Nhân vật trữ tình trong bài thơ duyên

I – GỢI DẪN

Thơ duyên

1. Về tác giả (xem bài Vội vàng).

2. Thơ duyên là bài thơ thể hiện rất rõ sự tinh tế của nhà thơ trong việc cảm nhận sự trôi chảy của thời gian. Những biến thái vi diệu của tự nhiên được cảm nhận và diễn tả tinh tế. Nhà thơ đã cụ thể hoá được những cảm giác không thể diễn đạt bằng lời. Bài thơ được phát triển theo mạch cảm xúc :

– Khổ thơ đầu : cảm xúc khi mùa thu tới.

– Hai khổ thơ tiếp theo : cảm xúc trước sự biến thái của mùa thu.

– Những khổ thơ còn lại : cảm xúc khi chia tay mùa thu.

3. Đọc chậm, diễn cảm, xuống giọng ở câu cuối mỗi khổ thơ. Nhấn giọng ở những từ và cụm từ có chú thích.

II – KIẾN THỨC CƠ BẢN

Thơ duyên 

Năm 1938, tập Thơ thơ ra đời đã gây một tiếng vang lớn trên thi đàn văn học Việt Nam (1930 – 1945) và vị trí hàng đầu của Xuân Diệu trong làng thơ mới mặc nhiên được công nhận. Xuân Diệu là một hồn thơ không bao giờ khép kín, luôn rộng mở với đất trời, với cuộc sống và con người. Đó là một tấm lòng yêu say đắm cuồng nhiệt và một nỗi khao khát được giao cảm mãnh liệt với vũ trụ, với cuộc đời. Thơ duyên là một trong những bài thơ thể hiện niềm khao khát giao cảm đó. Trái tim đa tình của Xuân Diệu dễ dàng rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên. Trong những trang thơ viết về thiên nhiên, nhà thơ đã dành những tình cảm ưu ái đối với mùa thu và mùa xuân, bởi đó là thời điểm thiên nhiên thể hiện vẻ đẹp viên mãn nhất.

Bài Thơ duyên là khúc giao mùa êm ái nhất được cảm nhận bởi tâm hồn một thi sĩ đa cảm và đa đoan. Xuân Diệu khao khát được sống hết mình với cuộc đời nên luôn có cảm giác lo sợ thời gian trôi qua. Vì thế, thi sĩ đặc biệt nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian. Thi sĩ đặc biệt nhạy cảm với thời điểm giao mùa. Về thời khắc giao mùa của hạ – thu, nhà thơ đã rất thành công với hai thi phẩm Đây mùa thu tới và Thơ duyên. Viết về cảnh thu, thi sĩ Xuân Diệu đã bộc lộ sự nhạy cảm tinh tế khi quan sát cảnh. Thơ duyên không đơn giản là một bài thơ tình mà là bài thơ về sự giao hoà đầy chất thơ giữa vạn vật trong trời đất. Bài thơ được mở đầu bằng những hình ảnh trong sáng và nên thơ :

 Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,
 Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
 Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
 Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.

Cảnh thu đẹp vì chiều mộng với khói sương mỏng manh như hoà thơ trên nhánh cây mềm mại duyên dáng đu đưa trong gió thu nhẹ. Cảnh thật nên thơ bởi chính nó đã chứa cái mộng ảo của một chiều thu. Trên cây me những cặp chim ríu rít chuyền cành với tiếng hót đầy yêu thương. Hình ảnh trên đã gợi cho chúng ta cảm giác cuộc đời dường như luôn ẩn hiện cái duyên của sự sống. Đó không chỉ là cảnh của mùa thu mà còn là tình thu của hồn thơ Xuân Diệu đã thấm đẫm vào cảnh vật. Từ trên cao, ánh trời trong như ngọc đổ tràn qua muôn lá và đâu đâu cũng vang lên những tiếng nhạc, tiếng đàn. Bằng khả năng cảm nhận tinh tế, Xuân Diệu đã khám phá ra cái đẹp, cái duyên của một chiều thu êm ái dịu dàng có đường nét, sắc màu tươi sáng, gần gũi và giản dị, không kiêu sa lộng lẫy nhưng lại có sức gợi cảm rất lớn khiến cho cảnh vật như có tình, có duyên gắn bó hoà hợp với nhau :

 Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu
 Lả lả cành hoang, nắng trở chiều ;
 Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
 Lần đầu rung động nỗi thương yêu

Với một hồn thơ lai láng cảm xúc, Xuân Diệu cảm thấy đất trời và cuộc sống đâu cũng có duyên với nhau, sóng đôi với nhau : “con đường nhỏ nhỏ” đi với “gió xiêu xiêu”, “cành hoang lả lả” đi với “nắng trở chiều”. Tất cả đang giao hoà trong một buổi chiều thu đầy chất thơ. Nhà thơ đi giữa mùa thu ấy, lắng nghe nơi lòng mình niềm cảm thông với vạn vật và bộc lộ nỗi khao khát được chia sẻ với mọi người với cuộc đời, nhất là người con gái đang hồn nhiên đi trên con đường mùa thu ấy :

Em bước điềm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững đững chẳng theo gần

“Anh” và “em” ở đây không phải một cặp tình nhân đi trên con đường mùa thu bởi vì em thì điềm nhiên không có tình ý gì với kẻ đi sau, còn anh mải mê ngắm cảnh vật nên không chú ý đến người con gái đi trước. Hai con người hai thế giới cách biệt không hề quen biết nhau. Nhưng đó chỉ là cái vẻ bề ngoài. Điều kì ẩn chứa ở bên trong tâm hồn :

 Thơ duyên

 Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu
 Anh với em như một cặp vần.

Một hình ảnh so sánh rất thơ và thể hiện được quan niệm của nhà thơ về “duyên”. Bề ngoài có vẻ cách xa nhưng bên trong đã có sự giao hoà. “Cặp vần” thì không thể tách rời. Chính những cặp vần là yếu tố quan trọng nhất để làm nên vẻ đẹp của bài thơ. Thiên nhiên kết đôi với nhau, thiên nhiên kết đôi với con người cũng chưa đủ. Phải có sự giao duyên giữa con người với con người. Với Xuân Diệu, cuộc đời là một bài thơ dịu ngọt. Vậy con người đi trong bài thơ đó phải là một cặp vần để làm cho cuộc đời càng trở nên dịu ngọt hơn. Sẵn có cảnh giờ thêm người, sự giao cảm càng tăng lên gấp bội. Thi sĩ có hồn thơ tinh tế ấy đã vẽ lên một bức tranh thu huyền diệu. Cảnh thu thì tươi tắn, tình thu nhẹ nhàng, thanh thoát. Và chính bức tranh thu ấy đã ẩn chứa cái duyên của cuộc đời và một tình yêu xôn xao rạo rực trong trái tim của chàng trai mới lớn.

Thơ Xuân Diệu là kết quả sự kết hợp giữa thơ ca truyền thống với bút pháp hiện đại. Đây là một thành công lớn của Xuân Diệu khi đưa người đọc cảm nhận những rung cảm tinh tế với cuộc đời :

 Mây biếc về đâu bay gấp gấp
 Con cò trên ruộng cánh phân vân

Cảm nhận được cả những rung động nhỏ nhất, cái phân vân của cánh cò, điệu gấp của đám mây. Buổi chiều thu êm ả và tĩnh lặng đã được diễn tả như thế. Với tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, thi nhân đã cảm nhận cảnh vật dường như cảm thông và hoà nhập với nhau. Song ở đây ta còn cảm nhận được cái gấp gấp của mây biếc, cái phân vân của cánh cò như chất chứa tâm trạng xôn xao khó hiểu. Khao khát được hoà nhập nhưng luôn luôn thấy được cái giá lạnh, cái cô đơn của cuộc đời. Chính vì thế đứng giữa đất trời mùa thu nhà thơ như thấy bầu trời mùa thu được trải rộng. Các giác quan dường như đã hoà hợp để cố gắng cảm nhận những rung động của cuộc đời :

 Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.

Đến đây thi sĩ đã điểm vào bức tranh mùa thu một cánh chim chiều nhỏ nhoi in bóng trên nền trời. Hình ảnh ấy càng gợi nên cái mênh mông, bát ngát, vô tận của không gian. Trước cảnh ấy, nhà thơ cảm thấy một cái tôi trống trải, rợn ngợp. Sống giữa cuộc đời mà luôn cảm thấy cô đơn. Càng khao khát được giao cảm, được chia sẻ thì nhà thơ càng thấy cuộc đời cách xa mình. Vì thế, tất cả những cảnh thu đó là hồn thu của Xuân Diệu. Cặp mắt sắc sảo và tâm hồn nhạy cảm của thi sĩ đã phát hiện và thể hiện được những rung động rất nhỏ của cuộc sống. Đó cũng là sự rung động sâu xa, tinh tế trước sự tương giao màu nhiệm của vũ trụ, của thiên nhiên, của con người. Do đó, trước những cảnh vật rạo rực, trong niềm giao cảm và yêu thương như thế thì những tâm hồn đồng điệu sẽ tự tìm đến nhau không cần mối lái. Nó tự nhiên sóng đôi với nhau trong bài thơ cuộc đời dịu ngọt :

Lòng anh thôi đã cưới lòng em.

Một cách diễn đạt lạ. Không phải “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới lòng em”. Câu thơ là một sự sáng tạo độc đáo và hiện đại của Xuân Diệu. Bề ngoài có thể họ còn rất dửng dưng nhưng trước sự giao hoà của trời đất, tâm hồn con người cũng tìm được tiếng nói chung. Tâm hồn họ đã có sự kết đôi. Sự kết đôi ấy có được bởi họ cùng cảm nhận được sự giao hoà của cây cỏ, đất trời. Xuân Diệu vốn nổi tiếng là nhà thơ có khả năng nắm bắt và diễn tả được những rung động vốn rất mỏng mảnh của thiên nhiên :

Không gian như có dây tơ,
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.

hay :

Những luồng run rẩy rung rinh lá…
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Nhà thơ đã lựa chọn một cách diễn đạt độc đáo và gợi cảm, đã hình tượng hoá thế giới cảm xúc của con người. Tâm hồn nhạy cảm nên dễ bị tổn thương, vì thế trong thơ Xuân Diệu, những khát khao tình yêu dù luôn được thể hiện nhiệt tình và sôi nổi nhất nhưng cũng không bao giờ hoàn toàn thoả mãn. Yêu đời, thấy cuộc đời đẹp và luôn hoà hợp với thiên nhiên vạn vật nhưng không hoàn toàn dứt khỏi cảm giác cô đơn. Dù những lúc vui nhất vẫn thấp thoáng đâu đó một dự cảm cô đơn.

Thơ duyên thể hiện nét tiêu biểu trong phong cách thơ Xuân Diệu. Đó là khả năng cảm nhận và diễn tả hết sức tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Cảnh thu đẹp, hồn thơ mới trong sáng đã tạo nên một bức tranh ngôn từ đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả và nó như gội mát hồn ta để giúp ta biết kĩ lưỡng hơn, tinh tế hơn về cuộc đời trong mỗi giây phút của đời mình.

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Thơ duyên của nhà thơ Xuân Diệu để thấy được tình cảm dạt dào của tác giả xuất hiện trong tác phẩm. Được xem là ông Hoàng của dòng thơ trữ tình, Xuân Diệu đã để lại rất nhiều những tác phẩm thơ hay về tình yêu. Qua những áng thơ của Xuân Diệu ta không chỉ cảm nhận sự tha thiết, chan chứa của tình yêu đôi lứa mà còn thể hiện được chân dung nhân vật trữ tình đầy đắm say, nồng nhiệt với tình yêu, lúc nào cũng khát khao được yêu, khát khao ấy ...

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Thơ duyên của nhà thơ Xuân Diệu để thấy được tình cảm dạt dào của tác giả xuất hiện trong tác phẩm.

Được xem là ông Hoàng của dòng thơ trữ tình, Xuân Diệu đã để lại rất nhiều những tác phẩm thơ hay về tình yêu. Qua những áng thơ của Xuân Diệu ta không chỉ cảm nhận sự tha thiết, chan chứa của tình yêu đôi lứa mà còn thể hiện được chân dung nhân vật trữ tình đầy đắm say, nồng nhiệt với tình yêu, lúc nào cũng khát khao được yêu, khát khao ấy cháy bỏng, nồng nhiệt khiến cho những độc giả của Xuân Diệu đọc không chỉ là cảm nhận, mà đọc còn là sống dậy những phút giây tình yêu trong trái tim của tuổi trẻ, tình cảm ấy tha thiết mà cũng thiêng liêng biết bao. Một trong số những bài thơ tình trong rất nhiều tác phẩm thơ tình của Xuân Diệu, đó chính là bài “Thơ duyên”.

Trong các bài thơ của Xuân Diệu, ta dễ dàng nhận thấy được sự sống dạt dào không chỉ ở con người mà còn ở cả vạn vật, trong cái nhìn của nhà thơ thì vạn vật không hề tồn tại riêng lẻ, độc lập mà luôn có sự giao hòa, bén duyên, nảy tình với nhau. Cũng vì vậy mà đọc thơ Xuân Diệu thì độc giả như bước vào một thế giới đầy sắc màu, nhiều cung bậc của cảm xúc, được sống trong những giây phút đầy đắm say, tha thiết của tình yêu, của cảm xúc. Trong bài thơ “Thơ duyên”, nhà thơ Xuân Diệu đã rất khéo léo tạo ra cho các vật thể độc lập mối quan hệ đầy mật thiết, đó là sự giao hòa đầy đắm say, tự nhiên:

“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên Cây me ríu rít cặp chim huyền Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

Thu đến- nơi nơi động tiếng huyền”

Trong con mắt của thi nhân có tâm hồn nhạy cảm, đặc biết là với hồn thơ luôn tha thiết, say đắm với sự sống, với tình yêu lứa đôi thì những khung cảnh xung quanh dù rất bình dị, đơn sơ nhưng cũng có thể trở thành chất liệu, trở thành đối tượng của cảm xúc thi ca. “Chiều mộng” là một hình ảnh khá lạ lùng, bởi nó gợi cho chúng ta nhiều cảm nhận khác nhau, đó có thể là buổi chiều đẹp đẽ, thi vị như trong giấc mộng, hoặc vẻ đẹp của chiều tà vốn mang vẻ thơ mộng, thi vị như vậy. Và trong cảm nhận của nhà thơ, chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên, tức khung cảnh của buổi chiều hòa quyện với lời thơ say đắm, tạo nên sự kết nối tơ duyên giữa hai hiện tượng vốn không hề có mối quan hệ nào, một hiện tượng thuộc về tự nhiên, và một hiện tượng tồn tại trong thế giới tinh thần của con người.

Trên hàng me xa kia là hình ảnh của cặp chim huyền, đó là sự quấn quýt, ái ân không rời “Cây me ríu rít cặp chim huyền”, âm thanh “ríu rít” gợi ra sự sôi nổi, nồng nhiệt của tình yêu đôi lứa, dù là những loài vậy nhưng cũng dễ đánh động đến phần nội tâm của con người, đó sự ngưỡng mộ trước vẻ đpẹ của tình yêu. Bầu trời cao xanh lại có sự giao hòa với những tán lá trên cành cây kia “Đổ trời xanh ngọc qua tán lá”, đặc biệt, chỉ một động từ “đổ” thôi thì người đọc cũng có thể hình dung ra nguồn năng lượng đủ đầy, dạt dào, đó là sắc xanh của bầu trời đổ xuống, hòa quyện làm một với sắc xanh của tán lá, tạo nên vẻ đẹp thật độc đáo. Và không gian tràn ngập tình yêu mà nhà thơ gợi ra là không gian của mùa thu “Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”, đó là không gian của tình yêu, không gian của sự giao hòa.

“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn

Lần đầu rung động nỗi thương yêu”

Từ khung cảnh giao hòa, bén duyên của vạn vật, cỏ cây thì nhà thơ Xuân Diệu đã hướng đến bộ lộ, dãi bày tình cảm, sự rung động đầu đời trong sáng mà không kém phần da diết của mình. Trước hết, nhà thơ mở ra khung cảnh, nơi sự rung cảm đầu tiên được trao gửi “Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu”, đó là nơi con đường nhỏ, nơi gió thổi nhẹ “gió xiêu xiêu”, đó là không gian đầy thi vị, kích thích được sự rung cảm của con người. “Lả la cành hoang nắng trở chiều” những cành lá dưới sự tác động của những cơn gió “xiêu xiêu” làm cành bay lả lả như cuốn theo cuộc vui của gió, ánh nắng đã lên cao và không gian cũng sang chiều, đây là thời điểm rất đẹp vì ánh nắng đã dịu nhẹ đi rất nhiều, không còn gay gắt như giữa trưa. Và điều đặc biệt là khung cảnh nên thơ ấy chứng kiến một sự rung động thầm kín, trong sáng , đó là rung động đầu đời, lần đầu biết yêu thương “Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn/ Lần đầu rung động nỗi thương yêu”.

“Em bước điềm nhiên không vướng chân Anh lững đững chẳng theo gần Vô tâm- nhưng giữa bài thơ dịu,

Anh với em như một cặp vần”

Nếu như ở khổ thơ trên, ta vui mừng, hân hoan trước sự rung động đầy lãng mạn của nhà thơ, chưa hề biết đến đối tượng, cũng như chân dung cụ thể của đối tượng được rung động ấy. Thì đến khổ thơ này, Xuân Diệu đã hé mở cho người đọc hình ảnh của người “em”, nhân vật trữ tình đã thu hút, đã làm cho nhà thơ rung động, làm cho nhà thơ đắm say “Em bước điềm nhiên không vướng chân”, hình ảnh của “em” hiện lên với những bước chân đầy vô tư, tâm hồn trong sáng, “điềm nhiên” không một chút vướng bận. Ngay sau bước chân vô tư, không vướng bận của nhân vật em là những bước chân dụt dè, e ngại của chính nhà thơ “Anh lững đứng chẳng theo gần”, từ láy “lững đững” gợi ra những bước chân không dứt khoát, không chủ động, gợi ra hình ảnh của một chàng trai si tình đang theo gót chân của người mình yêu, nhưng ngại ngùng, bối rối chẳng thể tỏ bày.

Tuy có ngại ngùng, bối rối đấy nhưng nhà thơ cũng đã rất tự tin khi khẳng định mình và nhân vật “em” là một cặp đôi không thể tách rời, như một “cặp vần”, mà cặp vần ấy nếu tách rời nhau thì sẽ vô nghĩa và lạc lõng. Câu thơ vừa cho thấy sự quyết tâm, chân thành của Xuân Diệu, vừa cho thấy sự hồn nhiên, đáng yêu của chàng trai lần đầu biết yêu. Từ tình yêu bất chợt, đắm say với nhân vật “em”, nhà thơ Xuân Diệu đã thể hiện sự bay bổng của cảm xúc thông qua việc khắc họa cảnh vật xung quanh mình, vừa là tả cảnh nhưng cũng ngụ tình, chứa ý, thể hiện được tình cảm, tâm trạng thực tiễn của nhà thơ:

“Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân Chim nghe trời rộng giang thêm cánh

Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”

Những đám mây trên bầu trời kia không từ tốn, vận động khẽ khàng, nhịp nhàng như nhịp độ vốn có của nó mà bay “gấp gấp”, nhưng không thể nhận thấy được điểm đến là đâu. Từ đó thể hiện sự xốn xang của tình cảm cùng với đó là sự trăn trở, suy tư vì không biết tận cùng của tình cảm này là đâu. Tiếp theo sự bất định, suy tư đó là sự mô tả hình ảnh của cánh cò phân vân, không biết nên bay hay nên ở “Con cò trên ruộng cánh phân vân”. Tuy nhiên, sự bối rối trong tâm hồn đó chỉ tồn tại nhất thời, chốc lát, vì ngay sau đó nhà thơ đã bình tâm lại và có thêm niềm tin vào tương lai “Chim nghe trời rộng giang thêm cánh” đó là sự bay bổng, tương lai đầy tươi đẹp của đôi lứa, “Hoa lạnh chiều thưa xương xuống dần”, đó chính là sự gắn kết, ấp ủ của tình yêu.

“Ai hay tuy lặng thu bước êm Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy

Lòng anh thôi đã cưới lòng em”.

Tình cảm đơn phương, sự rung động đầu lặng lẽ, khó dãi bày, bộc lộ, những bước chân theo gót người yêu tuy lặng thầm, cô gái không hay, bởi nhà thơ luôn ý thức trong từng bước chân”Ai hay tuy lặng chẳng thu bước êm”, tuy không có lời tỏ tình “Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm”, nhà thơ chỉ ôm ấp mối tình đơn phương ấy cho mình, khiến cho tâm hồn ngơ ngẩn, tâm trạng rối bời “Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy”. Nhưng sự dụt dè trong hành động không thể phủ nhận được sự chắc chắn, tự tin trong tâm hồn, tình cảm, vì sự rung động của nhà thơ đã trao trọn cho “em”, cô gái nhà thơ yêu “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”.

“Thơ duyên” là bài thơ được nhà thơ Xuân Diệu sáng tác năm 16 tuổi, vì vậy mà những rung động đầu đời được nhà thơ tái hiện đầy chân thực,hiện lên trước mắt người đọc là hình ảnh một chàng trai đầy ngây thơ, lần đầu tiên biết rung động, lần đầu tiên biết yêu. Nhưng đúng với độ tuổi của mình, chàng trai ấy dụt dè, nhút nhát, không dám bày tỏ, dãi bày với người mình yêu. Nhưng trái với sự dụt dè của hành động là tình cảm sâu nặng đầy chân thành mà chàng trai dành cho cô gái.