Thị trường mục tiêu của ngân hàng Techcombank

Thị trường mục tiêu của ngân hàng Techcombank

Thị trường mục tiêu của ngân hàng Techcombank

Kết thúc quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 76,8% so với cùng kỳ, đạt 5,5 nghìn tỷ đồng, trên tổng thu nhập hoạt động ngân hàng là 8,9 nghìn tỷ đồng, tăng 46,2%. Tỷ lệ CASA dẫn đầu ngành là 44,2% và tỷ lệ ROA là 3,5%. Các chỉ số khác đều trên mức trung bình. Ngân hàng cũng thu hút thêm 245.000 khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng đang phục vụ lên 8,6 triệu người.

Trao đổi với VnExpress, ông Jens Lottner, CEO của Techcombank chia sẻ mục tiêu cũng như cách thức hoạt động của nhà băng để giữ vững và phát huy những kết quả đã đạt được.

- Techcombank thu được nhiều kết quả ấn tượng sau quý I, vậy mục tiêu tham vọng của ngân hàng là gì thưa ông?

- Mục tiêu của chúng tôi là trong top 10 ngân hàng khu vực Đông Nam Á, có quy mô và năng lực để mang đến những trải nghiệm ngày càng chất lượng cho khách hàng. Do đó, Techcombank sẽ tập trung vào việc duy trì tăng trưởng CASA, đồng thời đầu tư cơ sở hạ tầng dữ liệu và công nghệ cũng như đội ngũ cán bộ nhân viên.

Tôi cho rằng giá trị của một doanh nghiệp, thực ra, xoay quanh câu chuyện doanh nghiệp có thực hiện được những điều mình đã cam kết hay không. Nếu duy trì mức tăng trưởng 25% mỗi năm, thì mức vốn hóa trong tương lai có thể cao hơn con số 20 tỷ USD.

- Điều gì khiến ông tự tin về kế hoạch này?

- Chúng tôi tin rằng có thể duy trì tốc độ tăng trưởng 25%, trên tất cả các đòn bẩy giá trị chính, nghĩa là mức tăng trưởng lợi nhuận 25% cũng sẽ được duy trì. Trong 5 năm tới, Techcombank có thể tăng thêm 5 tỷ USD vốn chủ sở hữu, bên cạnh 3,4 tỷ USD vào cuối quý I. Nhìn vào thực tiễn ở các thị trường khác, có thể thấy các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả mức giá gấp 2,5 lần giá trị sổ sách cho một doanh nghiệp tăng trưởng 25% với tỷ lệ ROE 20% tại một thị trường tài chính phát triển nhanh như Việt Nam. Điều đó giải thích tại sao chúng tôi nhắm đến con số 20 tỷ USD.

Tất nhiên, để thực hiện mục tiêu đó không hề đơn giản. Techcombank là một ngân hàng khá mới so với một số ngân hàng thương mại quốc doanh và các ngân hàng khác trong khu vực. Định giá một doanh nghiệp xoay quanh câu chuyện doanh nghiệp đó đã đạt được những thành tựu gì trước đây? Doanh nghiệp đó có khả năng thực hiện những điều mình đã hứa hay không? Theo những tính toán ở trên, nếu như các con số đúng như chúng tôi dự kiến, thì số vốn hóa trong tương lai của Techcombank có thể còn cao hơn 20 tỷ USD. Một khi chúng tôi tạo dựng được uy tín, tỷ lệ giá trên giá trị sổ sách (P/B) sẽ còn cao hơn.

Thị trường mục tiêu của ngân hàng Techcombank

- Với tỷ lệ CASA cao trong năm 2020, Techcombank sẽ quản lý tăng trưởng CASA như thế nào để luôn dẫn đầu?

- Chúng tôi có các nguồn vốn khác, ví dụ phát hành các công cụ nợ bằng USD Mỹ trên thị trường quốc tế, nhưng duy trì tỉ lệ CASA ở mức cao vẫn là một trong những cột trụ quan trọng trong chiến lược. Huy động không kỳ hạn không chỉ là nguồn vốn có chi phí tương đối thấp mà còn ổn định, cũng như cho phép Techcombank hiểu khách hàng hơn.

Hiện, chúng tôi theo đuổi hai chiến lược chính. Thứ nhất là phát triển các nền tảng giao dịch ngân hàng tối ưu hơn cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, tạo ra những tính năng giao dịch thuận tiện, thông minh. Yếu tố thông minh ở đây là khả năng hỗ trợ khách hàng hiểu cách họ sử dụng nguồn tiền, hay làm thế nào để tiền của họ sinh lời tốt hơn bằng cách tận dụng các chương trình ưu đãi của ngân hàng, hoặc đầu tư dòng tiền nhàn rỗi, hoặc rút vốn từ hạn mức tín dụng một cách dễ dàng khi cần thêm vốn.

Thứ hai, chúng tôi sẽ sử dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị. Thanh khoản trong chuỗi giá trị không tự mất đi, mà tại mỗi thời điểm, thanh khoản đó lại thuộc về các chủ thể khác nhau tham gia chuỗi giá trị. Khi doanh nghiệp trả tiền lương cho nhân viên, thì tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp đó tại ngân hàng sẽ giảm chỉ sau một đêm, nhưng dòng tiền lại được ghi có vào tài khoản của các nhân viên của doanh nghiệp đó. Đó là lý do chúng tôi đang cố gắng cung cấp các dịch vụ ngân hàng giao dịch cho khách hàng trong toàn bộ chuỗi giá trị, để đảm bảo CASA dù dịch chuyển thế nào cũng vẫn nằm trong hệ thống của Techcombank. Tôi tin rằng cơ hội còn rất nhiều. Từ những con số hiện tại, Techcombank vẫn có thể tăng tỷ lệ CASA lên thêm nữa.

- Việc tham gia vào chuỗi giá trị giúp Techcombank định vị ra sao trên thị trường?

- Việc tham gia chuỗi giá trị bắt nguồn từ phương châm lấy khách hàng làm trọng tâm. Yếu tố thành công của một chuỗi giá trị là đảm bảo hàng hóa dịch chuyển không gián đoạn từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, tăng doanh số và giảm chi phí tồn kho. Khi hàng hóa luân chuyển thì dòng tiền cũng luân chuyển. Ngân hàng tham gia với vai trò cấp thanh khoản xuyên suốt chuỗi và giảm thiểu rủi ro cho các bên, giúp chuỗi hoạt động trơn tru. Khi tham gia một chuỗi, chúng tôi sẽ cố gắng để hiểu được có những vấn đề gì đang xảy ra, và chuỗi đang bị đứt đoạn ở đâu. Ví dụ, trong lĩnh vực ReCom của Techcombank, chúng tôi sẽ cố gắng xem xét các phương pháp để rút ngắn thời gian nhiều nhất có thể cho khách hàng từ khâu mua lại quỹ đất cho đến giai đoạn bàn giao căn hộ. Với ngành FMCG cũng tương tự như vậy.

Thị trường mục tiêu của ngân hàng Techcombank

- Nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động ở các lĩnh vực mà Techcombank có lợi thế, như cho vay mua nhà thế chấp, vậy Techcombank có chiến lược gì để tiếp tục dẫn đầu?

- Không có lĩnh vực kinh doanh nào là không có rủi ro, cho vay mua nhà cũng vậy. Nếu các ngân hàng muốn tham gia sâu vào lĩnh vực này, họ cần hiểu chính xác cách thức hoạt động của toàn bộ chuỗi giá trị. Để thành công ở mảng này, Techcombank có những hiểu biết và kinh nghiệm không dễ sao chép. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy áp lực về lãi suất cho vay khi các ngân hàng khác cũng muốn đẩy mạnh lĩnh vực này. Đó là lý do tại sao tôi nhấn mạnh việc duy trì tăng trưởng CASA để có nguồn vốn chi phí thấp và quyền lựa chọn các phân khúc mà chúng tôi muốn tham gia.

Tương tự với CASA, Techcombank đã thành công với chương trình miễn phí chuyển tiền trực tuyến (Zero Fee). Nhưng hiện tại, chiến dịch này đã phổ biến. Vì vậy, để thành công, chúng ta cần cách đi bền vững hơn.

Cuối cùng thì câu chuyện vẫn xoay quanh khả năng giao dịch thuận tiện và thông minh, giúp khách hàng giao dịch an toàn và không bị gián đoạn chính là tạo ra giá trị cho dòng tiền của họ. Các chương trình khách hàng thân thiết và hoàn tiền giao dịch là ví dụ, nhưng cách thức thực hiện để mang lại trải nghiệm tốt hơn sẽ là yếu tố khách hàng quyết định lựa chọn ngân hàng nào. Đó là lý do chúng tôi đang đầu tư rất nhiều vào công nghệ, từ nền tảng giao dịch, hạ tầng dữ liệu cho đến marketing số, nhằm tạo ra trải nghiệm mới mẻ và giúp khách hàng quản lý đồng tiền của họ theo cách thuận lợi, thông minh. Trong vòng 5 năm tới, Techcombank sẽ đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng vào công nghệ và chỉ riêng cơ sở hạ tầng dữ liệu sẽ chiếm hơn 1.500 tỷ đồng trong vài năm tới.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phải nhìn sang các doanh nghiệp ngoài ngân hàng. Sẽ ra sao nếu Grab bắt đầu ra mắt sản phẩm cho vay ở quy mô lớn? Hoặc nếu Lazada tham gia tài trợ chuỗi cung ứng? Đây là những doanh nghiệp có khả năng tiếp cận khách hàng rất rộng, được đầu tư lớn và không phải chịu sự quản lý chặt chẽ. Câu trả lời tốt nhất cho việc cạnh tranh với họ là đầu tư vào công nghệ, dữ liệu và con người. Techcombank có lợi thế là một tổ chức ngân hàng được tin cậy. Mặt tốt của cạnh tranh là cuối cùng, khách hàng sẽ được hưởng lợi, nhưng khách hàng cũng sẽ là người quyết định người thắng cuộc.

Khi chúng tôi giảm thiểu rủi ro cho các bên trong chuỗi giá trị, điều đó làm giảm thời gian và nhu cầu tài chính cho cả chuỗi, và cuối cùng, lợi nhuận thu được từ đó có thể được chia cho tất cả các bên.

Nếu có thể nhân rộng mô hình này trong nhiều lĩnh vực khác, chúng tôi sẽ đa dạng hóa được danh mục khách hàng doanh nghiệp lớn và cũng có thể phục vụ phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tốt hơn. Từ đó, Techcombank có thể gia tăng tín dụng và có cơ hội tiếp tục tăng trưởng tín dụng ở mức 25%.

- Về việc tham gia vào phân khúc SME, ông có chia sẻ gì?

- Trước đây, chúng tôi đã cố gắng tham gia sâu hơn vào phân khúc này, nhưng khi đó chưa có mô hình phù hợp và chưa thực sự hiểu đủ về rủi ro trong ngành.

Hiện nay, chúng tôi thấy cơ hội tham gia đang tốt. Cuối năm nay, Techcombank sẽ giới thiệu hai hệ thống tín dụng mới, giúp đánh giá, thẩm định và cấp tín dụng theo một cách khác biệt, mang lại các giải pháp tốt hơn cho cả khách hàng mới và khách hàng hiện tại.

Thị trường mục tiêu của ngân hàng Techcombank

- Quan điểm của ông về đại lý ngân hàng (bank agent-P)? Techcombank đang tham gia như thế nào?

- Các tổ chức đều đang quan tâm đến việc thúc đẩy tài chính toàn diện, điều mà một mình hệ thống ngân hàng truyền thống khó thực hiện được. Tuy nhiên, việc trao cho mỗi cửa hàng tạp hóa một số chức năng của một ngân hàng không phải là lựa chọn tốt nhất.

Chúng tôi đã nghiên cứu một số mô hình tại Thái Lan hay Philippines. Hợp tác giữa các thành phần kinh tế như viễn thông với ngân hàng, hay ngân hàng với nhà bán lẻ, sẽ hình thành những mô hình đại lý ngân hàng có hiệu quả kinh tế hơn và phục vụ tập khách hàng rộng hơn. Một chương trình quan trọng như vậy cần được xây dựng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo an toàn dữ liệu, bảo mật giao dịch...

Tôi tin rằng các công ty lớn như Masan và Techcombank có thể thiết lập được một mô hình an toàn và có khả năng mở rộng nhanh chóng trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cơ bản cho mọi hộ gia đình ở Việt Nam, thông qua kết hợp công nghệ với sự hiện diện vật lý của hệ thống các cửa hàng bán lẻ. Nếu tìm ra mô hình phù hợp, theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, chúng tôi sẽ thực hiện thí điểm. Ý tưởng về đại lý ngân hàng vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khai, nhưng cơ hội cũng là rất lớn.

Thị trường mục tiêu của ngân hàng Techcombank

- Nhiều ngân hàng cũng đang có mục tiêu tăng vốn điều lệ, Techcombank thì sao?

- Chúng tôi không quá lo lắng đến việc tăng vốn điều lệ mà tập trung nhiều hơn vào các chỉ số như hệ số an toàn vốn (CAR). Hệ số CAR tối thiểu do Ngân hàng Nhà nước quy định là 8%, nhưng nếu nhìn vào các ngân hàng lớn trong khu vực, tỷ lệ này vào khoảng 15-16%. Đó cũng là mức khiến chúng tôi cảm thấy yên tâm trong dài hạn. Hệ số CAR của Techcombank đang ở mức 16%. Nếu duy trì được tỷ lệ này thì việc tăng vốn điều lệ không phải yêu cầu cấp thiết.

- Việc điều chỉnh hạn mức tín dụng theo quý gây ra thách thức gì cho hoạt động của Techcombank?

- Đến nay, chúng tôi chưa gặp bất kỳ vấn đề gì. Cách phân bổ này của Ngân hàng Nhà nước là để hiểu rõ hơn nhu cầu của thị trường và điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng một cách phù hợp, tránh tăng trưởng tín dụng quá nóng hoặc hạn chế tăng trưởng tín dụng khiến làm chậm tốc độ tăng trưởng GDP. Nếu có bất cứ thay đổi gì, tại Techcombank vẫn có các công cụ khác để đảm bảo sự linh hoạt trong bảng cân đối tài chính nhằm giúp ngân hàng đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng.

Thị trường mục tiêu của ngân hàng Techcombank

An Nhiên
Thiết kế: Tấn Nguyễn