Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, hàng năm có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy, 4 triệu trẻ chết vì bệnh này, trong đó 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Tại Việt Nam, con số này lên tới 301.570 trường hợp, theo thống kê năm 2014.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất khó nhận biết. Bởi dưới 1 tuổi, trẻ chủ yếu bú mẹ nên phân thường mềm, chứa nhiều chất lỏng. Bởi vậy, nếu cha mẹ chủ quan bỏ qua những dấu hiệu quan trọng thì có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng khi không được xử lý kịp thời.

Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhưng chủ yếu do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng. Tác nhân gây ra tình trạng này phải kể đến virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc dị ứng thức ăn, bất dung nạp thức ăn, chế độ ăn không phù hợp hay sử dụng kháng sinh kéo dài…

Dù là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh nhưng không vì thế mà tiêu chảy bớt nguy hiểm. Mất nước do tiêu chảy có thể làm rối loạn điện giải trong cơ thể, dẫn tới suy dinh dưỡng hoặc nhiễm trùng huyết. Việc chăm sóc con không đúng cách có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như cái chết thương tâm của 2 bé ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh vào tháng 7/ 2014.

Có thể bạn muốn biết: Trẻ bị tiêu chảy kéo dài là bị bệnh gì?

Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Thói quen đại tiện ở trẻ sơ sinh không giống với người lớn, vì thế trước tiên cha mẹ cần nhận biết được khi nào con đi ngoài bình thường và khi nào là dấu hiệu của tiêu chảy.

Dấu hiệu đi ngoài bình thường ở trẻ sơ sinh

– Trẻ dưới 3 tháng tuổi: số lần đi ngoài 2 – 5 lần/ ngày là hoàn toàn bình thường.

– Trẻ trên 6 tháng tuổi: số lần đi ngoài 1 – 2 lần/ngày.

– Đặc điểm của phân:

  • Với trẻ bú sữa mẹ: Phân mềm, lỏng, màu vàng hoặc vàng cam, không nặng mùi.
  • Với những trẻ uống sữa công thức: Phân nặng mùi hơn trẻ bú mẹ, phân có xu hướng đặc hơn. Màu sắc có thể thay đổi từ xanh xám, vàng, hoặc nâu, phụ thuộc vào loại sữa công thức mà trẻ sử dụng.

Dấu hiệu chứng tỏ tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

– Số lần đi ngoài nhiều hơn so với những ngày trước.

– Đặc điểm của phân: Phân lỏng nhiều nước, màu sắc phân thay đổi, phân có mùi tanh hôi hơn hẳn. Nếu trẻ bị tiêu chảy do nhiễm trùng thì phân có thể nhầy máu.

– Các biểu hiện khác: Trẻ hay quấy khóc, bỏ bú, có thể kèm theo nôn mửa hoặc sốt. Những biểu hiện này kéo dài từ 3 – 6 giờ trước khi tiêu chảy.

Các cấp độ mất nước của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Hiện tượng mất nước nhẹ

Trẻ khát nước và đòi uống nước. Với trẻ sơ sinh, vì chưa biết nói nên biểu hiện chủ yếu là quấy khóc, chỉ khi người lớn cho uống nước mới hết khóc.

Mất nước vừa

Ngoài hiện tượng khát nước, trẻ còn có các biểu hiện như khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Trẻ nhỏ có thể thóp bị lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt, nước dãi…

Mất nước nặng

Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Ngoài những dấu hiệu đã kể trên trẻ còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu về thần kinh như: Lừ đừ, có khi vật vã hoặc li bì hôn mê hoặc có những cơn co giật.

** Bé có thể bị mất nước rất nhanh trong 1 – 2 ngày từ khi bị tiêu chảy. Vì thế, trong thời điểm này, điều quan trọng mẹ cần để ý sát sao các triệu chứng để phát hiện dấu hiệu mất nước và mất muối ở bé, để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm cho con.

Chăm sóc và điều trị cho trẻ bị tiêu chảy

Những trẻ bị mất nước nhẹ có thể điều trị tại nhà. Còn với các bé mất nước mức độ vừa thì tùy theo tình trạng chung của con có thể chữa tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhập viện điều trị. Khi tình trạng mất nước nặng xảy ra, trẻ cần phải nhập viện điều trị. Chú ý, trẻ mất nước vừa nhưng không uống được, uống vào lại nôn và những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải truyền dịch để bù nước và điện giải.

Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ dưới 6 tháng:

Nếu có mất nước và điện giải cần phải đi bệnh viện, đồng thời:

  • Cho trẻ tiếp tục bú mẹ, tránh để mẹ kiêng khem quá mức.
  • Nếu trẻ đang uống sữa động vật thì cần thay thế bằng loại sữa không có đường lactose, đường lactose đã lên men hoặc các sản phẩm không có sữa.

Đối với trẻ lớn hơn:

Hướng dẫn cho trẻ ăn trong 5 ngày:

  • Cho bé tiếp tục bú sữa mẹ, uống nhiều lần hơn để bù vào lượng nước đã mất.
  • Hòa loãng sữa động vật bằng một lượng nước cháo vừa phải nhằm mục đích làm giảm 50% nồng độ đường lactose trong sữa hoặc cho trẻ ăn sữa đã lên men trở thành acid lactic.
  • Bữa ăn hằng ngày cho bé cần sử dụng nguồn thực phẩm và cách chế biến phù hợp với thói quen ăn uống của trẻ.
  • Tránh các loại thức ăn có nồng độ thẩm thấu cao như cho quá nhiều đường, các loại nước giải khát công nghiệp làm tăng tiêu chảy.
  • Chia nhỏ bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ, ít nhất là 6 bữa một ngày.
  • Uống thêm khoảng 50-100ml nước Oresol sau mỗi lần đi ngoài.

Sau 5 ngày nếu tiêu chảy đã cầm:

  • Tiếp tục cho thức ăn trên 1 tuần nữa, sau đó cho trẻ ăn lại từ từ sữa động vật trong nhiều ngày và trở về ăn sữa động vật bình thường theo lứa tuổi của trẻ.
  • Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, tiếp tục cho ăn thêm tới khi cân nặng, chiều cao trẻ trở lại bình thường.
  • Nếu tiêu chảy chưa cầm được thì cần gửi trẻ đi bệnh viện để điều trị bằng các biện pháp khác.

Lưu ý:

  • Khi trẻ vẫn còn đang bú mẹ ngoài các bữa cháo, súp cần cho trẻ bú nhiều hơn bình thường, mẹ không cần phải kiêng khem trong ăn uống, chỉ kiêng các thức ăn có nhiều đường nếu trẻ bị tiêu chảy phân bọt, nhầy và có mùi chua.
  • Nếu sữa bò khiến trẻ tiêu chảy nặng hơn thì chỉ ăn sữa chua hoặc sữa đậu nành hoặc dùng sữa không có lactose.
  • Các loại súp đều phải xay nát hoặc nghiền nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu.

Những sai lầm trong việc cầm tiêu chảy ở trẻ.

Tự ý dùng kháng sinh là sai lầm nghiêm trọng mà người lớn hay mắc phải khi trị tiêu chảy cho con. Sử dụng kháng sinh điều trị trong trường hợp bé bị tiêu chảy do virut rota sẽ không mang lại tác dụng mà thậm chí còn khiến con bạn mệt mỏi, bệnh trở nên trầm trọng hơn. Không những vậy, kháng sinh còn gây ra loạn khuẩn ruột, có thể khiến cho bé tiêu chảy kéo dài do diệt đi một vài loại vi khuẩn tiêu hóa thức ăn cần thiết.

Phương pháp được cho là “an toàn” nhất hiện nay đó là bổ sung các loại men vi sinh có chứa vi khuẩn sống cho trẻ. Phương pháp này vốn được sử dụng để khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, khi mà cơ thể thiếu đi một vài chủng vi khuẩn cần thiết nào đó dẫn đến việc không tiêu hóa được thức ăn và gây kích ứng đường ruột, khiến trẻ bị tiêu chảy. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hữu hiệu khi bổ sung đúng loại cơ thể đang thiếu (trong cơ thể có khoảng 500 chủng vi khuẩn lành tính khác nhau), còn nếu do các nguyên nhân khác như tiêu chảy do mọc răng, rota virus, … thì lại không có hiệu quả.

Lạm dụng dung dịch bù nước oresol hoặc bù nước không đúng cách cũng làm một trong những sai lầm thường thấy. Tiêu chảy khiến trẻ mất nhiều nước nhưng không phải bù lại bằng cách ép uống oresol càng nhiều càng tốt, đặc biệt là pha không đúng cách. Cho bé uống nước lọc hoặc nước đường không những không bù được điện giải mà còn làm trẻ biếng ăn và phản tác dụng.

Thực phẩm chống tiêu chảy cho con

Với những bé sơ sinh đã bước vào giai đoạn ăn dặm, cha mẹ có thể cho con ăn thêm một số loại thực phẩm sau đây dưới dạng nghiền nhỏ hoặc nước uống đẻ hỗ trợ điều trị tiêu chảy.

Chuối

Đây là thực phẩm hữu hiệu để ngừng chứng tiêu chảy ở bé. Chuối có vị thơm, mềm và không gây kích thích hệ tiêu hóa được trẻ rất yêu thích. Nếu bé nhà bạn bị tiêu chảy thì không nên bỏ qua loại thực phẩm tốt này.

Táo

Táo là loại quả được ưa thích hàng ngày, nó rất dễ tiêu hóa với trẻ. Trong táo có chứa nhiều chất xơ, cung cấp lượng nước vừa đủ để bù đắp lượng nước đã mất đi do tiêu chảy ở bé. Vì thế với các bé sơ sinh đã tập ăn, mẹ có thể ép nước táo cho bé uống để bổ sung thêm điện giải và lượng nước đã hao hụt do tiêu chảy.

Sữa chua

Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Nếu bị tiêu chảy do mất cân bằng vi khuẩn thì những vi khuẩn trong sữa chua có thể giúp khôi phục sự cân bằng thích hợp cho các bé và giảm tình trạng tiêu chảy ở con của bạn.

Xem chi tiết: Bé bị tiêu chảy nên ăn gì?

*** Các thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy bao gồm: Sản phẩm từ sữa, cà phê, thực phẩm gia vị, thức ăn chiên, dầu hoặc bất cứ những thực phẩm có đường nào khác. Duy trì cho trẻ một chế độ ăn nhạt cho tới khi tình trạng của trẻ khá hơn.

Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh chứng tiêu chảy của con bạn, cũng như những bệnh về đường tiêu hóa khác như viêm đại tràng, viêm đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn…