1 miếng bánh chưng tròn bao nhiêu calo?

Bánh chưng là một món ăn truyền thống vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt Nam để đón chào một năm mới. Món bánh chưng có thể dễ dàng bảo quản trong tủ lạnh. Ăn bánh chưng có béo không hay bánh chưng có bao nhiêu calo vẫn là nỗi lo và thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng Nam Việt Sport tìm hiểu chi tiết bánh chưng có bao nhiêu calo ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục

Toggle

1. Thành phần của bánh chưng

Để làm ra một chiếc bánh chưng thơm ngon, cần các loại nguyên liệu dưới đây: 

Lá dùng để gói bánh:

Loại lá thường dùng là lá dong tươi. Nên chọn lá dong rừng bản to, đều và không bị rách, có màu xanh mướt. Bạn có thể dùng để bất kì gì để gói bánh, tùy theo từng địa phương, dân tộc, các điều kiện hay hoàn cảnh, kể cả dùng lá chuối để gói bánh.

Lạt buộc bánh chưng: Bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống của cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hoặc hấp cho mềm trước khi gói bánh.

Gạo nếp dẻo: Nguyên liệu chính của món bánh chưng chính là gạo nếp có hạt to tròn, dẻo đều và mới thu hoạch nên sẽ thơm dẻo hơn. Nhiều người thường chọn nếp cái hoa vàng hoặc nếp nương.

Đậu xanh: thường được lựa chọn rất kỹ lưỡng và công phu, tốt nhất là các loại đỗ trồng ở vùng trung du Việt Nam. Sau khi thu hoạch, đậu cần phơi nắng cho đậu thật khô, lọc hết cặn, bụi và các hạt lép, phân loại đậu rồi đóng vào lọ để dùng.

Thịt ba chỉ heo: là sự kết hợp hoàn hảo giữa mỡ và thịt nạc làm cho nhân bánh vị có béo đậm đà, không bị khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc khác. Thịt thường sẽ được cắt thành bản to, ướp cùng với nước mắm, hạt tiêu, hành tím sao cho vừa ăn.

Các loại gia vị khác: hạt tiêu xay nhuyễn, hạt nêm, nước mắm, bột ngọt dùng để ướp nhân thịt. Muối ăn dùng để trộn vào gạo nếp, đậu xanh.

Các loại phụ gia tạo màu tự nhiên:

Bánh chưng với màu xanh đẹp mắt của nếp thường được tạo ra bằng cách quay mặt trên của lá dong hoặc lá chuối [mặt có màu xanh đậm] vào trong, áp cùng với bề mặt của gạo nếp. Ở một số nơi, họ còn sử dụng các loại phụ gia khác để tạo màu như lá dứa hoặc lá giềng xay nhuyễn vắt lấy nước cốt rồi đem trộn vào gạo, vừa tạo nên hương thơm đặc trưng lại vừa tạo cho bánh có màu xanh ngọc bắt mắt.

2. Bánh chưng có chứa bao nhiêu calo?

Chúng ta có thể tính lượng calo có trong bánh chưng calo bằng cách tính lượng calo nguyên liệu của nó, dựa vào bảng thành phần các loại thực phẩm tại Việt Nam được công bố bởi Bộ Y tế. Trong 100 gram trọng lượng bánh chưng có:

  • Gạo nếp chứa: 344 kcal, 74.5 gram carb, 8.6 gram protein, 1.5 gram chất béo.
  • Đậu xanh chứa: 328 kcal, 53.1 gram carb, 23.4 gram protein, 2.4 gram chất béo.
  • Thịt ba chỉ heo [ba rọi] chứa: 260 kcal, 0 gram carb, 16.5 gram protein, 21.5 gram chất béo.
  • Hạt tiêu xay nhuyễn chứa: 231 kcal; muối ăn không chứa năng lượng.

Để làm ra 10 cái bánh chưng, bạn sẽ cần khoảng 5 kg gạo nếp, 1.5 kg đậu xanh, 1 kg thịt heo, do lượng hạt tiêu không đáng kể nên chúng ta không tính vào. Như vậy, cứ trong 10 chiếc bánh chưng thì sẽ chứa: 344×50+328×15+260×10 = 24.720 kcal. 

Vậy, trong mỗi chiếc bánh chưng khoảng 750 gram chứa khoảng 2.472 kcal. Mỗi 1 gram bánh chưng chứa xấp xỉ 3.3 kcal. Thông thường, mọi người sẽ cắt bánh chưng thành 8 miếng đều nhau, mỗi miếng sẽ chứa khoảng 309 kcal. Trong đó có chứa 56.7 gram carbohydrate, 11.8 gram protein & 4 gram chất béo.

Để vận động và tiêu hết lượng calo nạp vào cơ thể khi ăn miếng bánh chưng này, một người nặng trung bình 60 kg cần đạp xe khoảng 50 phút [ở tốc độ trung bình chậm] hoặc chạy bộ khoảng 33 phút [pace 6,8 phút/km], hay dành ra 1 tiếng 40 phút sau bữa ăn để dọn dẹp đồ đạc.

3. Ăn bánh chưng có gây béo không?

Trung bình trong 100 gram gạo nếp chứa khoảng 344 kcal [1 kcal = 1000 calo]. Mỗi cái bánh chưng làm từ khoảng 1,5 đến 2 bát gạo nếp, chưa kể còn có nhân đậu xanh và thịt mỡ. Việc ăn 1 miếng bánh chưng nhỏ khoảng 50 gram sẽ cung cấp khoảng 150 kcal. Vậy nên, nếu mỗi ngày bạn chỉ cần ăn 2 miếng bánh thôi thì đã có nguy cơ tăng cân không kiểm soát.

Ngoài ra bánh chưng rán còn là một món ăn được khá nhiều người ưa chuộng và bán phục vụ rất nhiều. Bánh chưng rán chứa nhiều chất béo vì được chế biến bằng các loại dầu mỡ, điều này không tốt cho tim mạch hay người bị bệnh cao huyết áp. Đối với những người bị đau dạ dày, không nên ăn nhiều bánh chưng vì nó sẽ gây đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.

4. Cách ăn bánh chưng không gây tăng cân không kiểm soát

Không nên ăn bánh chưng chiên rán:

Nhiều người thường có thói quen ăn bánh chưng chiên rán bởi chúng có hương vị thơm ngon và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, bánh chưng chiên rán thường tích tụ rất nhiều chất béo vì thường được chiên rán bằng dầu mỡ. Ăn nhiều có thể gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và khiến bạn tăng cân không kiểm soát.

Chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc trưa và không ăn vào bữa tối:

Lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng chính là bạn không nên ăn bánh chưng vào bữa tối vì chúng sẽ gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu và mất ngủ,… Bạn chỉ nên ăn bánh chưng vào bữa sáng hoặc bữa trưa vì cơ thể hoạt động nhiều sẽ giúp tiêu hao bớt chất béo có trong bánh. Mỗi lần bạn chỉ nên ăn khoảng 100 gram bánh, tức 1/8  miếng cái bánh chưng.

Không nên ăn bánh chưng kèm với các món có tinh bột khác:

Bánh chưng được nấu chủ yếu từ gạo nếp nên chứa rất nhiều tinh bột. Đã ăn bánh chưng rồi thì bạn không nên ăn kèm thêm các món ăn chứa nhiều tinh bột khác như cơm, xôi hoặc bánh mì. Việc cơ thể nạp quá nhiều tinh bột trong cùng một bữa ăn sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân và béo phì. Khi ăn bánh chưng, bạn sẽ thường cảm thấy rất no. Vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều món sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của cơ thể. Nếu không muốn tăng cân mất kiểm soát, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ,…

Ăn kèm với các loại rau xanh khác:

Rau xanh là thực phẩm ăn kèm với bánh chưng cực kỳ tuyệt vời bởi chúng giúp bạn kiểm soát cân nặng. Không chỉ khiến bạn thấy đỡ ngán sau khi ăn các món chiên xào, chứa nhiều dầu mỡ, rau xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Bạn có thể ăn bánh chưng cùng với dưa món, dưa hành,…Tuy nhiên, đây đều là những loại thực phẩm chứa nhiều muối nên những người có tiền sử mắc bệnh suy thận không nên ăn quá nhiều. Ngoài rau củ ra, trái cây cũng là món mà bạn nên ăn nhiều hơn mỗi ngày để có một vóc dáng thon gọn.

5. Ăn bánh chưng có tốt cho sức khỏe không?

Ăn nhiều bánh chưng không hề tốt cho sức khỏe của bạn. Việc nạp quá nhiều loại thực phẩm nào cũng gây ra các tác động xấu đến cơ thể. Vì vậy, ăn vừa đủ và ăn đúng cách là điều mà bạn cần làm. Đối với bánh chưng, bạn chỉ nên ăn vừa phải từ 1 đến 2 miếng trong ngày. Bạn có thể kết hợp với những món ăn truyền thống của Việt Nam trong ngày Tết Nguyên Đán như dưa hành, dưa món, củ kiệu,… Các món muối chua này sẽ giúp tăng thêm lợi khuẩn giúp hoạt động tiêu hóa tốt hơn. Lưu ý bạn cũng đừng nên ăn quá nhiều để tốt cho dạ dày.

Ngoài ra, để không tăng cân mất kiểm soát, bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm chiên rán và chế biến bánh chưng theo cách chiên. Việc chiên trong dầu mỡ sẽ làm cho lượng calo tăng lên và dễ gây đầy hơi khi ăn quá nhiều. Bạn cũng cần quan tâm đến sức khỏe, chế độ ăn uống và luyện tập thể thao để kiểm soát cân nặng mỗi dịp Tết.

Bánh chưng là loại bánh truyền thống được ưa chuộng bởi người dân Việt Nam mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên ăn quá nhiều bánh chưng cũng không hề tốt cho sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, ăn bánh chưng nhiều cũng gây nên tình trạng tăng cân không kiểm soát. Hy vọng qua bài viết trên của Nam Việt Sport, bạn đã có thể tìm cho mình câu trả lời cũng như các giải pháp để ăn bánh chưng mà không lo tăng cân.

Gia Huy

Đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành PT. Chuyên hướng dẫn mọi người tập luyện, tư vấn chế độ dinh dưỡng để luôn có vóc dáng cân đối và săn chắc

Chủ Đề