Bài tập về tính số cont khi hàng được đóng năm 2024

Bài tập về tính số cont khi hàng được đóng năm 2024

Bài tập incoterm và hợp đồng xuất

nhập khẩu

Bài tập số 1: Anh (chị)hãy chỉ câu trả lời đúng sau đây theo INCOTERMS 2010:

  1. MST.Co (Nhật Bản) ký HĐ mua gạo của CSL,.Co (Việt Nam). Người mua có nghĩa vụ

thuê tàu để chuyên chở hàng hóa và người bán hết trách nhiệm khi hà

  1. ng lên tàu tại Cảng bốc Việt Nam. Điều kiện giao hàng là:
  1. FOB Osaka Port
  1. FOB Sai Gon Port
  1. CFR Kobe Port
  1. Sun.Co (Việt Nam) ký HĐ mua phân bón của Moon.Co (USA). Người bán có nghĩa vụ

thuê tàu, mua Bảo hiểm cho hàng hóa và hết trách nhiệm khi hàng lên tàu tại Cảng bốc

Tampa (Florida). Điều kiện giao hàng là:

  1. CFR Tampa Port
  1. CIF Tampa Port
  1. CIF Sai Gon Port
  1. CFR Sai Gon Port
  1. Bull.Co (Hong Kong) ký HĐ bán thiết bị cho Bear.Co (Viet Nam). Hàng được đóng trong

các Container 20 feet giao tại ( C.Y ) của Cảng Hồng Kong. Người bán có nghĩa vụ thuê

tàu và hết trách nhiệm khi hàng được đưa đến bãi tập kết quy định. Điều kiện giao hàng

là:

  1. FCA Hong Kong Port
  1. CPT Hong Kong port
  1. FCA Sai Gon Port
  1. CPT Sai Gon Port
  1. Red.Co (Hà Lan) ký HĐ bán 1 dây chuyền sản xuất cho Black.Co (Việt Nam). Người

bán chịu trách nhiệm, chi phí, rủi ro ( trừ thủ tục thông quan và nộp thuế Nhập khẩu) để

giao hàng cho người mua tại Cảng Vũng Tàu (hàng đã dỡ khỏi tàu). Hàng được chuyên

chở bằng máy bay. Điều kiện giao hàng là:

  1. DAT Vung Tau
  1. DDP Vung Tau
  1. DAP Vung Tau
  1. CPT Vung Tau

Bài số 2: Một nhà xuất khẩu ở Việt Nam, Xuất khẩu cá basa cho 1 HĐ ở Mỹ theo điều kiện CIF.

Hàng được bốc tại Cảng Sài Gòn và được dỡ ở Cảng San Francisco. Hãy cho biết:

  1. Địa điểm chuyển giao rủi ro là địa điểm nào?
  1. Địa điểm viết kèm theo CIF trong HĐ ngoại thương?
  1. Ai là người mua bảo hiểm và ai là người được mua bảo hiểm?
  1. Ai là người làm thủ tục xuất khẩu và làm thủ tục nhập khẩu?
  1. Ai là người thuê tàu và ai chịu trách nhiệm bốc, dỡ hàng hóa?
  1. Ai là người ký phát vận đơn đường biển?

Bài số 3: Một nhà xuất khẩu ở Đức, xuất khẩu máy móc thiết bị toàn bộ cho nhà nhập khẩu ở Việt

Nam theo điều kiện DDP. Hàng được giao tại kho hàng ở Hamburg và được nhận tại ICD Phước

Long (Thủ Đức). Hãy cho biết:

  1. Địa điểm chuyển giao rủi ro là địa điểm nào?
  1. Địa điểm viết kèm theo DDP trong HĐ ngoại thương?
  1. Ai là người mua bảo hiểm và ai là người được mua bảo hiểm?

Container chứa hàng là phương tiện không thể thiếu trong vận tải quốc tế. Bạn có thắc mắc có bao nhiêu loại container, cách đọc thông tin trên vỏ container và tính số lượng hàng đóng vào cont như thế nào không? Đừng bỏ qua bài viết hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết do trung tâm Xuất Nhập Khẩu VinaTrain chia sẻ tại đây.

I. Thông tin về container

Container là công cụ chứa hàng phổ biến và hữu hiệu trong giao nhận vận tải đường biển, đường bộ và thủy nội địa. Vậy thông tin thể hiện trên container cần lưu ý những gì, làm xuất nhập khẩu giao nhận vận tải cần biết những ký hiệu này để biết cách khai thác và quản lý lộ trình vận tải container phù hợp.

Bài tập về tính số cont khi hàng được đóng năm 2024
Container chứa hàng là công cụ không thể thiếu trong vận tải biển

Lưu ý: Thực tế tiêu chuẩn đóng container của Việt Nam khác so với cont quốc tế.

Container không theo tiêu chuẩn ISO là dạng container được hoán cải dựa trên container tiêu chuẩn phụ thuộc vào mục đích sử dụng để điều chỉnh

Thường container không chuẩn này sẽ chuyên chở các loại hàng rất đặc biệt mà cont thường không thể chứa được.

II. Khai thác thông tin trên container cần biết

Mã chủ sở hữu (owner code): Bao gồm 3 chữ cái viết hoa được thống nhất và đăng ký với cơ quan đăng kiểm quốc tế thông qua cơ quan đăng kiểm quốc gia hoặc đăng kí trực tiếp với Cục container quốc tế – BIC (Bureau International des Containers et du Transport Intermodal).

Bài tập về tính số cont khi hàng được đóng năm 2024
Thông số kỹ thuật trên vỏ container

Ký hiệu loại thiết bị của vỏ container:

  • U: container chở hàng (freight container)
  • J: thiết bị có thể tháo rời của container chở hàng (detachable freight container-related equipment)
  • Z: đầu kéo (trailer) hoặc mooc (chassis)

Số container (serial number container): đây chính là số container do chủ sở hữu container tự đặt ra đảm bảo nguyên tắc chỉ có duy nhất, gồm 6 chữ số, trường hợp số container không đủ 06 chữ số thì sẽ thêm chữ số 0 vào để đủ 6 chữ số. Ví dụ: Số container là 5467 đang là 4 số sẽ được thêm 2 chữ số 0 vào đầu thành: 005467.

Chữ số kiểm tra (check digit): là chữ số đứng sau kiểm tra tính chính xác của chuỗi ký tự đứng trước đó.

Số container: Gồm mã chủ sở hữu + số check list ký thiêu loại cont +số sericontaint + chữ số kiểm tra

Hình ảnh Mã chủ sở hữu Ký hiệu thiết bị số seri Chữ số kiểm tra Số container

Bài tập về tính số cont khi hàng được đóng năm 2024
COL U:container chở hàng 200841 2 COLU2008412

Các dấu hiệu khai thác trên vỏ container (operational markings)

Các dấu hiệu bạn cần biết khi nhìn vào số ký hiệu trên vỏ container: Tải trọng, thể tích container…

Bài tập về tính số cont khi hàng được đóng năm 2024
Thông số kỹ thuật và ký hiệu trên vỏ container

Ngoài ba loại ký mã hiệu chính, trên vỏ container còn các dấu hiệu mô tả các thông tin cần thiết khác.

Ký Hiệu Chú giải Max.Gross:30.480kgs Tải trọng tối đa của container có chứa hàng hóa tối đa là 30,4 tấn Tare: 2.185 Kgs Tải trọng vỏ container không chứa hàng hóa là 2,185 tấn Max.cargo: 28.295 Kgs Tải trọng hàng được đóng tối đa vào container Cu.Cap: 33.2 Cu.m Thể tích chứa hàng tối đa 33.2 khối

Tiêu chuẩn phân loại Mô tả chi tiết Phân loại theo tải trọng và kích thước

  1. Container nhỏ: tải trọng 5 tấn, dung tích dưới 3m3
  2. Container trung bình: trọng lượng dưới 8 tấn, dung tích dưới 10m3.
  3. Container lớn: trọng lượng trên 10 tấn, dung tích hơn 10 m3 Phân loại container theo kết cấu
  4. Container kín – Closed Container.
  5. Container mở – Open Container.
  6. Container khung – Frame Container.
  7. Container gấp – Tilt Container.
  8. Container phẳng – Flat Container.
  9. Container có bánh – Rolling Container.

2, Phân loại theo chức năng chứa hàng của container

Tiêu chuẩn quốc tế ISO, phân loại Container theo mục đích sử dụng gồm 5 nhóm chính như sau:

Tiêu chuẩn phân loại Mô tả chi tiết Container chở hàng bách hóa

  1. Container kín 1 cửa mở
  2. container kín có cửa ở một đầu và các bên
  3. .Container có cửa ở trên nóc, mở cạnh.
  4. Container mở trên nóc – mở bên cạnh.
  5. Container mở trên nóc – mở bên cạnh – mở ở đầu.
  6. Container có hai nửa ( half-heigh container).
  7. Container có lỗ thông hơi….. Container chuyên dùng để chở hàng rời (Dry Bulk/Bulker freight container)

Hàng rời tức là các loại hàng hóa không có hình dạng đóng gói, kích thước cố định như: cát, lúa gạo, hạt nhựa. chưa được đóng bao contaiern này thường được thiết kế có miệng trên nóc để đóng xếp hàng và 1 cửa để dỡ hàng.

Container hàng rời giúp cho việc đóng xếp hàng đơn giản hơn. Nhưng cần lưu ý do đặc điểm nhiều cửa và vỏ phải nặng do đó khó đảm bảo được độ kín nước, kín khí

Nhóm Container bảo ôn/nóng/lạnh (Thermal insulated/ Heated/ Refrigerated/ Reefer container)

Loại cont này được dùng để giữ nhiệt độ của hàng hóa ở nhiệt độ ổn định dùng để chứa hàng cần bảo quản ở nhiệt độ thấp như hàng nông thủy sản làm lạnh, hàng rau củ quả,…. Đặc điểm của các loại container này là phần sườn, sàn, mái và cửa đều cách nhiệt, được trang bị hệ thống làm lạnh mạnh với các cont lạnh trong thời gian dài.

Nhược điểm: Thể tích chứa hàng của cont lạnh được ít hơn nhiều các loại cont khác vì phải lắp thêm hệ thống làm lạnh. Vận chuyên cont này cũng yêu cầu khắt khe hơn các loại khác.

Container thùng chứa (Tank container) Dùng để chở hàng nguy hiểm, hàng lỏng (rời) cần thùng chứa (ví dụ các loại như dầu ăn, hóa chất, các chất lỏng khác,…) được thiết k.ế dựa trên các chuẩn khung container 20ft, 40ft và 45ft vói những thể tích chứa hàng cố định. nhiều loại cont đặc biệt có lắp thêm hệ thống giữ nhiệt. Các container đặc biệt ( Special container), container chở súc vật sống (Cattle Container) Loại cont này cần được thiết kế phân cách ngăn chuồng khi trở. Cần lưu ý với loại cont này chính là vấn đề vệ sinh nên rất nhiều nước ngăn ngừa nhiễm dịch thường kiểm tra rất gắt gao việc vệ sinh cont của các bên vận chuyển gia súc, đặc biệt là dùng cont chở gia súc trở lại làm cont bách hóa dễ gây ô nhiễm hoặc lây lan dịch bệnh.

3, Kích thước các loại container phổ biến

Container 20 feet: Dài 6,060m x Rộng 2,440m x Cao 2,590m

Container 40 feet: Dài 12,190m x Rộng 2,440m x Cao 2,590m

Container 45 feet: Dài 13,716m x Rộng 2,500m x Cao 2,896m

4, Các loại container thường dùng trong vận tải tại Việt Nam

Tại Việt Nam doanh nghiệp thường sử dụng những loại container sau:

Loại container Mô tả Hình dạng Con 20 Thường (Dry Contaienr)

Đơn vị tính áp dụng với container là (TEU).

Loai container thường được sử dụng nhiều nhất là cont thường ( cont khot) dùng để chứa các loại hàng nặng, chiếm ít diện tích, thể tích như gạo, bột, thép, xi măng…

Bài tập về tính số cont khi hàng được đóng năm 2024
Cont 20 Cao (High container) Loại này chỉ khác cont 20 thường ở chỗ cao hơn 0,3m, công dụng và chức năng hoàn toàn giống, loại này ít được sử dụng vì có thể thay thế bằng những loại cont khác hiêu quả hơn.
Bài tập về tính số cont khi hàng được đóng năm 2024
Cont 20 Open Top

Cont 40 Open Top

Open Top là cont không có nóc, hay là cont mở nóc, có chiều dài và kích thước tương tự cont thường, mái dùng bạt che phủ tránh mưa nắng gió. để chở các loại hàng đặc biệt, như máy móc quá cao ở trên, hay các loại thiết bị cần đóng hàng và bốc dỡ hàng theo đường thẳng đứng (ví như dùng cẩu để kéo máy móc đặt vào cont và bốc từ cont ra).

Bài tập về tính số cont khi hàng được đóng năm 2024
Cont 20 lạnh (Reefer Container)

Cont 40 Lạnh

Công dụng của loại cont này dùng để chứa đựng những hàng hóa cần bảo quản ở nhiệt độ thấp

Đối với cont lạnh cần lưu ý các loại phí DEM/DET vì chi phí lưu cont loại này rất cao.

Có kích thước giống như cont 40 thường, tương tự cont 20 lạnh sẽ có thiết bị làm lạnh chuyên dụng, kèm đó là thành vách cont sẽ được gia cố cách nhiệt tốt hơn, trọng lượng vỏ cũng nặng hơn và cần kĩ thuật bảo dưỡng tốt.

Loại cont này dùng để chứa các hàng hóa nhẹ cần bảo quản nhiệt độ thấp.

Bài tập về tính số cont khi hàng được đóng năm 2024
Cont 20 Flat Rack

Cont 40 ft Flat Rack

Loại cont đặc biệt này thường xuyên được dùng để chở hàng quá khổ quá tải hoặc siêu trường siêu trọng, tùy vào kích thước và trọng lượng hàng.

Đặc điểm: cont 40 flatrach có chiều dài tương tự cont 40 thường, không có mái và vách, chiều cao chỉ 1,950m (vì cần gia cố gầm để chịu được sức nặng lớn).

Dùng chủ yếu chuyên chở hàng quá tải, quá dài như cont 20 FlatRack.Trường hợp hàng cần trở có chiều dài trên 6m thì bắt buộc phải dùng cont 40 Flatrack.

Bài tập về tính số cont khi hàng được đóng năm 2024
Cont 40 ft khô

Loại cont này thể thích chứa hàng gấp đôi cont 20 phù hợp cho nhiều mặt hàng có yêu cầu thể tích lớn nhưng khối lượng nhẹ như các hàng dệt may, sắn lát, nhựa sau gia công hay nội thất lớn đã định hình,…

Ưu điểm của loại cont 40 là thể tích chứa hàng gấp đôi nhưng các phí thường chỉ hơn 30-40% so với cont 20 nếu số lượng hàng hóa lấp đủ cont 40 thì nên chọn cont 40 cho tiết kiệm chi phí.

Bài tập về tính số cont khi hàng được đóng năm 2024
Cont 40 Cao

Ưu thế của cont 40 cao chính là có thể tích và chiều cao tối ưu để đóng được nhiều loại hàng có chiều cao lớn, tốt hơn so với cont 40 thường do đó loại này luôn thiếu hụt.

Giá cước cho cont 40HC gần giống như cont 40 thường, do vậy loại này rất được ưa chuộng đóng hàng.

Bài tập về tính số cont khi hàng được đóng năm 2024

  • Cont 10 feet : Đây là loại containr có thể tích đóng hàng16m3, không được xếp theo chuẩn ISO, dễ vận chuyển, linh hoạt trong vận tải đa phương thức.
  • Container 10 ft có kích thước: Dài 2,991mm x Rộng: 2,438mm x Cao: 2,591mm.\

5, Cách tính thể tích đóng hàng vào container theo tiêu chuẩn

  • Bạn quan tâm 1 container có thể đóng được bao nhiêu kiện hàng có thể tham khảo công thức dưới đây.

Số lượng (cont 20′)= 28/thể tích kiện(m3)

Số lượng (cont 40′)= 60/thể tích kiện(m3)

Số lượng (cont 40 cao)= 68/thể tích kiện(m3)

T hể tích kiện(m)= Dài x Rộng x Cao

Ví dụ: * Chẳng han kiện hàng có kích thước(m): D: 0.30, R: 0.31, Cao: 0.5

–> Thể tích kiện (m3):= 0.30×0.31×0.54=0.050

–> Số lượng kiện trong cont 20′= 28/0.05= 560 kiện

Tuy nhiên đây là lý thuyết nhưng thực tế nếu tính như vậy sẽ bị thừa hàng do tùy trình trạng của hàng và cách xếp dỡ hàng vào cont nên bạn có thể tham khảo cách tính theo “dây” – thuật ngữ trong nghành như sau:

Như bạn nhìn thấy khi tính toán, nếu số lượng hàng tính được không tròn thì thực hiện theo nguyên tác làm tròn xuống, ngoài ra nếu đóng hàng thùng hàng xếp có thể xoay được hay không, nếu thùng hàng có thể xoay được thì đóng được thêm hàng. Việc tính hàng đóng vào container phụ thuộc nhiều yếu tố: loại hàng, phương pháp đóng hàng bằng pallet hay đóng xếp chồng hàng, có chèn lót hay không…

Tạm kết: Như vậy, thông qua bài viết hướng dẫn về các loại container và cách đóng hàng vào container Trung Tâm Xuất Nhập Khẩu VinaTrain đã nêu được những điểm cần chú ý khi tìm hiểu về phương tiện vận tải không thể thiếu này.

Trung tâm xuất nhập khẩu VinaTrain là đơn vị đào tạo đầu nghành về xuất nhập khẩu các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu liên tục tổ chức tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu online.

Nếu bạn đang tìm hiểu về kiến thức nghiệp vụ xuất nhập khẩu để làm nghề hãy tham gia ngay nhóm nghiệp vụ tự học xuất nhập khẩu online do trung tâm VinaTrain tổ chức, đã có hơn 7.000 thành viên nhận được hỗ trợ cùng chúng tôi.

NHÓM TỰ HỌC XUẤT NHẬP KHẨU

Bạn đọc có nhu cầu tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0964.237.168/ Mrs Hải Anh hoặc 093.170.5774/ Mr Hoàng. Đội ngũ tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan luôn sẵn sàng tư vấn dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.