Sau sinh 2 tháng ăn thịt vịt được không

Ở cữ ăn thịt vịt được không?

Thứ Sáu ngày 05/08/2022

  • Những thực phẩm phụ nữ nên tránh xa trong ngày đèn đỏ
  • 3 loại thực phẩm có hại cho sức khỏe của nam giới
  • 10 nguyên nhân làm giảm tinh trùng nam giới nên tránh

Thịt vịt là món ăn giàu dinh dưỡng và chế biến được nhiều món ngon để đổi bữa hằng ngày. Tuy nhiên ở cữ ăn thịt vịt được không lại là băn khoăn của không ít phụ nữ sau sinh.

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau khi sinh phải kiêng khem khá nhiều thực phẩm để tránh những ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé, trong đó có món thịt vịt. Vậy thực hư điều này như thế nào? Liệu ở cữ ăn thịt vịt được không? Những phân tích trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có lời giải đáp cho thắc mắc trên.

Thịt vịt - Thực phẩm giàu dinh dưỡng

Vịt là một trong những loại gia cầm được nuôi nhiều ở nước ta, vì thế nên người Việt có nhiều cách chế biến món ăn từ thịt vịt. Không chỉ được yêu thích vì thơm ngon mà thịt vịt còn chứa nhiều loại dưỡng chất quan trọng như canxi, photpho, magie, vitamin A, B, E... Ngoài ra, lượng protein dồi dào trong thịt vịt cũng giúp cơ thể được bổ sung thêm nhiều năng lượng.

Một số lợi ích cho sức khỏe mà thịt vịt mang lại như sau:

  • Đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần: Trong thịt vịt chứa nhiều khoáng chất quan trọng giúp sức khỏe thể chất và tinh thần luôn ổn định, đồng thời hỗ trợ làm giảm hàm lượng cholesterol xấu và tăng hàm lượng cholesterol tốt trong cơ thể con người.
  • Tốt cho hệ thần kinh: Nhờ thành phần axit pantothenic trong thịt vịt nên khi được nạp vào cơ thể sẽ giúp kích hoạt và khởi động hệ thần kinh, ngăn ngừa stress, giảm lo âu cũng như các hiện tượng trầm cảm khác.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Trong thịt vịt có một hàm lượng Niacin khá lớn giúp đường tiêu hóa hấp thụ carbohydrate, protein và chất béo, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả. Ngoài ra, Niacin còn có tác dụng loại bỏ các chất khí tích tụ trong dạ dày và ruột, giúp đẩy lùi chứng khó tiêu.

Sau sinh 2 tháng ăn thịt vịt được không
Thịt vịt là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng

  • Giúp tăng trưởng cơ thể, ngăn ngừa thiếu máu: Vitamin B12 có trong thịt vịt giúp cho các tế bào thần kinh và hồng cầu khỏe mạnh và hỗ trợ quá trình chuyển hóa các hợp chất quan trọng trong cơ thể. Ngoài ra, lượng sắt từ thịt vịt cũng khá dồi dào, rất phù hợp với những người bịthiếu máu do thiếu hồng cầu.
  • Ổn định thân nhiệt, giảm đau họng: Hàm lượng axit béo có lợi trong thịt vịt sẽ giúp làm ấm cơ thể để phòng ngừa cảm lạnh. Bên cạnh đó, các khoáng chất cũng giúp cổ họng giảm đau, tránh viêm thanh quản.

Ngoài những lợi ích trên, thịt vịt còn mang có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, nuôi dưỡng da và tóc khỏe mạnh từ bên trong, tăng cường sinh lực nam giới, tăng cường cơ bắp... Do đó, bạn đừng bỏ qua nguồn thực phẩm dinh dưỡng này trong chế độ ăn hằng ngày nhé!

Ở cữ ăn thịt vịt được không?

Là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng liệu bà đẻ ở cữ có ăn được thịt vịt không, đây lại là điều khiến nhiều người băn khoăn. Theo quan niệm dân gian, người xưa cho rằng đây là thực phẩm không nên ăn đối với phụ nữ sau sinh vì sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé.

Nguyên nhân là bởi thịt vịt có tính hàn mạnh, trong khi đó cơ thể người mẹ sau sinh chưa hồi phục hoàn toàn sau cơn vượt cạn. Vì thế những thực phẩm tính hàn sẽ không phải là lựa chọn phù hợp, có thể dẫn đến đau bụng, khó tiêu.

Sau sinh 2 tháng ăn thịt vịt được không
Ở cữ ăn thịt vịt được không là câu hỏi được nhiều phụ nữ sau sinh quan tâm

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc kiêng khem thịt vịt khi đang ở cữ là điều không cần thiết. Bởi theo nhiều phân tích khoa học, với nhiều dưỡng chất có trong thịt vịt, đặc biệt là khả năng hỗ trợ tình trạng thiếu máu thì đây là món ăn có thể dùng cho phụ nữ sau sinh. Song lượng ăn và thời điểm ăn cũng phải được cân nhắc một cách phù hợp, không nên quá lạm dụng. Cụ thể như sau:

  • Đối với người mẹ sinh thường: Có thể ăn thịt vịt khoảng 1 tháng sau khi sinh với lượng ăn không quá 2 - 3bữa/tuần.
  • Đối với người mẹ sinh mổ: Nên ăn thịt vịt từ khoảng tháng thứ 2 sau khi sinh với lượng ăn không quá 1 - 2 bữa/tuần. Bởi sau khi phẫu thuật, người mẹ cần thêm thời gian để hồi phục thể trạng, ổn định đường tiêu hóa và vết mổ sau sinh nhanh lành hơn.

Sau sinh 2 tháng ăn thịt vịt được không
Phụ nữ sau sinh nên ăn thịt vịt với lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng

Dù với câu hỏi “ở cữ ăn thịt vịt được không” và câu trả lời là cóthì phụ nữ sau sinh cũng cần nhớ một số lưu ý sau đây:

  • Chỉ nên ăn phần thịt nạc, hạn chế ăn phần da bởi trong da vịt có chứa nhiều cholesterol xấu có hại cho cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến tim mạch.
  • Thịt vịt nên được chế biến kỹ, ăn chín uống sôi, tuyệt đối không ăn các món tươi sống như gỏi hay tiết canh.
  • Phụ nữ sau sinh chỉ nên ăn với lượng vừa phải và tần suất phù hợp, không nên ăn thường xuyên.

Một số món ngon từ vịt cho phụ nữ sau sinh

Dưới đây là gợi ý các món ngon được chế biến từ vịt mà bạn có thể tham khảo để bổ sung dinh dưỡng cho người mẹ sau sinh.

Cháo vịt

Cháo là món ăn ngon và dễ tiêu hóa, phù hợp với phụ nữ sau sinh. Do đó, bạn có thể nấu cháo vịt để bổ sung vào thực đơn cho bà đẻ ở cữ. Có thể nấu cháo vịt theo 2 cách sau đây:

  • Cách 1: Bạn tách bỏ phần da và cho phần thịt vịt vào nồi áp suất, tiếp đó thêm gạo và nước và cắm điện. Thời gian chờ khoảng 20 - 30 phút, tùy vào độ nhừ của thịt và cháo. Sau đó, có thể dùng ăn ngay.
  • Cách 2: Bạn luộc vịt để lấy nước, sau khi thịt chín, bạn vớt thịt ra và cho gạo vào nước đun tiếp cho đến khi nở bung. Phần thịt vịt bạn xé ra cho vào ăn chung với cháo cũng rất thơm ngon.

Sau sinh 2 tháng ăn thịt vịt được không
Cháo vịt là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, phù hợp cho phụ nữ sau sinh

Vịt nấu chao

Để nấu món ăn giàu dinh dưỡng và ngon miệng này, ngoài vịt, bạn cần chuẩn bị thêm các nguyên liệu như khoai môn và rau thơm. Sau khi ướp thịt vịt với muối, tiêu, hành, tỏi, hạt nêm, đường… bạn cho lên bếp và xào qua cho thịt săn lại.

Tiếp đó, bạn cho thêm nước vào đun nhỏ lửa để thịt chín. Sau đó, bạn thêm khoai môn vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Với món ăn này, bạn cũng có thể ăn cùng bún hoặc cơm đều rất ngon.

Sau sinh 2 tháng ăn thịt vịt được không
Vịt nấu chao giúp bữa ăn của phụ nữ sau sinh ngon miệng hơn

Như vậy, bài viết đã giải đáp băn khoăn “ở cữ ăn thịt vịt được không?” cũng như gợi ý một số món ăn ngon, giàu dưỡng chất từ thịt vịt cho phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, người mẹ cũng nên được bổ sung đa dạng các nguồn thực phẩm khác để nhanh chóng hồi phục thể trạng và duy trì nguồn sữa dồi dào cho con bú.

Bên cạnh đó, sử dụng các thực phẩm lợi sữa cũng là giải pháp hiệu quả giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Và đừng quên kết hợp chế độ ăn uống khoa học cùng chế độ ngủ nghỉ đúng cách mẹ nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • ở cữ
  • sức khỏe sinh sản
  • phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh có ăn được thịt vịt không?

Sau khi sinh con, phụ nữ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để bù đắp lại lượng máu mất đi trong quá trình sinh nở cũng như để tạo ra nhiều sữa cho em bé bú. Do vậy mà việc lựa chọn các thực phẩm ăn hằng ngày cũng khiến các bà mẹ phải đau đầu, một trong các món ăn khiến nhiều người quan tâm liệu có nên ăn hay không đó chính là thịt vịt. Vậy thịt vịt có lợi hay hại đối với phụ nữ sau sinh?

Sau sinh 2 tháng ăn thịt vịt được không

Cứ trong 100g thịt vịt thì có tới 337 kcal, 19g protein, 11mg canxi, 28g Lipid, 204 mg Kali,…đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp năng lượng cho hoạt động hằng ngày của con người. Ngoài ra, thịt vịt còn giúp hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh tim mạch, ung thư, bệnh lao… giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

Với thành phần dinh dưỡng phong phú như vậy, thịt vịt hoàn toàn phù hợp với phụ nữ sau sinh, ăn nhiều các món ăn chế biến từ thịt vịt sẽ giúp các mẹ tiết nhiều sữa, nhanh chóng điều tiết cơ thể sau sinh,phục hồi tốt cơ thể….

Sau sinh 2 tháng ăn thịt vịt được không

Mặc dù thịt vịt rất tốt cho phụ nữ sau sinh nhưng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé thì cần chú ý đến cách chế biến sao cho phù hợp với cơ địa của phụ nữ sau sinh. Một số điều mà các mẹ cần lưu ý như sau:

  • Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn, bổ âm nên đối với phụ nữ sau sinh vết thương chưa hồi phục hoàn toàn thì không nên ăn thịt vịt ngay vì như thế sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ.
  • Hệ tiêu hóa của phụ nữ mới sinh còn yếu nên khi chế biến chỉ nên sử dụng phần thịt nạc, loại bỏ hết phần da và mỡ ra khỏi món ăn để không bị đầy bụng khó tiêu do ăn phải mỡ vịt.
  • Đồng thời, ngay cả phụ nữ đang mang thai cũng như sau sinh không nên ăn thịt vịt sống, tiết canh… Vì trong thịt sống có chứa nhiều vi khuẩn gây tổn hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Các mẹ nên nấu chín thịt vịt theo nhiều kiểu khác nhau như nấu cháo vịt đậu xanh, vịt rang xả, vịt tiềm… Nên hạn chế ăn các món ăn từ thịt vịt nhưng có vị chua như vịt om măng, vịt om sấu…

Phụ nữ sau sinh có ăn được thịt vịt không? Qua những thông tin trên hy vọng các mẹ đã có thể yên tâm hơn khi sử dụng thịt vịt để chế biến thành các món ăn ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tác dụng lợi sữa giảm cân của chè vằng đối với phụ nữ sau sinh

Giải đáp: Phụ nữ sau sinh có nên ăn rau muống

Phụ nữ sau sinh có ăn được mướp đắng không

Phụ nữ cho con bú ăn măng cụt được không