Quy trình xử lý quân nhân đào ngũ

  • Thế nào là tội đào ngũ theo quy định Bộ luật hình sự?
  • Tư vấn về tội đào ngũ theo quy định của Bộ luật hình sự mới nhất

Thế nào là tội đào ngũ theo quy định Bộ luật hình sự?

Tội đào ngũlà hành vi tự ý rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời chiến, làm suy yếu kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam.

Hiện nay Tội đào ngũ được quy định tại Điều 402 Bộ luật hình sự như sau:

1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Theo đó, đào ngũ được hiểu là hành vi của quân nhân rồi bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ.

Quy trình xử lý quân nhân đào ngũ

Tư vấn về tội đào ngũ theo quy định của Bộ luật hình sự mới nhất

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội đào ngũ

–  Mặt khách quan

+ Về hành vi

Có hành vi rồi bỏ hàng ngũ quân đội. Được hiểu là hành vi của quân nhân đang trong thời gian thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ được giao đã tự ý bỏ đi khỏi đơn vị (hành vi hành động) hoặc không đến đơn vị (hành vi không hành động) để thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ.

+ Dấu hiệu khác

Hành vi nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến (xem giải thích tương tự tội chống mệnh lệnh). Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

–  Khách thể

Hành vi phạm tội xâm phạm đến chế độ kỷ luật của Quân dội nhân dân Việt Nam.

–  Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

–  Chủ thể

Chủ thể của tội đào ngũ là bất kỳ quân nhân nào.

Thứ hai: Về khung hình phạt tội đào ngũ

+ Khung 1 (khoản 1)

Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội đào ngũ nêu ở mặt khách quan và chủ quan.

+ Khung 2 (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

– Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

– Lôi kéo người khác phạm tội;

– Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

– Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

+ Khung 3 (khoản 3)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

– Trong chiến đấu;

– Trong khu vực có chiến sự;

– Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

– Trong tình trạng khẩn cấp;

– Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Trong thời gian qua, tình hình quân nhân vi phạm kỷ luật “Vắng mặt trái phép” và “Đào ngũ” trong lực lượng vũ trang Quân khu có chiều hướng gia tăng. Công tác giải quyết xử lý kỷ luật các quân nhân có hành vi đào ngũ của các đơn vị chưa đúng quy định tại Thông tư số 192/2016/TT-BQP ngày 26/11/2016 của Bộ Quốc phòng Quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng (Sau đây gọi là Thông tư 192/TT-BQP); còn nhầm lẫn giữa hành vi “Đào ngũ” và “Vắng mặt trái phép” nên một số trường hợp không xử lý được bằng hình sự về tội “Đào ngũ”.

Quy trình xử lý quân nhân đào ngũ

Cán bộ Ban CHQS huyện Cẩm Khê đến thăm hỏi, động viên thanh niên địa phương trước ngày nhập ngũ. Ảnh: KT

Để khắc phục tình trạng trên, đề nghị các cơ quan, đơn vị, mọi quân nhân cần nhận thức để xử lý về hành vi “Đào ngũ” như sau:

  1. Quy định của pháp luật

Bộ luật hình sự (BLHS) 1999 và 2015 đã bỏ tội danh “Vắng mặt trái phép” chỉ còn xử lý về hình sự đối với tội “Đào ngũ”. Cụ thể:

Điều 402 BLHS năm 2015. Tội Đào ngũ.

  1. Người nào rời bỏ hàng ngũ Quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
  3. a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
  4. b) Lôi kéo người khác phạm tội;
  5. c) Mang theo vứt bỏ vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;
  6. d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  7. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm:
  8. a) Trong chiến đấu; b) Trong khu vực có chiến sự; c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; d) Trong tình trạng khẩn cấp; đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.

(Trốn tránh nghĩa vụ ở đây phải được hiểu là nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân đối với đơn vị chứ không bắt buộc đó phải là nghĩa vụ quân sự).

Mục đích trốn tránh nghĩa vụ được hiểu là người vi phạm cố tình bỏ đi không muốn trở lại đơn vị với các dấu hiệu như: Bỏ đi mà gia đình, đơn vị phải động viên nhưng không trở lại đơn vị hoặc trở lại sau lại bỏ đi tiếp hoặc lẩn trốn, trốn tránh không liên lạc với đơn vị hoặc không muốn cho đơn vị biết mình đang ở đâu, làm gì…

  1. Phương pháp xử lý

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong thời bình, muốn xử lý đối với quân nhân tự ý bỏ đơn vị đi về tội “Đào ngũ” theo quy định tại Điều 402 BLHS thì cần có một trong 2 yếu tố là: Rời bỏ hàng ngũ Quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ mà đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc rời bỏ hàng ngũ Quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ gây hậu quả nghiêm trọng.

– Về yếu tố thứ nhất, quân nhân “Rời bỏ hàng ngũ Quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ mà đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này”.

 Hiện nay các cơ quan, đơn vị còn nhầm lẫn giữa hành vi đào ngũ và hành vi vắng mặt trái phép. Theo quy định tại Thông tư 192/TT-BQP  thì quân nhân tự ý bỏ đơn vị đi từ 7 ngày trở xuống thì phải xử lý theo hành vi “Vắng mặt trái phép”.

Còn nếu quân nhân “Vắng mặt trái phép” quá 7 ngày mà không tự nguyện lên đơn vị phải do gia đình hoặc đơn vị cử người về động viên yêu cầu mới lên đơn vị thì phải được coi là “Rời bỏ hàng ngũ Quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ” và đó là hành vi “Đào ngũ” nên phải xử lý kỷ luật về hành vi “Đào ngũ” theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Chương III  Thông tư 192/TT-BQP. Sau khi xử lý kỷ luật xong, nếu quân nhân tiếp tục đào ngũ thì đã đủ điều kiện xác định quân nhân đó đã phạm tội “Đào ngũ” quy định tại Điều 402 BLHS.

 – Về yếu tố thứ hai, quân nhân “rời bỏ hàng ngũ Quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gây hậu quả nghiêm trọng được hiểu là trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, về vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự, tài sản hoặc thiệt hại phi vật chất. Để xác định gây hậu quả nghiêm trọng hay không cần phải xem xét, đánh giá tổng hợp toàn diện các thiệt hại đã xảy ra.

Nếu là thiệt hại về vật chất, sức khỏe thì các trường hợp sau đây được coi là gây hậu quả nghiêm trọng:

+ Làm chết một người; Gây thương tích cho một người mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc gây thương tích cho nhiều người mà tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 31% đến 100%.

+ Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng. Nếu gây thiệt hại về vũ khí thì số lượng từ 5 – 15 khẩu súng bộ binh bắn phát một hoặc 3 – 10 khẩu súng bắn liên thanh; từ 2 – 6 súng bộ binh khác (như thượng liên, đại liên, 12 ly 7, 14 ly 5, B40, B41); từ 10 – 30 quả lựu đạn, đạn cối, đạn pháo; từ 300 – 1500 viên đạn từ đại liên trở xuống; từ 200 – 600 viên đạn từ 12 ly 7 đến 24 ly; từ 15 – 45 kg thuốc nổ các loại; từ 1000 – 3000 nụ xòe; từ 3000 – 10.000 mét dây cháy chậm, dây nổ,…

Để giữ nghiêm kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước, khi thấy quân nhân có hành vi đào ngũ mà thỏa mãn một trong hai điều kiện trên thì đề nghị chỉ huy các cơ quan, đơn vị phải báo ngay cho Cơ quan Điều tra hình sự hoặc Viện kiểm sát quân sự nơi gần nhất theo đúng Quyết định số 345/QĐ-BTL ngày 26 tháng 6 năm 2011 của Chính ủy Quân khu 2 để phối hợp xem xét xử lý hình sự về tội “Đào ngũ”.

Quá trình thực hiện có gì khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị trực tiếp liên hệ với Viện kiểm sát quân sự Quân khu 2 để được hướng dẫn, giải thích. Điện thoại quân sự 892 570; Dân sự 02106 252 118.

ĐỖ NGỌC LIÊN