Đại học xã hội và nhân văn khoa tiếng trung năm 2024

Từ ngày 15 đến ngày 20/4/2024, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương (Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&N, ĐHQGHN) cùng một số cán bộ Nhà trường đã tham dự chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác Bộ Giáo...

Show

Đại học xã hội và nhân văn khoa tiếng trung năm 2024

Ứng dụng công nghệ thông minh trong phát triển du lịch bền vững

Đây là nội dung được thảo luận tại Hội thảo du lịch quốc gia với chủ đề “Ứng dụng công nghệ số, khai thác giá trị di sản, phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” do Trường Đại học Khoa học Xã...

Đại học xã hội và nhân văn khoa tiếng trung năm 2024

Xu thế giáo dục thời đại 4.0 - Đào tạo liên ngành, xuyên ngành

[VOV2] Giáo dục nước ta hiện nay đang chú trọng định hướng ngành hẹp và chuyên sâu. Nhưng trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo và vạn vật kết nối, do nhu cầu của thị trường nhân lực, mô hình đào tạo...

Đại học xã hội và nhân văn khoa tiếng trung năm 2024

Tủ sách Nhân văn: Trao gửi tấm lòng nhân ái tới các em học sinh vùng cao Lạng Sơn

Đây là một trong những hoạt động nằm trong chương trình “Về nguồn” năm 2024.

Đại học xã hội và nhân văn khoa tiếng trung năm 2024

Nắng hồng Nhân văn: Gọi nắng về trao yêu thương

Nắng hồng Nhân Văn là chương trình hiến máu do Đội Thanh niên vận động hiến máu Nhân Văn phối hợp cùng với Hội Sinh viên - Đoàn Thanh niên Trường Đại học khoa...

Đại học xã hội và nhân văn khoa tiếng trung năm 2024

Tin vui: Sinh viên VNU-USSH tiếp tục nhận học bổng của Quỹ Oesol và Công ty SJ Tech trong hai năm 2024-2025

Đây là thịnh tình của đối tác Hàn Quốc tại buổi làm việc với Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN (VNU-USSH) chiều nay 15/4/2024.

Ngày 10 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập Ban Đại học Văn khoa - tiền thân của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tuy nhiên, Nghị định của Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục ký ngày 03 tháng 11 năm 1945 tiếp nối Sắc lệnh số 45/SL đã thay đổi danh xưng và xác định lại tên đơn vị là Trường Đại học Văn khoa.

Ngày 15 tháng 11 năm 1945, lễ khai giảng đầu tiên của Trường Đại học Quốc gia Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa được tổ chức tại trụ sở của Đại học Đông Dương (cũ). Trường bao gồm 5 ban (Y khoa, Khoa học, Văn khoa, Chính trị Xã hội, Mỹ thuật), trong đó có Ban Văn khoa do GS Đặng Thai Mai làm Giám đốc, gồm 10 khoa được xếp thành 4 chuyên khoa: Triết lý, Việt học, Hán học, Sử ký - Địa dư học.

Ngày 5 tháng 6 năm 1956, Chính phủ Việt Nam ra Quyết định số 2183/TC thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trên cơ sở các trường tiền thân (Đại học Khoa học, Đại học Văn khoa, Đại học Khoa học cơ bản, Dự bị Đại học Liên khu IV), trở thành trường đại học khoa học cơ bản đầu tiên (khoa học tự nhiên - khoa học xã hội và nhân văn) tại miền Bắc Việt Nam ngay sau khi hòa bình được lập lại.

Ngày 10 tháng 12 năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký Nghị định 97/CP về việc thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được xây dựng trên cơ sở các đơn vị đào tạo/nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Tháng 9 năm 1995, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính thức được thành lập, trở thành đơn vị độc lập nằm trong Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiệu trưởng đầu tiên của Nhà trường là GS.TS Phùng Hữu Phú (Nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội).

Ban Giám Hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hiệu trưởng: GS.TS Hoàng Anh Tuấn: Phụ trách chung, chiến lược và kế hoạch phát triển Nhà trường, tổ chức cán bộ, đối ngoại, truyền thông, tài chính, hành chính, cơ sở vật chất.
  • Hiệu phó:
  • PGS.TS Lại Quốc Khánh: Phụ trách đào tạo, chính trị và công tác học sinh - sinh viên, thanh tra - pháp chế và một số nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công.
  • PGS.TS Đào Thanh Trường: Phụ trách nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế, đảm bảo chất lượng đào tạo và một số nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công.
  • PGS.TS Đặng Thị Thu Hương

Hiệu trưởng qua các thời kỳ (từ năm 1995 đến nay)[sửa | sửa mã nguồn]

TT Hiệu trưởng Thời gian Chuyên ngành 1 GS.TS Phùng Hữu Phú 1995 - 1999 Chủ nghĩa cộng sản khoa học 2 PGS.TS Phạm Quang Long 1999 - 2001 Văn học 3 PGS.TS Phạm Xuân Hằng 2001 - 2006 Sử liệu học 4 GS.TS Nguyễn Văn Khánh 2006 - 2015 Lịch sử Việt Nam 5 GS.TS Phạm Quang Minh 2015 - 2020 Đông Nam Á học 6 GS.TS Hoàng Anh Tuấn 2021 - nay Lịch sử thế giới

Các viện đào tạo, khoa và bộ môn trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học xã hội và nhân văn khoa tiếng trung năm 2024

Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông[sửa | sửa mã nguồn]

Được thành lập từ năm 1990, Khoa Báo chí (Trường Đại học Tổng hợp) - nay là Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) - là một trong hai trung tâm đào tạo và nghiên cứu báo chí/truyền thông lớn nhất ở Việt Nam, là đơn vị đầu tiên đào tạo/nghiên cứu báo chí tại một trường đại học không nằm trong hệ thống trường Đảng. Từ đó cho đến nay, Viện đã tiến hành đào tạo hơn 10.000 cử nhân hệ chính quy và phi chính quy, cùng hàng trăm thạc sĩ và tiến sĩ, phục vụ hiệu quả cho nền báo chí và ngành công nghiệp truyền thông Việt Nam.

Khoa Du lịch học[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa Du lịch học được thành lập vào năm 1995, là cơ sở trọng điểm quốc gia đào tạo về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành Quản trị khách sạn. Gần 3000 sinh viên chính quy và hàng trăm thạc sĩ hiện đang công tác tại các doanh nghiệp du lịch - khách sạn, các khu du lịch, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các trường đại học và cao đẳng có đào tạo du lịch trên cả nước. Khoa được đánh giá là một đơn vị tích cực tham gia các hoạt động chung đối với ngành du lịch Việt Nam và Hà Nội.

Khoa Du lịch học hiện là cơ sở duy nhất trên cả nước đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Du lịch.

Khoa Đông phương học[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1993, ngành Đông phương học được thành lập tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau 2 năm đào tạo thử nghiệm (đến năm 1995), Khoa Đông phương học chính thức trở thành khoa trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Khoa có nhiệm vụ đào tạo cử nhân thuộc 5 chuyên ngành: Nhật Bản học, Trung Quốc học, Hàn Quốc học, Ấn Độ học và Đông Nam Á học (trong đó Thái Lan học được coi là tâm điểm trong nghiên cứu về Đông Nam Á học). Hằng năm, điểm tuyển sinh đầu vào của sinh viên Khoa Đông phương học luôn dẫn đầu Nhà trường. Khoa Đông phương học cũng là một trong những khoa đứng đầu về quan hệ hợp tác với hàng chục trường đại học danh tiếng trong khu vực và trên thế giới (Đại học Bắc Kinh, Đại học Tokyo, Đại học Osaka, Đại học Seoul, Đại học Pusan, Đại học Chulalonkon, Đại học Jawaharlal Nehru, Đại học Delhi,...).

Các học bổng trợ cấp, học bổng du học và những đợt thực tập nước ngoài là điểm hấp dẫn nổi bật của Khoa. Hàng năm, sinh viên Khoa Đông phương học đều nhận được nhiều suất học bổng trợ cấp của các trường đối tác, các Đại sứ quán hoặc doanh nghiệp nước ngoài như Japan Foudation, Korea Foudation, Toshiba Foudation,…

Khoa Khoa học chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ môn Khoa học chính trị có từ năm 1995 (tên gọi ban đầu là Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và Khoa học chính trị) được phát triển thành Khoa Khoa học chính trị vào năm 2011, đây là cơ sở đầu tiên đào tạo đại học ngành Chính trị học trong khối các trường đại học của Việt Nam. Chương trình đào tạo/nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở thâm nhập vào chương trình đào tạo khoa học chính trị của thế giới, mở rộng quan hệ quốc tế, và hình thành một ngành khoa học chính trị đúng nghĩa, đồng thời đảm bảo tính chính trị của Việt Nam. Khoa đã và đang đào tạo hàng trăm học viên cao học, nghiên cứu sinh, hàng trăm sinh viên đại học và khai giảng các khóa Bồi dưỡng giảng viên môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Khoa học chính trị là GS.TS Phùng Hữu Phú - Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Khoa Khoa học quản lý[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2002, Bộ môn Khoa học quản lý trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ môn Quản lý xã hội (thuộc Khoa Triết học, có từ năm 1995) và Bộ môn Khoa học luận (thuộc Khoa Xã hội học, có từ năm 1999). Đến năm 2006, Khoa Khoa học Quản lý được thành lập trên cơ sở tiền thân là Bộ môn Khoa học quản lý trước đó.

Khoa Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội lúc đầu chỉ có hai ban là Ban Khoa học và Ban Văn khoa. Trong năm đó, Ban Văn khoa được chia thành hai khoa: Văn học và Lịch sử, Khoa Lịch sử chính thức ra đời từ đây. Khoa Lịch sử là một trong những khoa khoa học cơ bản hàng đầu của Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, là cơ sở hàng đầu của cả nước trong nghiên cứu và đào tạo sử học. Khoa có đội ngũ cán bộ trình độ cao, nhiều chuyên gia đầu ngành như: GS. Trần Văn Giàu, GS. Đào Duy Anh, GS Trần Đức Thảo, GS. Đinh Xuân Lâm, GS. Phan Huy Lê, GS. Hà Văn Tấn, PGS. Lê Mậu Hãn, GS Phan Đại Doãn, GS. Vũ Dương Ninh, GS. Trần Quốc Vượng, GS.TS. Phan Hữu Dật, PGS.TS. Hán Văn Khẩn, PGS.TS. Hoàng Văn Khoán, PGS. Nguyễn Quốc Hùng, PGS. Vương Đình Quyền, PGS.TS. Vũ Quang Hiển, PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ, PGS. Nguyễn Văn Hàm, GS.TS. Phùng Hữu Phú, GS.TSKH Vũ Minh Giang, GS.TS. Nguyễn Văn Kim, GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung...

Khoa Lịch sử cũng là đơn vị có quan hệ hợp tác quốc tế rộng rãi về đào tạo và nghiên cứu khoa học, đã và đang có quan hệ với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu của các nước như Pháp, Đức, Hà Lan, Nga, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,... Nhiều cán bộ và sinh viên của Khoa được tu nghiệp, được đào tạo ở nước ngoài, nhiều học giả, sinh viên nước ngoài cũng đẫ đến Khoa trao đổi học thuật và học tập là kết quả tốt đẹp của sự hợp tác này. Khoa cũng đã hợp tác tốt với các trường đại học, các viện nghiên cứu nước ngoài triển khai nhiều hội thảo quốc tế, nhiều chương trình nghiên cứu khoa học.

Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 1967, Bộ môn Lưu trữ học được thành lập - trực thuộc Khoa Lịch sử, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội.
  • Năm 1996, Bộ môn được phát triển thành Khoa Văn thư và Lưu trữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
  • Năm 1997, Khoa được đổi tên thành Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Khoa Ngôn ngữ học[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa Ngôn ngữ học được thành lập vào năm 1996 trên cơ sở ngành Ngôn ngữ học của Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956 -1996).

Khoa là đơn vị duy nhất ở Việt Nam đào tạo ngôn ngữ học, sứ mệnh của Khoa là nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, đào tạo các nhà nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng về ngôn ngữ học, về tiếng Việt và văn hoá Việt Nam, ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Khoa Ngôn ngữ học đã đào tạo hơn 1500 cử nhân, hơn 400 thạc sĩ và 130 tiến sĩ về Ngôn ngữ học, Việt ngữ học, Ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Các sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Ngôn ngữ học hiện đang làm việc ở nhiều trường đại học, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan thông tin, báo chí,...

Khoa Nhân học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 1960, Bộ môn Dân tộc học được thành lập – trực thuộc Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  • Năm 2004, Bộ môn được đổi tên thành Bộ môn Nhân học trực thuộc Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
  • Năm 2010, Bộ môn Nhân học trở thành bộ môn trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
  • Năm 2015, Bộ môn được phát triển thành Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Khoa Quốc tế học[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa Quốc tế học được thành lập vào năm 1995. Hiện nay khoa đào tạo cả ba chương trình cử nhân Quốc tế học, thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế. Chương trình đào tạo cử nhân của Khoa gồm 4 chuyên ngành là: Quan hệ quốc tế, Nghiên cứu Phát triển quốc tế, Châu Mỹ học và Châu Âu học.

Khoa Tâm lý học[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa Tâm lý học là cơ sở đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học tâm lý có uy tín trên toàn quốc. Ngay từ khi thành lập, Khoa đã đề ra nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế, mỗi năm khoa có khoảng 70 - 80 cử nhân tốt nghiệp, 20 - 25 học viên được nhận bằng thạc sĩ và 5 - 7 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Khoa có 5 chương trình đào tạo dành cho cả ba hệ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.

Khoa Thông tin - Thư viện[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 1973, Ngành Thông tin – Thư viện được đào tạo tại Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  • Năm 1996, Bộ môn Thông tin – Thư viện trở thành đơn vị trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
  • Năm 2004, Bộ môn được phát triển thành Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Khoa Triết học[sửa | sửa mã nguồn]

Được thành lập từ năm 1976, Khoa Triết học hiện là một trong những cơ sở đào tạo đại học và sau đại học hàng đầu về chuyên ngành triết học ở Việt Nam, là một trong những trung tâm nghiên cứu và tổ chức các hội thảo triết học trong nước và quốc tế có uy tín ở Việt Nam. Khoa là cơ sở giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin và triết học cho toàn bộ các đơn vị đào tạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội từ cử nhân đến sau đại học.

Khoa hợp tác với nhiều cơ sở giảng dạy và nghiên cứu lớn trong nước như Viện Triết học và một số viện khác thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Triết học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Triết học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,…; hợp tác quốc tế ở Đức, Áo, Nga, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,…

Khoa Văn học[sửa | sửa mã nguồn]

Ra đời vào năm 1956, trải qua nhiều lần tách nhập với các tên gọi khác nhau như Khoa Xã hội, Khoa Văn-Sử, Khoa Ngữ văn, cho đến nay, Khoa Văn học đã đi qua một chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển. Khoa Văn học là một trong những cơ sở đầu ngành đại học của cả nước về giảng dạy và nghiên cứu Văn học Việt Nam từ dân gian đến hiện đại, Hán Nôm, Lý luận văn học, Nghệ thuật học, Văn học Trung Quốc, Văn học Nga, Văn học Pháp, Văn học Đức, Văn học Anh, Văn học Hy Lạp - La Mã,...

Từ năm 1956 đến nay, hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Văn học đã và đang làm việc ở các viện nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng, các cơ quan quản lý, các nhà xuất bản, các cơ quan truyền thông báo chí, phát thanh và truyền hình, các cơ quan văn hóa – nghệ thuật ở trung ương và địa phương. Trong số đó, nhiều người đã trở thành giáo sư, giảng viên, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng.

Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 1956, Tổ Việt ngữ trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  • Năm 1968, Khoa Tiếng Việt trên cơ sở Tổ Việt ngữ trở thành đơn vị trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  • Năm 1995, Khoa đổi tên thành Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
  • Năm 2008, Khoa tiếp tục đổi tên thành Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Khoa Xã hội học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 1976, Bộ môn Xã hội học được thành lập, trực thuộc Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội.
  • Năm 1991, Bộ môn được phát triển thành Khoa Xã hội học – Tâm lý học, Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội.
  • Năm 1998, Khoa được đổi tên thành Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Bộ môn Tôn giáo học[sửa | sửa mã nguồn]

Là một chuyên ngành của Khoa Triết học từ năm 1990, Bộ môn Tôn giáo học đã hoàn thiện được hệ thống đào tạo gồm các bậc học: Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ ngành Tôn giáo học, chính thức trở thành một bộ môn trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vào năm 2016.

Năm 2016, Nhà trường cho phép tuyển sinh năm đầu tiên ngành Tôn giáo học với chỉ tiêu là 50 sinh viên.

Các ngành và chuyên ngành đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Báo chí
  • Chính trị học
  • Công tác xã hội
  • Đông phương học
  • Hán Nôm
  • Khoa học quản lý
  • Khoa học thư viện
  • Lịch sử
  • Lưu trữ học
  • Ngôn ngữ học
  • Nhân học
  • Quan hệ công chúng
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Quản trị khách sạn
  • Quản trị văn phòng
  • Quốc tế học
  • Tâm lý học
  • Thông tin học
  • Triết học
  • Tôn giáo học
  • Văn hóa học
  • Văn học
  • Việt Nam học
  • Xã hội học

* Sinh viên có thể đăng ký chương trình chất lượng cao hoặc chương trình liên kết để nâng cao chất lượng đào tạo.

Thạc sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Báo chí học
  • Châu Á học
  • Chính trị học
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Công tác xã hội
  • Du lịch
  • Hán Nôm
  • Hồ Chí Minh học
  • Khảo cổ học
  • Khoa học quản lý
  • Khoa học thông tin - thư viện
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Lịch sử sử học và sử liệu học
  • Lịch sử thế giới
  • Lịch sử văn hoá Việt Nam
  • Lịch sử Việt Nam
  • Lưu trữ học
  • Lý luận văn học
  • Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh - truyền hình
  • Ngôn ngữ học
  • Nhân học
  • Quan hệ quốc tế
  • Quản lý khoa học và công nghệ
  • Tâm lý học
  • Tôn giáo học
  • Triết học
  • Văn học dân gian
  • Văn học nước ngoài
  • Văn học Việt Nam
  • Việt Nam học
  • Xã hội học

* Người học có thể đăng ký chương trình chất lượng cao hoặc chương trình liên kết để nâng cao chất lượng đào tạo.

Tiến sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Báo chí học
  • Chính trị học
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
  • Đông Nam Á học
  • Hán Nôm
  • Hồ Chí Minh học
  • Khảo cổ học
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Lịch sử sử học và sử liệu học
  • Lịch sử thế giới
  • Lịch sử văn hoá Việt Nam
  • Lịch sử Việt Nam
  • Lưu trữ học
  • Lý luận văn học
  • Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam
  • Ngôn ngữ học
  • Ngôn ngữ học so sánh-đối chiếu
  • Ngôn ngữ Việt Nam
  • Nhân học
  • Quan hệ quốc tế
  • Quản lý khoa học và công nghệ
  • Tâm lý học
  • Tôn giáo học
  • Trung Quốc học
  • Văn học dân gian
  • Văn học nước ngoài
  • Văn học Việt Nam
  • Xã hội học

Các viện nghiên cứu và trung tâm trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Viện Chính sách và Quản lý (IPAM)
  • Bảo tàng Nhân học
  • Trung tâm Biển và Hải đảo
  • Trung tâm Đào tạo và Ứng dụng Công nghệ thông tin (CAITT)
  • Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Giáo dục (CEQA)
  • Trung tâm Hàn ngữ Sejong Hà Nội
  • Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý (CACP)
  • Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương và Các vấn đề quốc tế (CAPASIR)
  • Trung tâm Nghiên cứu Giới, Dân số, Môi trường và Các vấn đề xã hội (CGPESA)
  • Trung tâm Nghiên cứu phát triển Dân tộc thiểu số - Miền núi và Lưu vực Sông Hồng
  • Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại (CECRS)
  • Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc (CCS)
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hoá Nghệ thuật (CACSA)
  • Trung tâm Ngoại ngữ và Hợp tác Đào tạo (FLEC)
  • Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam (CVLC)

Các cơ quan chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học xã hội và nhân văn khoa tiếng trung năm 2024
Một buổi gặp mặt nhân dịp Tết của Phòng Đào tạo

  • Phòng Chính trị và Công tác sinh viên
  • Phòng Đào tạo
  • Phòng Hành chính - Tổng hợp
  • Phòng Hợp tác và Phát triển
  • Phòng Kế hoạch - Tài chính
  • Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học
  • Phòng Tổ chức cán bộ
  • Phòng Thanh tra và Pháp chế
  • Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đơn vị dịch vụ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học và Du lịch (TASS., Ltd)

Trụ sở[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trụ sở chính: Số 336 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Cơ sở 2: Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt - Nhà B7 Bis, phố Trần Đại Nghĩa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Cựu sinh viên nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
  2. Cao Xuân Huy, nhà nghiên cứu chuyên về lịch sử tư tưởng triết học phương Đông
  3. Đào Duy Anh, nhà sử học, địa lý, từ điển học, ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng
  4. Đặng Thai Mai, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam
  5. Đinh Gia Khánh, nhà nghiên cứu văn hóa và văn học dân gian nổi tiếng
  6. Đinh Xuân Lâm, một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam
  7. Hà Minh Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn học
  8. Hà Văn Tấn, một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam
  9. Hoàng Như Mai, nguyên Chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh
  10. Hoàng Xuân Nhị, nhà giáo, nhà văn, dịch giả nổi tiếng
  11. Lê Đình Kỵ, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng
  12. Lê Văn Lan, nhà sử học nổi tiếng
  13. Nguyễn Tài Cẩn, chuyên gia đầu ngành Ngôn ngữ học Việt Nam
  14. Phan Cự Đệ, một trong những nhà phê bình, lý luận văn học hàng đầu tại Việt Nam
  15. Phan Huy Lê, một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam
  16. Trần Đình Hượu, nhà nghiên cứu về văn học, nho giáo và lịch sử tư tưởng
  17. Trần Đức Thảo, nhà nghiên cứu triết học
  18. Trần Quốc Vượng, một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam
  19. Trần Văn Giàu, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học và nhà giáo
  20. Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
  21. Phạm Quang Nghị, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội
  22. Lê Quốc Minh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân
  23. Lê Ngọc Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
  24. Trương Anh Ngọc, phóng viên thời sự quốc tế, phóng viên thể thao, bình luận viên bóng đá, nhà văn và nhà báo, hiện công tác tại Báo Thể thao & Văn hóa

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huân chương Lao động hạng Nhất (1981)
  • Huân chương Độc lập hạng Nhất (2001)
  • Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (2005)
  • Huân chương Hồ Chí Minh (2010)
  • Huân chương Lao động hạng Nhất - lần thứ hai (2015)
  • Tám nhà giáo được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 13 nhà giáo được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học, công nghệ; 23 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và 40 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • “Quy đinh đặt tên giao dịch quốc tế (tiếng Anh) của ĐHQGHN, các đơn vị thành viên và trực thuộc, các chức danh lãnh đạo trong ĐHQGHN”.
  • Việt Nam Dân Quốc Công Báo, Số 4, 20 Tháng Mười 1945
  • Việt Nam Dân Quốc Công Báo, Số 9, 17 Tháng Mười Một 1945
  • “Diễn văn khai giảng trường Đại học đầu tiên của VN”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2016.
  • “ĐH Văn khoa Hà Nội thành lập theo quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ đầu kỷ nguyên độc lập tự do”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2016.
  • “Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn kỷ niệm 70 năm truyền thống và 20 năm thành lập”.
  • “Lịch sử hình thành và phát triển Đại học quốc gia Hà Nội”.
  • “GS.TS.NGƯT Phùng Hữu Phú: nhà giáo, nhà khoa học ưu tú - người cán bộ lãnh đạo tài năng, gương mẫu”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2016. Nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam tại Viện Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (Liên Xô), năm 1990.

Đại học khoa học xã hội và nhân văn có những ngành gì?

Các ngành khoa học xã hội và nhân văn có thể kể đến bao gồm: Nhân chủng học, Xã hội học, Tâm lý học xã hội, Khoa học chính trị, Kinh tế, khoa học kinh doanh và quản trị, Địa lý Kinh tế xã hội, Giáo dục - phát triển nguồn nhân lực, Lịch sử, Luật học.

Đại học khoa học xã hội và nhân văn có bao nhiêu khoa?

- 15 khoa là: Khoa Báo chí, Khoa Đông phương học, Khoa Kinh tế-Chính trị, Khoa Du lịch học, Khoa Lịch sử, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Khoa Ngôn ngữ học, Khoa Quốc tế học, Khoa Pháp lý, Khoa Tâm lý học, Khoa Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài, Khoa Triết học, Khoa Văn học, Khoa Xã hội, Khoa ...

Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn là trường gì?

Trường ĐHKHXH&NV là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao; là đơn vị giáo dục uy tín với chương trình đào tạo tiên tiến nhằm cung ứng nguồn nhân lực trình độ cao và có bản sắc riêng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời cung cấp các sản phẩm khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định chính ...

Đại học khoa học xã hội và nhân văn tp.hcm có bao nhiêu cơ sở?

Hiện nay trường có 2 cơ sở đào tạo nằm tại quận 1 và thành phố Thủ Đức: - Cơ sở chính tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh: gồm văn phòng Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, các phòng/ban, khoa, bộ môn, trung tâm,…