Bạn hay đưa ra trình tự tổ chức hướng dẫn trẻ 24 -- 36 tháng xếp đoàn tàu

Please follow and like us:

  • Trẻ biết gọi tên: khối gỗ, đường đi
  • Trẻ biết xếp các khối gỗ cạnh nhau tạo đường đi cho con vật: con hươu, con voi, con nai,…
  • Thỏa mãn nhu cầu hoạt động với đồ vật cho trẻ
  • Trẻ biết sử dụng các khối gỗ xếp thành đường đi.
  • Trẻ biết cầm khối gỗ bằng 2 ngón tay và xếp khối gỗ cạnh nhau
  • Luyện kĩ năng xếp sát, xếp cạnh
  • Phát triển về các mặt: Ngôn ngữ, vận động, tư duy, nhận thức
  • Trẻ tham gia hứng thú tích cực
  • Biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra

     II-   CHUẨN BỊ:

-Trong lớp học, ngồi trên sàn nhà theo hình chữ U

  • Đồ dùng của cô : các con vật như voi, hươu,nai , các khối chữ nhật , 1 rổ đựng đồ dùng
  • Đồ dùng của trẻ: mỗi trẻ một bộ đồ dùng gồm: 5 khối chữ nhật , 1 con vật,1 rổ đựng đồ dùng .
  • Đồ dùng bổ sung ; các khối chữ nhật , khối vuông …

-Cô cho trẻ hát bài hát: “ Em tập lái ô tô”

– “ Cốc …cốc …cốc” ai gõ cửa lớp mình thế nhỉ ? Để cô ra mở cửa nhé!

–  A , có rất nhiều bạn tới chơi với lớp mình nào là voi, hươu, nai…! chúng mình chào các bạn đi nào.

Hôm nay các bạn tới chơi với lớp mình đấy chúng mình ạ nhưng các bạn nói với cô rằng trên đường về các bạn đi qua đoạn đường bị hỏng rồi. Thế cả lớp có muốn xếp đường đi giúp các bạn không ? Vậy để xếp được đường đi cho các bạn thì cả lớp cùng quan sát cô xếp trước nhé !

      2. Hướng dẫn mẫu       

– Để xếp được đường đi cho các bạn , chúng ta cần các khối gỗ hình chữ nhật đấy chúng mình ạ

Bây giờ , chúng mình sẽ quan sát cô làm đường đi  tặng các bạn nhé.

Đầu tiên cô cầm khối gỗ bằng 2 đầu ngón tay . Rồi cô đặt khối gỗ  ngay ngắn xuống bàn . Cô cũng cầm khối gỗ cô xếp cạnh khối gỗ cô xếp khít các khối với nhau để tạo thành đường đi cho các con vật.Cứ xếp như vậy cô đã làm được đường đi cho các bạn rồi .

– Cô làm tương tự với lần làm mẫu lần 2.

+ Khi xếp hình , cô hỏi trẻ cô đang làm gì nào ? [xếp đường đi ]? Cô xếp đường đi cho ai?[ cho các bạn voi, hươu,…]

+ Cô cầm các khối gỗ như nào chúng mình nhỉ ? [ bằng các đầu ngón tay]

-Bây giờ chúng mình hãy cùng xếp đường đi cho các bạn ở ở rổ của chúng mình nhé

    3.Trẻ thực hiện

– Chia đồ dùng cho trẻ.

– Cô đã chuẩn bị cho chúng mình , mỗi bạn 1 bộ đồ dùng trong đó có các khối gỗ

– Trẻ thực hiện , cô bao quát trẻ , và xử lí tình huống :

+ Con đang làm gì?

+Con xếp đường cho con vật gì?

+Cô đi quan sát hướng dẫn trẻ thực hiện

    4. Kết thúc

-Cô hỏi trẻ :

+ Chúng mình vừa làm gì nào ? [xếp đường đi ]

+  Xếp đường đi để tặng ai nhỉ ? [tặng cho các bạn hươu nai, voi ]

-Cô thấy hôm nay bạn nào cũng rất giỏi, rất khéo và xếp đường đi rất đẹp . À, các bạn còn nhờ cô gửi lời cảm ơn đến các con đấy! Các bạn rất thích đường đi  mà các con tặng cho các bạn. Các bạn ấy  bảo lần sau các bạn thăm lớp các bạn sẽ mang quà đến tặng cho các con . Các con có thích không nào .

– Vậy bây giờ chúng mình thu dọn đồ dùng và để vào kệ cho cô nhé !

– Chuyển hoạt động .

 

Trẻ hát

Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe và quan sát

Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời

Trẻ thực hiện

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT – XÂU VÒNG HOA

GIÁO ÁN ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG – 24-36 tháng

Please follow and like us:

Please follow and like us:

 Lập kế hoạch tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động với đồ vật [ 24-36 tháng]

Bài làm

GIÁO ÁN

Hoạt động vui chơi

Độ tuổi: 24-36 tháng

Chủ đề: Đồ chơi của bé

Thời gian: 25- 30 phút

Người soạn và dạy:

Ngày dậy

  • Kiến thức:
  • Trẻ nhận biết được các góc chơi, nói được một số dùng đồ chơi ở các góc
  • Trẻ biết chọn góc chơi mà trẻ thích, biết về dùng góc chơi mà trẻ vừa chọn
  • Trẻ biết sử dụng để nấu ăn , biết bế em, cho em ăn và du em ngủ
  • Trẻ biết xếp chồng, xếp cạnh nhau tạo thành 1 số đồ chơi như ô tô tàu hỏa
  • Biết ghép các miếng ghép để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh
  • Biết cách cầm bút vẽ theo ý thích của trẻ
  • Bước đầu làm quen với các thao tác bóp đất, véo đất, xoay tròn lăn dọc.
  • Kỹ năng
  • Trẻ có một số kĩ năng thể hiện một vài hành động chơi phù hợp với vai chơi của mình [ duo2wis sự hướng dẫn của cô giáo]
  • Rèn kĩ năng xếp chồng xếp cạnh cho trẻ
  • Bước đầu có một số kĩ năng vẽ nặn đơn giản
  • Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
  • Thái độ
  • Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
  • Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi , biết cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định khi chơi xong.
  • Trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn

II- CHUẨN BỊ

  • Đàn
  • Bố trí các góc chơi hợp lí, sắp xếp đồ chơi gọn gang làm sao cho trẻ dễ lấy, dễ cất
  • Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các t/c ở các góc chơi theo nd chủ đề

III- CÁCH TIẾN HÀNH

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.   Ổn định tổ chức

–         Các con ơi lại đây với cô nào

–         Cô cho cả lớp hát bài “ em búp bê”

2.     Giới thiệu góc chơi

–         Cô giới thiệu các góc cho trẻ

–         Hôm nay lớp mình sẽ chơi ở các góc: góc phân vai, góc hoạt động với đồ vật và góc nghệ thuật nhé!

+ Đầu tiên cô đưa trẻ đến góc “ bé chơi thao tác vai” cô cho trẻ chào bạn búp bê, cô đặt một số câu hỏi: đây là cái gì?Với đồ chơi này con có thể chơi gì? [ nếu câu hỏi nào trẻ không trả lời được cô có thể gợi mở cho trẻ hoặc cô nói trước và yêu cầu trẻ nói theo cô] … vậy ai muốn tham gia chơi vào góc chơi này? [ cô cho trẻ nhận góc chơi] và tiếp tục dẫn trẻ đến góc chơi khác

–         Tiếp theo cô cho trẻ khám phá góc “ bé hoạt động với đồ vật” cô giới thiệu đồ chơi và trò chơi ở góc. Cô hỏi trẻ ai muốn tham gia chơi ở góc chơi này? [ trẻ nhận góc chơi]

–         Và cuối cùng cô đưa trẻ đến góc nghệ thuật cô cũng giới thiệu đồ chơi và trò chơi ở góc chơi đó, trẻ nhận góc chơi

–         Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi của bạn, giữ gìn đồ chơi

II.                Qúa trình chơi

–         Sau khi đưa trẻ về các góc chơi cô nhanh nhẹn về các góc chơi để hướng dẫn trẻ chơi. Cô nhập vai chơi cùng trẻ để gợi ý cho trẻ cách chơi khi thấy trẻ lúng túng

1-    Góc bé thao tác vai

Trò chơi nấu ăn

Cô quan sát và hướng dẫn trẻ 1 số thao tác trong khi nấu ăn, hướng dẫn trẻ cách bày thức ăn của bé lên bàn khi nấu xong.

Trò chơi bế em

–         Cho em bé ăn: cô hướng dẫn trẻ cách bế em sao cho đúng, hd trẻ cách cho em bé ăn, uống nước… cô động viên khuyến khích trẻ chơi và cho trẻ tiếp tục qua trình chơi

2-    Góc hoạt động với đồ vật

Trò chơi xếp hình: cô gợi ý để cho trẻ xếp 1 số đồ chơi như ô tô tàu hỏa

Trò chơi xâu hạt xâu hoa: cô HD trẻ cách cầm dây để xâu vòng xâu dây hoa

Trò chơi ghép hình: cô hướng dẫn trẻ cách ghép hình ảnh về đồ dùng đồ chơi của bé như ô tô tàu hỏa bàn ghế…

3-    Góc nghệ thuật

Bé làm họa sĩ: cô gợi ý để lấy giấy bút màu da để vẽ theo ý thích hoặc cho trẻ tô màu tranh về đồ dùng gia đình [ nếu trẻ không biết vẽ gì cô có thể gợi ý cho trẻ hoặc cô hd trẻ đưa bút vẽ nét nghuệch ngoạc trên giấy.] cô kết hợp hỏi trẻ: đây là màu gì? Con đang vẽ gì?

Chơi với đất nặn: Cô hd trẻ một số thao tác như: xoay tròn, lăn dài, ấn dẹt

[*] Trong khi trẻ chơi cô bao quát trẻ chơi ở các góc, cô chú ý quan sát, gợi ý trẻ chơi và giúp đỡ trẻ khi trẻ cần

III. Kết thúc

Cô đến các góc chơi và hỏi trẻ vùa chơi với trò gì, cô khen động viên trẻ

Cô tổ chức cho trẻ chơi trò nu na nu nống và tập chung trẻ lại, cô nhận xét buổi chơi,cô khen gợi trẻ động viên trẻ giờ chơi tốt hơn

Cô cho trẻ hát bài: “ bạn ơi hết giờ rồi” và cho trẻ cất    dọn đồ chơi cùng cô giáo

 

-Trẻ hát

-Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

-Trẻ nhận góc chơi

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ chơi

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô

-Trẻ chơi

-Trẻ chơi cùng cô

-Trẻ cất đồ dùng

Please follow and like us:

Video liên quan

Chủ Đề