Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể

Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể, được ký hiệu T0

Thân nhiệt được cân bằng giữa hai quá trình của tạo nhiệt và thải nhiệt, chịu ảnh hưởng một phần bởi môi trường bên ngoài.

Tạo nhiệt:                  

Sự co mạch.

Sự vận động, co cơ, rung giật cơ.

Chuyển hoá các chất. 

Hoạt động của hệ nội tiết. 

Thải nhiệt:

Sự bài tiết qua hơi thở, mồ hôi, giảm khối lượng tuần hoàn.

Sự dãn mạch ngoại biên.

Do ức chế thần kinh.

Tuy nhiên nhiệt độ cơ thể còn chịu sự kiểm soát của trung khu điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi (Hypothalamus) và được duy trì trong giới hạn hẹp.

Các mô và tế bào trong cơ thể có khả năng chịu đựng nhiệt độ tốt nhất trong khoảng từ 360C - 380C, khoảng cách này có thể khác nhau tùy thuộc theo tuổi, giới tính, hoạt động thể chất và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Nhiệt độ trung bình của cơ thể: từ 36,50C - 370C

Sốt xảy ra khi cơ chế thải nhiệt mất khả năng quân bình nhiệt độ.

Khi thân nhiệt đo được cao hơn 37,50C thì gọi là sốt và khi thân nhiệt thấp hơn 360 thì gọi là hạ thân nhiệt.

Dụng cụ dùng để đo thân nhiệt gọi là nhiệt kế (Thermometer).

Những yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt 

Tuổi: trẻ em thân nhiệt thường cao hơn người lớn vì trung khu điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn chỉnh nên dễ sốt cao do bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể và đôi khi  kèm co giật. Người già vận động kém, nhu cầu chuyển hoá và hấp thu thấp nên thân nhiệt thường thấp so với người trẻ.

Khi hoạt động nhiệt độ tăng.

Nội tiết: phụ nữ nhiệt độ thương cao hơn nam giới đặc biệt trong thời kỳ rụng trứng.

Stress thường làm thay đổi nhiệt độ: tăng hoặc hạ nhiệt độ.

Nhiệt độ môi trường tác động đến thân nhiệt nhưng thay đổi không nhiều khoảng 0,50C. Đặc biệt ở người già hay trẻ em thường nhạy cảm với sự  thay đổi nhiệt độ môi trường hơn so với người trẻ.

Một số thuốc ảnh hưởng khả năng bài tiết mồ hôi, gây dãn mạch.

Thời gian đo thân nhiệt: nhiệt độ cơ thể thay đổi từ 0,50C đến 10C trong ngày. Nhiệt độ thấp nhất vào sáng sớm và cao nhất sau 6 giờ chiều.

Vị trí đo thân nhiệt: kết quả nhiệt độ có thể khác nhau tùy theo vị trí đo thân nhiệt.

Phân loại nhiệt kế 

Phân loại theo chất liệu

Stt

Phân loại chất liệu nhiệt kế

ích lợi

Bất lợi

1

Nhiệt kế             thủy ngân 

Tiện dùng

Rẻ tiền

Thời gian: tuỳ theo vị trí đặt, trung bình 3 phút

Dễ vỡ gây nguy hiểm do chứa thủy ngân ( Hg).

Dễ nguy cơ lây nhiễm nếu đặt  ở miệng hoặc ở hậu môn

2

Nhiệt kế điện tử 

Cho kết quả trong thời gian ngắn 4 giây

Dễ nguy cơ lây nhiễm nếu đặt  ở miệng hoặc ở hậu môn 

3

Nhiệt kế bằng hóa chất 

Dùng một lần rồi bỏ. Thường

dùng cho người bệnh cần  cách ly 

Thời gian trung bình 3 phút

Khó đọc kết quả do phải quan sát màu sắc thay đổi

Phân loại theo vị trí

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể

Hình 17.1. Các loại nhiệt kế đặt theo vị trí

Vị trí đặt  nhiệt kế

ích lợi

Bất lợi

Nhiệt kế đặt ở tai (dạng nhiệt kế điện tử)

Dễ dùng

Đọc kết quả chính xác trong thời gian ngắn 2 - 5 giây

Không gây khó chịu cho người bệnh 

Thay lớp áo phủ bên ngoài đầu nhiệt kế sau khi dùng cho người bệnh  

Bất lợi đối với người bệnh dùng dụng cụ trợ thính

Ráy tai có thể làm thay đổi nhiệt độ 

Viêm tai làm sai lệch kết quả

Không dùng ở người bệnh có mổ ở tai, màng nhĩ.

Đắt tiền

Nhiệt kế hậu môn

Kết quả phản ánh nhiệt độ cơ thể chính xác  

Thời gian: 2 phút

Thường áp dùng khi không đặt được ở miệng

Không dùng cho người bệnh tiêu chảy, táo bón, vết thương vùng hậu môn, tình trạng dễ xuất  huyết (trĩ)..

Làm người bệnh lo sợ 

Không nên dùng cho trẻ mới sinh 

Nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc dịch tiết

Nhiệt kế miệng 

Phản ảnh nhiệt độ  chính xác sau 3 phút

Tiện dùng hơn nhiệt kế hậu môn

Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của thức ăn, nước uống

Không dùng khi có tổn thương  và phẫu thuật ở vùng miệng, tình trạng lạnh run, động kinh, co giật ở trẻ nhỏ.

Người bệnh  hôn mê lú lẫn không hợp tác, chườm nóng lạnh vùng cổ 

Người bệnh đang khó thở 

Nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc dịch tiết 

Nhiệt kế nách 

An toàn, ít có nguy cơ gây nhiễm 

Kết quả nhiệt độ thấp hơn ở miệng,

Có thể dùng cho trẻ sơ sinh, áp dụng cho những người bệnh không đặt được ở các vị trí khác

Thời gian đặt 3 – 5 phút

tai (0,50C  0,90C)

Nhiệt kế đặt ngoài da (hoá

chất)

An toàn, không gây nhiễm

Có thể dùng cho trẻ sơ sinh 

Thời gian đặt 1 phút

Người bệnh  sốt đổ mồ hôi làm băng dán không dính.

Có thể bị ảnh hưởng  bởi nhiệt độ môi trường 

Đắt tiền

Đơn vị đo thân nhiệt

Nhiệt kế độ C (Celcius): thang độ được chia từ  350C đến 410C, mỗi vạch nhỏ là 0,10C.

Nhiệt kế độ F (Fahrenheit): thang độ được chia từ  940F - 1060F, mỗi vạch nhỏ là 0,20F.

Phân loại sốt 

Theo độ 

Sốt nhẹ: 37,50C - 380C

Sốt vừa: >380C - < 390C

Sốt cao: 390C - 400C

Sốt quá cao: > 400C

Theo tính chất 

Sốt cao nguyên: khi biên độ sốt thay đổi rõ rệt, biên độ giữa 2 lần sốt trên 10C. Gặp trong các bệnh nhiễm trùng cấp như viêm phổi.

Sốt liên tục: khi biên độ sốt chênh lệch không đáng kể, thường gặp trong nhiễm trùng huyết 

Sốt hồi qui: các cơn sốt lặp đi lặp lại nhiều lần với biên độ không thay đổi như: sốt do chấy rận, sốt vàng da do Leptospira, sốt rét.

Say nóng: nóng da khô do ảnh hưởng của môi trường, huyết áp giảm, cảm giác khát, vọp bẽ, nhìn kém hoa mắt, lú lẩn, mê sảng. Tình trạng tăng thân nhiệt, không tiết ra mồ hôi do rối loạn cơ chế điều hòa thân nhiệt có thể bất tỉnh, tử vong.

Ảnh hưởng của sốt đối với cơ thể 

Sốt có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, nếu kéo dài còn ảnh hưởng đến toàn thân.

Tuần hoàn: mạch máu ngoại biên dãn, nhịp tim tăng, tăng vận mạch, mặt môi đỏ.

Hô hấp: nhịp thở tăng.

Tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. 

Bài tiết: mất nhiều mồ hôi, tiểu ít, nước tiểu cô đặc sậm màu.

Thần kinh: gây nhức đầu, dễ kích động, cáu gắt, sốt cao có thể dẫn đến mê sảng, co giật nhất là trẻ em.

Sốt kéo dài làm cơ thể suy kiệt.

Qui trình chăm sóc 

Chỉ định yêu cầu theo dõi nhiệt độ:

Theo dõi  nhiễm trùng, phỏng, vết thương hở.

Tình trạng rối loạn nước, điện giải.

Kết quả xét nghiệm bạch cầu bất thường.

Trước, sau phẫu thuật.

Truyền máu, truyền dịch, trước khi thực hiện các thủ thuật như chọc dịch màng phổi, chọc dich màng tim.

Nhận định 

Hỏi: 

Cảm giác khát, lạnh run không kiểm soát?

Tình trạng đau nhức, sưng, có vết thương, nhiễm trùng?

Tiêu chảy, nôn ói, tiểu nhiều?

Mệt.

Lưu ý tình trạng đói có thể gây hạ thân nhiệt 

Khám:

Đo thân nhiệt: vị trí đo, tính chất thân nhiệt

Mạch: nhanh hay chậm 

Nhịp thở: nhanh (sốt) hay thở rối loạn không đều (thân nhiệt thấp)

Huyết áp (HA tăng trong sốt cấp tính, HA giảm khi sốt kéo dài)

Da:      

Màu sắc da: đỏ hay tái 

Nhiệt độ  da: ấm, nóng, hay lạnh.

Ẩm: khô, ướt.

Đàn hồi da 

Niêm miệng, môi. 

Tình trạng tri giác giảm, lơ mơ, mê sảng?

Theo dõi kết quả xét nghiệm ion đồ, công thức máu. 

Theo dõi lượng nước xuất nhập. 

Chẩn đoán điều dưỡng

Sau khi nhận định điều dưỡng phân tích và phối hợp các dấu hiệu liên quan để đề ra chẩn đoán điều dưỡng.

Thí dụ: 

Người bệnh sốt cao do rối loạn trung khu điều hòa nhiệt do nhiễm trùng cấp, do mất dịch cơ thể.

Người bệnh có thân nhiệt thấp do suy kiệt.

Can thiệp điều dưỡng

Vấn đề

Kế hoạch chăm sóc

Thực hiện

Sốt

Giảm thân nhiệt

Theo dõi nhiệt độ thường xuyên, cùng một vị trí.

Tìm hiểu, xác định nguyên nhân gây sốt.

Hạ nhiệt độ:

Lau mát, lau ấm: nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể 20C thường áp dụng đối với bệnh  nhi hay ở những người do rối loạn trung khu điều hòa nhiệt.

Tắm lạnh, nằm phòng lạnh

Thuốc: hạ nhiệt theo chỉ định bác sĩ.

Chăm sóc

điều trị theo

nguyên nhân

Tùy theo nguyên nhân gây sốt mà thực hiện thuốc theo chỉ định điều trị: kháng sinh, bù nước 

Duy trì dịch và

điện giải

Theo dõi lượng xuất nhập

Cho người bệnh uống nhiều nước 2 lít/ngày, truyền dịch theo y lệnh 

Theo dõi độ đàn hồi da, quan sát da niêm, cảm giác khát 

Duy trì dinh dưỡng

Cung cấp thức ăn dễ tiêu, hạn chế dầu mỡ, chất kích thích 

Chia bữa ăn ra làm nhiều bữa, mỗi lần ăn 1 ít

Chăm sóc hỗ

trợ

Cung cấp sự thoải mái tiện nghi: Nhiệt độ phòng mát, tránh gió lùa 

Tránh các kích thích từ môi trường xung quanh: tránh tiếng ồn, ánh sáng dịu 

Vệ sinh cá nhân: giường nằm khô ráo, sạch sẽ; quần áo khô sạch thấm hút mồ hôi; không ủ ấm bằng mền, áo len, áo khoác; vệ sinh răng miệng mỗi 4 giờ.

Giữ người bệnh an toàn 

Theo dõi sát người bệnh tri giác kém, kích động 

Tránh té ngã, cắn lưỡi nhất là đối với trẻ 

Báo bác sỹ khi trẻ lên cơn động kinh co giật 

Phòng nhiễm khuẩn

Kiểm soát các ổ nhiễm khuẩn: vết thương, dụng cụ can thiệp chăm sóc đường hô hấp, tiết niệu 

Phát hiện biến chứng

Theo dõi, báo cáo khi có dấu hiệu bất thường kèm theo: sốt dao động, nôn, tiêu chảy, ho 

Thân nhiệt thấp

Kiểm soát sự

dao động thân nhiệt 

Theo dõi sát nhiệt độ, mạch huyết áp thường xuyên Xác định nguyên nhân.

Theo dõi tổng trạng, tri giác 

Giữ ấm cơ thể bằng cách cho sưởi đèn, ủ ấm 

Cho người bệnh uống nước ấm, súp sữa nóng (nếu được) 

Thực hiện y lệnh điều trị: truyền máu, truyền dịch, dùng thuốc 

Theo dõi lượng xuất nhập 

Hồi sức, chăm sóc tích cực 

Cung cấp tiện nghi an toàn

Kiểm soát nhiệt độ phòng, tránh gió lùa 

Vệ sinh quần áo: khô, ấm, mền đắp