Bệnh bướu giáp lan tỏa là gì năm 2024

TTO - Tôi bị bướu cổ lan tỏa từ năm 30 tuổi và tôi đã uống thuốc của trạm bướu cổ cấp 1 viên/ngày.

TTO - Tôi bị bướu cổ lan tỏa từ năm 30 tuổi và tôi đã uống thuốc của trạm bướu cổ cấp 1 viên/ngày.

Trong thời gian uống thuốc tôi bị mệt tim (bị ngoại tâm thu) nên đã ngưng uống thuốc và khi khỏe tôi lại tiếp tục.

Năm nay đã 41 tuổi và cũng đang dùng thuốc như vậy nhưng bướu lại thấy to hơn. Vậy tôi phải làm gì? Và tôi có nên đi mổ không? Nếu không mổ có trở thành bướu độc không? (Thu Hiền)

- Tư vấn của phòng mạch online:

Bướu cổ là từ ngữ dân gian, thường để nói đến tình trạng tuyến giáp to ra. Nếu tuyến giáp to đều (cả 2 bên) thì được gọi là bướu giáp lan tỏa. Nếu chỉ to ở một (hoặc vài) vị trí thì gọi là bướu giáp nhân (hoặc đa nhân). Danh từ bướu cổ dùng để nói chung cả hai trường hợp này.

Tuyến giáp có nhiệm vụ tiết ra cho cơ thể một lượng đủ hormon tuyến giáp tùy vào nhu cầu của cơ thể. Bệnh lý tuyến giáp xảy ra có thể làm rối loạn hoạt động này. Nếu tiết ít đi thì gây ra tình trạng suy giáp, nếu tiết nhiều hơn nhu cầu thì dẫn đến tình trạng cường giáp (danh từ dân gian gọi là bướu độc).

Chị có bướu giáp lan tỏa nhưng không rõ nguyên nhân gì gây ra. Một số nguyên nhân có thể xác định bằng các xét nghiệm. Khi đó, tùy theo nguyên nhân có cách điều trị và theo dõi phù hợp.

Bệnh tuyến giáp có thể gây ra ngoại tâm thu, cả tình trạng cường giáp lẫn suy giáp. Các bướu giáp lan toả đơn thuần (nghĩa là chức năng tuyến giáp bình thường), về lâu dài có xu hướng dẫn đến suy giáp, một số ít diễn tiến thành cường giáp (lúc này gọi là bướu giáp hóa độc). Cần kiểm tra chức năng tuyến giáp định kỳ để phát hiện sớm các xu hướng này.

Chị không nói rõ là đang dùng thuốc gì, có lẽ là hormon giáp Levo-thyroxin. Hiện giờ, chị có ngoại tâm thu và việc dùng thuốc này càng phải thận trọng hơn. Bướu giáp của chị đã có từ lâu (11 năm), nên việc uống thuốc hầu như không có khả năng làm bướu nhỏ lại. Hơn nữa, theo chị mô tả, bướu giáp của chị đang tiến triển to hơn. Chị nên đi khám lại sớm để xác định nguyên nhân của bệnh và đánh giá tình trạng chức năng tuyến giáp.

Phẫu thuật tuyến giáp thường chỉ định cho các trường hợp ung thư giáp, bướu giáp nhân và một số trường hợp bướu giáp lan tỏa đi kèm một vấn đề khác (chẳng hạn như: bướu quá lớn, bướu kèm cường giáp nặng khó điều trị bằng thuốc uống). Việc phẫu thuật không làm thay đổi bản chất của bệnh gây ra bướu giáp và không liên quan đến việc hóa độc.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: [email protected]

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn!

Em bị bướu Basedow đã mổ 11 năm, siêu âm kết quả theo dõi bướu giáp lan tỏa, tăng sinh mạch máu. Như vậy là sao thưa bác sĩ? Bác sĩ cho em hỏi điều trị bướu giáp lan tỏa như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ.

Đoàn Thị Mỹ Hạnh (1983)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ nội trú Trịnh Ngọc Anh - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Điều trị bướu giáp lan tỏa như thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Basedow là bệnh lý cường giáp do nguyên nhân tự miễn. Đặc điểm của bệnh là tuyến giáp phì đại kiểu dạng bướu mạch (to lan tỏa và tăng sinh mạch trên siêu âm). Bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn nên bạn cần khám tư vấn bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để lựa chọn biện pháp phù hợp nhất với mình.

Nếu bạn còn thắc mắc về bướu giáp lan tỏa, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Thế nào là tăng sinh mạch máu?
  • Vì sao bệnh basedow dễ gây biến chứng lồi mắt?
  • Phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị Basedow

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Bướu cổ là bệnh lý diễn ra ở tuyến giáp khá phổ biến. Bệnh có nhiều dạng khác nhau, trong đó bao gồm bướu cổ lan tỏa. Vậy bướu cổ lan tỏa là gì và nó có những thông tin gì cần lưu ý? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau.

Bướu cổ lan tỏa là gì?

Bướu cổ là bệnh lý thường gặp với tình trạng xuất hiện khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp. Bướu cổ lan tỏa là sự to ra của tuyến giáp ở cả hai thùy của tuyến. Bệnh ở giai đoạn đầu thường không có nhiều biểu hiện. Tuy nhiên nếu bướu lớn sẽ gây cho người bệnh cảm giác đau và khó chịu rõ rệt.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/buou_co_lan_toa_phan_loai_trieu_chung_va_cach_dieu_tri_1_bf777ded0b.jpg) Bướu cổ lan tỏa là một dạng của bệnh bướu giáp

Phân loại bướu cổ lan tỏa

Bướu cổ lan tỏa không độc

Bướu cổ lan tỏa không độc hay còn được gọi là bướu cổ lan tỏa lành tính. Đây là loại bướu giáp làm cho bướu phát triển lớn hơn về kích thước nhưng thường không có triệu chứng rối loạn chức năng tuyến giáp. Bệnh này thường liên quan tới tính chất địa lý, môi trường hoặc do di truyền.

Bướu cổ lan tỏa độc (Basedow)

Bướu cổ lan tỏa độc là bệnh cường chức năng tuyến giáp kết hợp bướu phì đại lan tỏa. Đây là tình trạng do sự phì đại và tăng số lượng tế bào mô tuyến giáp song song với số lượng mạch máu của mô giáp. Các tế bào máu và huyết tương sẽ xâm nhập vào mô giáp dẫn đến gia tăng kích thích mô. Những nhóm này thường là các bệnh tự miễn. Hormone giáp cũng từ đó mà bị phóng thích vào máu nhiều hơn và gây ra triệu chứng cường giáp cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh có thể do các chấn thương tinh thần, loạn dưỡng thần kinh, di truyền, tuần hoàn,… Trong đó tăng tiết hormone giáp là một trong những nguyên nhân cơ bản trong cơ chế sinh bệnh Basedow.

Triệu chứng của bướu cổ lan tỏa

Bướu cổ lan tỏa có thể gây ra triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Trong đó biểu hiện thường gặp nhất là cường giáp do lượng hormone tăng quá mức trong máu. Khi hormone giáp tăng cao sẽ làm kích thích mọi cơ quan hoạt động quá mức cần thiết khiến cho người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

  • Rụng lông, tóc nhiều.
  • Bị tiêu chảy.
  • Dễ đổ mồ hôi nhiều và cảm thấy sợ nóng.
  • Da bị sạm, da trở nên ấm và ẩm bất thường.
  • Rối loạn kinh nguyệt ở nữ.
  • Hay tiểu đêm, tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Cảm thấy lo lắng quá mức, dễ bị kích thích, có thể bị trầm cảm.
  • Hay hồi hộp, tim đập nhanh, đánh trống ngực.
  • Cơ thể dễ mệt mỏi ngay cả khi chỉ vận động nhẹ.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/buou_co_lan_toa_phan_loai_trieu_chung_va_cach_dieu_tri_2_d6065dabd6.jpg) Khi lượng hormone tăng cao quá mức khiến chúng ta dễ dàng mệt mỏi và kiệt sức

Trong đó, dấu hiệu dễ thấy nhất là tuyến giáp to ra khiến cho cổ bị biến dạng. Ngoài ra nếu tuyến giáp quá to có thể chèn vào các bộ phận xung quanh như khí quản hay thực quản. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, khó nuốt, lâu ngày có thể gây ra suy hô hấp mạn, suy dinh dưỡng,... Tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp không có các triệu chứng trên ngoại trừ phần cổ bị biến dạng.

Đối với loại bướu giáp lan tỏa nhiễm độc, các triệu chứng xuất hiện đa dạng ở những đối tượng khác nhau:

  • Trẻ em và người trưởng thành: Các triệu chứng xuất hiện sớm bao gồm nhức đầu, hay quên, giảm khả năng học tập. Trẻ có thể phát triển nhanh về chiều cao và xương cốt hóa, nhất là ở lứa tuổi 13 - 15 trở lên. Tuy nhiên, các triệu chứng về sinh dục lại không phát triển. Trẻ em ít có các triệu chứng rối loạn tuần hoàn, rối loạn tiêu hóa. Khi xuất hiện cơn nhiễm độc hormone giáp sẽ thấy run tay với biên độ rất lớn.
  • Người lớn tuổi: Những triệu chứng đầu tiên ở người bệnh là rối loạn tim mạch do những tổn thương vữa xơ động mạch đã có trước bệnh Basedow nên thường có dấu hiệu suy tim, loạn nhịp tim hoàn toàn, đau vùng trước tim… Tuyến giáp to vừa phải, bướu cổ hỗn hợp (vừa lan tỏa vừa thành nhân), các triệu chứng về mắt không rõ, run tay không đặc trưng.

Bướu cổ lan tỏa có nguy hiểm không?

Nhiều người thắc mắc rằng liệu bệnh bướu cổ lan tỏa có nguy hiểm không? Hầu hết các trường hợp bướu cổ lan tỏa thường là lành tính. Tuy nhiên, bệnh này ở một số trường hợp có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm khuẩn: Tình trạng bướu trở nên cứng, đỏ, nóng hơn bình thường. Người bệnh có thể bị sốt, có các triệu chứng cận lâm sàng do viêm nhiễm.
  • Chèn ép: Khi khối bướu to hơn sẽ chèn ép gây giãn tĩnh mạch, khiến khó nuốt, khó thở, tạo cảm giác nặng nề ở cổ.
  • Xuất huyết: Tình trạng chảy máu tuyến giáp do loạn dưỡng. Bướu cổ đột nhiên to ở 1 bên, gây đau, sờ có cảm giác căng. Chọc hút có máu không đông.
  • Cường giáp: Thường xuất hiện ở người bệnh Basedow. Bệnh nhân có bướu cổ đã lâu, gây nên các triệu chứng cường giáp như run tay, tăng thèm ăn, khát nước, tiểu nhiều, tim mạch bất thường…
  • Suy giáp: Là biến chứng hiếm gặp xảy ra ở người lớn tuổi, kèm tiền sử bướu cổ có trước. Xuất hiện các triệu chứng suy giáp như ăn không ngon, giảm trí nhớ, giọng khàn và trầm hơn, tăng cân, táo bón…
  • Ung thư hoá: Ung thư có thể phát triển từ 1 nhân trong bướu giáp. Bướu lớn nhanh dẫn đến chèn ép, có thể có hạch ngoài tuyến giáp.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/buou_co_lan_toa_phan_loai_trieu_chung_va_cach_dieu_tri_3_071f53becb.jpg) Đa số bướu cổ lan tỏa đều lành tính tuy nhiên vẫn có trường hơp gây biến chứng

Điều trị bướu cổ lan tỏa như thế nào?

Bướu cổ lan tỏa lành tính, nhỏ thường không có triệu chứng nên không cần điều trị. Đối với loại bướu cổ lớn hơn gây mất thẩm mỹ hay chèn ép, gây khó nuốt, khó thở thường được điều trị bằng Levothyroxin, liều ức chế TSH xuống ở giá trị tối thiểu. Nó giúp làm thu nhỏ bướu cổ và giảm các triệu chứng. Một số trường hợp sẽ cần phẫu thuật, chủ yếu để giảm triệu chứng hoặc vì thẩm mỹ. Vì phẫu thuật không làm thay đổi được bản chất của bệnh gây ra bướu cổ.

Đối với bướu cổ lan tỏa nhiễm độc (Basedow): Tuy không có cách chữa cụ thể nhưng có thể áp dụng những phương pháp trị liệu làm giảm lượng hormone tuyến giáp (thyroxine) và giảm nhẹ triệu chứng.

Một số phương pháp có thể sử dụng là:

  • Thuốc Beta-blockers làm giảm triệu chứng của nhịp tim, đổ mồ hôi và lo lắng.
  • Thuốc Antithyroid giúp hỗ trợ giảm số lượng hormone thyroxine.
  • Các tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ điều trị bằng iod phóng xạ hoặc phẫu thuật tuyến giáp.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bướu cổ lan tỏa. Dù bệnh thường lành tính nhưng nếu có phát hiện các dấu hiệu cho thấy bạn bị bướu cổ lan tỏa thì hãy mau chóng đến bệnh viện để được thăm khám chính xác và điều trị kịp thời.