Ai là người ra đề thi đại học

Các cán bộ coi thi đếm số bài thi của thí sinh trước khi nộp về Hội đồng thi - Ảnh: NHƯ HÙNG

Đề thi cấp toàn quốc có cả triệu người đọc nên chúng tôi phải cân nhắc đến từng chữ, từng từ.

[Lời một giáo viên THPT ở TP.HCM từng tham gia ra đề thi THPT quốc gia]

Áp lực đè nặng trên vai người ra đề thi khi họ luôn phải trả lời câu hỏi: "Ra đề theo kiểu cũ để giữ sự an toàn cho mình hay đổi mới để nhận sóng gió với những lời khen chê khác nhau?".

Nhiều cái... nhưng!

"Trước tình trạng học vẹt, học tủ rồi làm bài thi theo cách trả bài, thiếu cảm hứng và chai sạn cảm xúc, tôi nghĩ cần phải đổi mới cách ra đề thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 để tác động vào quá trình dạy và học của thí sinh. 

Rất may là ý tưởng này được ban giám đốc sở ủng hộ. Nhưng..." - một cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM [đề nghị không nêu tên] tâm sự khi TP.HCM quyết định đổi mới nội dung đề thi tuyển sinh lớp 10 cách đây hơn 6 năm.

Theo cán bộ trên: "Có rất nhiều cái nhưng: học sinh lúng túng, không làm được bài vì đã quen với cách học cũ, giáo viên thì "mất mặt" với phụ huynh vì đề thi ra không trúng với những gì giáo viên ôn trên lớp. Đề thi mà lấy văn bản bên ngoài thì làm sao mà trúng được. 

Mặc dù trước đó khi triển khai về chuyên môn, chúng tôi đã nói rất kỹ về đổi mới. Tuy vậy, nhiều giáo viên vẫn chú trọng việc dạy kiến thức hơn là kỹ năng, phương pháp... 

Thế nên, có nhiều ý kiến trái chiều về sự thay đổi ấy: các trung tâm dạy thêm, luyện thi phản ứng dữ dội vì đề thi ra theo hướng kiểm tra năng lực thí sinh dần dần sẽ triệt tiêu tình trạng luyện thi; giáo viên phản ứng vì khó đoán đề, dạy thêm cho học sinh cũng rất khó. 

Có người phản ứng trực tiếp vì đề thi đã đi ngược lại xu hướng giảng dạy của 1-2 cá nhân nổi tiếng nào đó trong ngành giáo dục". Thậm chí, có cô giáo cũ của người ra đề đã yêu cầu: "Để cô về hưu rồi muốn đổi mới gì thì đổi...".

Dù không công bố rộng rãi nhưng thông tin về người ra đề thi luôn là đề tài hấp dẫn và nhiều người trong ngành giáo dục vẫn biết được một cách chính xác đó là ai. Vì vậy, áp lực đối với người ra đề không chỉ là vì dư luận săm soi, bình luận; không chỉ là chuyện học sinh làm được bài hay không, có phù hợp với tính chất của kỳ thi hay không... 

Áp lực của người ra đề còn là những "gửi gắm" của đồng nghiệp thân quen, của thầy cô giáo cũ hiện vẫn đang dạy luyện thi và vẫn rất nổi tiếng... 

"Vì vậy, người ra đề thi - nhất là những đề thi cấp thành phố, cấp toàn quốc - rất căng thẳng, để giữ cho mình một tâm hồn vô tư, không bị chi phối bởi bất kỳ ai... là rất khó khăn" - một giáo viên ở TP.HCM từng tham gia ra đề thi THPT quốc gia bộc bạch.

Bài làm của một học sinh về đề thi:” Học sinh không chào thầy cô, một hiện tượng đáng báo động ở Việt Nam”

Phá cách... đúng quy trình

Theo cô Lê Thu - giáo viên dạy lịch sử Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành [Hà Nội], dù mong muốn có những đề hay, lạ cho học sinh thì việc xây dựng đề, bao gồm cả đề kiểm tra quá trình và cuối kỳ ở mỗi môn học tại trường đều phải tuân thủ quy trình. 

Cụ thể là những đề có câu hỏi mở, câu hỏi đổi mới phải được thảo luận, trong đó cân nhắc đến sự phù hợp với cách dạy học, nội dung dạy học, khả năng đáp ứng của học sinh. Và một điều quan trọng là bám sát mục tiêu chương trình của Bộ GD-ĐT để học sinh không bị hẫng, bị sót nội dung kiến thức đủ điều kiện để dự thi cuối cấp.

Cũng theo cô Thu, đổi mới đến đâu thì cuối cùng học sinh cũng phải thi, phải có điểm số. Chưa nói đến kỳ thi quốc gia, thi cuối cấp, chuyển cấp, chỉ cần điểm quá trình của học sinh sụt giảm đã là vấn đề mà nhiều nhà trường phải "giải trình" với phụ huynh.

Cô Nguyễn Kim Anh [Trường THPT Phan Huy Chú] và cô Đặng Nguyệt Anh [Trường chuyên Hà Nội Amsterdam] thì cho biết họ đều có lựa chọn là chỉ ra những đề thi lạ vào đầu hoặc cuối năm học. 

"Khi học sinh mới vào lớp 10, để hiểu học sinh qua bài viết, tôi hay ra các đề mở để học sinh thoải mái bày tỏ quan điểm, kể về mình, về gia đình, những kỷ niệm vui buồn... 

Năm lớp 11, tôi chọn những chủ đề để học sinh khẳng định cái tôi, tôn trọng sự khác biệt, những giá trị mà các em cần hiểu và lựa chọn... Còn lớp 12, học sinh chuẩn bị bước vào cuộc sống là một công dân, nên tôi đưa những chủ đề xã hội rộng hơn. 

Đặc biệt, những đề tài nhạy cảm mà giáo viên buộc phải lường trước sự "bùng nổ" quan điểm khác nhau của học sinh, tôi chỉ ra vào cuối lớp 12" - cô Kim Anh nói về kinh nghiệm ra đề đúc rút qua nhiều năm.

Còn cô Nguyệt Anh thì cho biết với những loại đề nhạy cảm, cô cho phép học sinh thoải mái bày tỏ suy nghĩ, nhờ vậy mới có những bài làm "độc đáo" của học sinh. 

Cô Doãn Tuyết Mai, Trường Nguyễn Siêu [Hà Nội], cho biết đã có trường hợp học sinh hỏi lại chính cô giáo về chủ đề nhạy cảm mà học sinh được ra đề. Vì thế, khi ra đề mở, nhất là các chủ đề nhạy cảm, thì cần lường trước phản ứng của học sinh và các ý kiến trái chiều khác nhau. 

"Không nên dạy học sinh theo kiểu chỉ "tô hồng cuộc sống" mà để các em thấy cuộc sống cũng có những màu đen, trắng khác nhau. Nhưng điều gì nên chấp nhận, điều gì phải vượt qua" - cô Mai nói.

"Đời không cho phép"

Cô Đặng Nguyệt Anh và cậu học sinh tên Phong có ước mơ đấu kiếm - Ảnh: NVCC

Cô Nguyệt Anh kể: "Tôi từng phỏng vấn các em nhỏ về ước mơ của mình. Và một lần tôi gặp một cậu bé tên là Hiểu Phong. Phong rụt rè, nhút nhát nên thoạt đầu tôi nghĩ cậu bé sẽ chẳng nói được điều gì ấn tượng. Nhưng khi tôi hỏi: "Ước mơ của con là gì?" thì Phong bật nói: "Con không nói đâu". Tôi gặng hỏi thì cậu bé nói tiếp: "Vì đời không cho phép".

Trời, có gì mà không cho phép? Khi tôi thuyết phục, Phong kể cho tôi ước mơ muốn trở thành hiệp sĩ đấu kiếm của cậu. Câu chuyện của Phong khiến tôi nảy ra một ý cho đề văn mở "viết về ước vọng trong cuộc sống". Và tôi có nhiều khám phá về học sinh qua những ước mơ của các em. Nhờ sự khích lệ của tôi mà Phong đã đăng ký học đấu kiếm.

Những đề thi gây bão - Kỳ tới: Chấm điểm "đề lạ" thế nào?

VĨNH HÀ - HOÀNG HƯƠNG

Trong vòng một tháng, những thầy cô giáo 'bị bắt' đi ra đề, sống cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Kể cả người nhà cũng chẳng biết họ đi đâu. Chỗ họ ở bị bao bọc bởi hàng rào lưới, muốn ném giấy ra ngoài cũng không được.

>> Miss teen Xuân Mai lo lắng ngày 'vượt vũ môn'
>> Tâm sự của một 9x bỏ thi đại học
>> Sĩ tử cười tươi sau môn thi Văn và Sinh

Cô Quỳnh Anh, cựu giáo viên trường THPT Tây Hồ [quận Tây Hồ], đã có những chia sẻ về cách thức ra đề thi ĐH, khi cách đây vài năm, cô đã tham gia ra đề thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH môn tiếng Anh.

Vào cuối năm học, Cục khảo thí và kiểm định chất lượng [Bộ Giáo dục và Đào tạo] sẽ lựa chọn các giáo viên tiêu biểu trên khắp cả nước, sau khi xem hồ sơ, Cục sẽ mời khoảng 5 giáo viên cho mỗi nhóm đề thi.

Trong năm học đó, nhóm ra đề Anh văn của cô Quỳnh Anh gồm 5 người, trưởng nhóm là một giảng viên của trường ĐH Quốc gia Hà Nội, bên cạnh đó là 1 giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong [TP HCM], một giáo viên trường THPT ở miền Trung và cô Quỳnh Anh [là giáo viên trẻ nhất, đại diện cho khu vực miền Bắc].

Thường, các giáo viên được lựa chọn ra đề thi sẽ tập hợp một tháng trước khi kỳ thi tuyển ĐH diễn ra. Tất cả mọi người sẽ được tập hợp trong một khuôn viên rộng, trên tầng thượng của một tòa nhà, hoàn toàn tách biệt với bên ngoài, thậm chí, xung quanh còn được bao bọc bởi hàng rào lưới, ai muốn ném một tờ giấy ra ngoài cũng không thể. Chính vì như thế nên các giáo viên ra đề thi thường gọi là “đi trại”.

Tại đó, mỗi nhóm phụ trách một môn, các giáo viên sẽ phụ trách từng phần trong một cấu trúc đề thi. Với đề tiếng Anh, có người phụ trách phần ngữ pháp, đọc hiểu, viết....

Giáo viên không trực tiếp nghĩ ra đề bài, mà Cục khảo thí đã có sẵn một ngân hàng đề được lấy từ nhiều giáo viên trong cả nước. Từ ngân hàng đề này, các giáo viên sẽ lựa chọn câu hỏi, rồi sau đó ghép lại thành một đề thi ĐH.

Thí sinh trước khi chính thức làm bài thi môn Ngữ văn khối D diễn ra vào sáng nay, tại trường ĐH Ngoại thương Hà Nội.

Quy trình tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực chất đó là một quá trình kéo dài khoảng 15 ngày, mỗi giáo viên sẽ nghiên cứu rất kỹ từng câu hỏi, rồi sau đó đưa ra thảo luận, và ghép các câu lại với nhau, tiếp theo đó, mỗi nhóm tiếp tục thảo luận về việc các câu hỏi đã sát với chương trình học chưa, đề ra có sự phân loại học sinh hay không, sự sáng tạo đạt đến đâu và tính logic giữa các câu hỏi đã chặt chẽ chưa….

“Đọc lại đề thi rất quan trọng, bởi chỉ cần đề sai hoặc nhầm một dấu phẩy thôi là ảnh hưởng đến tình hình và kết quả của các thí sinh. Chính vì thế, việc đầu tiên vào buổi sáng, khi mà trí lực của mọi người còn minh mẫn thì mỗi người cầm đề thi lên và đọc lại”- cô Quỳnh Anh chia sẻ.

Khoảng 1 tuần sau đó, khi đề thi đã được chuyển đi, các giáo viên vẫn phải tiếp tục ở lại, chờ đến khi kết thúc kỳ tuyển sinh ĐH. Đó là để đảm bảo sự tối mật của đề thi. Hơn nữa, dù có môn thi trước, môn thi sau, nhưng tất cả đều “ra trại” cùng thời điểm, vì trong quá trình ra đề thi, các nhóm cùng ngồi trong một phòng lớn, giáo viên các môn cũng có mối giao lưu với nhau.

Đó cũng là thời điểm mà các giáo viên ra đề thi rất căng thẳng, lúc này, ở ngoài kia, hàng triệu sĩ tử đã bắt đầu làm bài thi, họ hồi hộp chờ đợi sự đánh giá của các em, của giới chuyên môn và truyền thông.

“Chỉ khi nào mà đại diện của Cục đến bắt tay và bảo “ổn” thì tất cả chúng tôi mới cảm thấy nhẹ nhõm”- cô Quỳnh Anh chia sẻ.

Trong suốt thời gian ra đề thi, các giáo viên hoàn toàn không có mối liên hệ nào với bên ngoài, không có điện thoại, không thư từ, có máy tính nhưng không kết nối Internet, thậm chí, người thân ở nhà cũng không biết cụ thể các thầy cô giáo đi làm công việc gì.

Cô giáo Đỗ Quỳnh Anh.

Hằng ngày, chỉ có người đưa báo mang đến những tờ báo phản ánh tình hình thi cử của thí sinh, ngoài ra, trong một tháng, có thêm khoảng 2-3 nhân vật quan trọng của Bộ giáo dục và Đào tạo đến thăm hỏi, động viên các thầy cô giáo đang “đi trại”.

Các thầy cô giáo cũng làm việc theo giờ hành chính, buổi sáng bắt đầu từ 8h và buổi chiều kết thúc lúc 17h. Buổi tối là khoảng thời gian mọi người rảnh, và đó là khoảng thời gian rất buồn tẻ, chỉ có thể tập thể dục, đọc sách, chơi cờ….[giờ đây, các giáo viên được mời ra đề thi đã rút kinh nghiệm, mang theo rất nhiều sách để đọc vào buổi tối].

“Tuy là cũng buồn, nhưng đó là cơ hội để những giáo viên trẻ như chúng tôi có những trải nghiệm rất thú vị. Bởi các giáo viên được lựa chọn ra đề thi đều là những bậc kỳ cựu ở các trường THPT, ĐH danh tiếng, làm việc cùng nhau, tôi được học hỏi rất nhiều điều bổ ích. Hơn thế, trải qua thời điểm đó, tôi nhận ra tầm quan trọng của việc ra đề thi, của việc bám sát, am hiểu cách học của học sinh trong quá trình dạy dỗ các em”- cô Quỳnh Anh tâm sự.

Thủy Nguyên

Theo Bưu điện Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề