác. Hơn nữa, khi gặp thời tiết xấu, lái xe cũng có thể bật đèn khẩn cấp để các phương tiện có thể nhận diện nhằm tránh xảy ra va chạm.

Bật tín hiệu đỗ xe ô tô như thế nào

Hiện chưa có quy định pháp luật về các trường hợp sử dụng đèn khẩn cấp, tuy nhiên, các nhà sản xuất khuyến cáo người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông nên bật đèn khẩn cấp nếu:

- Xe gặp sự cố phải dừng, đỗ trên đường: Khi đi trên đường mà xe gặp sự cố bất ngờ, không thể di chuyển đến nơi dừng, đỗ theo quy định, bắt buộc phải đỗ trên đường, lái xe cần bật đèn khẩn cấp để các xe khác chủ động tránh.

- Xe đang trong tình trạng nguy hiểm: Trường hợp xe gặp trục trặc mà không thể tấp vào lề dừng đỗ, lái xe nên bật đèn cảnh báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện khác biết rằng để xử lý tình huống.

- Thời tiết quá xấu: Nếu trời mưa, sương mù bình thường thì có thể chỉ cần bật đèn sương mù/đèn chiếu gần là được, không nên bật đèn khẩn cấp vì phương tiện phía sau sẽ không biết khi nào xe phía trước sẽ rẽ, chuyển làn…

Dừng, đỗ xe có bật đèn khẩn cấp thì có bị phạt không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có hệ thống biển báo.

Người điều khiển phương tiện khi dừng, đỗ xe trên đường bộ và trên đường phố phải tuân thủ các quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008, không được để phương tiện ở lòng đường, hè phố trái quy định; nơi có biển cấm dừng, cấm đỗ xe

Trường hợp các phương tiện khi tham gia giao thông gặp sự cố kỹ thuật, phải dừng, đỗ xe ở những tuyến đường có biển cấm phương tiện dừng, đỗ và bật đèn khẩn cấp; người điều khiển phương tiện cần nhanh chóng liên lạc với các đơn vị cứu hộ tiến hành di chuyển phương tiện đến vị trí thích hợp, tránh gây ùn, tắc giao thông.

Lợi dụng việc sử dụng đèn khẩn cấp bị phạt như thế nào?

Trường hợp các phương tiện mặc dù không bị sự cố kỹ thuật nhưng vẫn lợi dụng bật đèn khẩn cấp để dừng, đỗ xe ở những tuyến đường có biển cấm phương tiện dừng, đỗ là vi phạm quy định tại điểm e, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ và bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng với hành vi đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.