Sức mạnh thị trường của doanh nghiệp là

 Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường có thể hạn chế sản lượng, tăng giá bán trên mức cạnh tranh và kiếm lợi nhuận độc quyền. Việc này tất yếu sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn cho xã hội nói chung.  Khi có sức mạnh thị trường, doanh nghiệp có thể tăng giá bán sản phẩm mà không hề bị giảm doanh thu. Tuy nhiên, việc tăng giá bán hàng hóa sẽ còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố sau đây:

–  Sự sẵn có của sản phẩm thay thế  từ các nhà sản xuất khác;

–  Sự tồn tại của rào cản và khả năng gia nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

Do đó, điều quan trọng là sức mạnh thị trường chỉ phát sinh khi đặt trong mối quan hệ với thị trường. Sức mạnh thị trường có nghĩa rằng một doanh nghiệp có sức mạnh thị trường sẽ được bảo vệ trước những đối thủ cạnh tranh tiềm năng, những đối thủ bị ngăn cản không thể tham gia thị trường được. Những rào cản tham gia thị trường một mặt cho phép một doanh nghiệp thu lợi nhuận độc quyền mặt khác cản trở các doanh nghiệp khác tham gia thị trường đó, sẽ là yếu tố quan trọng trong việc xác định sức mạnh thị trường. Định nghĩa, nhận dạng và tầm quan trọng của rào cản tham gia thị trường là những vấn đề gây tranh cãi nhất trong kinh tế học chống độc quyền.

Quy mô thị phần của một doanh nghiệp, theo Ủy ban châu Âu, là “một chỉ số quan trọng cho sự tồn tại của sức mạnh thị trường”. Thị phần đo “quy mô tương đối của một doanh nghiệp trong một ngành hoặc một thị trường về mặt tỷ lệ của tổng sản lượng và doanh thu hoặc khả năng chiếm thị phần sở hữu” là điểm bắt đầu để đánh giá sức mạnh thị trường. Tuy nhiên, theo cách tiếp cận của Ủy ban châu Âu thì việc xác định sức mạnh thị trường chỉ dựa vào thị phần là không đủ mà còn cần phân tích chi tiết các đặc điểm kinh tế của thị trường. Ví dụ như việc cần xác định rào cản gia nhập thị trường là để làm rõ sức ép cạnh tranh lên doanh nghiệp. Trên thực tế, trong quá trình điều tra một số vụ việc cạnh tranh, doanh nghiệp có thị phần lớn đồng nghĩa với doanh nghiệp đó có sức mạnh thị trường. Theo quan điểm chính thức của Ủy ban châu Âu, nhiều thỏa thuận giữa các doanh nghiệp mang tính phản cạnh tranh nhưng vì thiếu sức mạnh thị trường nên cũng sẽ không bị coi là vi phạm Luật Cạnh tranh. Quan điểm này cũng tương tự cách tiếp cận của Luật Cạnh tranh Việt Nam. Trong đa số trường hợp, điều kiện cần để xác định hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh là doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp thực hiện hành vi đó có sức mạnh thị trường hay không. Việc xác định sức mạnh thị trường chủ yếu thông qua thị phần là cách tiếp cận vừa đơn giản vừa hiệu quả.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • cạnh tranh kinh tế là gì
  • sức mạnh thị trường đề cập tới
  • ,

    Cạnh tranh là hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường và là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển luôn tìm mọi cách để giành sự quan tâm của khách hàng với doanh nghiệp của mình bằng việc chiếm ưu thế về thị phần trên thị trường liên quan.

    Theo đó, tại Điều 26 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định về việc xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp. Đây được coi là điểm mới trong Luật Cạnh tranh năm 2018 so với Luật Cạnh tranh năm 2004 khi Luật Cạnh tranh năm 2004 chỉ quy định doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Luật Cạnh tranh năm 2018 đã quy định rằng “Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan” Như vậy, dựa theo quy định luật cạnh tranh mới, sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp là thực tế mà không phải là suy đoán. Cụ thể:

    Điều 26. Xác định sức mạnh thị trường đáng kể

    1. Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây:

    a) Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;

    b) Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;

    c) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;

    d) Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;

    đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;

    e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;

    g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

    h) Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;

    i) Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.

    2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.”

    Những nội dung được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia lấy làm cơ sở để xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp bao gồm những nội dung quy định tại Điều 12 Nghị định số 35/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật cạnh tranh. Cụ thể như sau:

    Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp quy định tại Điều 26 Luật Cạnh tranh vào một hoặc một số yếu tố như sau:

    Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan được đánh giá trên cơ sở so sánh thị phần giữa các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp trên thị trường liên quan.

    Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được cánh giá căn cứ vào năng lực tài chính, khả năng tiếp cận nguồn vốn, tín dụng và các nguồn tài chính khác, tổng nguồn vốn, tổng tài sản, số lao động, quy mô sản xuất, mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đó trong tương quan với các doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh.

    Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác được đánh giá dựa trên những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp khi gia nhập, mở rộng thị trường. Các loại rào cản gia nhập, mở rộng thị trường bao gồm:

    + Rào cản pháp lý tạo ra bởi các quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước bao gồm các quy định về thuế nhập khẩu và hạn ngạnh nhập khẩu; quy chuẩn kỹ thuật; các điều kiện, thủ tục để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; quy định về sử dụng hàng hóa, dịch vụ; tiêu chuẩn nghề nghiệp và các quyết định hành chính khác của các cơ quan quản lý nhà nước.

    + Rào cản tài chính bao gồm chi phí đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, khả năng tiếp cận nguồn vốn, tín dụng và các nguồn tài chính khác của doanh nghiệp.

    + Chi phí ban đầu khi gia nhập thị trường mà doanh nghiệp không thể thu hồi khi rút khỏi thị trường.

    + Rào cản đối với việc tiếp cận, nắm giữ nguồn cung, cơ sở hạ tầng thiết yếu để sản xuất, kinh doanh; mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

    + Tập quán tiêu dùng.

    + Thông lệ, tập quán kinh doanh.

    + Rào cản liên quan việc thực hiện quyền của tổ chức, cá nhân đối với trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.

    + Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường khác.

    Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ được, đánh giá căn cứ vào ưu thế của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh nhờ việc nắm giữ, kiểm soát mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

    Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được đánh giá căn cứ vào ưu thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đang sở hữu hoặc sử dụng cho sản xuất, kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh.

    Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng được đánh giá để xác định ưu thế của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh căn cứ vào mức độ thiết yếu, khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

    Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được đánh giá để xác định ưu thế của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh căn cứ vào mức độ thiết yếu, khả năng tiếp cận đối tượng quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

    Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác được xác định dựa trên chi phí và thời gian cần thiết để khách hàng, doanh nghiệp chuyển sang mua, bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác trên cùng thị trường liên quan;

    Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh được đánh giá để xác định ưu thế của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong điều kiện cụ thể của ngành, lĩnh vực đó.

    Trong quá trình xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết.

    Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Cạnh tranh năm 2018

    Luật Hoàng Anh

    Sức mạnh thị trường (tiếng Anh: Market Power) được hiểu là mức độ ảnh hưởng của một công ty đối với việc xác định giá thị trường, cho một sản phẩm cụ thể hoặc nói chung trong ngành.

    Sức mạnh thị trường của doanh nghiệp là

    Hình minh họa. Nguồn: Promarket.org

    Định nghĩa

    Sức mạnh thị trường trong tiếng Anh là Market Power. Sức mạnh thị trường đề cập đến khả năng tương đối của một công ty để thao túng giá của một mặt hàng trên thị trường bằng cách thao túng mức độ cung, cầu hoặc cả hai.

    Sức mạnh thị trường có thể được hiểu là mức độ ảnh hưởng của một công ty đối với việc xác định giá thị trường, cho một sản phẩm cụ thể hoặc nói chung trong ngành.

    Nội dung

    - Điều kiện thị trường lí tưởng là trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, trong đó có rất nhiều công ty sản xuất sản phẩm cạnh tranh và không có công ty nào có sức mạnh thị trường đáng kể. Trong các thị trường cạnh tranh hoàn hảo hoặc gần như hoàn hảo, các nhà sản xuất có ít sức mạnh định giá và do đó phải là người chấp nhận giá.

    - Tất nhiên, đó chỉ là một lí thuyết hiếm khi tồn tại trong thực tế. Nhiều quốc gia có luật chống độc quyền hoặc luật tương tự được thiết kế để hạn chế sức mạnh thị trường của bất kì một công ty nào.

    - Sự khan hiếm tài nguyên hay sự khan hiếm nguyên liệu thô có thể đóng một vai trò quan trọng trong sức mạnh thị trường, thậm chí còn hơn cả sự hiện diện của các đối thủ cạnh tranh.

    Chẳng hạn như thảm họa khiến nguồn cung dầu gặp rủi ro, dẫn đến giá cao hơn từ các công ty dầu khí, mặc dù thực tế là các nhà cung cấp đối thủ vẫn đang tồn tại và cạnh tranh trên thị trường.

    Sự khan hiếm của dầu, kết hợp với sự phụ thuộc rộng rãi vào tài nguyên của nhiều ngành công nghiệp đồng nghĩa với việc các công ty dầu mỏ giữ được sức mạnh định giá đáng kể đối với mặt hàng này.

    Ý nghĩa của sức mạnh thị trường

    - Một công ty nắm giữ sức mạnh thị trường đáng kể có khả năng thao túng giá thị trường và từ đó kiểm soát tỉ suất lợi nhuận của công ty đó, và có là khả năng tăng trở ngại cho những người mới tham gia vào thị trường.

    - Các công ty có sức mạnh thị trường thường được mô tả là "người tạo giá" bởi vì họ có thể thiết lập hoặc điều chỉnh giá thị trường của một mặt hàng mà không từ bỏ thị phần.

    - Sức mạnh thị trường còn được gọi là sức mạnh định giá.

    Liên hệ thực tiễn

    Một ví dụ về sức mạnh thị trường là Apple Inc. trong thị trường điện thoại thông minh. Mặc dù Apple không thể kiểm soát hoàn toàn thị trường, sản phẩm iPhone của họ chiếm thị phần đáng kể và giữ được lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Do đó, Apple Inc có khả năng ảnh hưởng đến giá cả chung trên thị trường điện thoại thông minh.

    (Tài liệu tham khảo: Market power, Investopedia)

    Minh Lan