Dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Khác với lĩnh vực giao thông hàng không, hàng hải, đường sắt, đường thủy nội địa (giao thông ở các lĩnh vực này có tính chuyên ngành, chủ yếu là người làm nghề vận tải chuyên nghiệp và có tỷ lệ rất nhỏ, người có bằng, chứng chỉ chuyên môn ở các lĩnh vực này chỉ bằng gần 1% so với số người có giấy phép lái xe cơ giới đường bộ), giao thông đường bộ, nơi mà hầu hết mọi công dân đều tham gia giao thông và phần lớn bằng các phương tiện cá nhân.

Theo thống kê, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 64.000.000 xe môtô, 5.000.000 xe ôtô. Phương tiện giao thông đường bộ tăng cao, hạ tầng giao thông chưa phát triển, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm nên tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ diễn ra rất phức tạp.

Tai nạn giao thông từ năm 2009 đến nay xảy ra 334.901 vụ, làm chết 101.810 người, bị thương 336.094 người, hầu hết trong số này mang thương tật nặng suốt đời, để lại gánh nặng cho gia đình và cả xã hội. Tai nạn giao thông đường bộ chiếm trên 95% trong tổng số các vụ tai nạn giao thông.

Dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ, nguyên nhân được xác định là do người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chiếm 90%. Tội phạm hình sự hoạt động trên các tuyến giao thông đường bộ còn nhiều.

Những năm qua, cả hệ thống chính trị đã có nhiều chủ trương, giải pháp và hành động mạnh mẽ để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và kết quả đạt được đã có những tiến bộ nhất định.

Song, tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ vẫn là một thách thức lớn, vẫn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng, hậu quả rất đau lòng, chưa đạt được yêu cầu đặt ra là có môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, bền vững, bảo đảm bình yên trên nhưng con đường và phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đột phá chiến lược trong xây dựng pháp luật và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Năm 2018, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư pháp và Văn Phòng Chính phủ phối hợp với các Uỷ ban của Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương triển khai hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ song song với Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ điều chỉnh những vấn đề về trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) điều chỉnh vấn đề về kết cấu hạ tầng, vận tải đường bộ thuộc lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật. Đến nay, sau ba năm triển khai theo đúng trình tự thủ tục, hai dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đã được trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV.

Dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Cán bộ CSGT kiểm tra phương tiện.

Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ tạo ra bước đột phá về trật tự, an toàn giao thông đường bộ với những nội dung đột phá về chính sách như: 

(1) Xác định trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và đã xác định rõ, cụ thể một cơ quan chịu trách nhiệm chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

(2) Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có mục tiêu cao nhất là bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người do các hành vi vi phạm pháp luật giao thông và pháp luật khác của người điều khiển phương tiện gây ra. Vì vậy, Luật này đã xác định ngành Công an chịu trách nhiệm chính về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, trong đó công tác quản lý người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ (từ kiến thức, ý thức pháp luật; năng lực hành vi; kỹ năng điều khiển phương tiện đến quá trình chấp hành pháp luật…) là một nội dung quan trọng, xuyên suốt có ý nghĩa then chốt để bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ;

(3) Đã quy định cụ thể công tác tổ chức giao thông đường bộ và sự phối hợp trong công tác này giữa các cơ quan liên quan;

(4) Quy định về Trung tâm giám sát, xử lý vi phạm giao thông đường bộ và hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung về trật tự, an toàn giao thông là giải pháp khoa học công nghệ có ý nghĩa quan trọng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và quản lý nhiệm vụ của người thực thi pháp luật;

(5) Công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông và tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đã được qui định cụ thể về nội dung, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong Luật.

Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu chỉnh lý, bổ sung một số nội dung như:

(1) Có chính sách giảm thiểu phương tiện giao thông cá nhân song song với chính sách phát triển phương tiện giao thông công cộng;

(2) Đối với Trung tâm giám sát, xử lý vi phạm cần quy định rõ về công tác về quản lý, lắp đặt, sử dụng hệ thống giám sát giao thông để bảo đảm quyền cá nhân của công dân và phục vụ có hiệu quả việc thực thi pháp luật;

(3) Quy định cụ thể: Cơ quan có trách nhiệm chính và cơ quan có trách nhiệm phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tổ chức hướng dẫn cho cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

(4) Quy định cụ thể về vượt xe và trách nhiệm phải kịp thời nhường đường cho xe sau vượt, bỏ khái niệm xe “xin vượt” và “cho vượt”; quy định tốc độ lưu hành của phương tiện giao thông đường bộ trong Luật này để mọi người tham gia giao thông (trong đó có cả người nước ngoài) dễ tìm, dễ nhớ và thực hiện nghiêm…;

(5) Bổ sung các giải pháp cụ thể bảo đảm thực thi pháp luật nghiêm minh và có hiệu quả.

Với chủ trương đúng đắn và quyết sách mạnh mẽ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự thống nhất của các Bộ, Ban, ngành, địa phương và sự ủng hộ của Nhân dân về xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ song song với Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng sẽ tạo đột phá về trật tự, an toàn giao thông, đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ góp phần giữ bình yên, hạnh phúc của Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong giai đoạn mới.

Theo CAND

Mục lục bài viết

  • 1. Khách thể của tội phạm
  • 2.Mặt khách quan của tội phạm
  • 3. Mặt chủ quan của tội phạm
  • 4. Chủ thể của tội phạm
  • 5. Hình phạt đối với tội này

Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

>> Xem thêm: Gây ra tai nạn giao thông trong năm 2022 thì phải bồi thường những gì ?

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

>> Xem thêm: Nhiệm vụ quyền hạn của công an phường như thế nào trong lĩnh vực giao thông ?

4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

1. Khách thể của tội phạm

Tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ xâm phạm vào những quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Những quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ được quy định tại các văn bản Luật và các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.

Xâm phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ là không thực hiện đúng những quy định trong Luật Giao thông đường bộ liên quan đến những quy tắc giao thông đường bộ.

2.Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thể hiện bằng những hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ khi tham gia giao thông đường bộ.

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rất cụ thể đối với người tham gia giao thông đường bộ phải thực hiện đúng những quy tắc giao thông đường bộ. Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ là không thực hiện đúng những quy định trong Luật Giao thông đường bộ liên quan đến những quy tắc giao thông đường bộ với rất nhiều loại hành vi khác nhau như: không đi bên phải theo chiều đi của mình, không đi đúng làn đường, phần đường quy định; không phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; không tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường; không giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; không giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ; không nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều; khi lùi xe không quan sát phía sau; không giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình v.v… . Để biết được những hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ cần so sánh những quy định của Luật Giao thông đường bộ với hành vi thực tế đã xảy ra gây nên hậu quả hoặc có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác.

>> Xem thêm: Quy định về hiến đất cho thôn để làm đường giao thông ? Hành lang an toàn giao thông là gì ?

Các phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe máy chuyên dùng(xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và các loại xe tương tự) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (gồm xe đạp, kể cả xe đạp máy, xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự). Việc tham gia giao thông đường bộ là điều khiển, sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Hậu quả của tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác được thể hiện bằng một trong các tình tiết sau đây:

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương có thể 61% trở lên; hoặc

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; hoặc

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Giữa hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và hậu quả xảy ra cần có mối quan hệ nhân quả.

>> Xem thêm: Hành lang an toàn giao thông đường bộ có khoảng cách là bao nhiêu?

Trong trường hợp chưa gây hậu quả, nhưng có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả (bằng một trong các tình tiết sau đây: làm chết 03 người trở lên; hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; hoặc gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên), nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý.

Lỗi vô ý của người phạm tội thể hiện ở sự quá tự tin hoặc do cẩu thảcho rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

4. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ là người tham gia giao thông đường bộ như điều khiển phương tiện giao thông (gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ), người sử dụng phương tiện giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ).

5. Hình phạt đối với tội này

Cấu thành cơ bản (khoản 1) quy định mức hình phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trong trường hợp chưa gây hậu quả, nhưng có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Cấu thành tăng nặng (khoản 2) quy định mức hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm khi có một trong những tình tiết sau đây:

>> Xem thêm: Quy định của luật đấu thầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong chào thầu cạnh tranh?

- Không có giấy phép lái xe theo quy định;

- Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khácngười điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở được coi là vi phạm

- Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông (người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt); hoặc

- Làm chết 02 người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

>> Xem thêm: Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của hộ kinh doanh cá thể ?

- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Cấu thành rất tăng nặng (khoản 3) quy định mức hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi có một trong những tình tiết sau đây:

- Làm chết 03 người trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

>> Xem thêm: Gây tai nạn giao thông liên hoàn sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hình phạt bổ sung (khoản 5): ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệLuật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi số:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự- Công ty luật Minh Khuê