Bài tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

MỤC LỤCMỤC LỤC.................................................................................................................11. MỞĐẦU.................................................................................................................11.1 Lý do chọn đề tài...........................................................................................11.2 Mục đích nghiên cứu....................................................................................21.3 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................21.4 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................22. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...........................................................22.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.....................................................22.1.1 Kỹ năng là gì?........................................................................................22.1.2 Kỹ năng sống là gì?...............................................................................22.1.3 Vì sao phải rèn luyện KNS cho học sinh?............................................32.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống của nhà trường trước khi áp dụng sángkiến kinh nghiệm.................................................................................................32.2.1 Đối với giáo viên.....................................................................................32.2.2 Đối với học sinh.......................................................................................42.2.3 Kết quả khảo sát kĩ năng sống của học sinh đầu năm học 2015-2016 4đối với 100 học sinh được chọn trong nhà trường.........................................42.3.Một số biện pháp quản lí giáo dục kỹ năng sống trường THCS Nga Thạch...............................................................................................................................52.3.1 Nâng cao nhận thức và hiểu biết của giáo viên về vai trò của giáo dụckĩ năng sống trong nhà trường:........................................................................52.3.2 Tổ chức tốt hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp.................................62.3.2.1 Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động trò chơi, văn nghệ, TDTT...........................................................................................................................62.3.2.2 Giáo dục KNS thông qua chương trình phát thanh măng non.........92.3.2.3 Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào tiết sinh hoạt lớp...................112.3.3 Giáo dục KNS thông qua sinh hoạt câu lạc bộ Học sinh...................132.3.4 Tích hợp giáo dục kĩ năng sống qua các môn học..............................142.3.4.1 Giáo dục KNS vào tiết dạy giáo dục công dân................................152.3.4.2 Tích hợp giáo dục kỹ năng sống qua môn sinh học........................172.3.5. Tăng cường phối hợp giáo dục gia đình với nhà trường và xã hội...172.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................19Kết quả khảo sát cuối năm về một số kĩ năng sống đối với 100 học sinh: 193. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................203.1. Kết luận.......................................................................................................203.2.Kiến nghị......................................................................................................211. MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tàiHọc sinh trung học cơ sở là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thểchất, sức khỏe và tâm sinh lý. Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi,chóng vui chóng buồn. Mâu thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bốmẹ, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội. Đây là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm pháp ở độ tuổi THCS, ngày cànggia tăng hiện nay.Mặt khác ở tuổi học sinh các em đang hình thành những giá trị nhân cách,ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội,còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động…Vì vậy, giáo dục và rènluyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết.Nếu như các em được trang bị những kỹ năng xử lý tình huống từ banđầu thì bản thân các em sẽ dũng cảm tự vượt qua trở ngại cũng như cùng hỗ trợcác bạn khác.Như vậy càng khẳng định vai trò của việc trang bị các kỹ năng hiện nayrất quan trọng và rất cần thiết cho các em.Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường đã được đổi mới theo hướng pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, tăng cường khảnăng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức giải quyết tìnhhuống cụ thể, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập, bổsung, hoàn chỉnh cho các nhiệm vụ giáo dục Đạo đức, Trí tuệ, Thể chất, Thẩmmỹ. Do đó không nên xem giáo dục KNS chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trườngmà phải có sự gắn kết với gia đình, cộng đồng và xã hội.Người làm công tác giáo dục phải đánh giá đúng những biểu hiện của kỹnăng sống trong học sinh với tư cách là chủ thể, có ý thức sâu sắc về hoạt độnghọc tập, rèn luyện nhân cách. việc trang bị KNS đáp ứng yêu cầu hoà nhập, giúpcho sự phát triển toàn diện cho các em, là một trong những nhiệm vụ trọng tâmđược tiến hành đồng thời với đổi mới phương pháp dạy học được chúng tôi xácđịnh trong năm học.Nhận thức rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống, vớimong muốn giáo dục, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cần thiết giúp cácem hoàn thiện phát triển nhân cách theo các chuẩn mực đạo đức xã hội...Do đóđể nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường năm học 2015-2016 tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng “Một số biện pháp quản lí giáo dụckĩ năng sống cho học sinh trường THCS Nga Thạch”.11.2 Mục đích nghiên cứuĐổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứngnguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đểhướng tới mục tiêu đổi mới giáo dục “ Học để biết, Học để làm, Học để tựkhẳng định mình và học để chung sống”. Cần phải giáo dục học sinh khôngnhững giỏi về kiến thức văn hoá, kỹ năng thực hành thí nghiệm mà còn phảigiúp cho học sinh có được những kỹ năng sống cần thiết để khi ra trường có khảnăng hoà nhập xã hội, có kỹ năng chung sống hoà bình, kỹ năng giao tiếp, ứngxử…1.3 Đối tượng nghiên cứuGiáo viên và học sinh trường THCS Nga Thạch-Nga sơn-TH1.4 Phương pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tinPhương pháp thống kê thực nghiệm ở trường THCS Nga Thạch2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm2.1.1 Kỹ năng là gì?KN là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặcnhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việcnào đó phát sinh trong cuộc sống.2.1.2 Kỹ năng sống là gì?KNS là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứngcác nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. KNSbao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người.KNS có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyệncủa con người.Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội, nó rất cầnthiết đối với thanh thiếu niên để họ hoàn thiện hành vi của bản thân trong giaotiếp, giải quyết các vấn đề của cuộc sống và mang lại cho mỗi cá nhân cuộc sốngthoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội.Kỹ năng sống là khả năng thực hiện hành động, là năng lực ứng xử tíchcực trước những thách thức của đời sống và chỉ có được khi được rèn luyện,tích lũy kinh nghiệm và biết lựa chọn một cách hợp lý để giải quyết các vấn đềtrong tự nhiên, trong xã hội và trong chính cá nhân con người.22.1.3 Vì sao phải rèn luyện KNS cho học sinh?Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sốngđều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Rèn luyện KNScho HS là nhằm giúp các em rèn luyện KN ứng xử thân thiện trong mọi tìnhhuống; thói quen và KN làm việc theo nhóm, KN hoạt động xã hội; Giáo dụccho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòngngừa tai nạn giao thông, đuối nướcVới độ tuổi học sinh trung học cơ sở về mặt phát triển tâm, sinh lý các em dễrơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật ảnh hưởng xấu cho môi trường họcđường và xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng mộttrong những nguyên nhân chính là các em thiếu kỹ năng sống. Các em chưa baogiờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ lyhôn, kết quả học tập kém …đã bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng, đua đòi. Cácem không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống và những KNS. Chính vìvậy, giáo dục kỹ năng sống là một điều rất quan trọng trong việc hình thànhnhân cách của thế hệ trẻ. Việc giáo dục giúp các em tự tin, chủ động, khả năngứng xử trước mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống và là hành trang vững bướctrên đường đời.Do đó, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho các em các nhóm KNS sau đây:Kĩ năng giao tiếp và ứng xử.Kĩ năng thể hiện tự tin trước đám đông.Kĩ năng tự điều chỉnh bản thân.Kĩ năng đối diện và ứng phó với khó khăn trong cuộc sống.Kĩ năng đánh giá người khác.Kĩ năng hợp tác và chia sẻ.Kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân.2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống của nhà trường trước khi áp dụngsáng kiến kinh nghiệm.2.2.1 Đối với giáo viênChưa nắm hết bản chất, nội dung, vai trò của giáo dục kĩ năng sống đối vớihọc sinh THCS. Giáo viên còn mơ hồ trong việc giáo dục kĩ năng sống cho họcsinh, hiểu một cách đơn giản: dạy kĩ năng sống là liên hệ, là tuyên truyền giáodục lồng ghép trong các bài học ở các môn học nếu có liên quan.Trong kế hoạch bài dạy của giáo viên đã có lồng phần nội dung giáo dục kĩnăng sống, nhưng sơ sài, qua loa, chiếu lệ.3Mỗi giáo viên đều có kế hoạch hoạt động NGLL theo năm ,tháng và theochủ đề. Hàng tháng có tổ chức cho học sinh hoạt động tuy nhiên còn giáo viêncòn ngại đầu tư nên kết quả chưa cao.Việc tổ chức cho học sinh tham gia sânchơi đầu tuần phó mặc cho Đội và học sinh tự tìm hiểu.2.2.2 Đối với học sinhMặc dù thực hiện kế hoạch trường học thân thiện học sinh tích cực đã nhiềunăm ,thông qua môn Đạo đức, các hoạt động tập thể HS được dạy cách lễ phépnhưng khi đi vào thực tế, nhiều em thiếu kỹ năng giao tiếp: không có thói quenchào hỏi, tự giới thiệu mình với người khác, thậm chí có nhiều em còn khôngdám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi khi các em làm sai, còn chơi một số tròchơi nguy hiểm trong nhà trường. Một số học sinh gặp thầy cô giáo khác trongvà ngoài nhà trường không chào hỏi.Một bộ phận học sinh các kĩ năng nghe nói, đọc, viết, chia sẻ trong nhóm,nói trược đám đông còn hạn chế. Một bộ phận học sinh còn có biểu hiện, việclàm không lành mạnh với bạn trong trường: ăn cắp, chia bè, gán ghép đôi, nóixấu bạn, nói tục, ăn quà…Ý thức giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩmcủa một số em chưa cao…2.2.3 Kết quả khảo sát kĩ năng sống của học sinh đầu năm học 2015-2016đối với 100 học sinh được chọn trong nhà trườngMức độKỹ năng sốngĐạtChưa đạtSL%SL%Kĩ năng giao tiếp và ứng xử.2525%7575%Kĩ năng thể hiện tự tin trước đám đông2727%7373%Kĩ năng tự điều chỉnh bản thân2323%7777%Kĩ năng đối diện và ứng phó với khó khăn 20trong cuộc sống20%8080%Kĩ năng đánh giá người khác3030%7070%Kĩ năng hợp tác và chia sẻ3535%6565%Kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân3030%7070%Kết quả khảo sát đã cho thấy với tỷ lệ kĩ năng sống như trên có thể nói làchưa phù hợp với hiện tại. Việc hình thành cho học sinh kĩ năng sống là nhiệmvụ của gia đình, nhà trường và xã hội. Đối với học sinh THCS, vai trò của nhàtrường trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là vô cùng quan trọng.4Một trong những nguyên nhân dân đến hiệu quả của công tác giáo dục kĩ năngsống trong các nhà trường chưa cao là do công tác quản lí , chỉ đạo: chưa chútrọng, thiếu quan tâm, chưa chặt chẽ, sát sao, công tác kiểm tra đánh giá cònbuông lỏng, lơ là, khoán cho giáo viên….Vì vậy để nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống trong các nhà trườngvai trò của người quản lí là quyết định. Chính vì vậy tôi đã tìm tòi, nghiên cứu,vận dụng một số biện pháp quản lí sau:2.3.Một số biện pháp quản lí giáo dục kỹ năng sống trường THCS NgaThạchGiáo dục kỹ năng sống là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nềngiáo dục đào tạo gắn với 4 mục tiêu quan trọng của giáo dục: học để biết, học đểlàm, học để chung sống, học để khẳng định mình. Xác định được ý nghĩa củaviệc giáo dục kỹ năng sống, năm học 2015-2016, với cương vị là phó hiệutrưởng nhà trường bên cạnh việc đầu tư cho chuyên môn, tôi đã vận dụng một sốbiện pháp quản lí, chỉ đạo giáo viên thực hiện đồng bộ kế hoạch "giáo dục kỹnăng sống cho học sinh THCS" nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cầnthiết, quan trọng trong cuộc sống để các em bắt nhịp với cuộc sống hàng ngày,tự bảo vệ mình trước những nguy hiểm xảy ra trong cuộc sống, chuẩn bị hànhtrang vững chắc để các em học lên THPT, nâng cao ý thức trách nhiệm của giáoviên trong việc giáo dục toàn diện học sinh.2.3.1 Nâng cao nhận thức và hiểu biết của giáo viên về vai trò của giáo dục kĩnăng sống trong nhà trường:Đối với học sinh THCS, giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt làgiáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên tổng phụ trách Đội, bởi vì mỗi lớp học cómột giáo viên chủ nhiệm lớp, đảm nhiệm các hoạt động chuyên môn học, làmcông tác chủ nhiệm lớp, là người thay mặt hiệu trưởng quản lí toàn bộ các mặthoạt động, chất lượng giáo dục của một lớp.Vì vậy ngoài việc dạy chữ, thì việcgiáo dục, hình thành cho học sinh lớp mình các kĩ năng sống là hoàn toàn phụthuộc vào giáo viên chủ và tổng phụ trách Đội.Những năm học vừa qua, thực hiện kế hoạch trường học thân thiện, đồng thờithực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống mà nghành triển khai, nhà trường cũngđã triển khai thực hiện thông qua việc: giáo dục lồng ghép trong các môn học ,ở mỗi bài học có một câu hỏi liên hệ về một vấn đề gì đó có liên quan và qua cáchoạt động NGLL mà lớp hoặc Đội triển khai. Giáo viên tổ chức cho học sinhthực hiện các hoạt động trên để hoàn thành kế hoạch chứ chưa chú tâm đến việcthông qua hoạt động dạy học hay HĐNGLL ấy để hình thành cho học sinh cáckĩ năng vận dụng trong cuộc sống hàng ngày.5Các kĩ năng của học sinh không phải do tuyên truyền giáo dục mà có ngay đượcphải trải qua quá trình rèn luyện mới được hình thành…Chính vì vậy, người giáo viên phải phải hiểu rõ được vai trò của việc giáo dụckĩ năng sống, con đường hình thành kĩ năng sống cho học sinh,các loại kĩ năngcần rèn luyện đối với học sinh lớp mình phụ trách.Để giúp giáo viên nâng cao nhận thức của mình trong việc giáo dục, rèn luyệnkĩ năng sống cho học sinh, ngay từ đầu năm học , tôi đã chủ động phối hợp vớichuyên môn nhà trường tổ chức chuyên đề: giáo dục kĩ năng sống cho học sinhTHCS, mua bổ sung tài liệu, cung cấp thêm tư liệu cho từng khối lớp về vấn đềgiáo dục kĩ năng sống cho học sinh…Qua nội dung chuyên đề nhiều giáo viênmới vỡ lẽ ra rằng: giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THCS khônghề đơn giản và có vai trò vô cùng quan trọng…Từ việc thay đổi nhận thức, việcgiáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được giáo viên đặc biệt quan tâm và thựchiện có hiệu quả…Triển khai đầy đủ các văn bản, hướng dẫn có nội dung tích hợp giáo dụckĩ năng sống, xác định giáo dục KNS là một trong 5 nội dung quan trọng củaphong trào“ Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực.”Coi trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tuyên truyền học tập nâng cao nhậnthức cho giáo viên về quan điểm dạy học tích hợp, đưa nội dung dạy học tíchhợp vào sinh hoạt chuyên môn định kỳ. Thường xuyên tổ chức hoạt độngchuyên đề, các tiết dạy tích hợp giáo dục kỹ năng sống và phương pháp rèn kỹnăng sông cho học sinh, biết cách thiết kế 01 bài dạy về kỹ năng sống thông quahoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, với ý thứcnghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao.2.3.2 Tổ chức tốt hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớpViệc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh được nhà trường quantâm, với các hoạt động cụ thể như: Xây dựng các hoạt động ngoại khóa thôngqua các cuộc thi văn nghệ gắn với giáo dục giá trị truyền thống văn hóa của dântộc, của quê hương. Hàng năm, chúng tôi tổ chức các hội thi, các buổi tìm hiểuvề Luật Giao thông đường bộ, sự phát triển giới tính vị thành niên và các hoạtđộng dã ngoại, tham quan, Hội thi văn nghệ, tổ chức trò chơi, hoạt động thể dụcthể thao... vào các ngày lễ 20/11, 22/12, 8/3, 26/3...Thông qua các hoạt động đó,rèn luyện KNS cho học sinh. tạo cơ hội cho học sinh được giao lưu, học hỏi,được rèn luyện các kĩ năng sống. Sau đây là một số hoạt động cụ thể.2.3.2.1 Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động trò chơi, văn nghệ, TDTTChúng ta không chỉ dạy kỹ năng sống cho trẻ bằng cách thuyết trình giảnggiải trên lớp, mà còn dạy các em thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, cáctrò chơi dân gian, giao lưu văn nghệ, TDTT, chúng tôi chỉ đạo nhiều hoạt độngđã phát huy hiệu quả, điển hình như:Ví dụ1: Dạy kỹ năng từ chối qua việc xử lý tình huống6+Tình huống 1: Một người bạn thân rủ bạn bỏ học để đi chơi điện tử, bạnkhông muốn đi, nhưng không muốn bạn ấy mất lòng. Bạn sẽ từ chối như thếnào?+Tình huống 2: Bạn được cô giáo giao nhiệm vụ làm lớp phó phụ tráchhọc tập, bạn cảm thấy bạn không đủ năng lực để nhận nhiệm vụ này, trong khicó nhiều bạn khác học giỏi, có thể đảm đương nhiệm vụ tốt hơn. Bạn từ chối côgiáo như thế nào để cô không nghĩ bạn trốn tránh nhiệm vụ hay kiêu căng.*Giáo viên tổ chức các hoạt động xử lý tình huốngThông qua các hoạt động đó, rèn luyện cho các em kỹ năng nhận diện vấnđề; biết xác định tình huống, tự khẳng định; biết cách từ chối khi bị người xấulôi kéo, dụ dỗ; xử lý linh hoạt, sáng tạo các tình huống....Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhómVí dụ 2: Tháng 11 Chủ đề : Biết ơn thầy giáo, cô giáo* Tuần 2 tháng 11 sinh hoạt với chủ đề: Chúng em múa hát về thầy, cô giáo- Mục đích giáo dục:+ Học sinh biết kính trọng, biết ơn, yêu quý các thầy giáo, cô giáo;+ Tạo không khí hồ hởi học tập, rèn luyện trong lớp học;+ Giáo dục KNS : Hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự tin, kĩnăng giao tiếp ứng sử, chung sống hoà thuận….* Tuần 3 tháng 11 tổ chức Đồng diễn thể dục, Hội thi “Tìm ngôi sao sáng”-Mục tiêu hoạt động+ Góp phần củng cố kiến thức, kĩ năng các môn học;+ Phát triển tính chủ động, tích cực học tập của học sinh;+ Rèn kĩ năng giao tiếp, sự quyết đoán trong công việc và ứng sử linh hoạt.7Chúng em múa hát về thầy, cô giáoVí dụ 3: Chủ điểm tháng 3:- Chúng em hát mừng mẹ, mừng cô.- Tiến bước lên đoàn* Thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường, hoạt động kỉ niệm ngày Quốc tếPhụ nữ, tất cả các lớp đều tổ chức tìm hiểu ý nghĩa, sự ra đời ngày 8/3; sinhhoạt văn nghệ, xử lý tình huống đơn giản liên quan đến chủ đề 8/3...Tham dự hoạt động cùng lớp 7B do cô giáo Nguyễn Thị Hồng chủ nhiệm,tôi nhận thấy hoạt động giáo dục KNS của lớp thực sự có ý nghĩa, mang lại hiệuquả giáo dục sâu sắc, có tác dụng tích cực thể hiện qua nội dung cụ thể sau:*Sinh hoạt chủ đề 8/3: Chúng em hát mừng mẹ, mừng cô.a. Mục tiêu hoạt động- Giúp học sinh nhận thức sâu sắc ý nghĩa của ngày 8/3.- Hát mừng mẹ, mừng cô là sự thể hiện lòng kính trọng với bà, với mẹ, với côgiáo của các em, là sự tôn trọng bình đẳng nam nữ trong đời sống xã hội.b. Các KNS được giáo dục thông qua hoạt động-Kĩ năng múa hát, trình bày suy nghĩ về truyền thống-Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, ra quyết định-Kỹ năng tự nhận thức, kiểm soát tình cảm.c. Tổ chức hoạt động:Hoạt động 1 : Tìm hiểu ý nghĩa ngày 8/3Học sinh lên thông tin về ý nghĩa của ngày 8/3Hoạt động 2: Tặng hoa và tặng phẩm cho cô giáo và các bạn nữHoạt động 3: Liên hoan văn nghệHọc sinh thi đọc thơ, múa hát, nêu suy nghĩ của mình về ngày 08/3.Hoạt động 4: Ứng xử tình huống sau8Trong một lần đi chơi với các bạn, Lan bất ngờ gặp mẹ mình đang thu gomphế liệu. Lan phớt lờ không nhìn mẹ. Hãy cho biết nhận xét của em về Lan. Nếulà em, em sẽ làm gì trong tình huống này?-Học sinh thảo luận đưa ra phương án xử lý tình huống của mình.Hoạt động 5 : Tổng kết-Giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp nhận xét về kết quả của tiết hoạt động.* Thi viết về “Người tốt quanh ta”.- Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống thông qua cuộc thi:+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ.+ Kĩ năng đặt mục tiêu vươn lên trong cuộc sống và học tập cho chính bảnthân thông qua tấm gương được nêu trong bài viết.- Nội dung: Viết về tấm gương người tốt việc tốt trong trường- Thể lệ:+ Trình bày trên trang A4 có thể viết tay hoặc đánh máy+ Phải có hình vẽ hoặc hình chụp việc làm tốt để minh hoa- Các bước tiến hành:+Mỗi học sinh viết bài.+Lớp thảo luận lựa chọn 5 bài tốt nhất dự thi cấp trường+ Hội đồng chấm xếp giải theo thứ tự nhất, nhì, ba và khuyến khích- Các bài viết đạt giải được phát trong chương trình“ Phát thanh măng non”.- Kết quả bước đầu đạt được: Các em học sinh các lớp tham gia viết bài với sốlượng và chất lượng bài viết khá tốt. Các em đã thấy được những tấm gươngtốt của các bạn quanh mình.Qua hội thi các em học tập được nhiều điều tốt đẹp biết coi trọng nhữngđiều hay lẽ phải, biết phê phán từ chối những hành vi xấu và rèn luyện kỹ năngkhái quát, tổng hợp, xử lý tình huống, kỹ năng trình bày suy nghĩ.. .Học sinh THCS Nga Thạch với chủ đề: Người tốt quanh ta.2.3.2.2 Giáo dục KNS thông qua chương trình phát thanh măng nonTổ chức chương trình phát thanh măng non. Mỗi lớp thành lập một tổbiên tập do giáo viên chủ nhiệm lớp làm tổ trưởng. Hàng tuần giáo viên Tổng9phụ trách Đội định hướng để các tổ biên tập viết bài sát với chủ điểm từngtháng. Ngoài ra chúng tôi còn phân công giáo viên có năng lực viết bài tốt đểbiên tập tin phục vụ cho chương trình.Mỗi một chương trình phát thanh lên sóng là một lần đem đến cho họcsinh những bài học hấp dẫn sinh động nên đã thu hút được sự theo dõi của đôngđảo học sinh. Chương trình đã tạo cho các em học sinh một sân chơi bổ ích. Quađó, khích lệ học tập, rèn luyện kỹ năng sống, giúp các em nêu cao tinh thần tráchnhiệm, biết yêu thương, chia sẻ với cộng đồng.Chương trình phát thanh măng non hoạt động mỗi tuần từ 1-2 buổi, vàothứ ba và thứ năm. Thời lượng phát sóng từ 10-15 phút. Tin, bài phát sóng hằngngày viết về những tấm gương hiếu học; các bài tuyên truyền về phòng chốngdịch bệnh; về an toàn giao thông; những bài viết tuyên tuyền các ngày lễ lớntrong năm học như: ngày phụ nữ Việt Nam 20/10; ngày Nhà giáo Việt Nam20/11; ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12; ngày thành lập ĐoànTNCS Hồ Chí Minh 26/3; ngày giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế lao động1/5…nhờ có chương trình này, các em học sinh, thầy cô giáo nắm bắt kịp thờicác thông tin về phòng, chống các dịch bệnh luôn hiệu quả; chấp hành tốt Luậtan toàn giao thông; gương học trò nghèo vượt khó trong học tập, gương thầy, côgiáo dạy giỏi trong trường ngày càng nhiều hơn...Chương trình phát thanh măng non lên sóngCác em chăm chú lắng nghe bản tin măng non đầu buổi học102.3.2.3 Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào tiết sinh hoạt lớpĐể giáo dục KNS cho học sinh trong tiết sinh hoạt lớp có hiệu quả, tôiyêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài việc tổ chức đánh kết quả học tập, thựchiện tốt nội quy của lớp giáo viên phải dành thời gian lắng nghe ý kiến, tâm tưnguyện vọng của học sinh, từ đó chia sẻ động viên khuyến khích, tạo cơ hội đểđể học sinh phấn đấu khi các em có những ý nghĩ sai lệch. Thực hiện sự chỉ đạonhư trên một số giáo viên chủ nhiệm đã hướng học sinh đi vào thực hiện nề nếphọc tập, sinh hoạt một cách có hiệu quả.,Ví dụ1: Giáo dục trật tự an toàn giao thông đường bộ của lớp 8B+Giáo viên cho học sinh xem một số trích đoạn clip về tình trạng người tham giagiao thông không chấp hành đúng luật, một số vụ tai nạn giao thông...học sinhbày tỏ ý kiến, hiểu biết của mình theo nội dung sau:-Tình hình tai nạn giao thông đường bộ hiện nay.-Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông-Nguyên nhân tai nạn giao thông do học sinh tham gia giao thông-Tình hình tai nạn giao thông của học sinh.-Cách đi xe đạp an toànSau khi giáo viên cùng học sinh phân tích 5 nội dung cơ bản trên.Giáo viên tổng kết bài học-Số người gặp tai nạn giao thông cao, nguyên nhân chủ yếu là do người điềukhiển phương tiện không chấp hành đúng luật an toàn giao thông.-Đi xe đạp không an toàn gây nên nhiều nguy hiểm cho chính mình và cho cảnhững người tham gia giao thông khác.-Tích cực học tập nắm vững luật giao thông.-Thường xuyên luyện tập để có kỹ năng điều khiển xe tốt.Cho học sinh quan sát một số hình ảnh người tham gia giao thông chấp hànhtốt luật ATGT để học tập.11Hình ảnh về tình trạng học sinh vi phạm luật giao thôngVí dụ 2:Tổ chức trò chơi”Xếp hình” lớp 6A do cô Nguyễn Thị Xuân chủnhiệmChuẩn bị: Giáo viên cắt và chọn ra một số các hình khác nhau, số hình tươngđương với 1/2 số học sinh. Cắt những hình này ra làm đôi.Cách chơi : Phát số hình đã cắt làm đôi cho từng học sinh một cách ngẫunhiên mỗi em 1/2 hình. Học sinh đi lại quanh phòng và ghép lại với người cónửa hình còn lại phù hợp. Khi một học sinh đã tìm ra được người có nửa hìnhcòn lại của mình thì học sinh phải phỏng vấn nhanh người đó. Tìm hiểu vềngười bạn của mình theo những yêu cầu mà giáo viên đã yêu cầu trước. [nhữngviệc làm tốt và chưa tốt trong tuần qua]. Sau khoảng 10 phút, mỗi học sinh sẽtrình bày ngắn gọn về những hoạt động của người có một nửa hình ghép phùhợp với mình cho cả nhóm học sinh hoặc cả lớp.Trò chơi giúp các em rèn luyện sự nhanh nhẹn tự tin, kĩ năng diễn đạtbằng ngôn ngữ nói...Vậy chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động NGLL, giúp các em phát triển tốtnhững kĩ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việcnhóm, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết đoán, kỹ năng vận động..,tác động tíchcực đến nhận thức, tình cảm và hành vi của học sinh, những phẩm chất tích cựcnhư tinh thần đồng đội, khả năng hợp tác, tính kỉ luật, tinh thần trách nhiệm, đólà nền tảng quan trọng cho việc hình thành các giá trị cốt lõi của con người ViệtNam.122.3.3 Giáo dục KNS thông qua sinh hoạt câu lạc bộ Học sinhTổ chức các câu lạc bộ học sinh là một biện pháp quan trọng để thực hiệnnội dung giáo dục rèn luyện KNS cho học sinh ở các trường phổ thông hiện nay.Hoạt động CLB được xem là hình thức phù hợp nhất để tạo sân chơi bổ ích choHS bởi HS luôn có nhu cầu muốn khẳng định, muốn được thể hiện, luôn mongmuốn khám phá các năng lực của bản thân và muốn phát huy những năng lực, sởtrường của mình về một số lĩnh vực nào đó. CLB trong trường học là nơi tổchức các hoạt động phong phú, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, đáp ứngcác nhu cầu, lợi ích của HS, tạo môi trường cho những sáng kiến, tài năng củacác em được bộc lộ, phát triển. Tuy mỗi CLB có mục đích cụ thể khác nhaunhưng đều có mục đích chung là giúp HS nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năngvà giáo dục đạo đức, lối sống cho các em.Vì vậy, việc tăng cường tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt độngCLB là một định hướng rất quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dụctoàn diện của nhà trường nói chung, GD rèn luyện KNS nói riêng.Trong năm học vừa qua trường tổ chức CLB tuổi vị thành niên – đáp ứngnhu cầu khám phá bản thân phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS. CLB họcsinh thanh lịch – góp phần nâng cao sự hiểu biết cho HS về sự lịch thiệp, về cáiđẹp, nét thanh lịch của người có học, những cách ứng xử có văn hóa…Hình thứctổ chức CLB rất đa dang, tôi giới thiệu một vài hình thức mà nhà trường thựchiện đạt hiệu quả tốt nhất.a. Câu lạc bộ “Kỹ năng sống”Mục tiêu: Phát triển toàn diện về:“Nhân cách–Trí tuệ- Thể chất”. Câu lạcbộ “Kỹ năng sống” - muốn trang bị những kỹ năng cần thiết nhất cho các emhọc sinh yêu thích sinh hoạt và đặc biệt là phát huy khả năng của bản thân, tự tintrước đám đông và chủ động xử lý trong mọi tình huống cần thiết. Sinh hoạt câulạc bộ với phương châm: “Vui là chính, học là mười”, tiết sinh hoạt thật sự bổích dành cho các em thông qua các trò chơi mang tính giáo dục, các buổi sinhhoạt ngoài trời, thảo luận nhóm và tranh tài trên sân khấu. Thông qua các tròchơi, các em sẽ hình thành các nhân cách sống, cách cư xử trong quan hệ bạn bè,cách ứng xử với mọi người xung quanh.Thành phần tham gia gồm các thầy cô giáo thuộc chi đoàn giáo viên nhàtrường và 30 thành viên là các em học sinh các khối lớp . Đây là những em đãcó thành tích tốt trong học tập, tham gia câu lạc bộ các em sẽ được cung cấpnhững kiến thức cần thiết cho học tập và cuộc sống như: thực hành các kỹ năngsống cần thiết cho lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, được định hướng nghềnghiệp và giải đáp các thắc mắc về tâm sinh lý…Hình thức sinh hoạt của chương trình này là thông qua các hoạt động xãhội, sinh hoạt chuyên đề, TDTT…trang bị các kỹ năng cơ bản như: kỹ hoạt độngnhóm, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng văn nghệ, TDTT, giúp các em có khả năng13tự giải quyết những vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày.Đồng thời, câu lạc bộ còn là môi trường an toàn, lành mạnh, giúp các em họcsinh có cơ hội được chia sẽ những vui buồn cũng như kinh nghiệm trong học tậpvà cuộc sống.Câu lạc bộ “Kỹ năng sống”thảo luận nhómb. Câu lạc bộ: Toán học.Tổ Toán – Lý trường THCS Nga Thạch sinh hoạt động câu lạc bộ Toánhọc tháng 10. Với chủ đề “ĐỐ VUI TOÁN HỌC”-Thành phần: Giáo viên tổ Toán – Lý cùng với 30 học sinh lớp 9-Hình thức sinh hoạt: Các bài toán và đáp án đều trình chiếu trên PowerPoint.Với chủ đề này chia các HS thành 5 nhóm. Mỗi nhóm gồm có 6 học sinh.Mỗi bài toán HS được suy nghĩ 5 phút.Qua buổi sinh hoạt câu lạc bộ toán học với chủ đề “ ĐỐ VUI TOÁN HỌC”.Tôi thấy tất cả HS của các nhóm rất hăng hái tranh tài qua các bài toán vui, toánmẹo.Qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ đã giúp cho HS có được tư duy vữngvàng và tự tin hơn trong việc học và thảo luận nhóm.2.3.4 Tích hợp giáo dục kĩ năng sống qua các môn họcTrong khi nội dung giáo dục kĩ năng sống chưa được đưa vào thành mộtchương trình riêng mà giáo dục chủ yếu thông qua lồng ghép, tích hợp trong cáchoạt động NGLL và một số môn học như Vật lý, Sinh học, ngữ văn, Lịch sử,Giáo dục công dân....Chúng tôi đã triển khai thực hiện như sau:Tích hợp giáo dục KNS vào các tiết học là lồng ghép nội dung giáo dụcKNS vào các bài dạy cụ thể. Không thể thực hiện lồng ghép vào tất cả các tiếthọc, mà chỉ có thể áp dụng ở một số tiết học, tùy theo từng môn học, bài học màcó sự lồng ghép tích hợp ở các mức độ khác nhau. Đây là nội dung khó và phụ14thuộc rất nhiều vào tài biến hóa của giáo viên và của nội dung bài học. Khi tíchhợp giáo viên phải sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lô gic, hài hòa....từ đó giáodục kĩ năng sống, giá trị sống một cách tự nhiên mà không bị gò ép tách rời.Để giáo dục KNS cho học sinh một cách hiệu quả chúng tôi yêu cầu giáoviên thực hiện tốt những yêu cầu cụ thể như sau.+ Xây dựng kế hoạch, xác định vị trí tiết học, thời gian, nội dung kỹ năngsống, phương pháp tiến hành được thực hiện trong tiết dạy.+Yêu cầu sinh hoạt tổ chuyên môn đi sâu thảo luận, trao đổi kinh nghiệm vậndụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, phát huy tính độc lập sáng tạo,tạo cơ hội để các em được nói, được trình bày trước tập thể, qua đó hình thànhvà phát triển KNS cho các em.Điều đáng lưu ý là nội dung chương trình là bước cản cho việc lồng ghépgiáo dục kỹ năng sống vào tiết dạy, nếu như không khéo, vô hình dung giáoviên sẽ tự nâng cao gánh nặng cho chính bản thân hoặc cho học sinh. Giải quyếtkhó khăn này chúng tôi tổ chức dạy mẫu một số tiết để giáo viên dự giờ, traođổi, rút kinh nghiệm và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy của mỗi giáo viên. Quakiểm tra, dự giờ tôi nhận thấy nhiều môn học, tiết học đã thực hiện rất hiệu quảnhư:2.3.4.1 Giáo dục KNS vào tiết dạy giáo dục công dânMôn học GDCD, có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh có đượccác kỹ năng hoạt động nhóm, làm chủ bản thân, biết xử trí linh hoạt các tìnhhuống; có kĩ năng tự bảo vệ mình; có trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đìnhvà cộng đồng. hiểu biết pháp luật, tích cực, tự tin tham gia các hoạt động, cóquyết định đúng đắn trong cuộc sống.Để tích hợp giáo dục KNS có hiệu quả thì việc chuẩn bị của giáo viên vàhọc sinh là khâu quan trọng quyết định sự thành công của tiết học. Vì vậy, tôichỉ đạo giáo viên và học sinh thực hiện tốt các nội dung sau :a. Đối với giáo viên:-Nghiên cứu kỹ tài liệu hướng dẩn để xác định đúng mục tiêu bài học;-Tìm hiểu nội dung và địa chỉ giáo dục KNS trong từng bài học để xác định cácKNS cơ bản cần được giáo dục qua bài học đó;-Hướng dẫn và giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh về nội dung, phương tiện củatừng bài học…-Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của từng bài Cụthể như: SGK, SGV, máy tính, Tivi, bút dạ, giấy khổ lớn, phiếu học tập, các tưliệu, tranh ảnh phục vụ cho nội dung bài học.b. Đối với học sinh:15-Học sinh tìm hiểu thông tin liên quan đến nội dung bài học, sưu tầm tư liệu,tranh ảnh[nếu có], tìm hiểu trước nội dung bài học để tạo sự chủ động trong việctìm kiếm, xử lí và tiếp nhận thông tin trong mỗi bài học và luôn sẵn sàng, tự tinkhi tham gia hoạt động nhóm, giải quyết tình huống hay các trò chơi đó là cáchthức, là cơ hội để các em rèn luyện cho mình những kĩ năng cần thiết.c. Các bước tiến hành bài dạyBước 1: Xác định mục tiêu bài học, nghiên cứu nội dung bài ở SGK,tham khảo hướng dẫn giảng dạy ở SGV... để định hướng kiến thức cần đạt quabài học.Ví dụ: Xác định mục tiêu cần đạt qua bài “Tự tin” [GDCD 7]Về kiến thức:-Học sinh hiểu được thế nào là tự tin.-Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin, ý nghĩa của tính tự tin.Về kĩ năng:-Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể.Về thái độ:-Tự tin ở bản thân mình không a dua, dao động trong hành động.-Học tập và làm theo tấm gương tự tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Bước 2: Nghiên cứu tài liệu, xác định những KNS cơ bản cần được giáo dục.Tham khảo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng tùytheo đối tượng và điều kiện dạy học cho phù hợp.Bước 3: Tiến hành soạn bài theo bố cục gồm 4 phần:-Khám phá: Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết những gì về bàihọc sắp tới;Ở bài học này giáo viên cho học sinh tiếp xúc với một câu trong nhật kýĐặng Thùy Trâm giúp các em thể hiện được kỹ năng phân tích và trình bày.-Kết nối: Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo cầunối liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết;Học sinh xem một đoạn phim “Bài học về sự tự tin” qua đó rèn luyện chohọc sinh kỹ năng phân tích, quan sát và tư duy phê phán-Luyện tập: tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng vào tìnhhuống có ý nghĩa; điều chỉnh những hiểu biết, kĩ năng còn sai lệch;-Vận dụng: Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tìnhhuống, bối cảnh mới;Sau đó, tiến hành thiết kế bài giảng bằng giáo án điện tử [Ứng dụngCNTT và các phầm mềm dạy học thích hợp]Bước 4: Chuẩn bị đồ dùng dạy học đã được xác định trong phần chuẩn bịcủa giáo viên và học sinh.16Xác định những KNS cần được giáo dục, giáo viên tiến hành bài dạy theophương pháp dạy học tích cực, từ đó giúp học sinh phát huy tính tự giác, sángtạo, đồng thời giúp các em hình rèn luyện các KNS cần thiết, phù hợp.Biểu hiện của sự tự tin trong trường học2.3.4.2 Tích hợp giáo dục kỹ năng sống qua môn sinh họcMôn sinh học với đặc thù là môn khoa học thực nghiệm, nội dung giáodục KNS cho học sinh là rất phong phú. Vì vậy yêu cầu giáo viên cần cụ thể hóaphạm vi, mức độ KNS cần giáo dục và thời điểm tích hợp cho hợp lý.Ví dụ: Dạy bài 19: Sơ cứu cầm máu lớp 8 giáo viên thực hiện như sau:a. Mục tiêu:+ Học sinh phân biệt được chảy máu mao mạnh, tĩnh mạch và động mạch+ Học sinh biết cách băng bó các vết thương ở lòng bàn tay, cổ tay…b. Các kỹ năng sống cần giáo dục:- Rèn luyện kỹ năng hợp tác ứng xử giao tiếp, kỹ năng băng bó làm garo và biếtnhững quy định sau khi được âgaro-Kĩ năng quan sát và phân biệt các dạng chảy máu, các thao tác sơ cứu, cấp cứukhi chảy máu…Vậy giáo dục KNS được lồng ghép, tích hợp trong các môn học. giúp cácem hiểu biết, hành vi, thói quen ứng xử xã hội sao cho có văn hoá; hiểu biết vàchấp hành luật pháp; hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình.... Từ đócó được niềm tin vào bản thân, vào xã hội và cuộc sống2.3.5. Tăng cường phối hợp giáo dục gia đình với nhà trường và xã hộiGia đình và nhà trường chính là “Hai cái nôi đời” lớn nhất nuôi dưỡng,giáo dục chúng ta trưởng thành. Do vậy, từ giáo dục gia đình và nhà trường, cácchuẩn mực về đạo đức, các kỹ năng sống được hình thành và phát triển.17Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sốngvà hình thành nhân cách. Gia đình chăm sóc về vật chất nhưng cũng phải luônquan tâm đến mặt tinh thần của con em như: việc học tập và rèn luyện, các mốiquan hệ bạn bè, các hình thức vui chơi, sự phát tiển tâm sinh lý... hướng dẫn vàtìm cách đáp ứng nhu cầu hợp lý cho con em mình.Thời gian gần đây sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường và xã hộitrong việc giáo dục đạo đức và KNS cho học sinh không còn chặt chẽ. Nhiều giađình, trong đó, cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho con cái,mà phần lớn đều có tâm lý chung là chuyển giao nghĩa vụ này cho nhà trường vàcác thầy cô giáo. Điều này vô tình đã tạo ra sự xa cách, lãnh cảm, không có sựthân mật giữa các bậc cha mẹ với con cái, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đếntình trạng học sinh mắc phải bệnh trầm cảm, nhiều em cảm thấy mình bị lạclõng và bị bỏ rơi nên lao vào con đường nghiện game online, các trò chơi điệntử, các tệ nạn xã hội... Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục đạo đứcvà rèn luyện KNS cho học sinh.Trước thực tế ấy, tăng cường phối hợp giáo dục gia đình với nhà trườngvà xã hội là việc làm hết sức cần thiết, trong đó nhà trường giữ vị trí trung tâm,có vai trò định hướng, uốn nắn, đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt độnggiáo dục đạo đức và các KNS, tạo nên một môi trường thân thiện tích cực.Gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sốngcho học sinh, bởi vì hàng ngày các em sống với gia đình 20 giờ, tiếp súc vớithầy cô giáo chỉ từ 3 đến 4 giờ cho nên cha mẹ phải là người trực tiếp uốn nắn,răn dạy con em từ lời ăn tiếng nói, cách ứng xử trong đời sống thường ngày...Vìvậy, chúng tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp phải chủ động phối hợp chặt chẽvới gia đình để quản lý tốt quá trình học tập ở lớp, ở nhà, rèn luyện của học sinhdưới nhiều hình thức như:+ Họp phụ huynh để thông qua đó, giáo viên chủ nhiệm trực tiếp nhận xét,đánh giá quá trình học tập rèn luyện của từng em cho phụ huynh nắm bắt.+ Định kì một năm 3 lần thông qua sổ liên lạc thông báo kết quả học tập rènluyện về gia đình, đồng thời nắm bắt thông tin ngược lại về học sinh từ phía giađình.+ Gặp gỡ trực tiếp: Trường hợp học sinh vi phạm nề nếp nghiêm trọng hoặccó những biểu hiện bất thường trong học tập, trong hoạt động chúng tôi yêu cầugiáo viên chủ nhiệm lớp phải gặp trực tiếp gia đình trao đổi với phụ huynh đểcùng nhau phối hợp quản lý và giáo dục.+ Thông qua điện thoại, trao đổi thường xuyên diễn biến tâm lý,việc học tập,rèn luyện của các em để có biện pháp giáo dục thích hợp.Chính sự phối hợp chặt chẽ này nhà trường cùng với gia đình đã quản lý tốthành vi của các em ở trường củng như ở nhà, hướng các em đến những hoạtđộng lành mạnh, vui chơi hợp lý tránh xa các tệ nạn xã hội.18Nhà trường đã cùng với Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ Quốc, phụ nữ địaphương, tổ chức hoạt động truyền thông về HIV và các tệ nạn xã hội, ngày thếgiới phòng chống HIV 01 tháng 12 năm 2015. Phối hợp với công an địa phươngtriệt phá các tụ điểm mua bán pháo dịp tết, các cơ sở kinh doanh pi a, điệntử...Qua đó giúp các em hiểu sâu sắc tác hại của các tệ nạn xã hội và sự tuân thủchấp hành pháp luật.Vậy việc phối hợp giáo dục gia đình với nhà trường và xã hội để giáo dụcKNS cho học sinh đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục Việt Nam,đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục, tạo sứcmạnh thúc đẩy sự phát triển nhân cách, đạo đức lối sống của học sinh.Tấm gương của cha mẹ, người thân trong gia đình cũng như các thầy côgiáo luôn có tác dụng giáo dục vô cùng to lớn. Gia đình chính là môi trườngkhông cần nhiều lời nói nhưng tác động mạnh mẽ đến mỗi thành viên. Do đómỗi gia đình là một trường học thu nhỏ để giáo dục con cháu về nhân cách, lốisống ứng xử nề nếp, tôn trọng và có đức độ. Mối quan hệ giữa giáo dục gia đình– nhà trường và xã hội là mối quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, tác động tươnghỗ thúc đẩy lẫn nhau giúp cho sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh.2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệmHiệu quả giáo dục kĩ năng sống không đo đếm được bằng những con sốchính xác, nhưng được biểu hiện cụ thể thông qua nề nếp sinh hoạt, học tập; quagiao tiếp ứng xử hàng ngày mà tôi cùng giáo viên và phụ huynh được chứngkiến: Trong giờ chơi, trong học tập và hoạt động tập thể các em hoà đồng vớinhau, trong giao tiếp các em thể hiện nét văn minh, lịch sự, thân thiện, số họcsinh thiếu tự tin, nhút nhát, ngại nói trước tập thể giảm đi nhiều.Kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, các em biết phối hợp với mọi ngườicùng thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin và chủ độnggiao tiếp với mọi người.Các em có ý thức tốt hợn trong việc giữ vệ sinh môi trường, làm sạch đẹptrường, lớp, trồng và chăm sóc cây xanh một cách tích cực, tự giác.Xin nêu số liệu trong năm học 2015-2016 làm minh chứng:Kết quả khảo sát cuối năm về một số kĩ năng sống đối với 100 học sinh:Mức độKỹ năng sốngĐạtChưa đạtSL%Kĩ năng giao tiếp và ứng xử.8585%Kĩ năng thể hiện tự tin trước đám đông8787%Kĩ năng tự điều chỉnh bản thân8383%SL%15131715%13%17%19Kĩ năng đối diện và ứng phó với khó khăn 80trong cuộc sống80%2020%Kĩ năng đánh giá người khác8585%1515%Kĩ năng hợp tác và chia sẻ8787%1313%Kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân9090%1010%So sánh kết đạt được cuối năm với đầu năm cho thấy quá trình chỉ đạothực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã mang lại hiệu quả rõ rệt.trên là cả một quá trình chỉ đạo chặt chẽ, kiểm tra theo dõi chấn chỉnh kịpthời của Ban giám hiệu, sự đồng thuận và hưởng ứng nhiệt tình của đội ngũ giáoviên, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình và các tổ chức đoàn thểtrong năm học 2015 – 2016.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3.1. Kết luậnTừ thực tiễn tổ chức chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục KNS ở trườngTHCS Nga Thạch chúng ta đã có thể rút ra một số kết luận sau đây:a. Giáo dục kỹ năng sống trong trường học góp phần rèn luyện, hìnhthành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phùhợp, ứng phó với các sức ép, thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mangtính xã hội, giảm bớt tỷ lệ phạm pháp.b. Giáo dục kỹ năng sống đem đến cho người học sự hứng thú, sôi nổi vàniềm vui trong học tập. Người học đã hứng thú và tự giác thì việc giáo dục kỹnăng sống cho người học sẽ thực chất và hữu ích và không phải là công việc“một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâmhuyết, ở mọi lúc mọi nơi.c.Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi ngườigiáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu,trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương.d.Giáo dục KNS cho học sinh không phải chỉ là việc của giáo viên, nhàtrường mà là của cả cộng đồng xã hội. Cần có sự phối hợp thống nhất của nhiềulực lượng trong và ngoài nhà trường.e. Con đường đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chính là hoạt động,bao gồm hoạt động học tập và các hoạt động phong trào, sinh hoạt đoàn thể.Chúng ta cần giáo dục học sinh trong tập thể và bằng tập thể. Từ đó, biến quátrình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.f. Giáo dục kỹ năng sống còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữathầy, trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất20lượng, hiệu quả giáo dục. Học sinh được giáo dục kỹ năng sống xác định đượcbổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.Trên đây chỉ là kinh nghiệm của bản thân rút ra trong quá trình chỉ đạogiáo dục dục kĩ năng sống cho học sinh mà tôi đã thực hiện tại đơn vị của mìnhvà thấy có hiệu quả.3.2.Kiến nghịRất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của quý thầy, cô để chúngtôi có thể hoàn thiện hơn nữa trong công tác chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống chohọc sinh ở các năm học tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn!XÁC NHẬN CỦATHỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊThanh Hóa, ngày 25 tháng 3 năm 2016Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viếtNgười thực hiệnMai Văn SơnCÁC CHỮ VIẾT TẮT :GDCD……………… Giáo dục công dânKN……………………Kĩ năngKNS …………………Kĩ năng sốngTHCS……………… Trung học cơ sở21

Video liên quan

Chủ Đề