Bộ môn kỹ thuật điều khiển tự động hóa

Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa giữ vai trò quan trọng trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế (Ảnh: Sinh viên Bộ môn Tự động hóa)

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến tự động hóa. Phải khẳng định rằng, hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành này luôn có thu nhập cao và không bao giờ sợ thất nghiệp trong hiện tại và cả tương lai. Vậy ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa đào tạo những gì? Cơ hội việc làm của ngành này như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và định hướng tương lai một cách rõ ràng hơn qua bài viết này.

Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa là gì?

Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…

Bộ môn kỹ thuật điều khiển tự động hóa

Giảng viên và sinh viên chuyên ngành Tự động hóa tham quan dây truyền sản xuất tai Công ty TNHH Điện tử Annex

Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa sẽ được đào tạo chuyên sâu về các phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong các hệ thống điều khiển tự động, nghiên cứu các thuật toán điều khiển hiện đại, sử dụng các bộ điều khiển, cơ cấu chấp hành kết nối lại tạo thành một hệ thống nhằm mục đích tự động hóa các quy trình công nghệ sản xuất; trang bị kỹ năng lập trình cho các thiết bị điều khiển trong công nghiệp như các bộ vi điều khiển, PLC, các thiết bị cảm biến và thu thập dữ liệu; kỹ năng lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và giải quyết các vấn đề của hệ thống điện và tự động hoá; điều tra, thu thập, xử lý và phân tích thông tin phục vụ nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực kỹ thuật điện; tư vấn về kỹ thuật và công nghệ, điều khiển, bảo trì, bảo dưỡng, thiết kế và lắp đặt các công trình, hệ thống cung cấp điện, hệ thống điều khiển và tự động hóa trong dây truyền sản xuất.

Bộ môn kỹ thuật điều khiển tự động hóa

Một số mô hình tưới tự động ứng dụng công nghệ IoT do sinh viên khoa Cơ – Điện thiết kế (Ảnh: NX.)

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa của Học viện Nông nghiệp Việt Nam còn được chú trọng trang bị thêm kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng mềm cần thiết thông qua những lớp học kỹ năng mềm, hoạt động ngoại khóa, tham gia vào các CLB, đội, nhóm. Ngoài ra, Học viện có thế mạnh về hệ thống cơ sở vật chất khang trang nên sinh viên theo học ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa sẽ được thực hành trong những trung tâm thí nghiệm, phòng thực hành hiện đại với những thiết bị tự động hóa tiên tiến nhất hiện nay.

Bộ môn kỹ thuật điều khiển tự động hóa

Bộ môn Tự động hóa tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

Bộ môn kỹ thuật điều khiển tự động hóa

Sinh viên chuyên ngành Tự động hóa Khóa 59 chụp ảnh trong Lễ tốt nghiệp

Đặc biệt, Học viện xây dựng Đề án nâng cao chất lượng đào tạo đại học bằng việc tăng cường thực hành thực tế cho sinh viên thông qua hình thức tổ chức đưa sinh viên đi thực tập, rèn nghề tại địa phương, doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu ngoài Học viện. Qua đó, sinh viên có cơ hội vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, tăng cường kỹ năng mềm, từ đó nâng cao năng lực, mở rộng cơ hội việc làm cho sinh viên.

Học Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa ra làm gì?

Bộ môn kỹ thuật điều khiển tự động hóa

Sửa chữa, bảo dưỡng máy ép nhựa tại công ty Nissei Technology

Bộ môn kỹ thuật điều khiển tự động hóa

Chế tạo, lập trình robot cho các công ty lớn về kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra trong tất cả các lĩnh vực, các nhà máy sản xuất được đầu tư hiện đại với những dây chuyền tự động hóa ở mức độ cao và tự động hóa hoàn toàn. Từ đó dẫn đến nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao có chuyên môn về Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa để làm chủ các dây chuyền sản xuất hiện đại đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

Cơ hội việc làm của các kỹ sư sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa rất rộng mở với nhiều vị trí công việc khác nhau:

– Cán bộ kỹ thuật trong phòng giám sát, điều khiển trung tâm; phòng công nghệ tự động điều khiển các dây truyền sản xuất tự động trong các nhà máy như: Dây truyền sản xuất xi măng, nhà máy sữa, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm, phân bón, khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao…

– Cán bộ quản lý, vận hành, bảo trì các hệ thống tay máy công nghiệp, robot công nghiệp trong các dây truyền sản xuất tự động.

– Cán bộ kinh doanh, tư vấn kỹ thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm lĩnh vực điều khiển và tự động hoá trong và ngoài nước.

– Cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hoá.

– Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các viện và trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa.