Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Sự phóng điện bất thường của CNS có thể do

  • Bát thường trong sọ (ví dụ, viêm màng não, nhồi máu não, viêm não, xuất huyết nội sọ, u não, dị tật)

  • Vấn đề toàn thân (ví dụ, Ngạt, hạ đường máu, giảm canxi huyết, giảm natri, rối loạn chuyển hóa khác)

Dựa vào đặc điểm lâm sàng (cục bộ, toàn thể) không thê phân biệt được co giật xuất phát từ một bệnh lý nội sọ hay cơn co giật do các vấn đề toàn thân.

Ngạt là nguyên nhân phổ biến nhất gây co giật ở trẻ sơ sinh, có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi sinh (xem Tổng quan các rối loạn hô hấp chu sinh Tổng quan các rối loạn hô hấp chu sinh ). Những cơn giật này có thể nặng và khó điều trị, nhưng chúng có xu hướng giảm sau khoảng 3 đến 4 ngày. Ngạt ở trẻ sơ sinh được điều trị bằng liệu pháp hạ thân nhiệt (thường là làm mát toàn bộ cơ thể), cơn co giật có thể ít nghiêm trọng hơn nhưng có thể tái phát trong suốt quá trình làm ấm lại.

Hạ natri máu Giảm Natri máu ở trẻ sơ sinh có thể là kết quả của pha loãng (khi uống quá nhiều nước hoặc đường tĩnh mạch, đặc biệt là trong tình trạng giảm thể tích tuần hoàn, khi mức độ nghiêm trọng, dẫn đến tăng nồng độ hormone chống bài niệu [ADH] mặc dù áp lực thẩm thấu huyết thanh thấp [) mất natri trong phân hoặc nước tiểu.

Hạ canxi máu Hạ canxi ở trẻ sơ sinh (nồng độ canxi huyết thanh < 7,5 mg/dL [< 1,87 mmol/L]) thường kèm theo mức phốt pho huyết thanh > 3 mg/dL (> 0,95 mmol/L) và có thể không có triệu chứng. Yếu tố nguy cơ đối với chứng hạ canxi máu bao gồm non tháng và sinh khó.

Hạ Magie máulà một nguyên nhân hiếm gặp của co giật, có thể xảy ra khi mức độ magiê huyết thanh < 1,4 mEq/L (< 0,7 mmol/L). Hạ Magie máu thường xảy ra cùng với hạ canxi máu và cần được xem xét ở trẻ sơ sinh bị hạ canxi máu nếu tiếp tục co giật sau khi điều trị đủ canxi.

Dị tật CNS Tổng quan về dị tật thần kinh bẩm sinh cũng có thể gây co giật.

Các cơn co giật ở trẻ sơ sinh có thể có tính gia đình; một số có nguyên nhân di truyền. Co giật sơ sinh gia đình lành tính là bệnh lý của kênh kali di truyền trội nhiễm sắc thể thường. Bệnh não động kinh sớm (hội chứng Ohtahara) là một rối loạn hiếm gặp liên quan đến nhiều đột biến.

  • Vật lý và vận động trị liệu

  • Dụng cụ chỉnh hình, liệu pháp trị liệu cưỡng bức, thuốc, hoặc phẫu thuật để điều trị chứng co cứng

Vật lý trị liệu và trị liệu cơ năng giúp cho việc kéo căng, tăng cường và tạo điều kiện cho vận động tốt thường được sử dụng ngay từ đầu và liên tục. Dụng cụ chỉnh hình, liệu pháp vận động cưỡng bức, và thuốc có thể được thêm vào.

Độc tố botulinum có thể được tiêm vào cơ để giảm lực kéo không đồng đều vào khớp và ngăn ngừa sự co cứng cố định.

Baclofen, benzodiazepine (ví dụ, diazepam), tizanidine, và đôi khi dantrolene có thể làm giảm tình trạng co cứng. Baclofen nội tủy (qua bơm dưới da và catheter) là cách điều trị hiệu quả nhất cho chứng co cứng nặng.

Phẫu thuật chỉnh hình (ví dụ giải phóng hoặc chuyển gân cơ) có thể giúp làm tăng khả năng vận động khớp hoặc trật khớp. Cắt chọn lọc rễ thần kinh cột sống, do bác sĩ phẫu thuật thần kinh thực hiện, có hiệu quả trong thể co cứng hai chân và nhận thức còn tốt.

Khi hạn chế về trí tuệ không nghiêm trọng, trẻ em có thể tham dự các lớp học chính thống và tham gia các chương trình tập luyện thích nghi và thậm chí là tham gia các cuộc thi. Luyện nói hoặc các hình thức hỗ trợ giao tiếp khác có thể giúp tăng cường khả năng tương tác.

Một số trẻ bại não nặng có thể có ích khi được được dạy các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (như tắm rửa, mặc quần áo, cho ăn), làm tăng tính độc lập và lòng tự trọng và làm giảm gánh nặng cho các thành viên trong gia đình hoặc người chăm sóc khác. Các thiết bị trợ giúp có thể làm tăng khả năng vận động và giao tiếp, giúp duy trì giới hạn vận động, và giúp cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Một số trẻ em cần được giám sát và hỗ trợ suốt đời.

Nhiều cơ sở dành cho trẻ em đang thiết lập các chương trình chuyển tiếp cho bệnh nhân khi họ trở thành người lớn và ít hỗ trợ hơn để giúp đỡ những nhu cầu đặc biệt.

Bại não

1. Thế nào là bại não ?

2. Nguyên nhân nào gây ra bại não ?

3. Tỉ lệ xuất hiện trẻ bị bại não là bao nhiêu ?

4. Những dấu hiệu nào làm nghĩ đến khả năng trẻ bị bại não?

5. Trí thông minh của trẻ bị bại não sẽ như thế nào?

6. Trẻ bị bại não có gặp vấn đề gì về khả năng nghe, nói và nhìn không?

7. Trẻ bại não có thể có những vấn đề gì về tâm thần kinh?

8. Làm thế nào để biết trẻ bị bại não muốn gì ?

9. Có bao nhiêu thể bại não ?

10. Bại não có lây không ?

11. Có thể giúp được gì cho trẻ bại não ?

12. Trẻ bị bại não có bao giờ đi lại được không ?

13. Có thể phòng ngừa bại não được không ?

14. Một số cách chăm sóc trẻ bại não

Thế nào là bại não ? (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 1 ab

Bại não là một loại khuyết tật ảnh hưởng lên sự vận động, tâm thần, giác quan và hành vi của trẻ (hình 1a và b). Bại não xảy ra do tổn thương não của trẻ trước khi sinh, trong khi sinh và cả sau sinh. Không phải toàn bộ não bị tổn thương mà chỉ một số phần của não.

Khi phần não đã bị tổn thương thì không bao giờ hồi phục lại được nữa, chúng cũng không trở nên xấu hơn. Tuy nhiên các vấn đề liên quan đến trẻ có thể sẽ được cải thiện hoặc trở nên xấu hơn phụ thuộc vào việc chúng ta xử trí tình trạng của trẻ như thế nào. Chúng ta càng bắt đầu việc điều trị tình trạng của trẻ sớm bao nhiêu thì tình trạng của trẻ sẽ càng được cải thiện hơn bấy nhiêu.

Nguyên nhân nào gây ra bại não ? (Về đầu)

Ở mỗi trẻ bị bại não, các phần não bị tổn thương cũng rất khác nhau và rất khó xác định được nguyên nhân gây ra các tổn thương này. Bại não có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

Trước sinh

  • Mẹ mang thai trong 3 tháng đầu bị nhiễm cúm nặng, các bệnh do virut.

  • Sự không tương hợp yếu tố Rh giữa máu mẹ và máu thai.

  • Mẹ bị tiểu đuờng hoặc nhiễm độc thai nghén.

  • Di truyền

  • Các tình trạng của thai dẫn đến thiếu oxy não như dây rốn quấn cổ.

  • Me mang thai bị chấn thương, động thai.

Trong khi sinh

  • Trẻ bị ngạt trong và sau khi sinh.

  • Sang chấn sản khoa như đẻ khó, can thiệp các thủ thuật: Forceps, giác hút.

  • Sinh non: những đứa trẻ sinh trước 9 tháng đặc biệt dưới 28 tuần tuổi hoặc có cân nặng dưới 2 kilôgram có nhiều nguy cơ bị bại não.

Nguyên nhân sau sinh

  • Tổn thương não do viêm não, u não hoặc viêm màng não.

  • Chấn thương sọ não.

  • Thiếu oxy não như ngạt nước, ngộ độc thuốc, sốt cao gây co giật.

  • Nhiễm độc chì hoặc các loại thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp.

  • Xuất huyết não.

  • Vàng da bệnh lý hay vàng da nhân

Tỉ lệ xuất hiện trẻ bị bại não là bao nhiêu ? (Về đầu)

Ở nước ta chưa có thống kê cụ thể. Ở nhiều nước bại não là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra khuyết tật vận động. Thống kê ở các nước cho thấy có khoảng 1 trên 300 trẻ sinh ra bị bại não.

Những dấu hiệu nào làm nghĩ đến khả năng trẻ bị bại não? (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 2: Trẻ bại não có vẻ mềm rũ

Nên nghĩ tới khả năng trẻ bị bại não khi thấy các biểu hiện sau:

  • Lúc sinh trẻ thường có vẻ mềm rũ (hình 2).

  • Trẻ đẻ ra không khóc ngay hoặc khóc yếu, tím tái, da trẻ tím và người trẻ mềm rủ ra.

  • Trẻ chậm phát triển hơn so với các trẻ cùng lứa. Trẻ chậm biết ngẩng đầu lên, chậm biết ngồi hoặc chậm biết đi (hình 3).

  • Trẻ có thể không sử dụng hai bàn tay hoặc chỉ sử dụng được một bàn tay (hfnh 4).

  • Trẻ gặp khó khăn khi bú, nuốt hoặc nhai (hình 5). Trẻ thường bị nghẹt thở, nghẹn khi ăn hoặc bú. Ngay cả khi trẻ đã lớn hơn tình trạng này cũng vẫn cứ tiếp diễn.

  • Khó khăn khi săn sóc cho trẻ (hình 6). Thấy khó khi bế ẵm, tắm rửa hay thay quần áo vì trẻ cứng đờ hay ưỡn mạnh ra sau. Khi trẻ lớn hơn trẻ không học được cách tự ăn hoặc tự mặc quần áo, đi vệ sinh hoặc chơi với các trẻ khác.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6

  • Trẻ có thể mềm đến nổi đầu luôn rủ xuống hoặc đột nhiên trẻ trở nên cứng đờ hoặc như một tấm ván làm khó có thể ôm hoặc bồng được trẻ.

  • Sau khi sinh trẻ thường khóc ngằn ngặt nhiều tháng, bị kích thích, khó chịu. Một số trẻ lại lờ đờ, ít đáp ứng.

  • Thay đổi hành vi liên tục: đột nhiên khóc rồi lại cười, hay sợ hãi co giật, tức giận.

  • Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp:không đáp ứng hoặc hành động như trẻ bình thường

Trí thông minh của trẻ bị bại não sẽ như thế nào? (Về đầu)

Không nên đánh giá trí thông minh của trẻ qua vẻ bề ngoài, chỉ khoảng hơn một nửa số trẻ bại não bị chậm phát triển tâm thần, trẻ học mọi thứ chậm hơn và không thể làm những việc mà trẻ cùng lứa tuổi bình thường làm được

Tuy nhiên cũng không nên nhận định quá sớm về điều này. Trẻ cần được giúp đỡ và huấn luyện để trẻ có thể cho chúng ta biết suy nghĩ của mình. Bố mẹ của các trẻ bại não thường nói rằng trẻ biết nhiều hơn so với cái mà chúng biểu hiện.

Trẻ bị bại não có gặp vấn đề gì về khả năng nghe, nói và nhìn không? (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 7

Khả năng nghe và nhìn của trẻ bị bại não đôi khi cũng bị ảnh hưởng. Trẻ có thể bị điếc hoặc mù. Nhiều khi gia đình không phát hiện được điều này và ngỡ rằng trẻ bị chậm phát triển tâm thần. Nên cố gắng quan sát trẻ thật kỹ và tìm cách thử xem trẻ chức năng nghe (hình 7) và nhìn của trẻ có bị ảnh hưởng hay không.

Trẻ có thể biết nói chậm. Một số trẻ nói được nhưng không rõ hoặc nói một cách khó khăn.

Trẻ bại não có thể có những vấn đề gì về tâm thần kinh? (Về đầu)

Trẻ bại não có thể có một hoặc một số vấn đề sau:

  • Động kinh

  • Khó khăn trong giao tiếp: trẻ bị bại não có thể sẽ không có những phản ứng như những trẻ khác, điều này xảy ra do tình trạng co cứng, mềm rũ, trẻ thiếu các điệu bộ cử chỉ của tay, hoạt động của cơ mặt.

  • Tính khí thất thường: Trẻ bại não có thể thay đổi tính tình một cách nhanh chóng từ cười qua khóc, sợ hãi, giận dữ và những trạng thái tinh thần bất ổn khác. Điều này một phần có thể do trẻ cảm thấy bất lực khi không thể làm cái mình muốn làm đối với cơ thể. Các tổn thương ở não cũng có thể ảnh hưởng đến tính tình của trẻ. Những trẻ này cần rất nhiều sự giúp đỡ và kiên nhẫn của gia đình để có thể giúp trẻ vượt qua được những khó khăn về mặt tinh thần nói trên.

  • Cảm giác đụng chạm, nóng, lạnh, đau và cảm giác về vị trí của cơ thể không mất. Tuy nhiên trẻ có thể gặp khó khăn trong việc điều khiển các hoạt động của cơ thể và giữ thăng bằng. Trẻ gặp khó khăn khi học điều này do các tổn thương ở não. Dạy trẻ một cách kiên nhẫn và lập đi lập lại nhiều lần có thể giúp trẻ cảm nhận những cảm giác này tốt hơn.

  • Các phản xạ bất thường: bình thường ở trẻ nhỏ tồn tại một số "phản xạ nguyên thủy" hay còn gọi là các vận động tự động của cơ thể, tình trạng này sẽ mất đi trong vài tuần đầu sau sinh. Ở trẻ bại não, những phản xạ này tồn tại lâu hơn.

Làm thế nào để biết trẻ bị bại não muốn gì ? (Về đầu)

Mặc dầu bố mẹ của trẻ cảm thấy rất khó để hiểu được trẻ muốn gì, nhưng dần dần họ cũng sẽ hiểu được các nhu cầu của trẻ. Thoạt tiên trẻ sẽ khóc nhiều để cho biết cái trẻ muốn. Về sau khi trẻ phát triển tốt hơn trẻ sẽ chỉ cái trẻ muốn bằng tay, chân hoặc bằng mắt.

Có bao nhiêu thể bại não ? (Về đầu)

Biểu hiện của bại não khác nhau từ trẻ này qua trẻ khác. Mỗi chuyên gia có thể đưa ra một cách để phân loại bại não. Tuy nhiên sự khác nhau trong cách xác định các thể bại não không quan trọng đối với việc điều trị.

Để đơn giản người ta thường chia ra làm bốn thể chính:

  • Thể co cứng

  • Thể múa vờn

  • Thể thất điều (mất điều hòa, khả năng cân bằng kém).

    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

    Hình 8

  • Thể nhẽo

Thể co cứng

Trẻ ở thể này có tình trạng căng cơ, hai chân thường duỗi chéo, tay co cứng gập mạnh tại khớp khuỷu hoặc duỗi cứng xoay trong vai. Cổ ưỡn mạnh hoặc rủ xuống. Bàn chân thuổng (hình 8). Trẻ không có cử động tại từng khớp riêng biệt (thường chuyển động khối).

Thể múa vờn

Bàn chân, cánh tay, bàn tay và các cơ mặt của trẻ có những vận động lúc nhanh, lúc chậm hoặc bị

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 9

rung (hình 9). Cánh tay và đùi có thể bị rung giật hoặc đôi khi chỉ có bàn tay và các ngón chân vận động một cách không có chủ đích.

Khi trẻ di chuyển các phần của cơ thể di chuyển quá nhanh và quá xa so với bình thường. Sự thay đổi trương lực cơ thường xuyên lúc tăng, lúc giảm, lúc cứng đờ, lúc mềm nhẽo. Trẻ có những vận động vô ý thức toàn thân. Miệng thường há liên tục và chảy nước giải nhiều.

Thể thất điều

Trẻ bại não thể này có biểu hiện sự rối loạn thăng bằng và cử động không chính xác. Trẻ khó tập ngồi

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 10 a

Hình 10 b

và đứng, rất dễ té và sử dụng bàn tay rất vụng về. Trẻ có dáng đi lảo đảo như người say rượu. Để giữ thăng bằng trẻ bước cong với bàn chân giang rộng, trẻ bước đi không đều giống như người say (hình 10 a và b).

Thể nhẽo

Thể này ít gặp. Trẻ liệt do giảm hoặc mất trương lực cơ, người mềm nhũn. Thể này có thể chuyển tiếp thành thể co cứng hay múa vờn về sau. Dễ chẩn đoán nhầm thể này với các bệnh của cơ.

Bại não có lây không ? (Về đầu)

Không ! Bại não không bao giờ lây từ trẻ này sang trẻ khác.

Có thể giúp được gì cho trẻ bại não ? (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 12: Cần giúp trẻ bại não phát triển các khả năng.

Ở trẻ bại não các phần não bị tổn thương sẽ không bao giờ hồi phục nhưng trẻ bại não có thể sử dụng các phần không bị tổn thương để làm những gì trẻ muốn làm. Bố mẹ của trẻ cần biết cái gì sẽ chờ đợi họ và trẻ trong tương lai.

Bố mẹ của trẻ nên cố gắng giúp trẻ trở thành một người có thể sống một cách độc lập trong khả năng cho phép (hình 11).

Chỉ trừ khi trẻ bị tổn thương thần kinh nặng đến nỗi trẻ không đáp ứng với mọi thứ chung quanh, còn lại các trẻ bại não đều có thể học các kỹ năng thiết yếu để thích nghi với tình trạng của mình. Tuy nhiên khi thấy trẻ không đáp ứng với mọi thứ cần kiểm tra xem trẻ có bị mù hoặc điếc không.

Thay vì luôn luôn đút cho trẻ ăn

Nên tìm cách giúp trẻ tự ăn

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 13 a

Hình 13 b

Bố mẹ và các thành viên trong gia đình của trẻ cần học cách để giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động, giao tiếp, tự săn sóc, quan hệ với người khác. Thông qua việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng này sẽ giúp cải thiện một phần tình trạng của bại não (hình 13 a và b: Giúp trẻ bại não tự ăn).

Bố mẹ và các người thân khác của trẻ cần phải biết là không nên làm thay cho trẻ mọi việc mà nên giúp trẻ vừa đủ và động viên trẻ để cho trẻ có thể học cách tự làm lấy dần mọi việc trong khả năng của mình. Đây là điều hết sức quan trọng.

Trẻ bị bại não có bao giờ đi lại được không ? (Về đầu)

Đây là vấn đề mà rất nhiều bố mẹ của trẻ bại não quan tâm. Mặc dù khả năng đi lại có một ý nghĩa rất lớn về khía cạnh chức năng và xã hội. Tuy nhiên đứng về khía cạnh nhu cầu của trẻ, ngoài việc đi lại được còn có rất nhiều kỹ năng và thái độ tinh thần khác cũng hết sức cần thiết đó là:

  • Sự tự tin và yêu đời

  • Có thể giao tiếp và quan hệ với mọi người

  • Tự săn sóc bản thân như tự ăn, mặc quần áo và làm vệ sinh.

  • Di chuyển được từ nơi này sang nơi khác.

Chúng ta cần phải nhận thức được rằng việc đi lại không phải là kỹ năng quan trọng nhất đối với trẻ bại não và hơn nữa trước khi trẻ có thể đi được trẻ cần phải biết kiểm soát đầu của mình, biết ngồi và có thể giữ thăng bằng trong khi đứng.

Một số trẻ bại não có thể học đi, mặc dù thường chậm hơn nhiều so với trẻ bình thường. Nói chung trẻ bị càng nhẹ, biết điều trị sớm, đúng phương pháp thì càng có nhiều khả năng đi được.

Một sai lầm phổ biến

Khi một trẻ bại não bị tổn thương não nặng được giữ ở tư thế như trên, cẳng chân sẽ tự động co cứng và bàn chân duỗi xuống, đây là phản xạ "đầu ngón chân". Vì bàn chân đôi khi giật như bước đi nên bố mẹ thường nghĩ rằng trẻ đã có thể đi được. Điều này hoàn toàn không đúng. Không nên giữ trẻ ở tư thế này hoặc cố gắng tập đi cho trẻ vì sẽ chỉ làm nặng hơn tình trạng của trẻ.

  • Các trẻ bị liệt một bên người có thể tập đi bằng nạng hoặc các dụng cụ hỗ trợ khác.

  • Một số trẻ bị nặng có thể không bao giờ đi được, và chúng ta cần phải chấp nhận điều này để hướng tới những mục tiêu quan trọng khác.

Cho dù trẻ có đi được hay không trẻ cũng cần phải được tạo điều kiện để trẻ di chuyển đi từ nơi này sang nơi khác. Có nhiều cách khác nhau để giúp trẻ không đi được hoặc đi một cách khó khăn có thể đi đến nơi trẻ muốn đến như xe lăn, xe đẩy hoặc các loại xe khác.

Có thể phòng ngừa bại não được không ? (Về đầu)

Có thể giảm bớt nguy cơ bị bại não nếu bà mẹ hoặc cán bộ y tế chú ý tới những điểm sau:

  • Cần phải có chế độ dinh dưỡng tốt cho bà mẹ trước và trong khi mang thai.

    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

    Hình 14

  • Không nên có thai quá sớm, tốt nhất là sau tuổi 20.

  • Nên tránh sử dụng các thuốc không cần thiết trong khi mang thai.

  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh sởi trong khi mang thai, hoặc cần chính ngừa bệnh này trước khi mang thai.

  • Cần khám thai định kỳ. Nếu có các dấu hiệu cho thấy có thể gặp khó khăn khi sinh nở nên cố gắng đi sinh tại bệnh viện tuyến tỉnh, nơi có nữ hộ sinh và bác sĩ giỏi.

  • Trong khi sinh, nữ hộ sinh không nên thúc đẻ bằng cách đẩy tử cung (hình 14).

  • Cho trẻ bú mẹ sớm và kéo dài ít nhất là đến 18 tháng. Sữa mẹ giúp trẻ tránh được một số bệnh nhiễm trùng.

  • Chính ngừa đầy đủ cho trẻ, nhất là chích ngừa sởi.

  • Cần sớm phục hồi chức năng cho trẻ sau các bệnh nhiễm trùng của não như viêm não, viêm màng não...

  • Khi trẻ bị sốt, đừng bao giờ đắp thêm chăn, mặc áo quần ấm cho trẻ vì sẽ làm trẻ sốt cao hơn,

    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

    Hình 15 (Sai)

    Hình 15 (Đúng)

    gây động kinh và gây tổn thương não vĩnh viễn. Nên cởi bớt quần áo của trẻ. Nếu trẻ vẫn sốt cao nên lau người bằng khăn ấm cho đến khi trẻ mát hơn và cần cho trẻ uống đủ nước (hình 15) áo quần ấm thêm cho trẻ

Hình 15: Khi trẻ bị sốt, đừng bao giờ đắp thêm chăn và mặc

  • Cần biết các dấu hiệu của viêm màng não để điều trị sớm cho trẻ (hình 17).

    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

    Hình 16

    Hình 17 : Các dấu hiệu của viêm màng não

- Thóp phồng (ở trẻ dưới 1 tuổi) (hình 16)

- Cổ cứng

- Lưng cong về phía sau, đầu gối co về phía trước.

- Sốt

- Trẻ đờ đẫn, lơ mơ hoặc động kinh.

- Tình trạng xấu dần cho đến khi trẻ mất hết ý thức.

  • Khi trẻ bị ỉa chảy cần cho trẻ uống dung dịch chống mất nước (cách pha đơn giản: Pha vào 1 lít nước đun sôi để nguội hai muỗng canh đường và nửa muỗng canh muối) liên tục để khắc phục tình trạng mất nước. Việc này sẽ giúp phòng ngừa động kinh và tổn thuơng não.

    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

    Hình 18 a

    Hình 18 b

Một số cách chăm sóc trẻ bại não (Về đầu)

Cách thức cho trẻ ăn

Không nên cho trẻ ăn khi nằm ngữa mà cho trẻ ăn ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, đầu hơi cúi về phía trước hoặc nâng 2 vai trẻ ra phía trước, khớp háng gập lại như các hình 18:

Hình 18: Cho trẻ ăn ở tư thế nửa nằm nửa ngồi

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 19: Bế trẻ ở tư thế mở rộng tay và dạng gối trẻ ra.

Hình 20: lấy tay đỡ trước háng, nâng đùi cho 2 chân dạng ra.

Cách thức bế (ẵm) trẻ

Nếu trẻ duỗi thẳng cứng người, tay co xếp lại trên ngực, ta không nên bế chúng ở tư thế đó. Hãy mở rộng tay và dạng gối trẻ ra và bế như hình 19.

Nếu trẻ co cứng, lưng cong, hãy lấy tay đỡ trước háng, nâng đùi cho 2 chân dạng ra để vai và cánh tay ra phía trước như hình 20.

Cách thức thay quần áo

Đối với trẻ bại não thể co cứng, mặc quần áo cho trẻ ở tư thế đặt nằm sấp ngang trên đùi là rất tốt

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 21

Hình 22

(hình 21).

Luôn luôn bắt đầu mặc quần áo ở tay chân nào bị nặng hơn trước. Nhưng lại cởi tay chân mạnh ra trước.

Khi trẻ bị vẹo đầu hoặc ngã người sang một bên, thì mặc quần áo ở tư thế ngồi là thuận tiện và chắc chắn hơn cả.

Cách thức tắm rửa

Đối với thể co cứng, khi tắm rửa, không nên cố tách 2 chân trẻ ra, mà nên gập 2 đầu gối lại thì việc tắm rửa sẽ dễ dàng hơn (hình 22).

Tài liệu tham khảo

1. David Werner (1996), Disabled Village Children, The Hesperian Foundation, 2nd Edition.

2. Burns A.A., Lovich R., Maxwell J., Shapiro K. (1997), Where Women Have No Doctor, A health guide for women, The Hesperian Foundation, 1st Edition.

3. Hội Phục Hồi Chức Năng Việt Nam (1995), Vật lí trị liệu Phục Hồi Chức năng, Nhà xuất bản Y học.

Biên soạn: Ths. Bs Đoàn Thị Minh Xuân

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
   

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não


Page 2

Thoát vị bẹn


1. Thoát vị bẹn là gì ? 2. Có nhiều trẻ mắc thoát vị bẹn không ? 3. Tại sao trẻ bị mắc thoát vị bẹn ?4. Chẩn đoán thoát vị bẹn như thế nào ? 5. Nên khám cho trẻ để phát hiện thoát vị bẹn như thế nào ? 6. Làm thế nào để phân biệt thoát vị bẹn làm ruột đi vào trong bìu với tràn dịch màng tinh hoặc nang thừng tinh?7. Thoát vị bẹn có nguy hiểm cho trẻ không ? 8. Thoát vị bẹn được điều trị như thế nào ?9. Xử trí như thế nào với trẻ bị thoát vị bẹn nghẹt ?


Thoát vị bẹn là gì ? (Về đầu)

Thoát vị xảy ra khi một cơ quan lồi ra khỏi khoang chứa nó thông qua một lỗ tự nhiên hay bất thường. Thoát vị bẹn là trường hợp thoát vị

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 1

xảy ra qua ống bẹn, một ống nối thông giữa bụng và bìu (ở nam) hoặc môi lớn (ở nữ).

Đại đa số trường hợp thoát vị bẹn ở trẻ em là bẩm sinh. Các cơ quan trong ổ bụng (thường là ruột hoặc buồng trứng) sẽ đi xuống qua ống bẹn làm vùng bẹn bị phồng lên, chỗ phồng này chạy xuống dần về phía bìu hoặc đi vào trong bìu (ở nam) (hình 1) hoặc môi lớn (ở nữ).

Có nhiều trẻ mắc thoát vị bẹn không ? (Về đầu)

Tỉ lệ trẻ mắc thoát vị bẹn là từ 1 đến 2 % trẻ sơ sinh. Xảy ra phổ biến ở nam hơn so với nữ (tỉ lệ 4 nam : 1 nữ). 60% trường hợp thoát vị bẹn xảy ra ở bên phải, 30% xảy ra ở bên trái và 10% xảy ra ở cả hai bên.

Khoảng 50% số trường hợp được thấy từ trước 1 năm tuổi và trong số đó hầu hết đều xuất hiện từ trước 6 tháng tuổi.

Ở trẻ sinh non tỉ lệ mắc thoát vị bẹn cao hơn, có tới 7 % số trẻ sơ sinh nam mắc tật này nếu trẻ sinh trước 30 tuần của thai kì. Trẻ sinh non với trọng lượng nhỏ hơn 1.500 gram sẽ có tỉ lệ mắc tật này cao 20 lần hơn so với trẻ có trọng lượng lớn hơn.

Tại sao trẻ bị mắc thoát vị bẹn ? (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 2: a. Cấu trúc bìu, tinh hoàn, thừng tinh và ống phúc tinh mạc. (1) Ống phúc tinh mạc đã bịt kín ; (2)Ống dẫn tinh ; (3)Màng tinh ; (4) Khoang ổ bụng. b. Thoát vị bẹn
Bình thường trong thời kỳ bào thai, tinh hoàn sẽ đi từ vùng bụng vào ống bẹn để đến bìu thông qua một ống được gọi là ống phúc tinh mạc, Quá trình này bắt đầu khoảng từ tháng thứ 5 và kết thúc vào khoảng tháng thứ 8 của thời kì bào thai. Sau đó ống phúc tinh mạcsẽ bị bịt kín trong những tuần lễ cuối cùng của thời kỳ bào thai hoặc ngay sau khi sinh (hình 2a). Thoát vị bẹn xảy ra khi ống bẹn và ống phúc tinh mạc không bị bịt kín (hình 2b).
  • Nếu ống phúc tinh mạc chỉ bịt kín một phần, thì tùy vị trí và mức độ có thể gây ra thoát vị bẹn (nếu không bịt kín hoặc bịt kín ở phía gần tinh hoàn).
  • Gây ra tràn dịch màng tinh (nếu chỉ bịt kín phần gần ống bẹn) (hình 3a).
  • Hoặc nang thừng tinh (nếu chỉ bịt kín phần gần tinh hoàn và ống bẹn còn trừa lại đoạn giữa) (hình 3b).

Hình 3 : (a) Tràn dịch màng tinh. (b) Nang thừng tinh

Chẩn đoán thoát vị bẹn như thế nào ? (Về đầu)

Việc chẩn đoán thoát vị bẹn thường không khó. Bố mẹ của trẻ thường là người đầu tiên phát hiện ra tình trạng này ở trẻ.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 3(a) Hình 3(b) Hình 4
Khối thoát vị không phải có mặt thường xuyên mà chỉ xuất hiện và phồng to lên khi trẻ khóc (hình 4), hoặc gắng sức làm gì đó (như đi cầu chẳng hạn). Khi trẻ ngủ hoặc được nghỉ ngơi thì khối thoát vị sẽ biến mất.

Dấu hiệu xuất hiện một khối phồng ở vùng bẹn, trong bìu (ở nam) hoặc trong môi lớn (ở nữ) rồi biến mất một cách tự nhiên là biểu hiện điển hình của thoát vị bẹn ở trẻ.

Nên khám cho trẻ để phát hiện thoát vị bẹn như thế nào ? (Về đầu)

Ở trẻ nhỏ không nên cố gắng phát hiện sự có mặt của ống bẹn bằng cách dùng ngón tay để kiểm tra sự tồn tại của ống này như ở người lớn vì cách khám này thường làm trẻ khó chịu, hơn nữa ở trẻ nhỏ ống bẹn cũng chưa định hình rõ.

Nên khám cho trẻ dưới 1 tuổi bằng cách cho trẻ nằm ngữa, duỗi thẳng hai chân và đưa hai tay lên quá đầu, tư thế này thường làm cho trẻ khóc và làm tăng áp lực ổ bụng do đó sẽ làm lộ rõ khối thoát vị.

Đối với trẻ lớn hơn nên khám cho trẻ ở tư thế đứng, tư thế này cũng làm tăng áp lực ổ bụng và làm lộ khối thoát vị.

Làm thế nào để phân biệt thoát vị bẹn làm ruột đi vào trong bìu với tràn dịch màng tinh hoặc nang thừng tinh ? (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 5
Khối phồng do thoát vị bẹn gây ra sẽ gia tăng kích thước hoặc chỉ xuất hiện khi trẻ khóc hoặc gắng sức, biến mất hoặc nhỏ lại rất nhiều khi trẻ được thư giãn.

Tràn dịch màng tinh thể không thông ổ bụng hoặc nang thừng tinh sẽ không thay đổi kích thước trong ngày.

Các phương tiện chẩn đoán như siêu âm có thể giúp dễ dàng phân biệt. Tuy nhiên trong thực tế có thể sử dụng nghiệm pháp soi đèn để xác định tràn dịch màng tinh hoàn, khi sử dụng đèn pin chiếu qua, trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn sẽ cho hình trong suốt (hình 5).

Cần nhớ là tràn dịch màng tinh có thể dần dần biến mất khi trẻ trên 1 tuổi và không nên hút dịch trong tật tràn dịch màng tinh.

Thoát vị bẹn có nguy hiểm cho trẻ không ? (Về đầu)

Thoát vị bẹn có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm cho trẻ.

  • Trẻ có thể bị nghẹt ruột do ruột trong khối thoát vị không thể đi ngược trở lại vào ổ bụng (thoát vị nghẹt). Tình trạng này thường hay xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi. Khám sẽ thấy một khối chắc ở ống bẹn hoặc ở trong bìu, đau khi đụng vào. Trẻ nhỏ sẽ có tình trạng quấy, bỏ ăn, khóc dai và bìu sưng liên tục. Ở trẻ lớn sẽ có biểu hiện đau liên tục ở bìu, trẻ không cho đụng vào vùng bìu hoặc gây đau khi đụng vào. Phần da phía trên khối phồng có thể hơi phù nề và đổi mầu nhưng không có màu đỏ. Đây là trường hợp cần phải mổ cấp cứu để tránh hiệu tượng hoại tử của ruột và có thể gây tử vong cho trẻ. Khi trẻ có triệu chứng nôn, chướng bụng thường là đã muộn.
  • Ở trẻ nữ, buồng trứng và vòi trứng thường bị nghẹt trong ống bẹn hoặc trong môi lớn và có thể dẫn đến nhồi máu và hoại tử buồng trứng.

Thoát vị bẹn được điều trị như thế nào ? (Về đầu)

Thoát vị bẹn không thể tự lành một cách tự nhiên mà phải được điều trị bằng phẫu thuật. Sau khi đã có chẩn đoán xác định, nên chuẩn bị cho việc điều trị bằng phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh biến chứng thoát vị bẹn nghẹt rất hay xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi.

Nguyên tắc phẫu thuật là đưa trả tạng vào lại trong ổ bụng và khâu kín ống phúc tinh mạc lại.

Tất cả trẻ gái bị thoát vị bẹn, dù không đau nhưng nếu không xẹp đi khi trẻ ngủ thì phải mổ càng sớm càng tốt do tạng thoát vị là buồng trứng.

Không nên cho trẻ mặt quần lót chật, không nên băng ép hoặc băng treo bìu cho trẻ thoát vị bẹn vì làm tăng nguy cơ teo tinh hoàn và thoát vị nghẹt.

Xử trí như thế nào với trẻ bị thoát vị bẹn nghẹt ? (Về đầu)

Thoát vị bẹn nghẹt là một cấp cứu ngoại khoa. Khi trẻ có các triệu chứng của thoát vị bẹn nghẹt cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và có phương án xử trí.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Liễu (2007), Điều trị thoát vị bẹn, NXB Đại học Học Huế.

2. Krischnabhakdi S. Hernien (1997), Klinikleitfaden Chirurgie, Fischer Verlag; Edit Hasse FM, 533-543.

3. Juan A.Tovar (2006), Hernias - Inguinal, Umbilical, Epigastric,Femoral and Hydrocele, Pediatric Surgery (Puri P.; Höllwarth M. E. (Eds.)) © Springer-Verlag, 139-152.

Biên soạn: PGS. TS Lê Đình Khánh

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
   

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não


Page 3

Bàn chân khoèo bẩm sinh

1. Bàn chân khoèo bẩm sinh là gì?

2. Bàn chân khoèo bẩm sinh có thể đi kèm với các dị tật khác không?

3. Nguyên nhân nào gây ra bàn chân khoèo

4. Làm thế nào để phát hiện sớm bàn chân khoèo bẩm sinh ở trẻ sơ sinh?

5. Tại sao cần phải điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh sớm?

6. Tật bàn chân khoèo bẩm sinh được điều trị như thế nào ở trẻ sơ sinh?

7. Khi đang chỉnh hình bàn chân khoèo bằng băng thun, gia đình của trẻ nên làm gì?

8. Khi đang chỉnh hình bàn chân khoèo bằng bó bột, gia đình nên làm gì?

9. Sau khi bàn chân khoèo bẩm sinh đã được chỉnh hình thành công, gia đình có cần làm gì nữa không ?

10. Các loại máng chỉnh hình nào được sử dụng sau khi đã nắn thành công bàn chân khoèo?

11. Trẻ bị bàn chân khoèo cần phải được phẫu thuật khi nào?

12. Chúng ta mong đợi gì sau khi điều trị?

13. Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến việc chỉnh hình bàn chân khoèo?

14. Làm thế nào để phát hiện sớm tình trạng chân khoèo tái phát sau khi đã điều trị chỉnh hình?

15. Cán bộ y tế cơ sở, nữ hộ sinh nên làm gì?

Bàn chân khoèo bẩm sinh là gì ? (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 1: Bàn chân khoèo bẩm sinh cả 2 chân

Bàn chân khoèo bẩm sinh (hình 2) là một biến dạng của 1 hoặc cả 2 bàn chân có mặt ngay từ khi sinh. Biến dạng hình thành vào ba tháng giữa của thai kỳ, điển hình với sự phối hợp của 3 biến dạng:

1. Gấp và nghiêng vào trong của vùng gót chân

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 2: Bàn chân khoèo bẩm sinh

2. Khép và nghiêng vào trong của vùng giữa bàn chân

3. Gập vào phía lòng bàn chân của phần trước bàn chân khiến vòm gan chân sâu hơn bình thường.

Biến dạng của bàn chân có thể nhẹ, mềm hoặc nặng, cứng, có thể kèm theo biến dạng xương bàn chân. Do chân khoèo là một bệnh lý tiến triển nên mức độ nặng tăng dần theo tuổi nếu trẻ không được điều trị gì. Bệnh được gặp với tỉ lệ 3o/oo, xảy ra ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ.

Bàn chân khoèo bẩm sinh có thể đi kèm với các dị tật khác không ? (Về đầu)

Thông thường bàn chân khoèo bẩm sinh không đi kèm với các tật khác nhưng khi tật này xảy ra cùng với bàn tay khoèo, cứng khớp gối hoặc khuỷu tay thì có thể đây là một biến chứng của tật nứt đốt sống bẩm sinh vì vậy cần kiểm tra cột sống của trẻ bị bàn chân khoèo để phát hiện tật nứt đốt sống nếu có.

Nguyên nhân nào gây ra bàn chân khoèo ? (Về đầu)

Đối với bàn chân khoèo bẩm sinh, nguyên nhân của bệnh chưa rõ. Có giả thuyết cho rằng nguyên nhân chính do khiếm khuyết của mầm xương sên dẫn đến biến dạng gấp, khép và nghiêng vào trong rồi từ đó phối hợp với các biến đổi của mô mềm. Có giả thuyết lại cho rằng bất thường khởi đầu từ khiếm khuyết của phần mềm gây ra biến dạng xương.

Trong một số bệnh như viêm khớp, bại liệt, bại não, tổn thương tủy sống bàn chân bình thường có thể bị biến dạng dần và trở thành bàn chân khoèo, nhưng đây không phải là bàn chân khoèo bẩm sinh.

Làm thế nào để phát hiện sớm bàn chân khoèo bẩm sinh ở trẻ sơ sinh ? (Về đầu)

Ngay sau khi sinh thấy bàn chân trẻ bị cong và xoay vào trong (hình 3).

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 3

Tuy nhiên cần phân biệt hai trường hợp:

Trường hợp bình thường: bàn chân cong sinh lý do tư thế của trẻ trong tử cung của mẹ, xác định bằng cách:

Quan sát thấy chỉ có phía trước của bàn chân quay vào phía trong, phía sau bình thường. Có thể dễ dàng kéo thẳng bàn chân và bẻ cong về phía ngược lại.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 4

Hình 5

Khi gãi nhẹ vào lòng bàn chân, nó sẽ dễ dàng trở về vị trí bình thường. Loại bàn chân này sẽ duỗi ra bình thường trước khi trẻ lên hai tuổi (hình 4)

Trường hợp trẻ bị bàn chân khoèo bẩm sinh: Bàn chân không thể kéo thẳng ra được, không thể đưa bàn chân vào tư thế bình thường (hình 5).

Khi gãi nhẹ vào lòng bàn chân, bàn chân không trở về vị trí bình thường mà vẫn giữ tư thế uốn cong và quay vào trong.

Tại sao cần phải điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh sớm? (Về đầu)

Việc chỉnh hình cho trẻ bị bàn chân khoèo nên được thực hiện sớm ngày từ sau khi sinh, nếu có thể nên bắt đầu ngay từ ngày thứ hai sau khi sinh. Vì khi đó xương, khớp và các dây chằng của trẻ vẫn còn mềm dễ uốn chỉnh. Nếu trẻ lớn hơn các xương của trẻ sẽ cứng hơn và biến dạng làm cho việc chỉnh hình khó khăn hơn.

Khoảng 15-80% trường hợp bàn chân khoèo bẩm sinh được chỉnh hình thành công mà không cần phẫu thuật trong vòng từ 6 đến 8 tuần hoặc hơn nữa tùy theo mức độ nặng của bệnh bằng nắn chỉnh tư thế phối hợp bất động bằng nẹp chỉnh hình, hoặc bó bột hoặc dùng băng thun tùy theo mức độ biến dạng của bàn chân.

Tật bàn chân khoèo bẩm sinh được điều trị như thế nào ở trẻ sơ sinh ? (Về đầu)

Việc chỉnh hình cho bàn chân khoèo ở trẻ sơ sinh được thực hiện tuỳ theo mức độ biến dạng của bàn chân.

Nếu trẻ bị khoèo nhẹ hoặc vừa sẽ được chỉnh hình bằng phương pháp dùng băng thun để chỉnh hình bàn chân. Băng phải được quấn bởi người có trình độ chuyên môn, với phương pháp này mỗi 6 ngày trẻ sẽ được tháo băng, để cho chân trẻ được thoải mái trong ngày thứ 7 và quấn lại băng vào ngày thứ 8. Việc băng được thực hiện lập đi lập lại cho tới khi bàn chân đã được chỉnh hình tốt (sau khoảng từ 6 đến 8 tuần).

Nếu bàn chân khoèo nặng sẽ áp dụng phương pháp chỉnh hình bằng bó bột bởi nguời có chuyên môn. Việc bó bột được thực hiện theo các mục đích tuần tự như sau (hình 6):

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 6: Bước 1 Bước 2 Bước 3

Bước 1: điều chỉnh biến dạng của phần trước bàn chân để duỗi thẳng bàn chân. Bước 2: điều chỉnh biến dạng nghiêng bàn chân vào trong bằng cách đưa bàn chân xoay ngoài. Bước 3: điều chỉnh biến dạng vùng gót chân bằng cách đưa bàn chân lên cao và sao cho phía bờ ngoài bàn chân ngoài cao hơn bờ trong.

Việc thay bột được thực hiện hàng tuần cho tới khi đạt được kết quả mong muốn. Trường hợp chỉnh hình bằng băng thun hoặc bó bột không kết quả sẽ phải chỉnh hình bằng phẫu thuật.

Khi đang chỉnh hình bàn chân khoèo bằng băng thun, gia đình của trẻ nên làm gì ? (Về đầu)

Trong khi chỉnh hình bàn chân khoèo bằng băng thun, gia đình trẻ cần phải thực hiện bài tập duỗi thẳng chân cho trẻ, cách thực hiện bài tập này như sau:

Nắm lấy chân trẻ như ở hình 7 và đẩy toàn bộ bàn chân của trẻ lên trên và ra ngoài, giữ và đếm tới 10, làm như vậy 10 lần.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 7

Hình 8

Xoay bàn chân trẻ ra ngoài như thể là muốn đưa ngón út của bàn chân chạm vào phía ngoài đầu gối của trẻ. Việc băng và tập như trên nên được thường xuyên thực hiện cho tới khi bàn chân hơi xoay nghiêng ra ngoài một chút.

Nếu như chân trẻ bị biến dạng kiểu hình hạt đậu, cũng phải thực hiện bài tập để kéo duỗi chân trẻ về phía đối diện theo cách như hình 8.

Sau khi duỗi chân trẻ theo cách này, hãy giúp trẻ tự duỗi bằng cách cù vào phía ngoài của bàn chân. Bài tập này cần tập ít nhất 8 lần mỗi ngày và nên tập khi cho trẻ bú.

Khi đang chỉnh hình bàn chân khoèo bằng bó bột, gia đình nên làm gì ? (Về đầu)

Khi đang chỉnh hình bàn chân khoèo bằng bó bột, gia đình nên theo dõi các ngón chân bên phía được bó bột của trẻ.

Nếu thấy chân trẻ bị phù nề, sưng, lạnh, tím sẫm đó là do bột bó quá chặt. Cần phải tháo bột ngay bằng cách ngâm chân bó bột của trẻ vào trong nước cho bột tả ra rồi tháo bột. Sau đó đưa trẻ trở lại cơ sở điều trị để được bó lại.

Để tránh bột bị mềm lỏng ra do trẻ đái vào hay tắm ướt nên dùng một túi ni lông bọc vùng bó lại khi tắm cho trẻ để giữ cho bột khỏi bị ướt.

Sau khi bàn chân khoèo bẩm sinh đã được chỉnh hình thành công, gia đình có cần làm gì nữa không ? (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 9

Sau khi bàn chân khoèo đã được chỉnh hình thành công không có nghĩa là trẻ sẽ lành vĩnh viễn mà bàn chân khoèo vẫn có nguy cơ tái phát vì vậy phải ngăn ngừa việc tái phát bằng cách:

  • Thực hiện bài tập duỗi bàn chân 2 hoặc nhiều lần mỗi ngày, mỗi lần làm khoảng 10 lượt theo cách như sau: Kéo nhẹ và đều bàn chân đi quá vị trí bình thường về phía đối diện với vị trí biến dạng như hướng dẫn trong hình vẽ dưới đây (hình 9):

  • Mang máng bàn chân ( tự làm hoặc do cơ sở điều trị cung cấp) cả ngày lẫn đêm ít nhất là cho tới khi trẻ có thể đi được, sau đó vẫn tiếp tục mang máng vào ban đêm (hình 10).

  • Nhiều trẻ cần phải mang máng phối hợp giày chỉnh hình cho tới khi bàn chân ngừng phát triển (khoảng từ 15 đến 18 tuổi) (hình 11).

Cần theo dõi bàn chân của trẻ đều đặn trong nhiều năm, nếu thấy có dấu hiệu bàn chân gập vào trong trở lại cần phải tích cực mang máng bàn chân thường xuyên ngay.

Các loại máng chỉnh hình nào được sử dụng sau khi đã nắn thành công bàn chân khoèo ? (Về đầu)

Với một số loại bàn chân, sử sụng máng nhựa phủ mắt cá là đủ để ngăn chặn bàn chân khoèo tái phát và giữ cho bàn chân phát triển bình thường.

Đối với những trường hợp khó cần phải sử dụng máng chỉnh hình bằng kim loại với một đai phủ lên mắt cá chân ngoài để kéo nó vào phía trong (hình 12). Ở phía bờ ngoài của dép cần chêm thêm một miếng đệm để nâng hơi cao phía này lên một chút, như vậy sẽ giúp cho việc chỉnh hình được thuận lợi hơn.

Đối với trẻ dưới một tuổi hoặc đối với trẻ nhỏ, vào ban đêm bàn chân cần được giữ ở vị trí tốt bằng cách sử dụng một thanh ngang để cố định hai bàn chân với tư thế như hình bên.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não

Hình 13

Hình 14

Đối với những trẻ có bàn chân khoèo nhưng bàn chân chỉ bị uốn cong ở phía đầu và giữa bàn chân việc mang giày ngược (hình 14) có thể giúp chỉnh hình bàn chân.

Các bệnh nhân biến dạng mức độ nặng cần giữ máng bất động ban đêm đến 4 tuổi. Với các biến dạng nhẹ cần giữ máng chỉnh hình đến 2 tuổi. Tuy nhiên tốt nhất nên giữ máng chỉnh hình 3-4 năm đối với mọi trẻ nếu được.

Trẻ bị bàn chân khoèo cần phải được phẫu thuật khi nào ? (Về đầu)

  • Trẻ bị bàn chân khoèo quá nặng không thể điều trị bằng bó bột hoặc bằng băng thun được.

  • Thất bại với các phương pháp điều trị chỉnh hình bằng bó bột hoặc băng thun.

  • Điều trị muộn: trẻ bị bàn chân khoèo từ 1 hoặc 2 tuổi trở lên mới bắt đầu chỉnh hình.

Chúng ta mong đợi gì sau khi điều trị ? (Về đầu)

Mục tiêu của việc điều trị là đem lại cho trẻ bàn chân có thể đi lại càng bình thường càng tốt. Nếu điều trị hiệu quả bàn chân khèo của trẻ sẽ trở lại bình thường, trẻ có thể đi được và tham gia vào tất cả các sinh hoạt như các trẻ bình thường khác.

Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến việc chỉnh hình bàn chân khoèo ? (Về đầu)

Kết quả và thời gian chỉnh hình bàn chân khoèo có thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

  • Mức độ nặng của bàn chân khoèo: bàn chân khoèo nặng có kèm theo biến dạng của các xương bàn chân sẽ làm việc chỉnh hình khó khăn hơn.

  • Bất thường của các cơ: sự mất cân bằng trong trong hoạt dộng của các cơ sẽ kéo bàn chânvào phía trong làm chân dễ bị khoèo trở lại sau khi đã nắn thẳng bàn chân.

  • Khi bị bàn chân khoèo trên cả 2 bàn chân, việc chỉnh hình sẽ khó khăn hơn khi chỉ bị trên một bàn.

  • Tật bàn chân khoèo đi kèm với các tật khác như bàn tay khoèo, tật cứng khớp gối, khớp khuỷu v.v... thường cần phải phẫu thuật.

  • Tật bàn chân khoèo ở nữ thường khó nắn chỉnh hơn ở nam.

  • Trẻ càng lớn càng khó nắn chỉnh, thường sau 2 tuổi việc nắn chỉnh phải thực hiện thông qua phẫu thuật.

  • Đối với trẻ bị bàn chân khoèo nhưng không có cảm giác ở bàn chân do tật nứt đốt sống cần phải hết sức thận trọng trong quá trình chỉnh hình để tránh gây tổn thương cho trẻ

Làm thế nào để phát hiện sớm tình trạng chân khoèo tái phát sau khi đã điều trị chỉnh hình? (Về đầu)

Phát hiện sớm tình trạng chân khoèo tái phát khi trẻ có các biểu hiện:

  • Mất khả năng nghiêng bàn chân ra ngoài.

  • Không thể nâng mũi bàn chân lên cao.

  • Vùng trước bàn chân bị khép nghiêng vào trong.

Đối với trẻ đang độ tuổi tập đi, có thể nhận ra tình trạng chân khoèo tái phát dựa bằng cách quan sát động tác đi lại của trẻ. Trường hợp tái phát sẽ thấy:

  • Vùng trước bàn chân bị nghiêng và khép vào trong khi trẻ tiến đến gần người khám

  • Vùng gót chân bị nghiêng vào trong và không chạm đất khi nhìn từ phía sau trong lúc trẻ đi ra xa.

Cho trẻ ngồi để đánh giá vận động khớp cổ chân và khả năng gấp mu bàn chân.

Cán bộ y tế cơ sở, nữ hộ sinh nên làm gì ? (Về đầu)

  • Cần thăm khám bàn chân của trẻ ngay sau khi sinh để phát hiện bàn chân khoèo bẩm sinh.

  • Giải thích cho bố mẹ của trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc điều trị sớm.

  • Hướng dẫn bố mẹ đưa trẻ đến tại các cơ sở có khả năng điều trị bàn chân khoèo.

  • Giới thiệu địa chỉ, số điện thoại và hướng dẫn bố mẹ liên lạc với cơ sở điều trị.

  • Giải thích cho bố mẹ trẻ hiểu được rằng nếu không tập luyện thường xuyên và không sử dụng máng chỉnh hình sau khi đã nắn chỉnh thành công, bàn chân khoèo sẽ có nguy cơ tái phát.

  • Hướng dẫn bố mẹ trẻ tiếp tục tập cho trẻ ở nhà sau khi bàn chân khoèo đã được nắn chỉnh thành công để tránh tái phát và đưa trẻ đến tái khám định kỳ đúng thời hạn.

  • Nếu phát hiện thấy dấu hiệu tái phát của biến dạng hướng dẫn cho bố mẹ đưa trẻ đến khám lại ngay tại cơ sở điều trị chuyên khoa trước đây.

  • Không tự điều trị cho trẻ bị bàn chân khoèo hoặc hướng dẫn cách điều trị cho bố mẹ của trẻ khi không được huấn luyện đầy đủ và chưa có kinh nghiệm về kỹ thuật chỉnh hình bàn chân khoèo.

Tài liệu tham khảo:

1. Beaty J.H. (2007), Congenital Anomalies of the Lower Extremity, Campbell's Operative Orthopaedics, 11th edition,1079-1099.

2. Hefti F. (2007), Congenital clubfoot, Pediatric orthopaedics in pratice, 174-187

3. Kasser J.R. (2006), Foot, Lovell & Winter's Pediatric Orthopaedics, 6th edition, 1258-1358

4. Lechevalier J. (1996), Pied du nouveau-né et de l’enfant, Orthopédie pédiatri, 43-62.

5. Mosca V., (2006), Foot, Practice of pediatric orthopedics of Staheli L.T., 2nd edition, 106-142.

6. Rab G. T. , Salamon P. B. (2001), Congenital deformities of the foot, Chapman's Orthopaedic Surgery, 3rd edition, 4260-4277.

7. Staheli L. (2004), clubfoot: Ponseti management, Global help publication.

Biên soạn: Ths. Bs. Lê Nghi Thành Nhân

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
   

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não


Page 4

Tật nứt đốt sống

1. Thế nào là tật nứt đốt sống?

2. Nguyên nhân nào gây ra tật nứt đốt sống ?

3. Tỉ lệ xuất hiện trẻ mắc tật nứt đốt sống là bao nhiêu ?

4. Tật nứt đốt sống có những dạng nào ?

5. Trẻ sơ sinh bị nứt đốt sống sẽ gặp những vấn đề gì ?

6. Có thể dự phòng tật nứt đốt sống được không ?

7. Săn sóc cho trẻ bị tật nứt đốt sống như thế nào ?

8. Tương lai của trẻ mắc tật nứt đốt sống sẽ như thế nào ?

Thế nào là tật nứt đốt sống? (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 1 a Hình 1 b
Tật nứt đốt sống là một dị tật của ống thần kinh xảy ra ở thai nhi do một vài đốt xương cột sống không khép kín trên tủy sống làm lộ tủy sống, màng và dịch não tủy dưới dạng một "túi thần kinh" mềm sẫm màu, nổi lên ở trên lưng dọc theo cột sống. Túi này được phủ bởi một lớp màng mỏng nên có thể bị rò rĩ làm thoát dịch não tủy ra ngoài (hình 1).

Nguyên nhân nào gây ra tật nứt đốt sống ? (Về đầu)

Người ta không rõ nguyên nhân của tật này. Nứt đốt sống có thể xảy ra do bị nhiễm dioxin hoặc do mẹ bị thiếu axit fôlic trước và trong thời kì mang thai.

Tỉ lệ xuất hiện trẻ mắc tật nứt đốt sống là bao nhiêu? (Về đầu)

Ở Việt nam chưa có thống kê cụ thể, tỉ lệ khoảng 1 trên từ 250 đến 500 trẻ sơ sinh.

Tật nứt đốt sống có những dạng nào ? (Về đầu)

Nứt đốt sống dạng đóng

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 2(a) 2(b)

Đây là dạng nhẹ nhất, trẻ thường không có dấu hiệu bất thường nào về thần kinh do các dây thần kinh của cột sống không bị tổn thương. Phía trên da của vùng đốt sống bị nứt có thể thấy xuất hiện đám lông bất thường hoặc có tình trạng tụ mỡ dưới da (hình 2 a và b), một số trường hợp chỉ là một vết lõm hoặc vết chàm phía trên da. Đa số những người bị nứt đốt sống dạng này chỉ biết được mình mắc dị tật này khi đi chụp X quang cột sống vì những lý do khác.

Nứt đốt sống dạng mở

Nứt đốt sống dạng mở bao gồm 2 loại là thoát vị màng não (meningocele) và thoát vị màng não-tủy (myelo-meningocele).

Thoát vị màng não: Đây là dạng hiếm gặp, màng bảo vệ tủy sống bị đẩy ra ngoài thông qua phần đốt sống bị hở (hình 3). Do tủy sống phát

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 3 Hình 4
triển bình thường và không có mặt trong khối thoái vị nên phần thoát vị có thể được cắt bỏ bằng phẫu thuật mà không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh.

Thoát vị màng não - tủy: Đây là dạng nặng nhất. Khi bị thoát vị màng não - tủy, ống tủy sống của trẻ bị hở dọc theo các đốt sống, cả màng bảo vệ và tủy sống đều bị thoát ra ngoài (hình 4; 5). Trong một số trường hợp túi thoát vị màng não tủy được da phủ lên nhưng thông thường vùng thoát vị bị lộ ra làm cho trẻ dễ bị nhiễm trùng. Tùy theo vị trí và mức độ thoát vị mà hệ thần kinh bị tổn thương ở những mức độ khác nhau làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và gây ra một số rối loạn liên quan đến hoạt động của hệ tiêu hóa và tiết niệu v.v...

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật nứt đốt sống

Mặc dù chưa biết được chắc chắn nguyên nhân của tật nứt ống cột sống nhưng các nghiên cứu cho thất có một số yếu tố làm tăng nguy

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 5
cơ mắc tật nứt đốt sống như:
  • Giới : trẻ nữ bị tật này nhiều hơn trẻ nam
  • Tiền sử gia đình bị dị tật ống thần kinh: Các cặp vợ chồng trước đây đã có con bị khuyết tật ống thần kinh thì sẽ gia tăng nguy cơ sinh con mắc loại khuyết tật này trong những lần mang thai sau.
  • Thiếu axit fôlic: Làm tăng nguy cơ bị nứt đốt sống cũng như các khuyết tật ống thần kinh khác.
  • Một số loại thuốc: Một số loại thuốc như valproic acid (Depakene) dùng để chống động kinh, cũng có thể gây nên khuyết tật ống thần kinh nếu uống trong thời gian mang thai do can thiệp vào khả năng hấp thụ acid fôlic của cơ thể.
  • Mẹ bị bệnh tiểu đường: Làm tăng nguy cơ sinh con bị nứt đốt sống đặc biệt khi tỉ lệ đường trong máu của bà mẹ tăng cao trong thời gian đầu của thai kỳ.
  • Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể: Một số nghiên cứu cho thấy sự gia tăng nhiệt độ vào những tháng đầu của thai kỳ do mẹ bị sốt cao hoặc do tiếp xúc với nguồn nhiệt như tắm hơi hoặc tắm trong bồn nước nóng cũng có khả năng làm tăng nguy cơ bị nứt đốt sống.

Trẻ sơ sinh bị nứt đốt sống sẽ gặp những vấn đề gì ? (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 6
Nguy cơ nhiễm trùng: Nếu không được phẫu thuật sớm để đậy kín lại túi thần kinh thì vị trí này sẽ rất dễ nhiễm trùng và trẻ có thể chết vì viêm màng não.
  • Yếu cơ và mất cảm giác: Chân và bàn chân có thể bị liệt và mất cảm giác hoặc có ít cảm giác. Điều này rất nguy hiểm vì một số trẻ đi được nhưng không có cảm giác do đó chân của trẻ có thể bị bỏng hoặc bị thương do mãnh chai vỡ, đinh hoặc dụng cụ chỉnh hình v.v.. mà trẻ không hề biết. Trẻ cũng có thể bị loét do chèn ép ở vùng cùng cụt, vùng mông, hông do mất cảm giác (hình 7b và c).
  • Trật khớp háng: Một hoặc cả hai khớp háng có thể bị trật khớp (hình 6).
  • Co cơ: co cơ chân và bàn chân xảy ra nếu tật nứt đốt sống xảy ra từ vị trí đốt thắt lưng 1 trở lên.
    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
    Hình 7(a) Hình 7(b) Hình 7(c)
  • Bàn chân: bàn chân có thể bị khoèo (bị cong và gập vào trong) hoặc bẻ lên trên và hướng ra ngoài (hình 8).
  • Khó kiểm soát việc đại tiểu tiện: Trẻ có thể không biết mình tiểu tiện hay đại tiện (hình 6). Khi trẻ lớn lên có thể trẻ cũng sẽ không phát triển được khả năng kiểm soát các chức năng này. Cần lưu ý là ở một số trẻ mắc tật này nước tiểu có thể ứ lại lâu trong bàng quang tạo điều kiện thuận lợi sự phát triển của vi khuẩn gây ra nhiễm trùng thận, bàng quang (hình 7a). Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở trẻ mắc loại dị tật này.
  • Não úng thủy: Đầu trẻ bị to ra do tích nước ở trong não (hình 9), trung bình trong khoảng 5 trẻ bị tật nứt gai đốt sống sẽ có 4 trẻ bị não úng thủy. Hiện tượng này xảy ra do dịch được tạo thành trong não không được đưa xuống tủy sống sẽ tích tụ lại làm tăng áp lực lên não và hộp sọ. Mặc dù lúc mới sinh trẻ có kích thước đầu bình thường nhưng dần dần đầu do tích nước đầu sẽ to ra, nỗi rõ các tĩnh mạch, mắt lồi và đồng tử
    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
    Hình 8 Hình 9
    hướng xuống dưới, dấu hiệu này được gọi là dấu mặt trời lặn (khi thấy dấu hiệu này có nghĩa là tình trạng đã nặng, trẻ có thể bị mù và tổn thương nặng ở não).
  • Tổn thương não: Nếu không phẫu thuật sớm để làm giảm áp lực ở não, một số trẻ sẽ bị mù, chậm trí, động kinh hoặc bại não. Đôi khi phẫu thuật cũng không giúp tránh được các biến chứng này.
  • Dị ứng chất latex (nhựa cao su): Trẻ bị nứt đốt sống thường dị ứng với chất latex. Nhiều vật liệu có chứa latex như bong bóng, bao cao su, đồ chơi, sơn v.v... Khi tiếp xúc với các vật liệu có latex, trẻ xuất hiện các triệu chứng dị ứng như nổi mẫn đỏ, cảm giác ngứa hoặc bị phồng rộp tại những vùng tiếp xúc. Trong trường hợp nặng hơn trẻ có thể biểu hiện dị ứng toàn thân như phù và ngứa toàn thân, chảy mũi nước, khó thở v.v...

Có thể dự phòng tật nứt đốt sống được không ? (Về đầu)

Tật nứt đốt sống nói riêng và các dị tật của ống thần kinh nói chung có thể dự phòng bằng uống axit fôlic. Tuy nhiên điều quan trọng là phải uống ít nhất là trước khi thụ thai một tháng và kéo dài trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong thực tế rất khó trong việc định trước thời gian mang thai do đó các nhà khoa học khuyên tất cả phụ nữ trong độ tuổi mang thai tốt nhất nên uống đều đặn acid fôlic với liều từ 0,4 - 1 mg/ngày, với liều này cho phép giảm thiểu tới gần một nửa số trường hợp khuyết tật của ống thần kinh.

Đối với những bà mẹ có nguy cơ cao sinh con bị loại dị tật này như đã sinh con bị dị tật ống thần kinh, sử dụng thuốc chống động kinh như vaproic acid v.v.. cần dùng liều cao hơn. Trong trường hợp này cần được các bác sĩ tư vấn cụ thể.

Săn sóc cho trẻ bị tật nứt đốt sống như thế nào ? (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 10
Khi trẻ sơ sinh bị tật nứt đốt sống với một "túi thần kinh" phía trên cột sống. Trẻ sẽ có nhiều cơ hội sống hơn nếu được mổ sớm trong vòng 48 giờ sau khi sinh. Trong cuộc mổ đầu tiên này, bác sĩ sẽ đẩy các dây thần kinh vào trong ống tủy, đóng lổ hở nhằm tránh nhiễm trùng và bảo vệ cột sống (hình 10).

Tuy nhiên, việc điều trị vẫn chưa kết thúc sau ca mổ đầu tiên. Với các trẻ bị thoát vị tủy, các tổn thương thần kinh không thể hồi phục vì vậy cần được tiếp tục tư vấn và chăm sóc từ các bác sĩ thuộc các chuyên khoa khác nhau như bác sĩ vật lý trị liệu, bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa v.v...do các vấn đề liên quan đến chức năng vận động và các hoạt động của ruột và bàng quang.

Tương lai của trẻ mắc tật nứt đốt sống sẽ như thế nào ? (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 11
Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thứ nhất phải kể đến là mức độ nặng nhẹ và vị trí của tật (hình 11), kế đến là kết quả của việc điều trị, phục hồi chức năng và săn sóc cho trẻ và cuối cùng là vai trò của gia đình và cộng đồng đối với trẻ.
  • Trẻ mắc tật nứt đốt sống ở vị trí càng cao thì mức độ tổn thương trên tủy sống càng nặng, trẻ càng bị liệt nhiều hơn. Nếu trẻ bị thêm não úng thủy thì khả năng sống của trẻ càng thấp. Đối với những trường hợp bị tật nứt đốt sống nặng sẽ có ít nhất 1 trong từ 4 đến 5 trẻ sẽ chết trong những tháng đầu sau sinh.
  • Những trẻ bị tật nứt đốt sống ở vị trí thấp trên lưng sẽ ít bị liệt hơn và có nhiều cơ may để sống một cuộc sống bình thường. Với sự hỗ trợ tốt của gia đình và cộng đồng trẻ có thể đi học, làm được nhiều việc và khi lớn lên trẻ có thể lập gia đình và có con.
  • Thường ở những trẻ này khả năng tự săn sóc (ăn uống, mặc áo quần, tắm rửa, đi vệ sinh v.v..) phát triển chậm. Điều này một phần do chính tình trạng khuyết tật của trẻ nhưng một phần vì cha mẹ trẻ thường giúp trẻ làm tất cả mọi việc dẫn đến thói quen ỷ lại và thụ động trong các công việc hằng ngày. Do đó cha mẹ thay vì làm giúp trẻ mọi việc thì cần phải động viên và giúp trẻ tự làm được càng nhiều việc càng tốt cho trẻ.

Tài liệu tham khảo

1. Burns A.A., Lovich R., Maxwell J., Shapiro K. (1997), Where Women Have No Doctor, A health guide for women, The Hesperian Foundation, 1st Edition.

2. Blumenfeld Z., Siegler E., Bronshtein M. (2005), The early diagnosis of neural tube defects, Prenatal Diagnosis, 13, p863-871.

3. Botto L.D., Moore C.A., Khoury M.J., Erickson J.D. (1999), Neuro tube defects,

4. N Engl J Med, 341, p1509-1519.

5. Bowman R.M., McLone D.G., Grant J.A., Tomita T., Ito J.A. (2001) , Spina bifida outcome: A 25-years prospective, Pediatr Neurosurg, 34. p114-120.

6. David Werner (1996), Disabled Village Children, The Hesperian Foundation, 2nd Edition.

Biên soạn: Bs. Trương Văn Trí

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
   

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não


Page 5

Chậm phát triển tâm thần

1. Thế nào là chậm phát triển tâm thần ?

2. Những nguyên nhân nào gây ra CPTTT ?

3. Trẻ bị CPTTT có những biểu hiện như thế nào ?

4. Làm thế nào để đánh giá mức độ CPTTT ?

5. Chẩn đoán CPTTT như thế nào ?

6. CPTTT được phân loại như thế nào?

7. Chậm phát triển tâm thần được điều trị như thế nào ?

8. Làm thế nào để phòng ngừa CPTTT ?

9. Việc học của trẻ sẽ như thế nào ?

Thế nào là chậm phát triển tâm thần ? (Về đầu)

Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não, trẻ bị CPTTT có trí thông minh thấp hơn so với bình thường và các kỹ năng sinh hoạt hằng ngày cũng bị hạn chế. CPTT được gặp rất phổ biến với tỷ lệ từ 1đến 3% dân số, với tỷ lệ này mỗi năm Việt nam sẽ có khoảng từ 12.000 đến 36.000 trẻ sẽ bị loại khuyết tật này.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 1: Giáo dục đặc biệt cho trẻ CPTTT
Trẻ bị CPTTT bị giới hạn về chức năng trí tuệ và trong các kỹ năng sinh hoạt hằng ngày, kỹ năng xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, vận động v.v... làm trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc học tập và tiếp thu kiến thức. Trẻ mất nhiều thời gian hơn để tập nói, tập đi đứng và học cách tự chăm sóc bản thân trong các nhu cầu hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo v.v...

CPTTT không phải là do trẻ lười biếng, không chịu học tập mà là một rủi ro ngoài ý muốn, do đó trẻ cần nhận được sự cảm thông, tình thương và tôn trọng của gia đình và cộng đồng. Trẻ cần nhận được sự đảm bảo về mặt y tế, xã hội, giáo dục như các trẻ bình thường khác. Nếu được hỗ trợ, giáo dục, hướng dẫn thích đáng, đa số trẻ có thể phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội (hình 1).

Những nguyên nhân nào gây ra CPTTT ? (Về đầu)

Nguyên nhân của CPTTT rất phức tạp, khoảng 60% trường hợp chưa xác định được nguyên nhân và khoảng từ 20-40% là do di truyền. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Do di truyền

CPTT xảy ra do trẻ nhận vật liệu di truyền (gen, nhiễm sắc thể) bất thường từ bố mẹ. Trường hợp bất thường phổ biến nhất là hội chứng Đao do có tới 3 NST thứ 21, hội chứng NST giới tính X dễ gãy v.v.... và một số bệnh do bố mẹ truyền gen bị đột biến như bệnh suy giáp bẩm sinh, đi tiểu ra phenylkêtôn do rối loạn chuyển hóa axit amin phenylalanin v.v..

Do các bất thường xảy ra trong thời kì mang thai

Do trong thời kỳ mang thai mẹ sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh, bị nhiễm phóng xạ, tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc nghiện rượu. Nếu khi mang thai mẹ bị mắc một số bệnh nhiễm virut như rubella, cytomegalovirus v.v... cũng có thể làm cho trẻ bị CPTTT.

Do các biến cố xảy ra khi sinh trẻ

Trẻ bị sinh non tháng, bị chấn thương não hoặc bị ngạt khi sinh cũng có thể bị CPTTT.

Các nguyên nhân xảy ra sau sinh

Trẻ bị viêm não hoặc biến chứng viêm não do virut hoặc vi khuẩn mà không được điều trị hiệu quả, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, trẻ vô tình bị nhiễm các các chất độc như chì, thủy ngân qua thức ăn v.v.. cũng có thể gây ra CPTTT.

Các yếu tố xã hội

Tình trạng đói nghèo, trẻ không được quan tâm chăm sóc, không có điều kiện để giao tiếp v.v... cũng có thể làm cho trẻ bị CPTTT.

Trẻ bị CPTTT có những biểu hiện như thế nào ? (Về đầu)

Trẻ CPTTT thường được phát hiện ở tuổi đến trường, khi mà những yêu cầu của việc học làm cho tình trạng khó khăn trong học tập và những biểu hiện bất thường về hành vi của trẻ trở nên rõ ràng. Trẻ bị CPTTT có thể có một số biểu hiện như sau:

  • Chậm phát triển vận động : trẻ chậm biết lật, ngồi, bò và đi đứng.
  • Chậm biết nói hoặc khó khăn khi nói.
  • Khó nhớ được các sự việc.
  • Kém hiểu biết về các quy luật xã hội căn bản.
  • Không ý thức được hậu quả về các hành vi của mình.
  • Khó khăn khi tự phục vụ như tự ăn uống, vệ sinh cá nhân.
  • Khó khăn trong suy nghĩ hợp tình hợp lý.
  • Quá năng động, kém tập trung, hung dữ, chống đối, tự gây thương tích cơ thể.
  • Tâm trạng lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ.

Trẻ cũng có thể bị động kinh hoặc có một vài vấn đề tâm thần, hành vi bất bình thường. Trẻ có thể rơi vào tâm trạng buồn phiền, chán nãn nếu bị bạn học xa lánh hoặc cảm thấy bị mọi người coi thường. Nhiều trẻ có thể những hành đông phá phách, hung bạo, không tự chủ được trước một bất bình nhỏ. Điều này xảy ra là do là trẻ không thể học cách hành xử, suy luận như trẻ bình thường.

Làm thế nào để đánh giá mức độ CPTTT ? (Về đầu)

Để đánh giá mức độ CPTTT người ta thường dựa vào việc đánh giá thương số trí tuệ IQ (Intelligence Quotient), trẻ bị CPTTT có thương số trí tuệ IQ thấp. Việc đo thương số trí tuệ được thực hiện bởi các chuyên gia về tâm lý hoặc tâm thần. Có nhiều loại trắc nghiệm đã được các chuyên gia sử dụng để đánh giá như trắc nghiệm Raven, Unit v.v...

Chẩn đoán CPTTT như thế nào ? (Về đầu)

Bên cạnh việc thực hiện các xét nghiệm sinh hóa, chụp X quang, phân tích bộ nhiễm sắc thể v.v... để tìm kiếm nguyên nhân, việc chẩn đoán CPTTT được thực hiện bởi các chuyên gia đã qua đào tạo dựa trên việc đánh giá hai khả năng căn bản sau đây của trẻ thông quá phỏng vấn bố mẹ và đánh giá trẻ một cách trực tiếp:

Khả năng trí tuệ của trẻ trong việc học hiểu, suy nghĩ, giải quyết vấn đề và giải thích ý nghĩa các ngôn từ : Khả năng này được phản ảnh qua việc đo thương số trí tuệ IQ. IQ trung bình là 100, thấp hơn 70 thì được coi là bị CPTTT.

Khả năng sống độc lập: Đánh giá xem trẻ có thể làm được những gì so với trẻ bình thường trong việc tự chăm sóc bản thân, như biết mặc quần áo, tắm rửa, đi vệ sinh, ăn uống, cách trò chuyện với người khác, khả năng hiều được điều người khác nói và cách trả lời, cách cư xử với mọi người chung quanh.

CPTTT được phân loại như thế nào? (Về đầu)

CPTTT được chia ra làm bốn mức độ:

Nhẹ

Trẻ có IQ từ 50 đến 69, hầu hết trẻ CPTTT thuộc nhóm này (khoảng 85%). Các em có thể học đến lớp 6, có thể sống tự lập với sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng.

Trung bình

Trẻ có IQ từ 35 - 49, có khoảng 10% trẻ CPTTT thuộc nhóm này. Trẻ có thể tự chăm sóc bản thân nếu được hướng dẫn, trẻ cần đến những trường học đặc biệt để được học các kỹ năng cần thiết để chung sống với cộng đồng.

Nặng

Trẻ có IQ từ 20 - 34, chỉ có khoảng 2 - 3% trẻ CPTTT thuộc nhóm này. Trẻ cần đến các trường học đặc biệt để được học về các kỹ năng cơ bản để có thể tự chăm sóc bản thân và phát triển một số kỹ năng cần thiết khác.

Rất nặng

Trẻ có IQ dưới 20, có khoảng 1 - 2 % trẻ CPTTT thuộc nhóm này. Trẻ thường bị tổn thương thần kinh và cần được theo dõi và giúp đỡ thường xuyên.

Chậm phát triển tâm thần được điều trị như thế nào ? (Về đầu)

CPTTT không thể điều trị được. Mục đích chính của điều trị là giúp trẻ phát triển tối đa các khả năng của mình. Các chương trình giáo dục và huấn luyện đặc biệt nên được bắt đầu ngay từ lúc trẻ còn bé (được gọi là can thiệp sớm) mà mục đích là giúp trẻ phát triển càng giống bình thường càng tốt. Một số trung tâm có tổ chức hướng nghiệp để giúp trẻ học một số nghề đơn giản và tạo việc làm có thu nhập.

Đối với trẻ CPTTT có các dấu hiệu của bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn suy nghĩ, có hành vi phá phách v.v.. cần được khám bởi các bác sĩ tâm thần để có phương pháp điều trị thích hợp.

Làm thế nào để phòng ngừa CPTTT ? (Về đầu)

Việc phòng ngừa chỉ hiệu quả đối với các trường hợp có nguyên nhân rõ ràng, y học hiện nay cho phép thực hiện một số các xét nghiệm và siêu âm trước sinh giúp phát hiện sớm một số bệnh có gây CPTTT như bệnh Đao hoặc xét nghiệm ngay sau sinh để phát hiện bệnh như trường hợp suy giáp bẩm sinh để có biện pháp điều trị kịp thời.

Các bà mẹ cần được tư vấn để chích ngừa phòng bệnh sởi do virut rubella, không uống nhiều rượu và cần ăn uống đầy đủ trong thời gian mang thai. Để có thể dự phòng CPTTT các bà mẹ nên đến bác sĩ tư vấn di truyền để được tư vấn.

Việc học của trẻ sẽ như thế nào ? (Về đầu)

Trong điều kiện của Việt nam hiện này các trẻ CPTTT, đặc biệt là các trẻ CPTTT ở mức độ trung bình và nặng khó có thể theo học ở các trường học bình thường. Trẻ chỉ có thể học tốt nếu nhận được sự giúp đỡ cho từng cá nhân. Tại các trường học chuyên biệt, giáo viên sẽ lập chương trình riêng cho mỗi em, xác định nhu cầu của mỗi trẻ và phối hợp với gia đình để cùng giúp trẻ học tập và phát triển.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 2: Trẻ CPTTT đang học toán tại lớp học
Nhìn chung nội dung học của trẻ tại trường chuyên biệt tập trung vào việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng :
  • Giao tiếp
  • Tự chăm sóc (tự tắm rửa, ăn uống, thay quần áo, đánh răng, đi vệ sinh v.v..).
  • Học hiểu các kiến thức tổng quát về sức khỏe và an toàn cá nhân căn bản.
  • Giúp các công việc ở nhà như quét nhà, rửa chén bát, sắp bàn.
  • Tập giao tế xã hội, học hiểu các quy luật ứng xử thông thường.
  • Học đọc, viết và làm các phép tính đơn giản (hình 2).

Khi trẻ trưởng thành sẽ được học các nghề nghiệp đơn giản và tạo việc làm ổn định cho trẻ.

Tài liệu tham khảo

1. Clifford J. Drew; Michael L. Harrdman; Donald R. Logan (1992), Mental retardation, a Life Cycle Approach, 6th edition, Prentice-Hall Inc.

2. Murray Krantz ((1994), Child Development, Risk and Opportunity,1st edition, International Thomson Publishing.

3. William L. Heward (1996), Exceptional Children. An Introduction to Special Education. 5th Edition, Prentice-Hall Inc.

Biên soạn: PGS. TS. Nguyễn Viết Nhân

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
   

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não


Page 6

Hội chứng Down (Đao)

1. Trẻ mắc hội chứng Đao có biểu hiện như thế nào?

2. Ngoài những biểu hiện trên, trẻ bị hội chứng Đao có những bệnh tật nào khác không?

3. Hội chứng Đao có phổ biến không ?

4. Hội chứng Đao có điều trị được không ?

5. Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Đao ?

6. Bệnh Đao có di truyền cho con cái không ?

7. Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ sinh con bị hội chứng Đao?

8. Bệnh Đao có dự phòng được không ?

9. Chẩn đoán bệnh ở thời kỳ sơ sinh như thế nào ?

10. Các xét nghiệm và chẩn đoán trước sinh cho hội chứng Đao được thực hiện như thế nào ?

11. Làm thế nào để biết được sản phụ nào có nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Đao ?

12. Cần phải làm gì khi bạn có con mắc hội chứng Đao ?

Trẻ mắc hội chứng Đao có biểu hiện như thế nào? (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 1
Trẻ mắc hội chứng Đao có khuôn mặt khá điển hình với đầu nhỏ, mặt bẹt, lưỡi thè, mắt xếch, mũi tẹt, cổ ngắn (hình 1). Ngoài ra trẻ còn có thể có biểu hiện yếu cơ, bàn tay rộng và ngắn, ngón tay ngắn. Trẻ mắc bệnh này phát triển chậm, thường nhỏ con hơn các trẻ bình thường cùng độ tuổi và có biểu hiện chậm phát triển tâm thần từ nhẹ đến trung bình.

Ngoài những biểu hiện trên, trẻ bị hội chứng Đao có những bệnh tật nào khác không ? (Về đầu)

Trẻ mắc hội chứng Đao có thể bị những bệnh tật sau đây ngay từ khi sinh hoặc trong quá trình phát triển:

  • Dị tật của tim: Khoảng một nửa số trẻ mắc hội chứng Đao bị tật tim bẩm sinh. Tình trạng này có thể đe dọa mạng sống của trẻ và cần được phẫu thuật sớm.
  • Bệnh bạch cầu: trẻ mắc hội chứng Đao có xu hướng dễ mắc bệnh bạch cầu hơn so với trẻ bình thường.
  • Các bệnh nhiễm trùng: Do bất thường của hệ miễn dịch nên trẻ mắc hội chứng Đao dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn so với trẻ bình thường.
  • Sa sút trí tuệ: Càng lớn tuổi, người mắc hội chứng Đao càng gia tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, tình trạng này thường xuất hiện trước 40 tuổi.
  • Các bất thường khác: Trẻ bị hội chứng Đao có thể bị một số bất thường khác như tắc nghẽn dạ dày ruột, bệnh của tuyến giáp, điếc, nhìn kém v.v...

Hội chứng Đao có phổ biến không ? (Về đầu)

Hội chứng Đao là bệnh di truyền phổ biến nhất gây chậm phát triển tâm thần và những bất thường về phát triển khác. Trung bình trong 700 trẻ sinh ra sẽ có một trẻ mắc hội chứng Đao.

Hội chứng Đao có điều trị được không ? (Về đầu)

Bệnh Đao không thể điều trị được nhưng có thể chẩn đoán sớm. Các bệnh tật đi kèm như tật tim bẩm sinh có thể điều trị bằng phẫu thuật. Những hiểu biết về bệnh và việc thực hiện can thiệp sớm sẽ làm cho cuộc sống của người mắc hội chứng Đao tốt đẹp hơn.

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Đao ? (Về đầu)

Tế bào của người bình thường có 23 cặp nhiễm sắc thể (NST), mỗi cặp gồm một chiếc nhận từ bố và một chiếc nhận từ mẹ. Nhiễm sắc thể mang các gen quy định nên sự hình thành và phát triển của cơ thể. Trong 23 cặp NST này có 1 cặp NST giới tính, 22 cặp còn lại được đánh số từ 1 đến 22 theo thứ tự từ lớn đến nhỏ dần. Hội chứng Đao xảy ra khi trong tế bào bị thừa NST 21 dưới một trong ba hình thức sau:

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 2
  • Tất cả tế bào của cơ thể có tới 3 NST thứ 21 thay vì chỉ có 2, đây là trường hợp phổ biến nhất được gọi là thể 3 nhiễm 21, chiếm tới 90% số trường hợp. Xảy ra do sự phân chia bất thường của tế bào sinh tinh trùng hoặc sinh trứng (hình 2).
  • Một số tế bào của cơ thể có 3 NST thứ 21 nhưng số còn lại mang bộ NST bình thường, đây là trường hợp hiếm gặp được gọi là dạng khảm, xảy ra do phân chia bất thường của một số tế bào sau khi trứng đã được thụ tinh.
  • Một trường hợp hiếm gặp khác là do NST 21 gắn với một NST khác tạo nên một NST bất thường (gọi là NST chuyển đoạn) trước khi hình thành tinh trùng hoặc trứng. Tinh trùng hoặc trứng mang NST bất thường này khi được thụ tinh với một trứng hoặc tinh trùng bình thường cũng có thể sinh ra con mắc hội chứng Đao.

Bệnh Đao có di truyền cho con cái không ? (Về đầu)

Hầu hết là không di truyền do chúng gây ra bởi sự sai sót trong quá trình phân chia của tế bào sinh trứng, sinh tinh trùng hoặc của các tế bào ở giai đoạn phôi của thai nhi.

Chỉ trong trường hợp mang NST chuyển đoạn, bố hoặc mẹ có thể mang NST chuyển đoạn nhưng vẫn bình thường do không bị thừa NST 21, nhưng khi truyền NST chuyển đoạn sang đời sau có thể gây ra hội chứng Đao. Tuy nhiên số trẻ sinh ra mắc hội chứng Đao trong trường hợp này chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp, khoảng 4% và khả năng di truyền cho thế hệ sau của NST chuyển đoạn này cũng khác nhau giữa bố và mẹ. Nếu bố mang NST chuyển đoạn thì nguy cơ sinh con mắc hội chứng Đao khoảng 3% còn nếu mẹ mang chuyển đoạn thì nguy cơ này lên tới khoảng 12%. Đây chính là lí do chính để làm xét nghiệm lập bộ NST (gọi là lập karyotype) cho các trẻ bị mắc hội chứng Đao.

Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ sinh con bị hội chứng Đao? (Về đầu)

Một số cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con mắc hội chứng Đao cao hơn bình thường. Những yếu tố nguy cơ gồm có:

Tuổi mẹ cao

Khi mẹ càng lớn tuổi hoạt động phân chia các NST trong quá trình phân chia tế bào để tạo trứng sẽ càng dễ xảy ra sai sót, do đó nguy cơ sinh con mắc hội chứng Đao tăng lên theo tuổi của người mẹ. Ở tuổi 35, nguy cơ sinh con mắc hội chứng Đao là 1 trong 385 lần mang thai. Ở tuổi 40, nguy cơ sinh con mắc hội chứng Đao là 1 trong 106 lần mang thai. Ở tuổi 45, nguy cơ sinh con mắc hội chứng Đao là 1 trong 30 lần mang thai. Tuy nhiên cần lưu ý là hầu hết các trẻ mắc hội chứng Đao được sinh ra bởi các bà mẹ dưới 35 tuổi do đây là nhóm tuổi có tỷ lệ sinh cao.

Những bà mẹ đã có con bị hội chứng Đao

Ở những bà mẹ này nguy cơ sinh đứa con khác mắc hội chứng Đao sẽ lên tới 0,7/100.

Các bố mẹ mang NST chuyển đoạn

Bố hoặc mẹ mang NST chuyển đoạn đều có thể truyền NST bất thường cho con gây ra hội chứng Đao.

Bệnh Đao có dự phòng được không ? (Về đầu)

Không có biện pháp nào để dự phòng hội chứng Đao. Tuy nhiên nếu bạn ở trong nhóm nguy cơ (tuổi mẹ trên 35, mang NST chuyển đoạn, đã sinh con mắc hội chứng Đao) bạn cần đến bác sĩ tư vấn di truyền để được tư vấn trước khi mang thai. Họ sẽ giúp bạn hiểu được nguy cơ sinh con mắc hội chứng Đao, các xét nghiệm trước sinh cần làm, các biện pháp cần thiết để chẩn đoán sớm cho thai nhi.

Chẩn đoán bệnh ở thời kỳ sơ sinh như thế nào ? (Về đầu)

Sau sinh, việc chẩn đoán hội chứng Đao ở trẻ thường dựa vào các biểu hiện đặc trưng của bệnh. Để xác định chẩn đoán, cần lấy máu tĩnh mạch để phân tích các NST của trẻ. Nếu tất cả các tế bào đều bị thừa 1 NST 21, trẻ sẽ được chẩn đoán chắc chắn là mắc hội chứng Đao.

Các xét nghiệm và chẩn đoán trước sinh cho hội chứng Đao được thực hiện như thế nào ? (Về đầu)

Hiện nay việc sàng lọc hội chứng Đao được thực hiện cho tất cả các bà mẹ mang thai ở mọi độ tuổi. Để có được những lựa chọn và quyết định đúng đắn trong thời kì mang thai, ngoài việc đến với các bác sĩ sản khoa, bác sĩ siêu âm các bà mẹ mang thai nên tìm đến bác sĩ tư vấn di truyền để được tư vấn về các bệnh tật di truyền ở thai nhi.

Làm thế nào để biết được sản phụ nào có nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Đao ? (Về đầu)

Để làm được việc này trước hết phải thực hiện việc sàng lọc trước sinh. Mục đích là sử dụng các xét nghiệm rẻ tiền để lựa chọn những bà mẹ nào có nguy cơ sinh con mắc hội chứng Đao cao hơn trong số các bà mẹ mang thai. Cần lưu ý là những bà mẹ mang thai được chọn ra do xét nghiệm sàng lọc dương tính vẫn có thể có thai nhi hoàn toàn bình thường nhưng do có nguy cơ cao hơn nên cần thực hiện thêm các xét nghiệm đắt tiền hơn để chẩn đoán xem thai nhi có chắc chắn mắc hội chứng Đao hay không.

Khi mang thai trong khoảng từ 11 đến 14 tuần (tính từ ngày kinh cuối), việc sàng lọc được thực hiện bằng 2 xét nghiệm:

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 3
Siêu âm

Dùng để đánh giá vùng gáy của thai nhi, gọi là đo độ mờ da gáy. Khi thai nhi bị bất thường sẽ có một lượng dịch lớn hơn bình thường tập trung ở vùng này (hình 3).

Xét nghiệm máu mẹ

Máu mẹ được lấy để đo nồng độ của hai chất gọi là PAPP-A và hCG. Những bất thường về nồng độ của các chất này sẽ dự báo khả năng bất thường của thai nhi.

Khi mang thai trong khoảng từ 15 đến 18 tuần (tính từ ngày kinh cuối), việc sàng lọc được thực hiện bằng xét nghiệm các chất AFP, uE3 và hCG hoặc free b hCG trong máu mẹ, sự thay đổi nồng độ của các chất này sẽ dự báo khả năng bất thường của thai nhi. Nếu sử dụng kết quả này sẽ chỉ giúp phát hiện được khoảng 60% trường hợp hội chứng Đao nhưng nếu phối hợp với cả kết quả siêu âm, xét nghiệm PAPP-A và free b hCG ở tuổi thai 11 - 14 tuần sẽ cho phép phát hiện tới hơn 90% trường hợp thai nhi mắc hội chứng Đao.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 4
Kết quả thu được từ siêu âm và xét nghiệm máu sẽ được bác sĩ tư vấn di truyền tính nguy cơ sinh con mắc hội chứng Đao. Nếu kết quả cho thấy có nguy cơ thì sản phụ sẽ được thực hiện chẩn đoán trước sinh để chắc chắn thai nhi có bị mắc hội chứng Đao hay không bằng cách lấy nước ối để xét nghiệm (hình 4). Các tế bào trong nước ối sẽ được sử dụng để phân tích NST của thai nhi và cho kết quả chính xác thai nhi có bị hội chứng Đao hay không.

Cần phải làm gì khi bạn có con mắc hội chứng Đao ? (Về đầu)

Việc đối diện với thực tế là con bạn bị mắc hội chứng Đao sẽ làm bạn rất lo sợ về nhiều vấn đề khác nhau từ việc giáo dục, sức khỏe, tương lai của trẻ và cả vấn đề di truyền cho những đứa con sau. Để giải quyết những nỗi lo này các bạn cần làm những việc sau:

  • Cần cho trẻ khám tổng quát để phát hiện và điều trị các bệnh tật đi kèm như những dị tật của tim, hệ tiêu hóa, nghe nhìn kém v.v..
  • Cần đến các trung tâm phục hồi chức năng tại địa phương để giúp trẻ phát triển khả năng vận động, ngôn ngữ, giao tiếp v.v.. Tại đây có các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp con bạn tập bò, lăn, ngồi và đi nếu trẻ bị yếu cơ, các chuyên gia về hoạt động trị liệu giúp con bạn
    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
    Hình 5
    tập ăn, tập sử dụng các kỹ năng của bàn tay, phát triển kỹ năng ngôn ngữ v.v..
  • Hỏi các bác sĩ về các chương trình can thiệp sớm ở nơi bạn ở, đây là một chương trình thông qua các hoạt động về nhận thức, vận động và cảm giác phù hợp để kích thích sự phát triển các kỹ năng của trẻ ngay từ rất sớm để giúp trẻ phát triển tốt vận động, ngôn ngữ, khả năng tự phục vụ và các kỹ năng xã hội.
  • Tìm những gia đình cũng có con bị Đao để học hỏi và chia xẻ kinh nghiệm trong việc săn sóc cho trẻ.
  • Nếu được bạn nên đến một bác sĩ tư vấn di truyền để nhận được các thông tin đầy đủ hơn về bệnh của trẻ và được tư vấn về các vấn đề liên quan đến sự di truyền của bệnh, những vấn đề cần quan tâm trong chăm sóc trẻ những thông tin về các chương trình can thiệp sớm và những cơ hội để được giúp đỡ.

Nói chung trẻ mắc hội chứng Đao thường gặp những vấn đề về phát triển, trẻ thường phát triển chậm hơn so với các trẻ bình thường. Tuy nhiên nếu được tham gia vào chương trình can thiệp sớm càng sớm thì trẻ sẽ càng có nhiều cơ hội để phát triển.

Cần biết rằng người mắc hội chứng Đao mặc dù có biểu hiện chậm phát triển tâm thần nhưng vẫn có thể đi học, có thể học đọc, viết, làm toán v.v.. Người bị Đao có thể làm các công việc giản đơn và có thể sống cuộc sống tương đối độc lập nếu được tạo điều kiện phù hợp (hình 5). Cũng như mọi đứa trẻ khác trẻ mắc hội chứng Đao cần nhận được sự yêu thương từ gia đình và cộng đồng .

Tài liệu tham khảo

1. Nicolaides K.H. (2004), The 11-13+6 weeks scan, Fetal Medicine Foundation, London.

2. Peter S.H. (2004), Practical Genetic Counselling, 6th edition, Arnold.

3. Ricki L. (2002), Human Genetics: Concepts and Applications. 4th edition, McGrall- Hill.

4. Robert L.N., Roderick R.M., Huntington F.W. (2007), Genetics in Medicine, 4th edition, Thompson & Thompson.

5. William L. Heward (1996), Exceptional Children. An Introduction to Special Education. 5th Edition, Prentice-Hall Inc.

Biên soạn: PGS. TS. Nguyễn Viết Nhân

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
   

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não


Page 7

Lỗ đái đổ thấp

1. Lỗ đái đổ thấp là gì ?

2. Có nhiều trẻ mắc dị tật lỗ đái đổ thấp không ?

3. Tại sao trẻ bị mắc dị tật lỗ đái đổ thấp ?

4. Chẩn đoán dị tật lỗ đái đổ thấp như thế nào ?

5. Khám cho trẻ nghi ngờ tật lỗ đái đổ thấp như thế nào?

6. Dị tật lỗ đái đổ thấp có nguy hiểm cho trẻ không ?

7. Lỗ đái đổ thấp được điều trị như thế nào ?

Lỗ đái đổ thấp là gì ? (Về đầu)

Dị tật lỗ đái đổ thấp là tình trạng phát triển không hoàn chỉnh của dương vật làm cho miệng sáo (lỗ đái) không đến đúng vị trí bình thường của

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 1
nó. Ở một trẻ trai bình thường, sau khi kéo da bao quy đầu lên trên để lộ quy đầu, chúng ta thấy lỗ đái nằm gần chính giữa của quy đầu dương vật của trẻ. Ngoài ra, khi trẻ buồn đái hoặc cương dương vật lúc ngủ, dương vật của trẻ dựng thẳng và đôi lúc hơi cong hướng lên phía bụng trẻ.

Ở một số trẻ trai, sau khi kéo da bao quy đầu lên trên để lộ quy đầu, lỗ đái nằm thấp hơn về phía dưới (hay phía sau), đôi khi lỗ đái nằm đến gốc của dương vật hay bìu. Những trường hợp như vậy được gọi là lỗ đái đổ thấp (hình 1).

Có nhiều trẻ mắc dị tật lỗ đái đổ thấp không ? (Về đầu)

Tỉ lệ trẻ mắc lỗ đái đổ thấp dao động từ 3 phần ngàn đến 1 phần trăm trẻ sơ sinh đủ tháng, có nghĩa là cứ mỗi 1000 trẻ em sinh ra thì có từ khoảng 3 đến 10 trẻ mắc lỗ đái đổ thấp.

Tại sao trẻ bị mắc dị tật lỗ đái đổ thấp ? (Về đầu)

Cho đến nay, cơ chế hình thành dị tật lỗ đái đổ thấp vẫn chưa rõ. Các yếu tố môi trường, nội tiết và di truyền được cho là có liên quan cộng hưởng đến sự hình thành nên dị tật này.

Về phương diện bào thai học, vào tuần thứ 8 trong thời kỳ bào thai, một loại tế bào của tinh hoàn gọi là tế bào Leydig sẽ sản xuất ra Testosteron để kích thích làm dài củ sinh dục (sau này là dương vật). Do củ sinh dục phát triển dài ra, nên máng niệu đạo cũng phát triển dài ra theo và sự phát triển của niệu đạo sẽ gần như hoàn tất vào tuần thứ 13 của thời kì bào thai. Khi một nguyên nhân nào đó làm cho quá trình phát triển của máng niệu đạo bị ngừng lại sẽ gây tật lỗ đái đổ thấp ở trẻ nam (hình 2a,b,c,d).

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 2 (a) 9 tuần (b) 11 tuần (c) 13 tuần (d) sau sinh

Hình 2: Các giai đoạn phát triển trong bào thai của niệu đạo

Chẩn đoán dị tật lỗ đái đổ thấp như thế nào ? (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 3
Việc chẩn đoán lỗ đái đổ thấp thường không khó. Nếu chú ý kiểm tra tật này ở trẻ nam, nữ hộ sinh hay bác sĩ sản khoa sẽ là những người đầu tiên phát hiện tật lỗ đái thấp ngay khi trẻ mới được sinh ra.

Nếu trẻ không được phát hiện dị tật trong thời điểm này thì bố mẹ trẻ sẽ là những người phát hiện khi tắm hoặc thay áo quần cho trẻ.

Triệu chứng điển hình đầu tiên ở trẻ bị lỗ đái đổ thấp là lỗ đái của trẻ không nằm ở đỉnh của dương vật mà nằm dọc theo mặt dưới của thân dương vật (hình 3).

Hình 3 : Ở trẻ bị ỗ đái đổ thấp, lỗ đái nằm ở mặt dưới của thân dương vật. Mũi tên chỉ vị trí của lỗ đái.

Ở những trẻ bị nặng, lỗ đái nằm ở cuối dương vật, ở bìu hay thậm chí phía sau cùng của bìu. Trong những trường hợp này nhiều trẻ nam bị nhầm là trẻ nữ, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sinh

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 4

hoạt sau này khi trẻ lớn.

Triệu chứng thường gặp khác là cong dương vật ở các trẻ bị lỗ đái đổ thấp (hình 4). Cong dương vật xuất hiện rõ nhất khi trẻ cương đái hay cương lúc đang ngủ. Ngoài ra, ở các trẻ trai đã đến tuổi đi nhà trẻ hay mẫu giáo, một triệu chứng ít được để ý đến là các trẻ này thường bị ướt chân hay ống quần do cong dương vật và lỗ đái đổ thấp làm cho dòng nước tiểu không đi thẳng ra phía trước được. Ở những trẻ được phát hiện muộn, khi đã đi học ở cấp I, II hoặc các cấp cao hơn, nếu là thể nặng với lỗ đái nằm ở gốc dương vật hay ở bìu, các trẻ này thường phải đi tiểu trong nhà vệ sinh nữ do phải ngồi để đái.

Dị tật lỗ đái đổ thấp thường được phân loại như sau (hình 5) :

  • Thể trước (nhẹ): lỗ đái nằm đoạn ở quy đầu hay rãnh quy đầu, chiếm 50%
  • Thể giữa (trung bình): lỗ đái nằm đoạn 1/3 trước và 1/3 giữa của dương
    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
    Hình 5
    vật, chiếm 30%
  • Thể gần (nặng): lỗ đái nằm đoạn 1/3 sau của dương vật, bìu và tầng sinh môn, chiếm 20%

Khám cho trẻ nghi ngờ tật lỗ đái đổ thấp như thế nào? (Về đầu)

Khám trẻ nghi ngờ bị lỗ đái đổ thấp ở hai tình huống : (1) lúc trẻ không cương dương vật và (2) khi trẻ cương dương vật. Đầu tiên, khám lúc trẻ lúc không cương để có thể kéo nhẹ bao quy đầu xuống để xem lỗ đái nằm vị trí nào. Sau đó, khám lúc trẻ cương để xem trẻ có kèm theo cong dương vật hay không.

Dị tật lỗ đái đổ thấp là loại dị tật thường kèm theo các dị tật khác mà nhất là ở cơ quan sinh dục ngoài như bìu và tinh hoàn. Nhiều thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ dị tật lỗ đái đổ thấp có kèm theo tinh hoàn ẩn là 8-10%, và kèm theo thoát vị bẹn là 10-15%. Đặc biệt, nếu trẻ bị dị tật lỗ đái đổ thấp thể càng nặng (nằm cuối dương vật hay gần bìu) thì dị tật tinh hoàn ẩn kèm theo gặp càng nhiều. Chính vì vậy, ngoài việc xác định lỗ đái đổ thấp còn cần khám kỹ bìu của trẻ (xem thêm bài thoát vị bẹn và tinh hoàn ẩn) để phát hiện các dị tật này.

Ngoài ra, cần lưu ý một số trẻ bị lỗ đái đổ thấp thể nặng hay lỗ đái đổ thấp kèm tinh hoàn ẩn 2 bên có thể kèm theo các bất thường về nhiễm sắc thể hay mơ hồ giới tính. Vì vậy, cần cho các trẻ đó đi khám thêm ở các chuyên khoa về nội tiết và di truyền.

Dị tật lỗ đái đổ thấp có nguy hiểm cho trẻ không ? (Về đầu)

Mặc dù bản thân lỗ đái đổ thấp không gây ra các biến chứng nguy hiểm sớm cho trẻ nhưng nó có thể để lại các hậu quả nặng nề về phát triển tâm sinh lý của trẻ sau này nếu như can thiệp muộn.

  • Nếu trẻ được phẫu thuật muộn sau 3-4 tuổi, cuộc mổ ở dương vật sẽ để lại ấn tượng lên tâm lý trẻ sau khi lớn lên.
  • Trong trường hợp dị tật không được phát hiện và chữa trị lúc còn nhỏ, lớn lên trẻ có thể mặc cảm và khó thích ứng với các sinh hoạt thông thường hay ảnh hưởng rất lớn đến việc lập gia đình và sinh hoạt sinh lý sau này.
  • Cuối cùng, một số trẻ bị lỗ đái đổ thấp trong bối cảnh mơ hồ giới tính không được phát hiện và can thiệp kịp thời càng làm nặng hơn bệnh cảnh này lúc trẻ trưởng thành.

Lỗ đái đổ thấp được điều trị như thế nào ? (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 6 : Phẫu thuật chữa lỗ đái đổ thấp
Phẫu thuật nên được tiến hành khi trẻ còn nhỏ chưa đến trường, tốt nhất là khoảng 1 đến 2 tuổi. Tuy nhiên, do phần lớn các trẻ có dị tật được phát hiện muộn, nên cần giải thích cho bố mẹ, gia đình biết rằng phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Những trường hợp có kèm theo dị tật tinh hoàn ẩn 2 bên hay dị tật lỗ đái đổ thấp thể nặng, cần cho trẻ khám thêm về nội tiết và di truyền để phát hiện cấc bất thường nhiễm sắc thể hay mơ hồ giới tính.

Phẫu thuật chữa dị tật lỗ đái đổ thấp bao gồm 2 phần chính là tạo hình kéo dài niệu đạo để trẻ có lỗ đái nằm đúng vị trí và dựng thẳng những trường hợp có kèm theo cong dương vật (hình 6).

Tài liệu tham khảo

1. Keith T. Oldham, Paul M. Colombani, Robert P. Foglia, Michael A. Skinner (2005), Principles and Practice of Pediatric Surgery, 4th Edition, Lippincott Williams and Wilkins.

2. P. Puri, M. Hollwarth (2006), Pediatric Surgery, Springer-Verlag Berlin Heidelberg

Biên soạn: Ts. Bs Phạm Anh Vũ

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
   

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não


Page 8

Não úng thủy

1. Não úng thủy là gì?

2. Não úng thủy có nguy hiểm không ?

3. Dấu hiệu gì giúp nhận biết một đứa trẻ có nguy cơ bị não úng thủy?

4. Cách đo vòng đầu

5. Trường hợp não úng thủy sẽ được điều trị như thế nào?

6. Đặt ống dẫn lưu để điều trị não úng thủy

7. Khi nào không cần đặt ống dẫn lưu ?

8. Kỹ thuật mới trong điều trị não úng thủy

Não úng thủy là gì? (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 1 Hình 2
Bình thường dịch não tủy được tạo thành trong não thất được lưu thông giữa các não thất và được hấp thụ. Do nhiều nguyên nhân khác nhau quá trình này có thể bị cản trở làm dẫn đến việc tính tụ dịch não tủy trong hộp sọ gây ra tật não úng thủy (hình 1, 2).

Ở trẻ nhỏ mặc dù lúc mới sinh trẻ có kích thước đầu bình thường nhưng do các khớp sọ chưa đóng kín nên sự gia tăng lượng dịch não tủy sẽ làm kích thước của đầu to lên nhanh bất thường. Thóp trước giãn to và căng hơn, các mạch máu da đầu cũng giãn to hơn bình thường. Trán trẻ rất rộng. Mắt thường ở tư thế nhìn xuống tạo nên dấu hiệu mặt trời lặn (khi thấy dấu hiệu này có nghĩa là tình trạng đã nặng, trẻ có thể bị mù và tổn thương nặng ở não).

Não úng thủy có nguy hiểm không ? (Về đầu)

Nếu không phẫu thuật sớm để làm giảm áp lực ở não, trẻ sẽ bị tổn thương não không hồi phục. Do não bị tổn thương, trẻ có thể bị mù, chậm trí, động kinh hoặc bại não.

Dấu hiệu gì giúp nhận biết một đứa trẻ có nguy cơ bị não úng thủy? (Về đầu)

Biểu hiện dể nhận biết nhất là đầu đứa trẻ to dần, thóp trước rộng và phồng căng. Trẻ hay quấy khóc, bú kém thậm chí nôn ói, ánh mắt luôn nhìn xuống (mắt mặt trời lặn), hai tay và hai chân có thể mềm nhũn, kém linh hoạt. Nếu các bà mẹ phát hiện con mình có những dấu hiệu như thế nên đưa trẻ đến khám tại bệnh viện để có chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Nếu nghi ngờ đầu trẻ có dấu hiệu to ra hơn bình thường, hãy đo vòng đầu của trẻ để đối chiếu với sự phát triển bình thường vòng đầu như sau: khoảng 32cm lúc mới sinh, 46cm khi trẻ 1 tuổi, 48cm khi 2 tuổi, 49cm khi 3 tuổi, 51cm khi 7 tuổi, 52cm khi 12 tuổi.

Cách đo vòng đầu (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 3
Việc đo vòng đầu của trẻ cho phép tiến hành kiểm tra một cách gián tiếp sự tăng trọng lượng của bộ não trẻ và quá trình tuần hoàn của các chất lỏng trong não. Lần đo vòng đầu thứ nhất được coi là khởi điểm để có thể so sánh với những lần đo sau, nhằm phát hiện sự phát triển quá nhanh hoặc quá chậm vòng đầu của trẻ.

Dùng thước dây quấn quanh đầu trẻ, phía trước trán (nơi nhô cao nhât), phía bên cạnh (ở trên hai vành tai) rồi kéo thẳng ra phía sau, tính bằng cm (hình 3).

Trường hợp não úng thủy sẽ được điều trị như thế nào? (Về đầu)

Não úng thủy sẽ được điều trị bằng phẫu thuật để đặt một ống dẫn lưu dịch từ não tới ổ bụng, phẫu thuật này cần được thực hiện sớm trước khi lượng dịch trong não trở nên quá lớn gây chèn ép và tổn thương não.

Đặt ống dẫn lưu để điều trị não úng thủy (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 4

Ống dẫn lưu dùng trong điều trị não úng thủy là một loại ống dẫn mềm dẻo được đặt vào hệ thống não thất và dẫn lưu dịch não tủy từ não đến một vùng khác của cơ thể nơi dịch não tủy có thể hấp thụ được, chẳng hạn như khoang phúc mạc hoặc tâm nhĩ phải (hình 4) .

Khi nào không cần đặt ống dẫn lưu ? (Về đầu)

Việc đặt ống dẫn lưu không nên thực hiện trong những tình huống sau:

  • Trẻ có đầu rất to, việc đặt ống dẫn lưu có thể gây xuất huyết trong não. Kết quả của việc đặt ống dẫn lưu cũng không khả quan.
  • Trẻ bị não úng thủy ổn định, không có dấu hiệu của tăng áp lực nội soi, vòng đầu không phát triển bất thường thì không cần điều trị.
  • Trẻ bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng liên quan đến dịch não tủy, thì cần được điều trị trước khi đặt ống dẫn lưu.
  • Khi sức khỏe tổng quát của trẻ (suy dinh dưỡng, thiếu máu, sốt rét, sốt...) chưa sẵn sàng cho việc phẩu thuật, thì việc điều trị trước khi phẫu thuật là cần thiết.

Kỹ thuật mới trong điều trị não úng thủy (Về đầu)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
Hình 5

Hiện nay, kỹ thuật phẫu thuật nội soi phá sàn não thất 3 đã được áp dụng để điều trị não úng thủy (hình 5).

Kỹ thuật này có ưu điểm là trẻ sẽ không phải mang ống dẫn lưu trong người, do đó tránh được các biến chứng thường xảy ra trong phương pháp đặt ống dẫn lưu như tắc nghẽn ống, nhiễm trùng v.v.... Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng được trong một số dạng não úng thủy nhất định.

Tài liệu tham khảo

1. David Werner (1996), Disabled Village Children, The Hesperian Foundation, 2nd Edition.2. Gideon Koren (2007), Medication Safety in Pregnancy & Breastfeeding. The Evidence-Based A to Z Clinician's Pocket Guide. International Edition. Mc Graw Hill.3. Hydrocephalus, MayoClinic.com, http://www.mayoclinic.com/print/hydrocephalus/4. Hydrocephlus, Neurosurgerytoday.org, http://www.neurosurgerytoday.org/what/patient_e/hydrocephalus.asp5. Hydrocephlus, National Institute of Neurological Disorders and Stroke, http://www.ninds.nih.gov/disorders/hydrocephalus/hydrocephalus.htm

6. Hydrocephalus and shunts in person with spina bifida, Spina Bifida Association of America, http://www.spinabifidaassociation.org/site/c.liKWL7PLLrF/b.2725875/k.BDDF/Hydrocephalus

_and_Shunts_in_the_Person_with_Spina_Bifida.htm

Biên soạn: Bs. Trương Văn Trí

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não
   

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não