Hướng dẫn cho người mới chơi gà nồi

Điểm khác biệt lớn nhất ở việc nuôi gà chọi với các loại gà khác là mục đích chăn nuôi. Đây là giống gà được nuôi để đá (hay còn gọi là chọi) chứ không phải để lấy thịt, vì vậy và kỹ thuật chăn nuôi gà chọi có những điểm hoàn toàn khác so với các kỹ thuật chăn nuôi gà lấy thịt. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn kỹ thuật chăn nuôi gà chọi từ A-Z.

I.Chọn và nhân giống trong kỹ thuật chăn nuôi gà chọi

Bạn cần chọn dòng mái tốt theo ngoại hình, thể chất (thường nên chọn những con mái dữ), những con mái này có đời cha là con có thành tích cao. Con mái này cần phải đã đẻ khoảng vài lứa, trong các lứa đó có những con trống có thành tích tốt. Tuổi của con mái làm giống phải dưới 6 năm, không thể quá già.

Hướng dẫn cho người mới chơi gà nồi

Kỹ thuật chăn nuôi gà chọi

Con trống để nhân giống phải có ngoại hình tốt và đang có thành tích cao, tuổi từ 1,5 – 4 năm, không có cùng huyết mạch với con mái đã được chọn.Trước khi để cho gà chọi giao phối, trước đó khoảng 1 tháng, bạn cần bắt đầu bổ sung dinh dưỡng cho chúng.

Bình thường, người ta hay để gà chọi giao phối lấy giống vào khoảng cuối tháng chạp và đầu tháng giêng. Đây là thời điểm tốt nhất để chuẩn bị cho việc ấp nở con non và nâng cao tỉ lệ sống của chúng.

Bạn có thể để gà con được ấp nở theo phương pháp tự nhiên do gà mẹ thực hiện với một chút trợ giúp của con người hoặc dùng máy để ấp trứng. Tuy nhiên, tại nhiều nơi, người ta không thích các hấp nở bằng máy, họ cho rằng gà ấp nở theo cách thức này có khả năng thi đấu rất kém.

II.Cách cho ăn đảm bảo dinh dưỡng trong kỹ thuật chăn nuôi gà chọi

Người nuôi gà chọi thường nuôi gà bằng các thức ăn tự nhiên như: lúa, gạo, ngô, đậu tương, dế, côn trùng, rau xanh, cỏ... Tuy nhiên, những năm gần đây, để chăn nuôi gà chọi tốt hơn, khi gà còn ở giai đoạn theo mẹ người ta cho chúng ăn cám công nghiệp.

Sau khi được 1,5 tháng tuổi, gà chọi con mới được ăn thêm các thức ăn nguyên như: lúa, ngô, lươn, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau xanh... Lúc này, bạn cần giảm dần lượng cám, đến khi gà con tách mẹ chúng có thể ăn hoàn toàn thức ăn tự nhiên. Ở giai đoạn này, bà con có thể thay cám công nghiệp bằng loại cám viên tự chế biến với sự hỗ trợ của các loại máy ép cám.

Hướng dẫn cho người mới chơi gà nồi

Chiếc máy ép cám loại trục đứng giúp ép cám viên một cách dễ dàng

Gà con khi đã tách mẹ, cho ăn hai bữa chính vào lúc 9 giờ sáng và khoảng 4 – 5 giờ chiều, thời gian còn lại cho chú ngăn tự do bằng cách để chúng tự đi kiếm. Sau khi gà được 6 tháng, bổ sung các loại thức ăn thô như rau xanh, cỏ, giá, xà lách,...vào thực đơn của chúng. Ngoài ra, mỗi tuần cho gà ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò.

III.Công thức trộn thức ăn cho gà con tách mẹ trong kỹ thuật chăn nuôi gà chọi

Khẩu phần ăn cho gà con tách mẹ

  • Cám gạo: 10%
  • Ngô: 20%
  • Lúa: 30%
  • Cá tươi nấu chín: 20%
  • Rau (muống, cải, xà lách...): 20%

Khẩu phần ăn cho một gà trống thi đấu/ngày

  • Lúa: 0,25 kg
  • Rau, giá: 0.10 kg
  • Lươn, thịt bò: 0.10 kg

IV.Cách quản lý và huấn luyện gà thi đấu trong kỹ thuật chăn nuôi gà chọi

Cách quản lý gà chọi

Khoảng 2,5 hoặc 3 tháng đầu tiên sau khi nở, gà chọi con có thể được nuôi chung cả ổ và theo mẹ. Khi đã tách mẹ, gà con vẫn có thể nhốt chung cho đến khoảng 4 – 5 tháng tuổi.

Đến thời điểm này, cần tách gà trống và gà mái ra nhốt riêng. Riêng gà trống, mỗi con phải được nhốt tại một chỗ, không cho chúng thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy. Khi gà trống đã gáy rõ tiếng, bạn bắt đầu cắt lông ở các vùng: đầu, cổ, ức, đùi để lộ vùng da ở những nơi này. Đồng thời cắt tai, tích cho gà chọi.

Hướng dẫn cho người mới chơi gà nồi

Cắt lông ở phần đầu, cổ, ức, đùi cho gà chọi

Bạn có thể cho gà chọi (đá) thử 1 – 5 trận để tìm con nào khỏe nhất, đá hay giữ lại huấn luyện tiếp, những con còn lại có thể bán hoặc giết thịt như gà thông thường.

Cách huấn luyện gà chọi

-Quần sương: đây là tên gọi của việc cho gà vận động vào sáng sớm hằng ngày.

Xát nghệ: Để tăng khả năng chịu đựng và giảm thương tích của gà chọi khi thi đấu, bạn dùng nghệ giã nhỏ, hòa với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con xát lên vùng da gà đã bị cắt lông trong vòng 3 tháng để làm cho phần da này dày lên.

Hướng dẫn cho người mới chơi gà nồi

Gà chọi cần được nhốt riêng khi được 4 – 5 tháng tuổi

-Dầm cẳng: Trước khi cho thi đấu khoảng 1 tháng, gà chọi được cho ngâm chân trong hỗn hợp: nước nghệ, muối, nước tiểu để làm chân gà cứng hơn.

Lưu ý, bạn cần nuôi gà chọi trong không gian rộng rãi, thoáng khí để cơ bắp của gà được dẻo dai, có sức khỏe tốt. Nên cho gà tập luyện khoảng 3 lần mỗi tuần và có những buổi đá (chọi) thử trước khi thi đấu với gà của đối thủ để gà quen với việc chọi và đấu hăng hơn.

Với những chia sẻ về kỹ thuật chăn nuôi gà chọi trên, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có những hiểu biết sâu hơn về gà chọi cũng như nắm bắt được quá trình chăn nuôi, luyện tập để có những chú gà chọi hay nhất.