Uống nước la tía to khi chuyển dạ webtretho

Không ít mẹ bầu khi ngày sinh cận kề rỉ tai nhau kinh nghiệm đẻ dễ, đẻ không đau với hoa, lá thảo dược. Chẳng hạn, khi đau chuyển dạ thì uống khoảng 1 lít nước đun sôi lá tía tô giúp dễ sinh.

Trên một số diễn đàn, nhiều mẹ còn chia sẻ các cách giảm đau đẻ, đẻ dễ với hoa hướng dương khô (mua ở hàng thuốc bắc). Theo kinh nghiệm của một số mẹ thì khi đau đẻ, mẹ hãy uống 500ml nước hoa hướng dương khô còn ấm thì cuộc “vượt cạn” sẽ trôi chảy, dễ dàng, thậm chí còn “không phải khâu một mũi nào”…

Nhiều mẹ tưởng hoa hướng dương với lá tía tô là những hoa, lá lành tính nên thoải mái dùng mà không lo tác dụng phụ nào. Thực tế, giảm đau đẻ, dễ đẻ theo cách trên không an toàn như mẹ vẫn tưởng.

Nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Nói về vấn đề này, BS Trần Thuấn – Trưởng khoa Đông y (BV Xanh Pôn) cho hay, đây chỉ là những kinh nghiệm truyền miệng. Không có một cơ sở khoa học nào nói các loại hoa hướng dương, lá tía tô hay dứa dùng để giảm đau trong quá trình chuyển dạ của bà bầu. Hiện cũng chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về tác dụng này.

Tía tô sắc kèm một số vị thuốc Đông y có tác dụng trị nghén, giảm phù…

Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, dùng trị cảm mạo. Uống nhiều nước lá tía tô có thể bị cao huyết áp, đau bụng. Đông y cũng ghi nhận những công dụng của lá tía tô với phụ nữ mang thai nhưng chưa thấy có công dụng đẻ dễ, đẻ không đau với lá tía tô.

Tía tô kết hợp với một số vị thuốc bắc có tác dụng trị ốm nghén; trị thai phụ bị phù nề, ho, nhiều đờm hay những thai phụ bị đau lưng, ra huyết. Tuy nhiên, liều lượng thế nào, cách sử dụng ra sao phải nhờ tới bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám, kê đơn.

Còn hoa hướng dương theo Đông y, có vị ngọt, tính ấm, không độc có công dụng trị phù, đau mặt, đau răng… Đông y cũng chưa ghi nhận tác dụng giảm đau đẻ, giúp đẻ dễ dàng của hoa hướng dương tươi hay khô. Kinh nghiệm uống nước hoa hướng dương cho dễ đẻ chỉ là do các mẹ truyền miệng, rỉ tai nhau nên thiếu chứng cứ khoa học.

Thậm chí một số tài liệu còn cho thấy, phụ nữ mang thai không được dùng nước hoa hướng dương để uống vì có thể dẫn tới sảy thai.

Một số tài liệu khuyên bà mẹ mang thai không được uống nước hoa hướng dương vì có thể gây sảy thai.

Nhiều phương pháp giảm đau đẻ hiện đại

Với sự tiên tiến của y học hiện nay thì có khá nhiều cách đẻ không đau mà sản phụ có thể tham khảo. Theo các bác sĩ, có nhiều phương pháp giảm đau đẻ cho các sản phụ, từ phương pháp không dùng thuốc tới các phương pháp dùng thuốc. Các phương pháp không dùng thuốc bao gồm các kỹ thuật thở, rặn đẻ, liệu pháp tâm lý… Các biện pháp dùng thuốc gây mê, gây tê ngoài màng cứng, gây tê tuỷ sống… Dù vậy cho tới nay, chưa có biện pháp nào giảm đau đẻ 100%.

"Uống nước lá tía tô" là bí quyết được rất nhiều mẹ bầu truyền tai nhau với kỳ vọng loại nước này sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn, làm giảm đau đớn khi đẻ thường. Thế nhưng, chị em tuyệt đối đừng vội làm theo nhé! Thực tế thì lá tía tô không "thần thánh" như vậy, có những mẹ đã phải khóc hối hận vì việc làm này đấy ạ. Các bác sĩ phân tích rằng, mặc dù lá tía tô có nhiều công dụng nhưng nếu các mẹ bầu dùng lá tía tô quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp. Đã từng có trường hợp một bà bầu bị huyết cao phải mổ lấy thai gấp do uống nước lá tía tô triền miên suốt 2 tháng. Ngoài ra, nếu dùng tía tô lâu ngày có thể khiến cơ thể mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ... Đặc biệt, không được dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi. Như vậy, tía tô không thể "cứu" các mẹ bầu rồi. Chị em sẽ phải đối mặt với cơn đau chuyển dạ như thế nào đây? Một trong những cách tốt nhất lúc này là tìm các tư thế phù hợp để tạo ra trọng lực giúp em bé trong bụng dễ dàng tụt xuống, đồng thời giảm áp lực lên lưng, vùng chậu. Những tư thế này cũng giúp cổ tử cung của mẹ giãn nở nhanh hơn, nhờ đó là mẹ bớt phải chịu thời gian đau đẻ kéo dài. Tư thế đứng Nếu muốn chọn tư thế này, các mẹ bầu hãy đứng thẳng người và đối mặt với chồng hay bác sĩ hoặc người thân. Cơ thể mẹ bầu tựa vào vai người đối diện, sau đó mẹ hít thở thật sau và rặn đẻ em bé ra ngoài.Khi mẹ đứng, trọng lượng cơ thể dồn lên phía dưới, nhờ thế mà bé cũng dễ dàng chúc đầu xuống và mẹ rặn đẻ thuận lợi hơn. Tư thế ngồi Ở tư thế này mẹ ngồi trên một chiếc ghế có lưng tựa và ngồi ngược lại so với tư thế thông thường. Mẹ cần kê hai chiếc gối mềm, tì lên gối và co hai đầu gối lại, thở đều chậm rãi. Cách này giúp mẹ bầu chuyển dạ thoải mái hơn vào thời gian đầu khi sinh. Ngoài ra, mẹ còn dựa vào người đỡ đẻ và ngồi xổm/bán ngồi xổm để sinh con. Tư thế quỳ Mẹ có thể quỳ trên giường, trên một tấm thảm hoặc trên sàn nhà. Tư thế này yêu cầu mẹ mở rộng 2 chân, giúp không bị đè nén phần mông, giảm tỉ lệ rách âm đạo khi sinh, giúp cổ tử cung nhanh chóng mở rộng. Tư thế nằm nghiêng Đây là tư thế áp dụng cho những mẹ có thời gian chuyển dạ dài. Nằm nghiêng giúp mẹ thư giãn mà không tăng áp lực lên các mạch máu, không ảnh hưởng đến lượng máu lưu thông đến thai nhi. Mẹ nên nằm nghiêng hoặc nằm nghiêng chống tay tốt hơn là nằm ngửa. Thông thường khi sinh con ở bệnh viện, tư thế truyền thống từ trước đến nay của các mẹ bầu nằm ngửa, hai chân sẽ giơ lên đặt ở trên bàn đạp giống như khi đi khám phụ khoa. Tư thế này khá hạn chế vì nó khiến cho sự chuyển dạ chậm đi, huyết áp giảm, khung xương chậu bị chùng giãn ở các mô mềm và sự xổ nhau tự nhiên không được nhanh chóng cũng như mẹ dễ bị kiệt sức… Tuy nhiên, khi mẹ sinh ở tư thế này thì được hỗ trợ thuốc tê, thuốc gây mê và gắn máy theo dõi cho em bé. Tùy theo từng trường hợp mà các mẹ có thể thay đổi tư thế trong quá trình chuyển dạ để cảm thấy dễ chịu hơn, bớt đau đớn. Tốt nhất, chị em nên trao đổi trước với bác sĩ và nhờ sự giúp đỡ của họ để quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi nhất nhé! Những kiến thức mẹ bầu phải biết nếu muốn đẻ thường an toàn: Nhờ 1 câu nói của chồng với bác sĩ, em đã được đỡ đẻ rất nhẹ nhàng và sinh con rất nhanh! Mẹ bầu nào đang lo lắng lúc "lên đỉnh" khi làm chuyện ấy có bị sinh non hay sảy thai không thì vào đây nhé Mình đi chọc ối: 504 giờ sống trong sợ hãi! Bài tập Yoga giúp bà bầu vượt cạn dễ

http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/10/qabb3BsqFi-480x290.jpg

LÀM MẸMang thai - Chuẩn bị sinh

Một vài mẹo nhỏ trong cách nấu nước lá tía tô cho bà đẻ sẽ giúp chị em lâm bồn có thể dễ dàng hơn. Tất cả những điều cần thiết sẽ được chuyên gia tư vấn chia sẻ ngay trong bài viết này.Tác dụng của lá tía tô đối với bà bầuVới tính ấm, vị cay và mùi thơm lá tía tô không những được dùng như một loại gia vị trong nấu ăn mà nó còn có tác dụng làm đẹp da và chữa một số bệnh đơn giản, đặc biệt đối với bà bầu như:1, Chữa cảm lạnh và giải cảm bằng lá tía tôTrong thời gian mang bầu nếu chị em không may bị cảm thì không nên sử dụng thuốc tây vì như thế sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Một nắm lá tía tô, vỏ quýt với một lát gừng cho nước vào đun sôi lấy nước đó uống khi nóng hoặc một nắm lá tía tô, vài cọng hành hoa thái nhỏ cho vào cháo ăn nóng sẽ có tác dụng chữa bệnh rất tốt.2, Trị mụn trứng cáTinh dầu lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn chống viêm nên đây là một bài thuốc chữa mụn trứng cá rất an toàn với người mang thai.Lá tía tô rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã nhỏ chắt lấy nước, rửa sạch vùng da mặt bị mụn trứng cá lấy tăm bông thấm nước lá tía tô bôi lên vùng da bị mun, để trong vòng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch, áp dụng 3- 4 lần 1 tuần.xem thêm: Các Loại Lá Xông Giải Cảm Bà Bầu “Thổi Bay” Bệnh Chỉ Trong 3 NGÀY 3, Làm giảm các triệu trứng khó chịu khi mang thaiLá tía tô kết hợp với một số dược liệu khác có tác dụng làm giảm các triệu trứng khó chịu khi mang thai như ốm nghén, đau bụng, buồn nôn, đau lưng.Cách nấu nước lá tía tô cho bà đẻ như thế nào?Nước lá tía tô chỉ nên uống khi mẹ bầu có dấu hiệu khi chuyển dạ. Khi có các hiện tượng chuyển dạ các mẹ bầu nhờ người nhà đun nước lá tía tô để uống cho dễ dàng sinh nở.Cách nấu nước lá tía tô cho bà đẻ, chị em có thể áp dụng như sauLá tía tô rửa sạch cho vào nồi với khoảng 0.5-1 lít nước đun sôi càng đặc càng tốt, để nguội rồi chắt vào bình thủy uống liên tục sẽ giúp mẹ sinh nở dễ dàng.

LÀM MẸMang thai - Chuẩn bị sinh

http://www.*******/ba-bau/la-tia-to-giup-sinh-no-de-dang-c85a105312.htmlEm mới đọc được bài này hay, post lên cho chị em cùng tham khảo nhé! (Em up hình mà ko ổn nên em up bài ko có hình nhé, để rút kinh nghiệm lần sau :D)Kinh nghiệm này chính mình đã trải qua và thấy hiệu quả lắm lắm các mẹ nhé!Chẳng là hồi sinh cu Bin do mang thai tập 1, hai vợ chồng lại sống trên thành phố xa bố mẹ nên chẳng có tí chút kinh nghiệm nào cả. Trong suốt thời gian mang thai, cậy sức khỏe tốt nên mình vẫn chăm chỉ đi làm đều đặn từ sáng đến tối. Công việc bên ngành luật cũng khá vất vả nên mình không có nhiều thời gian học hỏi về thai kỳ.Trong suốt 9 tháng mang thai, hai vợ chồng chỉ dành ra được những ngày chủ nhật để mua sắm đồ cho bé và chuẩn bị nhà cửa. CŨng vì chủ quan cậy thai kỳ khỏe và với hy vọng sinh nở sẽ dễ dàng nên tâm lý mình thoải mái lắm. Ngày nghỉ làm ở cơ quan cũng là ngày mình đau đẻ.Mình còn nhớ như in buổi tối hôm đó khi hai vợ chồng đang ngồi xem tivi thì những cơn đau đẻ bắt đầu. Lúc đó hình như mới tầm 8 giờ tối. Vì dự sinh của mình còn những 10 ngày nữa nên chưa có mẹ nào ở quê lên chăm mình cả. Vậy là chồng lụi hụi chuyển bị đồ đạc sau gần một giờ thì hai vợ chồng bắt taxi đến bệnh viện. Mình nghĩ có lẽ là do con so nên mình sinh sớm.Ban đầu những cơn đau còn khá nhẹ nhàng nên trên đường đến bệnh viện mình còn nghĩ hay đó là những cơn đau giả. Sau đó chừng 2 giờ thì những cơn đau mạnh hơn. Lên bàn khám bác sĩ nói tử cung mới chỉ mở 3 phân và tốc độ mở khá chậm. Vậy là đành ngồi trong phòng chờ sinh trải nghiệm những cơn đau đẻ.Mình nhớ hôm đó ở bệnh viện cũng có một chị vào cùng mình. Chị ấy bảo mới đau đẻ được hơn 1 giờ thế mà chỉ một lúc sau đã vào phòng sinh và chỉ khoảng 1 giờ sau đó ca sinh nở đã hoàn thành trong khi mình còn ngồi chật vật với những cơn đau vẫn còn thưa thớt. Mình cứ ngồi ngưỡng mộ và thèm muốn được như chị ấy. Đúng lúc ấy thì chồng mang vào cho một ly nước gì đó màu xanh đen bảo mình uống. Mình hỏi chồng đó là nước gì thì chồng nói đó là nước tía tô uống vào sẽ giúp tử cung mở nhanh hơn.Lúc đó, vì đang đau nhiều hơn nên mình cũng chẳng buồn hỏi nhiều, chỉ nghe thấy chồng bảo uống vào tử cung sẽ mở nhanh hơn là mình uống thôi. Đúng là uống ly nước đó vào chỉ sau chừng 30 phút là tử cung mình đã mở gần hết và chỉ khoảng 30 phút sau nữa cu Bin nhà mình đã chào đời rất nhẹ nhàng. Mãi sau mình mới biết đó là nước tía tô do mẹ của chị cùng ca sinh với mình đưa cho chồng mình. Bà bảo uống nước lá tía tô sau khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ sẽ giúp cổ tử cung mềm ra và mở rất nhanh, giúp sinh nở dễ dàng. Chị cùng ca sinh với mình cũng đã uống nước này và sinh nhanh chóng thế. Mình thầm cảm ơn ly nước tía tô đó rất nhiều vì nhờ nó mà mình đã giảm thời gian "gặm nhấm" những cơn đau đẻ thật ghê gớm.Bà còn kể chuyện rằng mấy cô con dâu và con gái bà đều cho uống nước tía tô nấu thế và kết quả là sinh nở rất dễ. Khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ, sản phụ nên nhờ người nhà nấu cho một ca nước với lá tía tô (lá tía tô rửa sạch, cho vào nồi nước đun bình thường), nước tía tô càng đặc càng tốt. Sau đó để nguội một chút rồi cho vào bình thủy uống liên tục khoảng tầm 0.5-1 lít. Lưu ý là chỉ uống khi xuất hiện những cơn đau chuyển dạ nhé.Sau này tìm hiểu ra mình mới thấy cách này cũng được nhiều mẹ bầu truyền tai nhau, có mẹ còn mách rằng nấu nước lá tía tô thật loãng thôi rồi uống ngày 1 ly ngay từ tháng thứ 8 cũng có công dụng giúp mềm cổ tử cung và giúp cổ tử cung mở nhanh hơn khi sinh nở. Tuy nhiên cách này thì mình chưa thực hiện.Trên đây là cách giúp sinh nở dễ dàng bằng nước lá tía tô mà chính mình đã thực hiện và thấy hiệu quả lắm lắm. Giờ đây Bin nhà mình đã hơn 2 tuổi và mình muốn chia sẻ kinh nghiệm này với tất cả chị em bầu bí. Chị em nào có kinh nghiệm sinh nở dễ dàng thì cũng chia sẻ nhé!Chúc tất cả chị em được mẹ tròn con vuông!