Nhỏ có kích thước và khối lượng đủ lớn mà Trái Đất có thể

Kích cỡ vạn vật trong vũ trụ của chúng ta chạy từ thang đo 10^-19 mét là đặc trưng của những tương tác hạt quark, cho tới chân trời vũ trụ cách xa 10^26 mét. Trong 45 bậc thang đo độ lớn có thể đó, sự sống, như những gì ta đã biết, giới hạn trong một khoảng tương đối nhỏ bé chỉ với hơn chín bậc độ lớn: Bacteria và virus có kích thước chưa tới một micron, hay 10^-6 mét, và chiều cao của những loài cây lớn nhất là khoảng 100 mét. Nấm mật ong sống phía dưới núi Blue Mountains tại Oregon, được cho là sinh vật sống lớn nhất, trải dài khoảng 4 kilomet. Và với sự sống có tri giác, bậc độ lớn còn nhỏ hơn nhiều, chỉ khoảng ba bậc.

Liệu mọi thứ có thể trở nên khác biệt?

Tiến bộ trong lý thuyết tính toán cho thấy tri giác và trí tuệ sẽ cần tới hàng nghìn triệu triệu những yếu tố “mạch” nguyên thủy. Với bộ não của ta cấu thành từ tế bào thần kinh, khi chúng, về bản chât, là những sinh vật đơn bào chuyên biệt cùng nhau hợp tác, ta có thể kết luận rằng máy tính sinh học cần phải có kích cỡ vật lý tương đương với bộ não chúng ta để có thể phô diễn được khả năng mà ta có.

Nhỏ có kích thước và khối lượng đủ lớn mà Trái Đất có thể

Chiều cao của những cây gỗ đỏ, như cây sequoia khổng lồ tại Vườn quốc gia Sequoia, California, tạo ra từ sự cân bằng giữa một bên là trọng lực, và một bên là sự thoát hơi nước, độ kết dính nước, và sức căng bề mặt của chất gỗ trong cây.

Ta có thể tưởng tượng về việc tạo ra những tế bào thần kinh nhỏ hơn của chúng ta, trong những hệ thống trí tuệ nhân tạo. Các yếu tố mạch điện tử, lấy ví dụ, giờ đã nhỏ hơn đáng kể so với tế bào thần kinh. Nhưng chúng cũng đơn giản hơn trong hành vi, và cần tới một thượng tầng hỗ trợ (năng lượng, làm mát, thông tin hai chiều) chiếm một khối lượng đáng kể. Có lẽ trí tuệ nhân tạo đích thực đầu tiên sẽ có kích cỡ chẳng khác mấy so với cơ thể chúng ta, cho dù dựa trên những vật liệu và kiến trúc cơ bản khác nhau, lần nữa cho thấy rõ ràng có thứ gì đó đặc biệt về khoảng bậc độ lớn này.

Vậy còn đoạn cuối siêu lớn của chuỗi dài này? William S. Burroughs, trong tiểu thuyết The Ticket That Exploded của mình, đã tưởng tượng phía dưới một bề mặt hành tinh, nằm đó “một ý thức từ khoáng chất khổng lồ, suy nghĩ chậm rãi trong cấu thành của tinh thể gần độ không tuyệt đối.” Nhà thiên văn học Fred Hoyle đã viết về một tri giác siêu thông minh “Black Cloud”, kích cỡ tương đương với khoảng cách từ trái đất tới mặt trời. Ý tưởng của ông chỉ điểm về hình tượng quả cầu Dyson, một cấu trúc khổng lồ bao bọc xung quanh một ngôi sao và hút lấy gần như toàn bộ năng lượng của nó. Fred Adams và Gregory Laughlin cũng tính toán được rằng cấu trúc xử lý thông tin hiệu quả nhất trong vũ trụ hiện nay có thể được xúc tác từ những gió muội sinh ra từ những sao đỏ khổng lồ chết đi. Qua vài chục ngàn năm, những hành tinh đỏ khổng lồ đem lại đủ năng lượng và vật liệu thô để có tiềm năng vượt trội trong tính toán so với sinh quyển của hàng tỉ hành tinh như trái đất.

Và những dạng sống như vậy có thể lớn tới cỡ nào? Vấn đề này cần tới không chỉ một bộ não phức tạp, mà còn cần tới đủ thời gian để lập thành công thức. Tốc độ truyền dẫn thần kinh là khoảng 300km/h, cho thấy tín hiệu đi qua não bộ con người sẽ tốn khoảng 1 mili giây. Một vòng đời loài người, gồm hai nghìn tỉ lần truyền dẫn thông tin (với mỗi lần thông tin đi qua sẽ được khuếch đại bởi cấu trúc tính toán phong phú, song song hóa một cách ồ ạt). Nếu cả bộ não và tế bào thần kinh của ta lớn hơn 10 lần, và tuổi đời cũng như tốc độ truyền tín hiệu thần kinh không đổi, thì ta sẽ có lượng suy nghĩ ít hơn mười lần trong suốt cuộc đời.

Nhỏ có kích thước và khối lượng đủ lớn mà Trái Đất có thể

Nếu bộ não của ta phát triển khổng lồ, ví dụ, như kích cỡ của hệ mặt trời, và có tốc độ truyền tín hiệu bằng vận tốc ánh sáng, một lượng thông tin qua lại tương đương sẽ tốn thời gian hơn cả tuổi hiện tại của vũ trụ, và sẽ chẳng còn thời gian để tiến hóa thực hiện công việc. Nếu một bộ não lớn như thiên hà của ta, vấn đề này còn trở nên nghiêm trọng hơn. Từ khi hình thành, chỉ có đủ thời gian cho khoảng 10.000 lượt thông tin di chuyển từ đầu này của thiên hà tới phía kia. Rồi ta có thể tranh luận rằng quá khó để tưởng tượng thực thể sống nào với độ phức tạp như bộ não con người lại có kích thước lớn hơn cả những vì sao. Nếu chúng có tồn tại, thì cũng chẳng đủ thời gian để thực sự làm điều gì đó.

Đáng chú ý là, những hạn chế về môi trường trên những cơ thể vật chất cũng khiến sự sống gần như có cùng kích cỡ mà trí tuệ cần tới. Chiều cao của cây gỗ đỏ lớn nhất bị hạn chế bởi chúng không có khả năng bơm nước lên cao hơn 100m, một giới hạn tổng hợp từ trọng lực trái đất (khiến nước bị kéo xuống) và sự thoát hơi nước, độ bám dính nước, và sức căng về mặt trong chất gỗ của cây (đẩy nước lên). Giả sử trọng lực và áp suất khí quyển của hầu hết những hành tinh có sự sống đều nằm trong cấp số mười lần của trái đất, ta sẽ chỉ còn lại một hai bậc độ lớn với giới hạn tương đương.

Và nếu ta cũng giả định rằng mọi sự sống giới hạn trong một hành tinh, mặt trăng, tiểu hành tinh, thì trọng lực cũng đặt ra một quy mô tự nhiên. Khi hành tinh lớn hơn, và trọng lực của nó cũng mạnh hơn, lực đặt lên xương (hay bất cứ thứ gì tương đương) của những động vật giả định này cũng tăng lên. Và vì thế nó sẽ cần phải tăng kích thước mặt cắt ngang của xương để chịu được lực lớn hơn, và con số đó sẽ tăng lên một lượng bình phương trên kích thước của động vật này. Tuy nhiên nỗ lực phát triển cơ thể đó, sẽ chẳng khác gì tự sát khi khối lượng sẽ tăng một lượng lập phương so với lượng tăng kích thước. Nhìn chung, khối lượng cực đại của những sinh vật có thể di chuyển giảm xuống gần như tuyến tính với sự tăng lên của trọng lực. Một hành tinh có trọng lực nhỏ hơn 10 lần Trái đất sẽ có những sinh vật lớn hơn trên Trái đất gấp 10 lần.

Nhỏ có kích thước và khối lượng đủ lớn mà Trái Đất có thể

Nhà khoa học Hà Lan Christiaan Huygens nghiên cứu về kích cỡ của hành tinh ảnh hưởng tới kích cỡ của sự sống trên bề mặt của nó như thế nào.

Nhưng cũng có một giới hạn về kích cỡ của một hành tinh – nếu nó quá nhỏ (nhỏ hơn một phần mười trọng lượng trái đất), nó sẽ không thể có đủ lực hấp dẫn để giữ được khí quyển. Và ta lại bị giới hạn trong cấp số mười hay tương đương của kích cỡ ta thấy trên trái đất.

Sự sống cũng cần được làm mát. Những người thiết kế chip máy tính liên tục phải đối mặt việc loại bỏ lượng nhiệt sinh ra khi tính toán. Sinh thể sống cũng có chung vấn đề: Động vật to lớn có một tỉ lệ khối lượng trên bề mặt rất cao, hay “da”. Khi da là thứ chịu trách nhiệm làm mát, và khối lượng chính là nơi nhiệt sinh ra, động vật lớn thường tự làm mát kém hiệu quả hơn. Và lần đầu được chỉ ra bởi Max Kleiber vào thập kỷ 1930, tỉ lệ trao đổi chất trên mỗi kilogam của động vật trái đất giảm xuống tỉ lệ với khối lượng của chúng theo số mũ 0.25. Rõ ràng, nếu tỉ lệ này không giảm xuống, những sinh vật lớn sẽ tự nấu chín chúng. Giả sử rằng tỉ lệ trao đổi chất toàn cơ thể tối thiểu là một phần nghìn tỉ watt mỗi nanogam để cho thú có vú có thể hoạt động, ta có được kích cỡ lớn nhất giới hạn bởi nhiệt là hơn 1 triệu kilogam, hay thứ gì đó lớn hơn một con cá voi xanh, sinh vật lớn nhất trên trái đất về mặt kích cỡ.

Cho dù có thể tưởng tượng về một sinh vật lớn hơn thế rất nhiều, và nếu ta giả định rằng nguồn năng lượng của một sinh vật đa bào, siêu lớn, siêu biếng nhác được dùng duy chỉ cho việc chậm chạp tái tạo lại tế bào của nó, ta thấy được vấn đề về hỗ trợ cơ chế vượt mặt sự chuyển nhiệt khi là yếu tố lớn nhất giới hạn sự phát triển. Với mức độ đó, khó có thể tưởng tượng một sinh vật như vậy sẽ làm gì, hay nó sẽ tiến hóa ra sao.

Bộ phim kinh điển Powers of Ten của Charles và Ray Eames đã được làm ra từ gần bốn thập kỷ trước, nhưng ảnh hưởng của nó vẫn luôn thâm sâu. Nó có thể liên kết với, lấy ví dụ, sự trỗi dậy của dự toán bậc độ lớn như là một khía cạnh tiêu chuẩn của giảng dạy khoa học, hay nó chính là cảm hứng trực tiếp cho việc thiết kế phần mềm bản đồ như Google Earth.

Ảnh hưởng của Powers of Ten được bồi đắp bởi sự đối xứng đáng ngạc nhiên của sự thu hẹp vào trong (trong đó người xem giảm quy mô từ một ven hồ tại Chicago xuống tới quy mô tiểu hạt nhân) và sự hướng rộng ra ngoài (trong đó người xem nhanh chóng đặt trái đất và những gì thuộc về nó vào một quy mô to lớn của vũ trụ).

Chúng ta đã may mắn, khi là một thực thể có tri giác, để có thể hướng tới cả hai phía, và nhìn nhận vũ trụ trên cả quy mô lớn và nhỏ? Rõ ràng là không.

Theo Nautilus.

Hệ mặt trời có những hành tinh nào? Đâu là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời? Cùng đội ngũ Invert khám phá ngay qua những nội dung dưới đây!

Nhỏ có kích thước và khối lượng đủ lớn mà Trái Đất có thể

Hiểu về hành tinh và hệ mặt trời?

Trước khi tìm hiểu đâu là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, đầu tiên bạn nên tìm hiểu hành tinh là gì cũng như quy luật hoạt động của một hành tinh trong hệ mặt trời.

Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu hành tinh chính là một thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hoặc tàn tích sao nào đó, khối lượng đủ lớn để tạo thành hình cầu. Tuy nhiên, khối lượng này cũng không lớn đến mức tạo ra các phản ứng nhiệt hạch để có thể phát sáng như các ngôi sao.

Hiện nay, hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU) đã công bố quy ước liên quan đến cách vận hành của các hành tinh trong hệ mặt trời. Cụ thể:

  • Hành tinh trong hệ mặt trời luôn phải có quỹ đạo chuyển động xung quanh mặt trời.
  • Khối lượng của hành tinh phải đủ lớn để có lực hấp dẫn mạnh hơn hẳn so với độ rắn của vật chất, tạo nên trạng trái được gọi là cân bằng thủy tĩnh. Đây cũng chính là nguyên nhân mà hầu hết các hành tinh thuộc hệ mặt trời đều có dạng hình cầu hoặc gần giống hình cầu.
  • Các hành tinh sẽ chiếm ưu thế về khối lượng ở trong quỹ đạo quay của chính mình. Điều này nghĩa là những vật thể khác cùng quỹ đạo sẽ được xem là không đáng kể.
  • Nếu xét theo những quy ước về nêu trên thì hệ mặt trời sẽ bao gồm 8 hành tinh khác nhau. Cụ thể bao gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Hải Vương, Sao Thiên Vương, Sao Thổ, Sao Diêm Vương.

Tuy nhiên, hiện nay Sao Diêm Vương đã được coi là hành tinh lùn. Cho đến giai đoạn năm 2016, các nhà nghiên cứu thiên văn học đã đưa ra giả thuyết về việc tồn tại thêm một hành tinh nữa thuộc hệ mặt trời. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa đủ năng lực để quan sát trực tiếp hành tinh này.

Tên 8 hành tinh chính trong hệ mặt trời bằng tiếng Anh

Mercury: Sao Thủy

Phát hiện: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại

Đặt tên theo: Sứ giả của các vị thần La Mã

Đường kính: 4.878km

Quỹ đạo: 88 ngày Trái đất

Ngày: 58,6 ngày Trái đất

Jupiter: Sao Mộc

Phát hiện: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại 

Được đặt tên: Thần thoại Hy Lạp & La Mã.

Đường kính: 139.822km.

Quỹ đạo: 11,9 năm Trái đất.

Ngày: 9.8 giờ Trái đất.

Venus: Sao Kim 

Phát hiện: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại

Đặt tên theo: Nữ thần tình yêu và sắc đẹp của La Mã

Đường kính: 12.104km

Quỹ đạo: 225 ngày Trái đất

Ngày: 241 ngày Trái đất

Saturn: Sao Thổ

Phát hiện: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại

Đặt tên theo: Thần nông nghiệp La Mã.

Đường kính: 120.500km.

Quỹ đạo: 29,5 năm Trái đất.

Ngày: Khoảng 10,5 giờ Trái đất.

Earth: Trái đất

Đường kính: 12.760km

Quỹ đạo: 365,24 ngày

Ngày: 23 giờ, 56 phút

Uranus: Sao Thiên Vương

Phát hiện: William Herschel năm 1781 

Đặt tên theo: Vị thần bầu trời của người Hy Lạp cổ.

Đường kính: 51.120km.

Quỹ đạo: 84 năm Trái đất.

Ngày: 18 giờ Trái đất.

Mars: Sao Hỏa

Phát hiện: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại 

Đặt tên theo: Thần chiến tranh của La Mã.

Đường kính: 6.787km.

Quỹ đạo: 687 ngày Trái đất.

Ngày: Chỉ hơn một ngày Trái đất (24 giờ, phút 37).

Neptune: Sao Hải Vương

Phát hiện: năm 1846.

Đặt tên theo: Thần nước của La Mã.

Đường kính: 49.530km.

Quỹ đạo: 165 năm Trái đất.

Ngày: 19 giờ Trái đất.

Nhỏ có kích thước và khối lượng đủ lớn mà Trái Đất có thể
Thứ tự 8 hành tinh trong hệ Mặt trời gồm  Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương (theo thứ tự gần Mặt Trời nhất).

Dựa vào các thông số về khối lượng, thể tích… các nhà khoa học đã chứng minh được rằng Sao Mộc chính là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời cho đến thời điểm hiện tại.

Cụ thể, Sao Mộc chính là hành tinh có kích thước đường kính lớn hơn trái đất khoảng 11 lần, khối lượng nặng gấp 318 lần và thể tích được xác định là lớn hơn trái đất khoảng 1.321.

Sao Mộc là hành tinh đứng thứ 5 nếu xét theo chiều từ mặt trời đến các vệ tinh xung quanh. Trong khi đó trái đất mà chúng ta đang sống là hành tinh ở vị trí thứ 3. Theo Universe Today, Sao Mộc có đường kính ở xích đạo là 142,984 km (gấp hơn 11 lần so với Trái Đất), thể tích của hành tinh này là 1.43128×1015  km3 đủ để chứa 1.321 Trái Đất bên trong mà vẫn còn chỗ trống.

Tám hành tinh thuộc hệ Mặt Trời bao gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương (theo thứ tự gần Mặt Trời nhất).

Các nhà thiên văn học hiện nay đã xác định được diện tích bề mặt của trái đất là khoảng 6.21796×1010 km2, đây là con số lớn gấp 122 lần so với diện tích bề mặt của trái đất. Bên cạnh những thông tin nêu trên, Sao mộc cũng gây sốc khi có khối lượng khoảng 1.8986×1027 kg, lớn gấp 318 lần so với trái đất.

Trên thực tế, riêng khối lượng của Sao Mộc đã có khối lượng nặng gấp 2.5 lần các hành tinh trong hệ mặt trời gộp lại. Đó chính là lý do khiến nhiều người xác định rằng Sao Mộc chính là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời.  

Thực tế, Sao Mộc có khối lượng gấp 2,5 lần tất cả hành tinh trong hệ Mặt Trời cộng lại. Còn Mặt Trời chiếm 99,9% khối lượng của cả hệ Mặt Trời. 

Phân loại các hành tinh trong hệ mặt trời

Bên cạnh việc xác định kích thước, hiện nay các nhà khoa học còn nghiên cứu và thành công phân loại các hành tinh trong hệ mặt trời thành 2 nhóm chính bao gồm:

  • Hành tinh nhóm trong: Đây là những hành tinh có bề mặt ở dạng rắn, có chứa đá. Cụ thể bao gồm các hành tinh Sao Kim, Trái Đất, Sao Thuỷ và Sao hỏa.
  • Hành tinh nhóm ngoài: Đây là những hành tinh khí bao gồm Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Mộc, Sao Hải Vương. Riêng sao Hải Vương và Sao Thiên Vương còn được biết đến là hành tinh băng. Những hành tinh thuộc nhóm ngoài này thường có khối lượng và kích thước tương đối lớn. Thông thường đều lớn gấp nhiều lần so với hành tinh thuộc nhóm trong.

Kích thước của những hành tinh trong hệ mặt trời

Bên cạnh việc biết đâu là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, bạn đọc cũng nên tìm hiểu về kích thước của những hành tinh thuộc quỹ đạo quay của mặt trời. Cụ thể:

  • Sao Thuỷ có đường kính là 4.878 km, khối lượng tương ứng 3,3 x 1023 kg.
  • Sao Kim có đường kính 12.104 km, khối lượng tương ứng 4,87 x 1024 kg.
  • Trái Đất có đường kính 12.756 km, khối lượng tương ứng 5,98 x 1024 kg.
  • Sao Hoả có đường kính 6.787 km, khối lượng tương ứng 6,42 x 1023 kg.
  • Sao Mộc có đường kính 142.796 km, khối lượng tương ứng 1,9 x 1027 kg.
  • Sao Thổ có đường kính 120.660 km, khối lượng tương ứng 5,69 x 1023 kg.
  • Sao Thiên Vương có đường kính 51.118 km, khối lượng tương ứng 8,68 x 1025 kg.
  • Sao Hải Vương có đường kính 48.600 km, khối lượng tương ứng 1,02 x 1026 kg.

1. Sao Thủy nằm gần Mặt Trời nhất, nhưng hành tinh "nóng nhất" là sao Kim: Sao Kim có bầu khí quyển dày đặc hơn Trái Đất 100 lần, với thành phần chủ yếu là khí CO2. Nhiệt độ trung bình ở đây khoảng 468 độ C, đủ nóng để làm tan chảy thiếc và chì.

2. Sao Diêm Vương chỉ có đường kính khoảng 2.200 km: Kích thước này nhỏ hơn một nửa chiều rộng nước Mỹ và nhỏ hơn rất nhiều so với bất kỳ hành tinh lớn nào khác. Nó hiện không còn được xem là một hành tinh.

3. Vành đai tiểu hành tinh duy nhất mà các nhà khoa học biết đến tồn tại giữa sao Hỏa và sao Mộc: Có hàng chục nghìn tiểu hành tinh bay theo quỹ đạo giữa chúng, nhưng cách xa nhau và rất ít khả năng va chạm. Điều này khác hẳn những gì chúng ta vẫn thấy trong các bộ phim giả tưởng, khi tàu vũ trụ luôn có nguy cơ bị va chạm với các tiểu hành tinh.

4. Hầu hết mọi thứ trên Trái Đất đều là nguyên tố hiếm: Thành phần cơ bản của Trái Đất chủ yếu là sắt, oxy, silic, magie, lưu huỳnh, niken, canxi, natri và nhôm. Tuy nhiên, khi so sánh với vũ trụ, chúng chỉ là các "nguyên tố vi lượng" bởi sự phong phú hơn nhiều của hydrogen và helium có trong vũ trụ.

5. Thiên thạch có ngồn gốc từ sao Hỏa: Phân tích hóa học nhiều thiên thạch được tìm thấy ở Nam Cực và sa mạc Sahara cho thấy chúng có nguồn gốc từ sao Hỏa. Thiên thạch lớn hơn, hoặc vụ va chạm nào đó, có thể thổi bay chúng tới Trái Đất.

6. Sao Mộc có đại dương lớn nhất trong tất cả các hành tinh: Hành tinh nằm xa Mặt Trời hơn 5 lần so với Trái Đất, có cấu tạo chủ yếu từ hydro và heli. Hydro trên sao Mộc tồn tại dưới dạng lỏng, tạo thành một "đại dương hành tinh" sâu 40.000 km.

7. Bầu khí quyển bên ngoài của Mặt Trời trải rộng ít nhất 100 AU, gần 16 tỷ km: Khí quyển bên ngoài của Mặt Trời kéo dài vượt xa bề mặt nhìn thấy của nó và quỹ đạo Trái Đất nằm trong bầu khí quyển mỏng manh này.

8. Ngay cả những thiên thạch thực sự nhỏ cũng có thể có mặt trăng: Người ta từng nghĩ rằng chỉ những vật thể lớn như hành tinh mới có thể có vệ tinh hoặc mặt trăng tự nhiên. Trên thực tế, sự tồn tại của các mặt trăng, hoặc khả năng của một hành tinh để điều khiển một mặt trăng trên quỹ đạo một cách hấp dẫn, đôi khi được sử dụng như một phần của định nghĩa về hành tinh thực sự là gì. Có vẻ không hợp lý khi các thiên thể nhỏ hơn có đủ lực hấp dẫn để giữ một mặt trăng. Rốt cuộc, sao Thủy và sao Kim không có gì cả, và sao Hỏa chỉ có những mặt trăng nhỏ. Nhưng vào năm 1993, tàu thăm dò Galileo đã đi qua tiểu hành tinh rộng 20 dặm Ida và phát hiện ra mặt trăng rộng một dặm của nó, Dactyl. Kể từ đó, các mặt trăng đã được phát hiện quay quanh nhiều hành tinh nhỏ khác trong hệ mặt trời của chúng ta.

9. Rìa của hệ mặt trời xa hơn 1.000 lần so với sao Diêm Vương: Bạn vẫn có thể nghĩ về hệ mặt trời như một sự mở rộng quỹ đạo bởi hành tinh lùn rất được yêu thích là sao Diêm Vương. Ngày nay chúng ta thậm chí không coi sao Diêm Vương là một hành tinh chính thức. Tuy nhiên, chúng ta đã phát hiện ra nhiều vật thể quay quanh mặt trời xa hơn nhiều so với sao Diêm Vương.

Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn đọc đã biết đâu là hành tinh lớn nhất hệ mặt trời. Đồng thời có thêm những kiến thức thiên văn học hữu ích về các hành tinh trong hệ mặt trời, trong đó bao gồm Trái Đất.