Bài tập kinh tế phát triển về hệ số ICOR

QUẢNG CÁO Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm

ĐỀ KIỂM TRA MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

[Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức]

Đề cương liên quan:Tiểu luận kinh tế – Lý luận vai trò kinh tế của nhà nước

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: ĐỀ KIỂM TRA MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Theo số liệu thống kê của Việt Nam năm 2006: GDP theo giá hiện hành đạt 71 tỷ USD; Tổng mức tiết kiệm đạt 29,465 tỷ USD trong số 20,625 tỷ USD là tiết kiệm trong nước; Tỷ lệ huy động tiết kiệm trong nước vào đầu tư là 73%; còn tỷ lệ huy động tiết kiệm từ nước ngoài vào đầu tư là 100%; Hệ số trễ của vốn đầu tư là 0,15.

  1. Năm 2007; Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 7,5%. Hãy sử dụng mô hình tăng trưởng Harrod- Domar để bình luận mục tiêu tăng trưởng nói trên với hệ số ICOR năm 2007 là 4.

Tiết kiệm nước ngoài năm 2006 là:

SNN = S2006 – S2006 [TN]

SNN = 29,465  – 20,625 = 8,84 [ tỷ USD]

Tổng đầu tư huy động từ tiết kiệm nước ngoài năm 2006 là:

I2006[NN] =  m2006[NN] x S2006[NN]

I2006[NN]  = 100% x 8,84 = 8,84[ tỷ USD]

Tổng đầu tư huy động từ tiết kiệm trong nước năm 2006 là:

I2006[TN] =  m2006[TN] x S2006[TN]

I2006[TN] =  73% x 20,625 = 15,05625 [tỷ USD]

Tổng vốn đầu tư huy năm 2006 là:

8,84 + 15,05625 = 23,89629 [ tỷ USD]

Hệ số huy động của tiết kiệm vào đầu tư năm 2006 là:

ms = I2006/S2006 = 23,89629/ 15,05625 = 81,1%

Theo mô hình tăng trưởng Harrod- Domar, tốc độ tăng trưởng theo kế hoạch là:

g = {so x ms x [1-  mi]}/k2007

so là tỷ lệ tiết kiệm đầu tư năm 2007 là:

29,465 : 71 = 41,5%

Vậy g={41,5% x 81,1% x [1-15%]}:4=7,15%

Từ những số liệu trên có thể thấy rằng mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam năm 2007 là 7,5% cao hơn so với khả năng tăng trưởng của nền kinh tế là 7,15%.

Theo số liệu thống kê năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 8,5% .Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu vào sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc 40% [năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, ước năm 2007 đạt 40,4%], kế hoạch năm 2008 còn cao hơn, lên đến 42%.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện còn dựa một phần quan trọng vào yếu tố số lượng lao động, sự quan trọng này được xét trên hai mặt. Một mặt, do nguồn lao động hàng năm vẫn còn tăng khoảng 2%, tức là trên 1 triệu người mỗi năm. Mặt khác, do tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao.

Ở nước ta, tỷ lệ của vốn và lao động đóng góp vào tăng trưởng là 71,8%, sự đóng góp của yếu tố TFP [yếu tố năng suất tổng hợp] là 28,2%, chứng tỏ VN phát triển kinh tế theo chiều rộng, chưa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu.

  1. Sử dụng ý tưởng của mô hình Harrod – Domar có thể đề xuất 2 phương án giải quyết nhằm thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra: [1] tăng cường khai thác huy động thêm các nguồn vốn đầu tư; [2] Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tăng các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động. Những gì sẽ xảy ra khi sử dụng một trong hai hướng giải quyết trên đối với thị trường các yếu tố nguồn lực liên quan? Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2007 sẽ như thế nào? với giả thiết các yếu tố khác không đổi. [Sử dụng các đồ thị minh hoạ].

Với mục tiêu tốc độ tăng trưởng g = 7,5%

Nhu cầu vốn đầu tư cần có là:

s2006 = kk x gk =4  x 7,5%= 30%

s2006 [điều chỉnh] = so : {ms x [1- mi]}

s2006 [điều chỉnh]  = 0,3: {0,81 x [1- 0,15]}=0,4352

Ta thấy nhu cầu vốn đầu tư lớn hơn khả năng, vì vậy để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra có thể đề xuất 2 phương án: [1] tăng cường khai thác huy động thêm các nguồn vốn đầu tư; [2] Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tăng các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động.

  • [1] tăng cường khai thác huy động thêm các nguồn vốn đầu tư

s [nhu cầu] = so : {ms x [1- mi]}

Từ công thức trên ta thấy nếu muốn giảm nhu cầu vốn cần phải tăng ms tức là hệ số huy động tiết kiệm phải được tăng lên.

Phương án được lựa chọn là không chỉ tăng đầu tư, mà còn phải tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Việt Nam sẽ vẫn phải tiếp tục thực hiện một số biện pháp sau để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn:

– Cải cách thủ tục, chính sách, các quy định pháp lý để sớm khắc phục những ách tắc trong giải ngân vốn đầu tư, trong việc phát triển doanh nghiệp; giảm bớt gánh nặng chi phí bất hợp lý trong kinh doanh, tạo môi trường làm ăn thông thoáng, minh bạch cho mọi thành phần kinh tế. Do vậy, nhà nước cần giảm bớt những dự án đầu tư không hiệu quả và chuyển dần từ đầu tư của nhà nước sang đầu tư tư nhân. Việc xã hội hoá đầu tư không chỉ làm gia tăng hiệu quả vốn đầu tư mà còn làm giảm nợ chính phủ.

– Việt Nam cần cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, đặc biệt là khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân [Hiện tại đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân ở mức khoảng 30% tổng mức đầu tư của toàn xã hội, thấp hơn rất nhiều so với đầu tư của nhà nước.

– Cần có cơ chế thông thoáng hơn để thu hút nguồn kiều hối. Trong những năm qua nguồn kiều hối không ngừng gia tăng làm giảm đáng kể giữa tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam.

  • [2] Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tăng các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động.
  1. Khi cần phải quyết định hướng đầu tư phát triển cho Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh nhưng lại chịu sức ép lớn về vấn đê giải quyết việc làm, quan điểm của anh, chị như thế nào? Lập luận cho quan điểm đó.

Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

3
51 KB
1
103

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

pdf

166 0 1

pdf

6 0 3

pdf

3 0 4

pdf

3 0 0

docx

23 0 0

pdf

4 0 0

Chuyên đề I: HỆ SỐ ICOR VÀ VẬN DỤNG TRONG LẬP KẾ HOẠCH, ĐÁNH GIÁ MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Hiện nay, hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh đang được các cấp, các ngành đặc biệt chú ý, trên bình diện quốc gia nó còn là những chỉ tiêu phản ánh lợi thế của mỗi quốc gia nhằm phản ánh khả năng cạnh tranh về kinh tế cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế [lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ,…] ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì yếu tố vốn được coi là nhân tố quan trọng nhất. Do vậy trong bài viết này chúng tôi xin tập bàn về hiệu quả của yếu tố vốn và tác động của nó đối với tăng trưởng kinh tế nói chung. Một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đó là hệ số ICOR [Incremental Capital Output Ratio - Tỷ số vốn /sản lượng tăng thêm]. 1. Phương pháp tính hệ số ICOR Hệ số ICOR phản ánh quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư [mô hình Harrod - Domar]. Tính hệ số này dựa trên các giả định chủ yếu sau: - Nền kinh tế luôn cân bằng ở dưới sản lượng tiềm năng. Để có thể huy động được các nguồn lực dư thừa cần phải đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất. - Công nghệ không đổi, sự kết hợp giữa vốn và lao động được thực hiện theo một hệ số cố định. Hệ số ICOR [k] là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư, nó được xác định theo công thức: k ΔK ΔY Trong đó: - K mức thay đổi vốn sản xuất - [K = Kt – Kt-1] - Y là mức thay đổi về kết quả sản xuất và Y = Yt – Yt-1, ở đây t chỉ năm nghiên cứu và t - 1 chỉ năm trước năm nghiên cứu. ý nghĩa của k là để tạo thêm được một đơn vị kết quả sản xuất thì cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn sản xuất. Hay nói cách khác, k là “giá” phải trả thêm cho việc tạo thêm một đơn vị kết quả sản xuất. Hệ số ICOR càng lớn chứng tỏ chi phí cho kết quả tăng trưởng càng cao nó phụ thuộc vào mức độ khan hiếm nguồn dự trữ và tính chất của công nghệ sản xuất; ở các nước phát triển hệ số ICOR thường cao hơn ở các nước đang phát triển và ở mỗi nước thì hệ số ICOR luôn có xu hướng tăng lên tức là khi kinh tế càng phát triển thì để tăng thêm một đơn vị kết quả sản xuất cần nhiều hơn về nguồn lực sản xuất nói chung và nhân tố vốn nói riêng và khi đó đường sản lượng thực tế gần tiệm cận với đường sản lượng tiềm năng. Điều này ví như một học sinh trung bình phấn đấu trở thành học sinh khá thì dễ hơn một học sinh khá phấn đấu trở thành học sinh giỏi hay gọi là lao động phức tạp bằng bội số của lao động giản đơn. Công thức tính rất đơn giản nhưng thành phần cấu tạo công thức thì rất khó xác định. Yếu tố Y thì có trong số liệu niên giám, vấn đề là xác định được mức tăng lên của vốn sản xuất. Để tính được K chúng ta phải hiểu rõ nội dung của chỉ tiêu vốn sản xuất. Vốn sản xuất là giá trị các tư liệu vật chất tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế, bao gồm vốn cố định [công xưởng, nhà máy, trụ sở cơ quan, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng] và vốn lưu động [có cả hàng tồn kho] và các vốn đầu tư khác. Vốn sản xuất được đánh giá ở góc độ hiện vật, thể hiện năng lực sản xuất, chỉ tính phần hiện còn tức là phần được tích luỹ lại và chỉ tính những tài sản có liên quan trực tiếp đến sản xuất và dịch vụ. Như vậy K là phần tăng thêm trong năm bằng số vốn có đến cuối năm trừ đi số vốn có đầu năm hay bằng phần đầu tư mới, sửa chữa, đưa thiết bị vào sản xuất,.... trừ đi phần giảm trong năm bao gồm khấu hao tài sản cố định, hư hỏng,... Trong thực tế việc xác định vốn có đến cuối mỗi năm là rất khó khăn [bởi phải kiểm kê đánh giá lại tài sản hàng năm] hoặc xác định số tăng và giảm trong năm rất khó đặc biệt là phần tài sản đưa vào sản xuất hoặc hư hỏng, cho nên người ta thay K bằng chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển được xem đó là số vốn tăng lên trong năm [chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển trong năm có trong hệ thống số liệu thống kê hàng năm]. 2. Vận dụng chỉ tiêu ICOR xác định nhu cầu vốn và mục tiêu tăng trưởng Vì vốn đầu tư [I] có tác dụng tác động quyết định đến tăng trưởng kinh tế [V] và mức tiết kiệm [S] là nguồn gốc của đầu tư. Ta có: V = Y Y , [trong đó Y là chỉ tiêu kết quả sản xuất - Ở đây lấy chỉ tiêu GDP], nếu gọi S là mức tiết kiệm của nền kinh tế thì tỷ lệ tích luỹ trong GDP là: S[%] = S Y .100 Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư nên về mặt lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm [S = I]. Mục đích của đầu tư là tạo ra vốn sản xuất [I = K] Từ công thức hệ số ICOR ta có: k Vì g K I  Y Y I . Y Y I I   : Y I. Y Y Y hay V = s k Từ quan hệ trên ta, chúng ta có thể rút ra được hai điểm cơ bản sau: Một là: Xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho thời kỳ mới khi xác định được khả năng tiết kiệm của nền kinh tế thời kỳ gốc và dự báo hệ số ICOR thời kỳ kế hoạch là một trong những căn cứ quan trọng đối với các nhà hoạch định trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Hai là: Khi đứng trước một mục tiêu tăng trưởng do yêu cầu của các cấp lãnh đạo đặt ra, mô hình cho phép chúng ta xác định được nhu cầu tích luỹ cần có để đạt được mục tiêu đó. Là căn cứ để đánh giá khả năng đạt mục tiêu đã đề ra 

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề