Bài tập tình huống pháp luật an sinh xã hội năm 2024
Tôi đăng ký thường trú tại khu vực 2, phường Hưng Thạnh; mẹ tôi tạm trú cùng tôi (hộ khẩu thường trú tại Hậu Giang) vậy tôi mua bảo hiểm y tế cho mẹ tôi theo hộ gia đình có được giảm phí mua BHYT không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Theo quy định tại điểm 5 Điều 17 Văn bản hợp nhất 922/VBHN-BHXH ngày 05 tháng 04 năm 2023. 5. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, bao gồm: 5.1.37. Toàn bộ người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 8 Điều này và người đã khai báo tạm vắng. 5.2.38 Toàn bộ những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 8 Điều này và đối tượng đã tham gia BHYT theo quy định tại điểm 5.1 Điều này. 5.3.39 Các đối tượng sau đây được tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình:
Như vậy, để tham gia BHYT hộ gia đình ở phường Hưng Thạnh mẹ bạn phải có xác nhận thông tin nơi cư trú hộ gia đình của bạn. Trường hơp mẹ bạn không xác nhận thông tin nơi cư trú tại phường Hưng Thạnh thì mẹ bạn phải tham gia BHYT tại Hậu Giang theo hộ khẩu thường trú và được khám chữa bệnh trái truyến (gồm cả khám khác tỉnh) với mức hưởng sẽ được tính theo quy định tại Khoản 3, Điều 22, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về mức chi trả bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh trái tuyến như sau: -Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này: + Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; + Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước; - Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Câu hỏi 2: Tôi đăng ký thường trú tại An Giang, tôi vừa mua nhà tại KDC Hồng Loan, có đăng ký tạm trú tại khu vực 5, phường Hưng Thạnh, sắp tới tôi sinh con đầu lòng, cho hỏi, con tôi có được cấp BHYT tại phường Hưng Thạnh không? Trả lời: Theo quy định tại điểm 3 Điều 17 Văn bản hợp nhất 922/VBHN-BHXH ngày 05 tháng 04 năm 2023 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm: 3.5. Trẻ em dưới 6 tuổi (bao gồm toàn bộ trẻ em cư trú trên địa bàn, kể cả trẻ em là thân nhân của người trong lực lượng vũ trang theo quy định, không phân biệt hộ khẩu thường trú); Như vậy, để cấp thẻ BHYT cho con bạn thì bạn liên hệ với UBND xã, phường nơi cư trú để được lập danh sách tham gia BHYT. Câu hỏi 3: Mẹ tôi đăng ký thường trú tại khu vực 2, phường Hưng Thạnh, đã mua BHXH tự nguyện được 5 năm. Dự kiến mẹ tôi chuyển hộ khẩu về xã Mỹ Tú, Sóc Trăng. Cho hỏi tôi có đóng tiếp tục tại xã Mỹ Tú Sóc Trăng không? hoặc nhận tiền một lần tại Hưng Thạnh không? Trả lời: Theo quy định tại Khoản 4, Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện. Theo quy định tại Điểm d tiết 1.1 khoản 1 Điều 3 Văn bản hợp nhất 922/VBHN-BHXH ngày 05 tháng 04 năm 2023 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người tham gia có thể mua BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú (nơi tạm trú hoặc thường trú). Như vậy, mẹ bạn có thể bạn có thể tiếp tục đăng ký tham gia BHXH tự nguyện tại BHXH cấp huyện, đại lý thu, nơi bạn có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú. *Về điều kiện hưởng BHXH một lần Tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định người lao động mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH tại địa phương để được hướng dẫn cụ thể . Câu hỏi 4: Mẹ tôi năm nay đã 60 tuổi, đang thường trú tại Hưng Thạnh, mẹ tôi đã mua BHXH tự nguyện được 5 năm nay, cho hỏi khi nào mẹ tôi được lãnh lương hưu? Trả lời: Theo quy định tại Điều 73 Luật BHXH năm 2014, điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện. Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo qui định và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên; Người tham gia BHXH tự nguyện đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.” Như vậy mẹ bạn phải tham gia thêm 5 năm BHXH (65 tuổi), sau đó mẹ bạn có thể đóng 1 lần cho 10 năm còn thiếu để đủ 20 năm đóng BHXH theo qui định, mẹ bạn có thể hưởng lương hưu theo qui định vào năm 65 tuổi. Bạn liên hệ với cơ quan BHXH tại địa phương để được hướng dẫn cụ thể hơn. Câu hỏi 5: Con của tôi sinh ngày 21/02/2022, ĐKTT tại P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng. Bé hiện đang có thẻ BHYT cho trẻ em do P. Hưng Thạnh cấp, nơi ĐK KCB ban đầu là BV Nhi đồng TP. Cần Thơ. Tôi muốn thay đổi nơi ĐK KCB ban đầu cho bé từ BV Nhi -> BV Phương Châu được hay không? Thủ tục như thế nào? Liên hệ cơ quan nào? Trả lời: Con của anh (chị) có ĐKTT tại Quận Cái Răng, theo quy định sẽ được đổi nơi KCB sang BV Phương Châu. Đề nghị anh (chị) liên hệ BHXH Q.Cái Răng để được hướng dẫn cụ thể. Câu hỏi 6: Anh T đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện Tim mạch thành phố, anh T có thể sử dụng thẻ BHYT để đi khám bệnh tại phòng khám đa khoa có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT hay không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2014 bổ sung một số điều Luật BHYT năm 2008 đã quy định: - Tại Điểm c, Khoản 3: Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng theo quy định tại Khoản 1 Điều này, như sau: Tại Bệnh viện tuyến huyện: 70% chi phí KCB từ ngày Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí KCB từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. - Tại Khoản 4: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại Trạm y tế xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám chữa bệnh BHYT tại Trạm y tế xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh và có mức hưởng theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Do đó, trường hợp người có thẻ BHYT đăng ký ban đầu tại Bệnh viện Tim Mạch thành phố Cần Thơ (là bệnh viện tuyến tỉnh), đến khám bệnh tại phòng khám đa khoa được xem là trái tuyến và không được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định. Câu hỏi 7: Hộ khẩu của chị Y ở phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, chị Y đang tạm trú tại phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, chị Y muốn mua BHYT ở BV Tim mạch thì có được không? Trả lời: Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế Quy định đăng ký KCB BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT quy định: “Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9, Điều 5 và Điều 6 Thông tư này do Giám đốc Sở Y tế (SYT) quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Căn cứ Công văn số 4516/SYT-NVY ngày 24/12/2019 của SYT TP. Cần Thơ Hướng dẫn đăng ký KCB BHYT ban đầu, chuyển tuyến và KCB BHYT năm 2020: Do địa bàn quận Ninh Kiều chưa có bệnh viện đa khoa của quận nên Bệnh viện Tim mạch TP. Cần Thơ tiếp nhận các đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn quận Ninh Kiều. Đối chiếu các quy định nêu trên, trường hợp của chị Y được đăng ký KCB BHYT ban đầu tại Bệnh viện Tim mạch thành phố Cần Thơ. Câu hỏi 8: Bác N đã tham gia BHYT theo hộ gia đình đã hơn 5 năm liên tục nhưng gần đây bác N không tham gia tái tục nữa, khi bác N tham gia mua lại thì không được tính theo 5 năm liên tục. Vậy xin cho hỏi vì sao mà không được tái tục 5 năm liên tục? Trả lời: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 146 năm 2018 của Chính phủ quy định: “…Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước. Người tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục là người có thời gian tham gia BHYT gián đoạn không quá 03 tháng”. Theo Điểm 2.2, Khoản 2, Điều 47.98, Công văn số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam quy định: “2.2. Đối tượng quy định tại Điểm 4.3 Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 8 Điều 17 có thời gian tham gia BHYT liên tục, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày đóng BHYT. Trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT”. Như vậy, nếu trường hợp tham gia BHYT đã bị gián đoạn trên 03 tháng không tham gia BHYT nên khi gia hạn lại thẻ BHYT sẽ có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày nộp tiền đóng BHYT. Câu hỏi 9: Tôi tham BHXH tự nguyện đã được một năm, sắp tới nếu tôi tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan thì thủ tục chuyển đổi để nối tiếp từ BHXH tự nguyên sang bắt buộc như thế nào? tôi có cần đóng thêm khoảng phí nào không? Trong trường hợp tôi muốn rút số tiền đã đóng bảo hiểm 1 năm vừa rồi ra có được hay không? Trả lời: 1. Trường hợp anh đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, anh lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) gửi cho Đại lý thu hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi anh tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được cộng dồn vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và anh không cần phải đóng thêm khoản phí nào. Trường hợp anh đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau mà trong thời gian đó anh dừng chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì anh sẽ được hoàn trả số tiền đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện kể từ thời điểm anh tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hồ sơ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) và sổ bảo hiểm xã hội nộp trực tiếp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi anh tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. 2. Trong trường hợp bạn muốn rút số tiền đã đóng bảo hiểm 01 năm vừa rồi ra có được không? Theo quy định quy định tại Khoản 1, Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội khóa XIII về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động quy định như sau: “Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.” Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp bạn đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Câu hỏi 10: Chị T muốn hỏi: Cô nhân viên tạp vụ của đơn vị đã đến tuổi nghỉ hưu, Cô tham gia BHXH bắt buộc được 10 năm (những năm trước Cô tham gia theo lương hệ số, hệ số cuối 1,72. năm 2022 cô tham gia với mức lương tối thiểu vùng). nếu cô tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện với mức 1.500.000đ/1 tháng và đóng 1 lần cho 10 năm còn thiếu thì mức lương hưu cô được hưởng 1 tháng là bao nhiêu? Trả lời: Mức lương hưu hằng tháng đối với đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, cụ thể như sau: “3. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều này. 4. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau: Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội = Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc x Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc + Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc + Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện Trong đó: - Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội. - Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.” Theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính lương hưu, trợ cấp một lần: “1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.” Do bà T không cung cấp quá trình đóng bảo hiểm xã hội chi tiết nên cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Cần Thơ chưa tính cụ thể được mức hưởng của cô nhân viên. Bà T có thể tham khảo cách tính mức hưởng lương hưu theo quy định trên hoặc bà T có thể đến cơ quan bảo hiểm xã hội để được hỗ trợ. Câu hỏi 11: Tôi muốn hỏi: khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ được hưởng những quyền lợi gì? Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng quyền lợi theo các chế độ sau đây: |