Miên lý tàng châm là gì

Ngải cứu, còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp; có tên khoa học Artemisia vulgaris L., thuộc họ Cúc Asteraeae. Thường dùng lá có lẫn ít cành non phơi hay sấy khô của cây hoặc lông của lá ngải cứu làm thuốc. Theo y học cổ truyền, ngải cứu là vị thuốc có tính ôn, vị cay đắng; quy kinh Can, Tỳ, Thận. Dùng làm thuốc ôn khí huyết, ôn kinh chỉ huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai. Thường dùng trong pháp cứu.

Ôn châm cứu?

Theo “Biển Thước tâm thư”, để bổ dương có ba phương pháp lớn: thứ nhất ngải cứu, thứ hai đan dược, thứ ba phụ tử. Tư tưởng này cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó, đặc biệt là pháp cứu, vô cùng thích hợp sử dụng với người hiện đại phần lớn có thể chất dương hư, là phương pháp tốt nhất trong việc điều chỉnh dương khí, bổ túc dương khí một cách nhanh chóng. “Bất kỳ tật bệnh hoặc trạng thái suy lão nào, đều là quá trình khuy tổn, tiêu hao không ngừng dương khí của cơ thể. Nếu như bỏ qua phương pháp trị liệu bồi bộ dương khí toàn thân, khó mà có thể trị khỏi được tật bệnh từ gốc”.

Phương pháp ôn châm cứu, còn gọi là ôn châm, châm bính cứu, thiêu châm bính… Là một phương pháp kết hợp Ngải cứu và châm kim. Tên gọi ôn châm lần đầu tiên xuất hiện trong Thương hàn luận, nhưng không được nêu rõ. Phương pháp này phát triển mạnh vào thời nhà Minh, được ghi chép lại trong “Châm cứu tụ anh” của Cao Vũ và “Châm cứu đại thành” của Dương Tục Châu.

Miên lý tàng châm là gì

Phương pháp ôn châm cứu vừa đạt được mục đích của lưu kim, vừa có thể dẫn nhiệt thông qua thân kim vào sâu bên trong. Như “Thiên kim dực phương” có nói: “Phàm bệnh đều do khí huyết ủng trệ, không thể tuyên thông, dùng châm để khai đạo, dùng cứu để ôn ấm”, từ đó đạt được hiệu quả điều trị, được ứng dụng vô cùng rộng rãi trên lâm sàng.

Thao tác

Sau khi châm kim, vê kim để đạt được đắc khí, lưu kim ở độ sâu thích hợp, gắn miếng bìa cứng có lỗ ở giữa vào nhằm bảo vệ vùng da xung quanh huyệt đạo, gắn vào đốc kim mẩu ngải cứu dài 2cm, hoặc ngải nhung được vo lại thành viên chắc nhỏ, đốt cháy ngải. Đợi ngải cháy hết, dùng nhíp nhổ kim ra. Nếu như dùng ngải nhung, có thể cứu 3 - 5 mồi.

Khoảng cách giữa đoạn ngải và da khoảng 2 - 3cm, điều chỉnh sao cho người bệnh cảm thấy độ ấm vừa phải, không nóng rát. Trong quá trình lưu kim đốt ngải, người bệnh không nên di chuyển cơ thể.

Ứng dụng

Ôn châm cứu vừa có tác dụng của châm lẫn cứu, ứng dụng của nó không chỉ còn giới hạn đối với các bệnh phong thấp, các bệnh thiên về tính hàn, mà đã được ứng dụng trị liệu rộng khắp trên nhiều loại bệnh  thuộc hàn chứng, hư chứng, thống chứng như phong hàn thấp tí, đau khớp, đau lưng, vị phúc lãnh thống, di chứng sau tai biến, liệt mặt, các bệnh phụ khoa… Ngoài ra cũng thích hợp dùng để phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Lưu ý: ôn châm là một thủ thuật y khoa dành riêng cho các nhân viên y tế được đào tạo cùng ngành, những người không được đào tạo không nên tùy tiện làm. Vì các kỹ thuật, thao tác sai sẽ không mai lại kết quả như mong muốn, thậm chí gây tổn hại sức khỏe cho người bệnh.

Thủy châm là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả trong Y học cổ truyền. Bệnh nhân có thể tham khảo thêm thông tin để áp dụng biện pháp trong điều trị nhiều bệnh lý.

Thủy châm là phương pháp tiêm vào huyệt các thuốc tây y có chỉ định tiêm bắp nhằm mục đích chữa bệnh. Bác sĩ sẽ vận dụng kỹ thuật châm cứu đưa thuốc vào huyệt nhằm làm tăng thêm diện tích kích thích, cường độ kích thích và thời gian kích thích trong khi chữa bệnh.

Thủy châm không chỉ có tác dụng làm giảm hay ức chế căn bệnh mà nó trực tiếp và nhanh chóng khắc phục nguyên nhân gây ra bệnh.

Khi các dược chất vô trùng được tiêm vào một huyệt vị trên cơ thể sẽ truyền xung động kích thích đó đến vỏ não, rồi từ vỏ não phản xạ tới các cấp của hệ thần kinh, để điều chỉnh tất cả hoạt động của cơ quan nội tạng nhờ đó giúp chữa khỏi bệnh và phục hồi các tổn thương.

Để tiến hành phương pháp thủy châm, bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm riêng biệt, chiết thuốc vừa đủ, sau đó xác định huyệt đạo và tiêm thuốc vào.

Thủy châm điều trị bệnh gì hiệu quả?

Hiện tại, thủy châm được áp dụng trong điều trị các bệnh lý

  • Thần kinh: Thiểu năng tuần hoàn não, đau nửa đầu, viêm thần kinh hông to, sau đột quỵ, đau dây thần kinh ngoại biên...
  • Cơ xương khớp: Bong gân, thoái hóa xương khớp, trật khớp, bệnh viêm khớp mạn
  • Thủy châm kết hợp các biện pháp châm cứu điều trị hiệu quả các căn bệnh mãn tính: Hen phế quản, phục hồi sau đột quỵ,...

Ưu điểm của phương pháp thủy châm

Thủy châm có hiệu quả cao trong điều trị nhiều bệnh lý, vừa giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh vừa khắc phục được căn nguyên gây bệnh.

Thủy châm được đánh giá cao trong điều trị bệnh vì những ưu điểm sau:

  • Hiệu quả điều trị cao nhờ vào sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Đông y và Tây y, tác động vào huyệt vị để điều trị căn nguyên gây bệnh
  • Giảm triệu chứng rõ rệt, tác dụng nhanh
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức điều trị bệnh

Thủy châm có hại gì không?

Thực tế điều trị cho thấy, thủy châm cho hiệu quả cao hơn rất nhiều, có thể nói là gấp đôi, so với việc dùng riêng một phương pháp Đông y hoặc Tây y. Bởi vì, ngoài tác dụng giảm đau nhanh của thuốc Tây y dành cho các bệnh cấp thì tác dụng của việc tiêm thuốc vào các huyệt đạo, tác động đúng huyệt vị nên hiệu quả nhanh và tăng hơn.

Thủy châm là phương pháp mới và khó hơn châm cứu thông thường nên cần được thực hiện bởi các bác sĩ, y sĩ, lương y được đào tạo chuyên về thủy châm. Có thể tiến hành thủy châm ở tư thế nằm ngửa hoặc ngồi.

Sau khi thủy châm, bệnh nhân cần được theo dõi tại chỗ và toàn thân. Một số ít trường hợp có thể xảy ra tai biến (gọi là vựng châm) với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt.

Khi đó, xử trí bằng cách rút kim ra ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ, đồng thời day bấm các huyệt thái dương, nội quan và theo dõi mạch, huyết áp.

Thủy châm cần được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao (Ảnh: vienydhdt.gov.vn)

Lưu ý khi thực hiện thủy châm

  • Bệnh nhân nên nghỉ ngơi khoảng 15 phút sau khi thủy châm
  • Có thể xuất hiện các triệu chứng tăng huyết áp, hoa mắt chóng mặt, khô miệng, nóng mặt
  • Mỗi ngày chỉ nên thủy châm 1 lần, tiến hành từ 10-15 phút
  • Lựa chọn các cơ sở uy tín, có kinh nghiệm về thủy châm để thực hiện
  • Thủy châm theo chỉ định của bác sĩ

Những trường hợp không thực hiện thủy châm:

  • Cấp cứu
  • Đau bụng ngoại khoa
  • Thể trạng yếu, tinh thần không tỉnh táo
  • Bệnh nhân dị ứng với thuốc sử dụng trong thủy châm

Thủy châm chữa bệnh ở đâu tốt tại Hà Nội 

Hiện nay, người bệnh muốn điều trị bệnh bằng thủy châm có thể đến các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa y học cổ truyền. Dưới đây là một số đơn vị uy tín và chuyên về y học cổ truyền tại Hà Nội bạn có thể tham khảo:

1. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

  • Địa chỉ: Số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội
Cổng vào khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương - Ảnh:  

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương thành lập với mục tiêu cung cấp dịch vụ khám bệnh, chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền và kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại cho các bệnh nhân có nhu cầu.

Bệnh viện có các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, BSCKI, BSCKII có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT trực tiếp thăm khám cho người bệnh. Công tác chẩn đoán và khám bệnh còn được sự hỗ trợ của nhiều trang thiết bị y khoa hiện đại như MRI, CT scanner, X quang kỹ thuật số, Siêu âm Doppler…

Khoa Khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao tại Bệnh viện có các phòng điều trị chuyên sâu: Châm cứu, Xoa bóp bấm huyệt, Xông thuốc YHCT, Kéo giãn cột sống thắt lưng, cột sống cổ, Tập vật lý trị liệu…

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là một bệnh viện lớn, áp dụng nhiều kỹ thuật điều trị mới, hiện đại và có hiệu quả tốt. Thủy châm là một trong những phương pháp được áp dụng khá thành công tại bệnh viện.

2. Bệnh viện Châm cứu Trung ương

  • Địa chỉ: Số 49 Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội
Phòng điều trị tại Trung tâm kỹ thuật cao Châm cứu Việt Nam - Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Bệnh viện Châm cứu Trung ương là cơ sở y tế có uy tín lớn về châm cứu và phục hồi chức năng. Khám, cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh ở tuyến cao nhất bằng phương pháp không dùng thuốc: Chấm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh…

Bệnh viện cũng luôn được đánh giá tốt về kết hợp tốt giữa y học hiện đại với y học cổ truyền trong chẩn đoán và điều trị bệnh, được người bệnh tín nhiệm.

Thủy châm là một trong những phương pháp điều trị thường quy tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, đã và đang điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân với các chứng bệnh khác nhau. Trung tâm Kỹ thuật cao - Bệnh viện Châm cứu Trung ương triển khai các phòng điều trị chuyên sâu như:

  • Khu cấy chỉ
  • Khu châm tê phẫu thuật - điều trị đau
  • Khu châm Việt Nam
  • Khu cứu ngải
  • Khu thủy châm
  • Khu bấm huyệt

Bệnh viện tiếp nhận các bệnh nhân điều trị các thể bệnh khó chữa như:

  • Liệt nửa người do tai biến mạch máu não ở người lớn
  • Liệt do di chứng viêm não ở trẻ em
  • Liệt mặt, giảm hoặc mất thị lực
  • Câm điếc thứ phát
  • Các loại liệt thần kinh
  • Các chứng đau như đau đầu, mất ngủ, đau lưng, đau thần kinh tọa, đau do ung thư
  • Hỗ trợ cai nghiện ma túy
  • ...

3. Viện Y học cổ truyền Quân đội

  • Địa chỉ: Số 442 Kim Giang, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Cổng vào Viện y học cổ truyền Quân đội 

Viện Y học cổ truyền Quân đội là một trong những đơn vị y tế chuyên sâu, đầu ngành về Y học truyền. Viện cũng có nhiều nghiên cứu quan trọng góp phần cải thiện chất lượng khám chữa bệnh qua từng ngày.

Một số bệnh sau là thế mạnh của Viện:

Viện có đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao và tay nghề giỏi về chữa các bệnh đau xương khớp thần kinh và các chứng liệt bằng các phư­ơng pháp điều trị dùng thuốc đông tây Y cập nhật và chính xác đảm bảo hiệu quả điều trị cao kết hợp với các phương pháp không dùng thuốc như: Châm cứu, thủy châm, điện châm, đắp nến, lazer, phong bế, xoa bóp bấm huyệt…

Ngoài các thiết bị chung của viện về các máy xét nghiệm hóa huyết học, sinh hóa miễn dịch hiện đại, máy XQ, máy chụp cắt lớp vi tính…

4. Khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Bạch Mai

  • Vị trí: Tầng 2 – Khu nhà A6, A8
  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Hà Nội

Khoa Y học cổ truyền là đơn vị chuyên môn kỹ thuật về Y học cổ truyền hoạt động trong bệnh viện đa khoa đặc biệt tuyến trung ương, là cầu nối giữa Y học hiện đại với Y học cổ truyền. Khoa Y học cổ truyền đã và đang nghiên cứu, kế thừa, phát triển nhiều bài thuốc và một số phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mang lại hiệu quả cao.

Khoa Y học cổ truyền có mối liên kết kết chặt chẽ với các khoa lâm sàng khác trong bệnh viện nên được hỗ trợ tối ưu về chuyên môn kỹ thuật, giúp cho công tác khám chữa bệnh luôn đạt hiệu quả cao nhất.

Khoa còn có khu sơ chế, bào chế và sản xuất dược liệu, thuốc thành phẩm đáp ứng đầy đủ và đa dạng các loại thuốc Đông dược để phục vụ cho bệnh nhân. Các kĩ thuật điều trị cơ bản và trang thiết bị tại Khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Bạch Mai:

  • Cấy chỉ catgut trên huyệt
  • Điện châm điều trị
  • Thủy châm 
  • Laser châm điều trị
  • Siêu âm điều trị
  • Sóng xung kích điều trị
  • Sóng tần phổ, hồng ngoại
  • Kéo giãn cột sống cổ và cột sống thắt lưng bằng máy
  • Giác hơi
  • Xoa bóp – bấm huyệt điều trị

5. Khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Quân y 103

  • Địa chỉ: Số 261 Phùng Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội
Thủy châm điều trị tại Khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Quân y 103 

Khoa Y học cổ truyền luôn phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng và cận lâm sàng trong Bệnh viện để chẩn đoán bệnh chính xác cũng như đánh giá hiệu quả điều trị kịp thời. Khoa luôn đảm bảo thu dung khoảng 30 mặt bệnh để phục vụ công tác huấn luyện và nghiên cứu khoa học, luôn duy trì điều trị 40 - 45 giường bệnh.

Các kỹ thuật về châm, điện châm, thủy châm, cứu, xông thuốc cục bộ, xoa bóp phục hồi chức năng luôn được chú trọng và thực hiện thường xuyên, góp phần tích cực vào công tác huấn luyện lâm sàng cũng như tăng cường hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Một số kỹ thuật đang thực hiện tại khoa:

  • Kỹ thuật thủy châm: được tiến hành tại buồng kỹ thuật, xây dựng quy trình thủy châm thuốc vào huyệt theo đúng quy định và tuân thủ nghiêm ngặt.
  • Kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt: được làm tại buồng bệnh hoặc buồng kỹ thuật, có phân công kỹ thuật viên chuyên trách.
  • Kỹ thuật điện châm, hào châm: đây là một kỹ thuật thường dùng trên lâm sàng. Các bác sĩ và kỹ thuật viên đều làm thành thạo kỹ thuật hào châm, châm xuyên huyệt và điện châm, không để tai biến xảy ra.
  • Kỹ thuật xông thuốc cục bộ phối hợp kéo giãn cột sống: khoa được trang bị máy xông thuốc cục bộ dạng phun sương. Khoa đã xây dựng một số bài thuốc y học cổ truyền để phục vị cho công tác điều trị. 
  • Tập phục hồi vận động: Khoa được trang bị phòng tập đa năng của Tây Ban Nha, máy tập phục hồi vận động chi dưới.

Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về thủy châm. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc và người bệnh đang có nhu cầu điều trị bằng phương pháp này.