Nấm nào sau đây có cấu tạo cơ thể đơn bào

Hướng dẫn câu hỏi Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào (có đáp án) hay nhất, bám sát nội dung sách Chân trời sáng tạo.

[Chân trời sáng tạo] Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Câu 19.1.Quan sát hình ảnh trùng rơi và trả lời các câu hỏi.

a) Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?

A. Lục lạp.

B. Nhân tế bào.

C. Không bào.

D. Thức ăn.

b) Chức năng của thành phần cấu trúc x là gì?

A.Hô hấp.

B. Chuyển động.

C. Sinh sản.

D. Quang hợp.

Trả lời:

a) Chọn đáp án: A

b) Chọn đáp án: D

Câu 19.2.Quan sát hình ảnh bên về trùng biến hình.

a) Hoàn thành cấu trúc tế bào trùng biến hình bằng cách gọi tên các số (1), 0), (3).

b) Cơ thể trùng biến hình được cấu tạo từ bao nhiêu tế bào?

c) Trùng biến hình thuộc nhóm tế bào động vật hay tế bào thực vật? Giải thích.

d) Dự đoán chân giả của tế bào trùng biến hình dùng để làm gì.

Trả lời:

a) (1) Màng tế bào, (2) Chất tế bào, (3) Nhân tế bào.

b) Một tế bào,

C) Trùng biến hình thuộc nhóm tế bào động vật. => Tế bào trùng biến hình lông chứa bào quan lục lập trong chất tế bảo.

d) Chân giả trong cấu trúc tế bào trùng biến hình giúp chúng có khả năng di chuyển và lấy thức ăn.

Câu 19.3.Quan sát hình ảnh bên về vi khuẩn,

a) Hoàn thành cấu trúc tế bào vi khuẩn bằng cách gọi tên các số (1), (2), (3).

b) Tế bào vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực? Giải thích.

c) Dự đoán lông và roi trong cấu trúc tế bào vi khuẩn dùng để làm gì.

d) So sánh cấu trúc tế bào trùng biến hình và tế bào vi khuẩn.

Trả lời:

a) (1) Màng tế bào, (2) Chất tế bào, (3) Vùng nhân.

b) Tế bào vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ. => Tế bào vi khuẩn chưa có màng nhân bao bọc khối vật chất di truyền.

c) Thành phần roi và lông trong cấu trúc tế bào vi khuẩn giúp chúng có khả năng di chuyển.

d) So sánh trùng biến hình và vi khuẩn:

- Giống nhau: đều được cấu tạo tỪ một tế bào.

- Khác nhau: trùng biến hình thuộc nhóm tế bào nhân thực, còn vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ.

Câu 19.4.Hãy chọn đáp án đúng.

a) Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ

A. hàng trăm tế bào.

B. hàng nghìn tế bào.

C. một tế bào.

D. một số tế bào,

b)... cơ thể đơn bào có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

A. Không có.

B. Tất cả.

C. Đa số.

D. Một số ít.

c) Cơ thể nào sau đây là đơn bào?

A.Con chó

B.Trùng biến hình.

C.Con ốc sên.

D. Con cua.

Trả lời:

a) Chọn đáp án: C

b) Chọn đáp án: D

c) Chọn đáp án: B

Câu 19.5.Cho hình ảnh hai cơ thể đơn bào dưới đây, hãy nêu điểm khác biệt giữa chúng.

Trả lời:

Câu 19.6*.Quan sát hình dưới đây về trùng biến hình và cho biết đây là quá trình nào,

Trả lời:

- Trong hình mô tả quá trình tế bào trùng biến hình sinh sản, kết quả hình hành hai tế bào trùng biến hình mới.

Câu 19.7.Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào?

A. Hoa hồng.

B. Hoa mai.

C. Hoa hướng dương.

D. Tảo lục.

Trả lời:

Chọn đáp án: D

Câu 19.8.Cho các sinh vật sau: vi khuẩn lao, chim bồ câu, vi khuẩn E. coli, đà điều, cây thông, trùng roi, cây táo, trùng biến hình, tảo lục đơn bào. Hãy sắp xếp các đại diện trên vào đúng vị trí trên sơ đồ dưới đây:

Trả lời:

Câu 19.9. Hoàn thành các câu sau:

Cơ thể sinh vật được tạo thành từ (1)... hay (2)... (3)... như trùng roi trùng biến hình, (4)... có kích thước hiển vì và số lượng cá thế nhiều.

(5)... có cấu tạo nhiều hơn một tế bào, ví dụ: động vật, thực vật, ...

Trả lời:

(1) một tế bào, (2) nhiều tế bào, (3) Cơ thể đơn bào, (4) vi khuẩn, (5) Cơ thể đa bào.

Câu 19.10.Hãy hoàn thành các yêu cầu sau:

a) Nêu hai đặc điểm khi nói về cơ thể đơn bào.

b) Nêu hai đặc điểm khi nói về cơ thế đa bào.

c) Nêu điểm giống nhau giữa cơ thế đơn bào và cơ thể đa bào.

Trả lời:

a) Hai đặc điểm khi nói về cơ thể đơn bào:

- Cơ thể được cấu tạo từ một tế bào

- Tế bào có thể là tế bào nhân sơ học tế bào nhân thực.

b) Hai đặc điểm khi nói về cơ thể đa bào:

Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào;

Tế bào nhân thực.

c) Điểm giống nhau giữa cơ thể đơn bào và đa bào:

- Đều là vật sống,

- Đơn vị cấu tạo nên cơ thể đều là tế bào gồm ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào và vật chất di truyền (nhân tế bào hoặc dụng nhân)

Bài 32: Nấm

Câu 1: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?

A. Nấm hương

B. Nấm mỡ

C. Nấm men

D. Nấm linh chi

Trả lời:

Nấm men là loại nấm đơn bào có cấu tạo từ một tế bào.

Chọn đáp án: C

Câu 2: Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc?

A. Nấm đùi gà

B. Nấm kim châm

C. Nấm thông

D. Đông trùng hạ thảo

Trả lời:

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm. Đây thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.

Chọn đáp án: D

Câu 3: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?

A. Lên men bánh, bia, rượu…

B. Cung cấp thức ăn

C. Dùng làm thuốc

D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật

Trả lời:

Trong tự nhiên, nấm cố vai trò chủ yếu là tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.

Chọn đáp án: D

Câu 4: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?

A. Nấm hương

B. Nấm bụng dê

C. Nấm mốc

D. Nấm men

Trả lời:

Nấm men, nấm bụng dê và nấm mốc có cơ quan sinh sản là túi bào tử.

Chọn đáp án: A

Câu 5: Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ?

A. Nấm men

B. Nấm mốc

C. Nấm mộc nhĩ

D. Nấm độc đỏ

Trả lời:

Penicillin là một trong một nhóm kháng sinh thu được từ nấm Penicillium (một loại nấm mốc mọc trên bánh mì)

Chọn đáp án: B

Câu 6:Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?

A. Nấm men

B. Vi khuẩn

C. Nguyên sinh vật

D. Virus

Trả lời:

Nhờ có nấm men giúp lên men rượu nên chúng ta sẽ thu được rượu vang.

Chọn đáp án: A

Câu 7: Địa y được hình thành như thế nào?

A. Do sự cộng sinh giữa nấm và công trùng

B. Do sự cộng sinh giữa nấm và một số loài tảo

C. Do sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn

D. Do sự cộng sinh giữa nấm và thực vật

Trả lời:

Địa y được hình thành do sự cộng sinh giữa nấm và một số loài tảo. Nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo, còn tảo có diệp lục nên quang hợp tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cả hai.

Chọn đáp án: B

Câu 8: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?

A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa

B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa

C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa

D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức

Trả lời:

Bệnh hắc lào là do một loại nấm da gây ra. Người bị bệnh hắc lào thường xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.

Chọn đáp án: C

Câu 9: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực

B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi

C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi

D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người

Trả lời:

- B sai vì nấm hương là đại diện nhóm nấm đảm.

- C sai vì chỉ có một số loại nấm cần quan sát dưới kính hiển vi. Đa số nấm có thể quan sát được bằng mắt thường.

- D sai vì không phải loại nấm nào cũng có lợi cho con người (ví dụ: nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm)

Chọn đáp án: A

Câu 10: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A. Gây bệnh nấm da ở động vật.

B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.

C. Gây bệnh viêm gan B ở người.

D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Trả lời:

Tác nhân gây ra bệnh viêm gan B ở người là virus, không phải nấm.

Chọn đáp án: C