Hướng dẫn nâng cấp android 4.4 len 5.0

Liệu có nên nâng cấp lên Android 5.0 hay ở lại Android 4.4.4? Đây là câu hỏi được khá nhiều người dùng đặt ra khi chiếc smartphone của mình nhận được những bản cập nhật phần mềm.Bạn đang xem: Cách nâng cấp android 4.4 lên 5.0

by linhnt

Việc có quyết định nâng cấp lên Android 5.0 hay không, phụ thuộc vào những trải nghiệm mà hệ điều hành này mang lại so với Android Kitkat 4.4. Theo đánh giá của nhiều trang công nghệ uy tín, Android Lollipop 5.0 có nhiều thế mạnh và cả những điểm yếu so với Android Kitkat 4.4.

Có nên nâng cấp lên Android 5.0 hay không?

Với giao diện được phẳng hoá, đẹp mặt hơn nhiều phiên bản cũ, đi cùng với lời tuyên bố nâng cao về hiệu năng của Google, Android 5.0 có thể làm được những điều mà Android 4.4 không làm được như:

– Khôi phục dữ liệu từ điện thoại android khác qua thiết bị chạy Android Lollipop

– Truy cập nhanh trình tìm kiếm trong mục cài đặt; dừng ngay những thông báo spam

– Ẩn nội dung thông báo nhạy cảm trên màn hình khóa

– Chức năng khóa thông minh khi tích hợp cùng một thiết bị đeo hoặc một thẻ NFC, bluetooth

– Chế độ đa người dùng trên cùng một chiếc điện thoại

– Chụp ảnh ở định dạng RAW

– Khởi động lại mà không xóa những ứng dụng đang chạy ngầm khi bạn Reboot máy.

Xem thêm: Phần Mềm Hỗ Trợ Bắt Sóng Wifi Mạnh Hơn !, Phần Mềm Bắt Sóng Wifi Mạnh Hơn Cho Laptop

– Dùng smartwatch để mở khoá smartphone

– Tự động bật màn hình khoá khi cầm điện thoại

– Tích hợp chế độ tiết kiệm pin Battery Saver

– Cân chỉnh màu sắc màn hình sang ám xanh hoặc ám vàng tuỳ theo sở thích của mỗi người

Hướng dẫn nâng cấp android 4.4 len 5.0

Android Lollipop 5.0 sở hữu nhiều cải tiến so với phiên bản Android Kitkat 4.4

Tuy nhiên, nên nhớ rằng những nâng cấp trên Android 5.0 so với Android 4.4 thường chỉ mới lạ và phát huy tối đa tác dụng khi bạn là người sử dụng những chiếc smartphone chạy Android nguyên bản. Còn đối với những thiết bị được tuỳ biến nhiều như smartphone của Samsung, LG, Oppo, hay Xiaomi thì việc nâng cấp lên Android 5.0 có vẻ không mang lại cải thiện gì đáng kể.

Những điểm trừ trên Android Lollipop 5.0

Trong thực tế, không phải lúc nào Android Lollipop 5.0 cũng tốt hơn Android KitKat 4.4. Bằng chứng là trong các cuộc thử nghiệm trên GSMArena, Nexus 5 và LG G3 đều có thời lượng pin tệ hơn sau khi nâng cấp từ Android 4.4 lên 5.0

Hướng dẫn nâng cấp android 4.4 len 5.0

Liệu “viên kẹo” Android 5.0 có thực sự ngọt?

Ngoài ra, Andorid 5.0 còn không có chế độ im lặng, không được hỗ trợ các widget khóa màn hình, chế độ đa nhiệm phiền phức và khả năng tương thích của ứng dụng với hệ điều này chưa thực sự tốt, dẫn đến nhiều tình trạng như đóng ứng dụng đột ngột và treo máy.

Nhìn chung, việc nên nâng cấp lên Android 5.0 hay ở lại Android 4.4 tuỳ thuộc nhiều vào hệ điều hành của chiếc smartphone mà bạn đang sử dụng. Những thiết bị chạy phiên bản Android đã được tuỳ biến (Samsung, LG, Oppo, Xiaomi, HTC,…) sẽ khắc phục được những thiếu sót trên Android gốc, vì vậy bạn có thể yên tâm nâng cấp. Tuy nhiên, những mẫu máy chạy thuần Android như Google Nexus thì việc nâng cấp cần xem xét lại. Ngoài ra, phiên bản Android Marshmallow 6.0 đã được trình làng và có nhiều cải tiến hơn so với hai phiên bản tiền nhiệm, tuy nhiên hiện tại vẫn còn quá ít thiết bị chạy phiên bản Android mới nhất này, nên việc đánh giá hầu như chỉ dựa trên lý thuyết.

Tải Nox App Player Tải Bluestacks

Cài lại Android cho điện thoại

Thông thường hệ điều hành sẽ được nhà phân phối điện thoại hoặc các cửa hàng bán lẻ cài sẵn cho bạn khi mua máy. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi sử dụng bị đơ, bị lỗi, xung đột phần cứng, phần mềm, cần update nâng cấp lên phiên bản mới. Người dùng cũng có thể thực hiện cài lại Android trên điện thoại của mình.

Cách 1: Sử dụng chức năng Factory Reset mặc định của điện thoại.

Từ màn hình chính của điện thoại -> chọn biểu tượng Cài Đặt (Settings)

Tìm mục: Sao lưu & đặt lại. Tại đây bạn có các lựa chọn trường hợp phù hợp với mình. Gồm có:

Cài lại dữ liệu của nhà sản xuất: đây là cách sẽ khôi phục lại hệ điều hành về như ban đầu.

Bạn cần hết sức lưu ý và suy nghĩ kỹ hoặc sao lưu những dữ liệu quan trọng sang máy khác, thẻ nhớ ngoài. Vì thao tác này sẽ xóa tất cả dữ liệu khỏi bộ nhớ gồm: tài khoản Google, các ứng dụng đã cài đặt, tệp tin tải xuống, nhạc, ảnh… Chọn Đặt Lại Điện Thoại để xác nhận. (Hình ảnh minh họa được tham khảo tại: thegioididong.com)

Cách 2: Sử dụng phím cứng trên điện thoại.

Đây là những phím tắt được nhà sản xuất cài đặt sẵn để cứu cánh cho bạn trong một số trường hợp đặc biệt như: quên mật khẩu mở khóa điện thoại, màn hình bị đơ, lỗi không thể khởi động.

Volume Up + Home + Power: nhấn và giữ nút tăng âm lượng + nút home + nút nguồn.Volume Down + Power: nhấn và giữ nút giảm âm lượng + nút nguồn.Home + Power: nhấn và giữ nút home + nút nguồn.Đối với một số dòng máy đặc biệt hoặc không chính hãng có thể bạn sẽ phải lên Google để search với cú pháp: Recovery mode + tên máy -> để biết chính xác phím tắt cần thiết. (Hình ảnh minh họa được tham khảo từ báo thanhnien.vn)Khoảng 10-15 giây điện thoại sẽ rung lên và hiển thị Logo thì thả tay ra để vào chế độ Reset mặc định.Chọn Wipe data/Factory reset/Recovery Mode (Tùy dòng máy đang sử dụng)Chọn Yes – delete all data user. Chờ trong giây lại để xóa toàn bộ dữ liệu.Chọn Reboot system now để cài lại hệ thống và khởi động lại thiết bị.

Cách nâng cấp Android mới nhất

Từ giao diện màn hình chính -> chọn Cài Đặt (Settings).Truy cập mục: Giới thiệu về điện thoại.Chọn cập nhật phần mềm -> chuyển sang Bản cập nhật hệ thống. Tại đây hệ thống sẽ tự động kiểm tra. Nếu hệ điều hành của bạn đã lỗi thời hoặc có phiên bản mới hãy kết nối wi-fi để tải về bản Update. Có thể dung lượng khá lớn nên bạn cần có đường truyền ổn định, bộ nhớ trống và lượng pin cần thiết -> chọn Tự động cập nhật. Sau khi quá trình download hoàn tất sẽ Reset lại thiết bị và cài đặt bản mới nhất.

Xem thêm: " Phòng Đệm Là Gì Và Ứng Dụng Của Phòng Đệm Trong Phòng Sạch

Tải các phiên bản Android đã ra mắt

Điện thoại hệ điều hành Android

Những dòng sản phẩm điện thoại chạy hệ điều hành Android trên thị trường hiện nay bao gồm: điện thoại Acer, Fire Phone của Amazon, ZenFone của Asus, BlackBerry, Casio, Google Nexus, HTC, T-Mobile Huawei, Lenovo, LG, Motorola, Nokia, Sony, Vertu, Xiaomi, ZTE… và một số dòng sản phẩm Phablet, máy tính bảng khác.