Đề bài - bài 36 trang 24 sbt toán 7 tập 2

\(\displaystyleb)\,2{{\rm{x}}^2} - 3{{\rm{x}}^4} - 3{{\rm{x}}^2} \)\(\displaystyle- 4{{\rm{x}}^5} - {1 \over 2}x - {x^2} + 1 \)

Đề bài

Thu gọn và sắp xếp các số hạng của đa thức theo lũy thừa tăng của biến. Tìm hệ số cao nhất, hệ số tự do:

a)\(\displaystyle{\rm{}}{x^7} - {x^4} + 2{{\rm{x}}^3} - 3{{\rm{x}}^4} \)\(\displaystyle- {x^2} + {x^7} - x + 5 - {x^3}\)

b)\(\displaystyle2{{\rm{x}}^2} - 3{{\rm{x}}^4} - 3{{\rm{x}}^2}\)\(\displaystyle- 4{{\rm{x}}^5} - {1 \over 2}x - {x^2} + 1\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Để thu gọn đa thức ta nhóm các đơn thức đồng dạng với nhau (nếu có) rồi thực hiện phép cộng trừ các đơn thức đồng dạng.

+) Sắp xếp đa thức đã thu gọn theo lũy thừa tăng dần của biến.

* Sử dụng: Hệ số của đa thức

+) Hệ số cao nhất là hệ số của số hạng có bậc cao nhất.

+) Hệ số tự do là số hạng không chứa biến.

Lời giải chi tiết

\(\displaystyle{\rm{a}})\;{x^7} - {x^4} + 2{{\rm{x}}^3} - 3{{\rm{x}}^4} \)\(\displaystyle- {x^2} + {x^7} - x + 5 - {x^3} \)

\(\displaystyle=(x^7+x^7)+(-x^4-3x^4)\)\(\displaystyle+(2x^3-x^3)-x+5-x^2\)

\(\displaystyle=(1+1)x^7+(-1-3)x^4\)\(\displaystyle+(2-1)x^3-x+5-x^2\)

\(\displaystyle= 2{{\rm{x}}^7} - 4{{\rm{x}}^4} + {x^3} - x + 5 - {x^2} \)

Sắp xếp:\(\displaystyle5 - x - {x^2} + {x^3} - 4{{\rm{x}}^4} + 2{{\rm{x}}^7}\)

Hệ số cao nhất là\(\displaystyle2,\) hệ số tự do là\(\displaystyle5.\)

\(\displaystyleb)\,2{{\rm{x}}^2} - 3{{\rm{x}}^4} - 3{{\rm{x}}^2} \)\(\displaystyle- 4{{\rm{x}}^5} - {1 \over 2}x - {x^2} + 1 \)

\(\displaystyle=(2x^2-3x^2-x^2)-3x^4\)\(\displaystyle-4x^5-\dfrac{1}{2}x+1\)

\(\displaystyle=(2-3-1).x^2-3x^4\)\(\displaystyle-4x^5-\dfrac{1}{2}x+1\)

\(\displaystyle= - 2{{\rm{x}}^2} - 3{{\rm{x}}^4} - 4{{\rm{x}}^5} - {1 \over 2}x + 1 \)

Sắp xếp:\(\displaystyle1 - {1 \over 2}x - 2{{\rm{x}}^2} - 3{{\rm{x}}^4} - 4{{\rm{x}}^5}\)

Hệ số cao nhất là\(\displaystyle-4,\) hệ số tự do là\(\displaystyle1.\)