Dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm đang dần trở thành vấn đề phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh gây đau, khó chịu và có thể ảnh hưởng đến nhiều hoạt động hằng ngày của người mắc phải.

Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và làm sao để chữa bệnh hiệu quả? Mời bạn cùng tham khảo bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, có nhiệm vụ bảo vệ xương bằng cách giảm áp lực lên cột sống khi bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày, như đi bộ, nâng vật nặng hoặc uốn người.

Mỗi đĩa đệm gồm có hai phần: phần nhân nhầy bên trong và vòng sơ bao bọc bên ngoài. Chấn thương hoặc đĩa đệm yếu có thể khiến phần nhân nhầy thoát ra ngoài. Tình trạng này được gọi là thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị có thể gây đau và khó chịu cho người bệnh. Nếu phần nhân nhầy chèn ép dây thần kinh cột sống, bạn có thể bị tê hoặc đau ở khu vực dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Thực tế, thoát vị có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào của cột sống, trong đó phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Nếu không điều trị, bạn có thể bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Trong những trường hợp rất hiếm, đĩa đệm bị trượt có thể cắt đứt các xung thần kinh dẫn đến nhóm dây thần kinh Equina cauda (chùm đuôi ngựa) ở lưng dưới và chân. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.

Một biến chứng lâu dài khác của thoát vị là “mất cảm giác yên ngựa” (saddle anesthesia). Trong trường hợp này, đĩa bị trượt sẽ chèn ép các dây thần kinh và khiến bạn mất cảm giác ở đùi trong, mặt sau của chân và xung quanh trực tràng.

Nếu các triệu chứng thoát vị đĩa đệm không đỡ mà còn nặng hơn, khiến bạn không thể sinh hoạt bình thường, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng thoát vị đĩa đệm là gì?

Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ không có bất kì triệu chứng thoát vị đĩa đệm nào. Nếu xuất hiện triệu chứng, nguyên nhân có thể do dây thần kinh bị chèn ép. Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm phổ biến gồm:

  • Tê và ngứa ở những khu vực chịu ảnh hưởng bởi dây thần kinh bị chèn ép.
  • Yếu cơ liên quan đến dây thần kinh tổn thương, khiến bạn dễ vấp té khi bước đi hoặc ảnh hưởng đến khả năng nâng và giữ đồ đạc.
  • Đau ở cột sống, có thể lan đến cánh tay hoặc chân.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Tình trạng này thường dẫn đến đau thần kinh tọa. Tình trạng chèn ép một hoặc nhiều dây thần kinh có liên quan đến dây thần kinh tọa sẽ gây đau rát, ngứa và tê liệt từ mông đến chân, đôi khi có thể lan xuống bàn chân.

Thông thường, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể. Cơn đau thường nhói và giống như điện giật. Nó có thể nghiêm trọng khi bạn đi, đứng hoặc ngồi. Đặc biệt, duỗi thẳng chân bị ảnh hưởng sẽ khiến cơn đau tồi tệ hơn.

Bên cạnh triệu chứng đau chân, người bệnh cũng bị đau thắt lưng. Tuy nhiên, đối với đau thần kinh tọa, cơn đau ở chân thường nặng hơn ở thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm cổ

Chèn ép các dây thần kinh cổ sẽ dẫn đến bệnh lý rễ tủy cổ (cervical radiculopathy) với những cơn đau nhói và âm ỉ ở cổ và giữa hai bả vai. Cơn đau có thể lan xuống cánh tay, bàn tay và ngón tay. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị ngứa hoặc tê cánh tay và vai. Cơn đau có thể tăng lên ở một số vị trí và chuyển động nhất định của cổ.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Sau khi đã hiểu rõ triệu chứng thoát vị đĩa đệm là gì, có lẽ bạn vẫn còn thắc mắc không biết khi nào nên đến gặp bác sĩ.

Thực tế, bạn hãy nhanh chóng đi khám bệnh nếu có cơn đau lưng hoặc cổ lan xuống cánh tay hoặc chân. Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu tê, ngứa và yếu cơ ở những khu vực này, bạn cũng cần đến gặp bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là gì?

Dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Như đã đề cập ở trên, bệnh xảy ra khi phần nhân đệm ở trong thoát ra ngoài. Điều này sẽ giải phóng các chất gây kích ứng dây thần kinh ở khu vực xung quanh, khiến bạn đau dữ dội. Tình trạng này cũng có thể chèn ép lên các dây thần kinh cột sống và gây ra đau.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây ra nhiều bất tiện trong công việc, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.  Việc hiểu rõ những đặc điểm của bệnh lý là yếu tố quan trọng để giúp bệnh nhân đưa ra hướng điều trị hợp lý. 

Khái niệm thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Cấu tạo cơ thể con người có 33 đốt sống và được chia thành 5 nhóm đốt sống cụt, đốt sống hông, đốt sống thắt lưng, đốt sống lưng và đốt sống cổ. Đốt sống thắt lưng gồm 5 đốt được kí hiệu từ L1 đến L5.

Một trong những vị trí thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất là ở cột sống thắt lưng. Người bị chẩn đoán mắc bệnh lý này thì bao xơ đã bị nứt rách, nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài. Sự chèn ép của nhân nhầy lên dây thần kinh và lỗ tủy sống dẫn đến các cơn đau nhức ở người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gặp phải ở nhiều đối tượng. Đối tượng dễ mắc nhất là người thường xuyên phải làm các công việc nặng nhọc hoặc những người thuộc nhóm người cao tuổi. Ngoài ra, những người làm công việc văn phòng do phải ngồi quá nhiều ở một vị trí cố định cũng có nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này. Không chỉ gây khó khăn trong hoạt động thường ngày, người mắc cũng có nguy cơ bại liệt cao nếu không có các biện pháp chữa trị và can thiệp kịp thời.

Biểu hiện thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Người mắc bị thoát vị ở các đốt sống thắt lưng cũng có các triệu chứng điển hình so với các bệnh thoát vị khác. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh là:

  • Đau nhức tại vị trí cột sống thắt lưng: Các cơn đau thường có xu hướng lan rộng. Người bệnh sẽ đau từ vị trí bị thoát vị, xuống vùng hông, mông. Các cơn đau có thể đến dữ dội, đột ngột hoặc đau âm ỉ kéo dài. Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm  lưng gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, người bệnh có thể đau xuống cả vùng bắp chân, bàn chân và khắp vùng mông, đùi.
  • Co cứng vùng thắt lưng: Tình trạng này thường xảy ra trong trường hợp nhân nhầy đĩa đệm chèn ép nặng lên các dây thần kinh.  Người mắc thường không thể ngồi hoặc di chuyển như bình thường bởi khu vực khớp ở vùng lưng đang bị tổn thương. Bàn chân và ngón chân cũng bị ảnh hưởng do tình trạng co cứng.
  • Tê bì: Người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ và thắt lưng còn có cảm giác tê ngứa như kiến bò. Tình trạng tê bì diễn ra thường xuyên đặc biệt là sau khi người bệnh vừa ngủ dậy vào buổi sáng.
  • Yếu cơ: Vùng cơ nào có dây thần kinh bị ảnh hưởng cũng có thể bị suy yếu. Yếu cơ khiến việc vận động của người mắc gặp phải cản trở khi vận động, di chuyển.
  • Sưng tấy: Vùng thắt lưng bị thoát vị người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng ửng đỏ, sưng tấy. Tuy vào tình trạng bệnh mà mức độ sưng tấy cũng khác nhau. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác đau nhức và nóng ran tại khu vực vùng lưng. Khi chạm tay vào vùng lưng bị đau, người bệnh có cảm giác đau nhức, khó chịu rõ rệt.
  • Mất cảm giác: Do dây thần kinh bị chèn ép nên người bệnh có thể bị mất cảm giác khi bệnh trở nặng. Việc cử động ở vùng lưng người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn. Tay, chân người bệnh sẽ mất cảm giác. Tình trạng này để lâu có thể gây ra tình trạng bại liệt, teo cơ.

Ngoài các triệu chứng lâm sàng kể trên, bác sĩ sẽ dựa trên các dấu hiệu của xét nghiệm cận lâm sàng để kết luận bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng:

  • Hình ảnh X-quang: Cấu trúc xương và đường viền cột sống có những dấu hiệu bất thường khi xem kết quả hình ảnh trên phim chụp X-quang.
  • Hình ảnh CT Scan: Tủy sống và cấu trúc xung quanh bị chèn ép.
  • Hình ảnh MRI: Đây là xét nghiệm hình ảnh cho thấy rõ nét tình trạng thoát vị, tổn thương tại khu vực mô mềm xung quanh và cột sống. Đây cũng là phương pháp chẩn đoán được chỉ định nhiều nhất và có kết quả chính xác nhất hiện nay.

Các cấp độ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Trong Y học, các chuyên gia chia tình trạng bệnh này thành 4 giai đoạn. Tương ứng với 4 giai đoạn này là 4 cấp độ bệnh khác nhau. Cũng vì vậy mà các biểu hiện, triệu chứng của bệnh lý cũng tăng dần theo mức độ. Cụ thể như sau:

  • Ở cấp độ 1: Đĩa đệm bắt đầu bị phình và lồi, các lớp bao xơ vẫn chưa bị nứt rách. Tuy nhiên phần nhân nhầy bên trong đã có sự biến dạng một cách đáng kể. Triệu chứng bệnh chưa rõ ràng nên nhận biết rất khó. Một số người chủ quan có thể hiểu nhầm thành các bệnh lý khác từ đó chữa trị không đúng cách.
  • Ở cấp độ 2:  Thoát vị đĩa đệm thắt lưng độ 2 khiến vùng bao xơ bên ngoài có dấu hiệu suy yếu. Nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ nhưng chúng vẫn có khả năng chèn ép lên dây thần kinh.
  • Ở cấp độ 3: Đến giai đoạn này, đĩa đệm của người bệnh đã bắt đầu bị thoát vị. Bao xơ bên ngoài đã bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài gây ra sự chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Người mắc sẽ bắt đầu cảm thấy đau nhức dữ dội tại khu vực cột sống tổn thương.
  • Ở cấp độ 4: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng sẽ xuất hiện kèm các mảnh rời. Lúc này, khu vực thoát vị có xu hướng ngày càng lan rộng, nhân nhầy đĩa đệm bị tách khỏi các bao xơ. Người bệnh có thể bị liệt nửa người ở giai đoạn này.

Trong lâm sàng, các cấp độ của bệnh có thể sẽ không được diễn ra theo từng giai đoạn cụ thể mà có thể tiến triển đột biến và bất ngờ. Nhất là khi người bệnh bị chấn thương nghiêm trọng và chịu tác động không nhỏ bởi những yếu tố bên ngoài gây ra.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng 

Sử dụng thuốc Tây:

  • Nhóm thuốc không kê đơn:  Điển hình như Naproxen, Ibuprofen…có tác dụng làm thuyên giảm các cơn đau từ thể nhẹ đến trung bình.
  • Nhóm thuốc giảm đau thần kinh: Pregabalin, Gabapentin, Amitiptyline, Duloxetine…
  • Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện: Codein, Paracetamol, Oxycodone… Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc này, bệnh nhân sẽ gặp phải các biến chứng như buồn ngủ, buồn nôn, táo bón…
  • Tiêm ngoài màng cứng: Các bác sĩ có thể tiêm cho bệnh nhân thuốc gây mê, thuốc steroid, thuốc chống viêm vào khu vực ngoài màng cứng ở xung quanh tủy sống.
  • Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc này có tác dụng làm thuyên giảm sự co thắt cơ bắp nhưng lại gây cho người bệnh cảm giác buồn ngủ và chóng mặt.

Điều trị thoát vị đĩa đệm lưng bằng vật lý trị liệu:

Áp dụng vật lý trị liệu cũng là giải pháp được khá nhiều người bệnh chọn lựa. Khi thực hiện vật lý trị liệu, các chuyên gia cũng có thể yêu cầu kết hợp thêm các bước điều trị khác như:

  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng.
  • Kéo giãn cột sống.
  • Sử dụng sóng âm thanh để tăng cường khả năng lưu thông máu.
  • Sử dụng các đai nẹp cổ trong một khoảng thời gian ngắn để hỗ trợ cho liệu pháp điện trị liệu.

Áp dụng các bài thuốc chữa bệnh dân gian

Sử dụng các vị thuốc dân gian để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng vừa mang đến hiệu quả vượt trội, vừa rất an toàn, lành tính lại có thể giúp bệnh nhân tiết kiệm được tiền. Khi đĩa đệm bị thoát vị ở cột sống lưng, bạn có thể tận dụng những cây thuốc quý trong vườn có khả năng làm thuyên giảm các cơn đau như ngải cứu, cỏ xước, lá lốt, đu đủ xanh, xương rồng…

Mặc dù vậy, cách chữa này chỉ phù hợp với những người có triệu chứng bệnh lý nhẹ. Hơn nữa, bạn cần phải thực hiện rất kiên trì thì mới thấy được sự chuyển biến rõ ràng của bệnh lý.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Trong trường hợp tình trạng bệnh lý không có sự cải thiện rõ rệt mặc dù đã từng dùng qua các phương pháp điều trị, các bác sĩ sẽ có thể đề nghị bệnh nhân phẫu thuật. Bằng cách sử dụng kỹ thuật nội soi, bác sĩ sẽ loại bỏ phần đĩa đệm bị nhô ra bên ngoài. Ngoài ra, bác sĩ có thể thay thế các nhân đĩa hoặc toàn bộ đĩa đệm bằng đĩa đệm nhân tạo. Những đĩa đệm này thường được làm bằng biopolymer hoặc kim loại hoặc có sự kết hợp giữa cả hai.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có chữa khỏi được không là thắc mắc của rất nhiều người mắc phải căn bệnh này. Trên thực tế điều trị, các chuyên gia xương khớp rút ra được nhận định, đĩa đệm khi gặp phải tình trạng thoát vị sẽ không thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu người bệnh lựa chọn đúng phương pháp điều trị cũng như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hoàn toàn có thể đẩy lùi được các triệu chứng bệnh.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể sử dụng thuốc Tây hoặc một số mẹo dân gian, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để chữa trị. Tuy nhiên, các phương pháp trên chủ yếu chỉ có thể giảm đau tạm thời, không thể điều trị dứt điểm được bệnh. Ngoài ra, nếu quá lạm dụng thuốc Tây người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ nguy hiểm. Ngay cả khi bệnh nhân lựa chọn phẫu thuật thì tỷ lệ tái phát hoặc biến chứng sau phẫu thuật vẫn có thể xảy ra.

Hiểu rõ được tính chất, quy luật của các căn bệnh xương khớp đặc biệt là bệnh lý thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược đã dày công nghiên cứu trong nhiều năm để giải quyết vấn về mà người bệnh đang gặp phải. Đó là lúc An Cốt Nam được ra đời. Bài thuốc đi sâu vào giải quyết 3 vấn đề cốt yếu trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm là: Điều trị hiệu quả triệu chứng – Hồi phục từ sâu bên trong và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Không đơn giản chỉ ra một bài thuốc, An Cốt Nam là một phác đồ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng nói riêng và bệnh xương khớp nói chung toàn diện. Phác đồ này bao gồm thuốc uống – cao dán và vật lý trị liệu với tác dụng cụ thể như sau:

  • Thuốc uống: Kết hợp các vị thảo dược quý hiếm trong sách Dược điển IV như Sâm Ngọc Linh, Thiên Niên Kiện, Bí Kỳ Nam, Trư Lung Thảo,… thuốc uống An Cốt Nam đi sâu vào vùng xương khớp, làm lành tổn thương. Thuốc được bào chế ở dạng cao lỏng, vừa giúp người bệnh thuận tiện trong quá trình sử dụng, vừa tránh được bã lợn cợn ảnh hưởng đến dạ dày. Toàn bộ thảo dược bào chế nên thuốc được lấy từ Vườn Dược Liệu đạt chuẩn chất lượng CO-CQ về hàm lượng dược tính và độ tinh khiết.
  • Cao dán: Trong thành phần của cao dán có chứa Đại hồi, Quế chi,… giúp giảm đau nhanh chóng sau 30 phút sử dụng. So với uống các loại thuốc Tây giảm đau, sử dụng liệu pháp này an toàn và cho hiệu quả tổng thể cao hơn.
  • Vật lý trị liệu: Đây là liệu pháp được các chuyên gia khuyên dùng để giúp xương khớp tổn thương hồi phục nhanh chóng và ngăn chặn bệnh tái phát sau quá trình điều trị. Người bệnh mua thuốc An Cốt Nam sẽ được miễn phí vật lý trị liệu, từ đó giảm gánh nặng kinh tế.

Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm về An Cốt Nam liên hệ trực tiếp: 

  •  Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

  • Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Nguồn tham khảo: Tamminhduong.com

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị