Bảng hướng dẫn rửa tay

Trụ sở: 127 Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM; Điện thoại: [+84] 28 39321892 ; Fax: [+84] 28 39321890

Trưởng Ban Biên tập: Trương Ngọc Trước

Phó trưởng Ban Biên tập: Trần Thị Linh

Email: banbientap@hcmcpv.org.vn hoặc banbientap@thanhuytphcm.vn

Bản quyền thuộc Trang tin Điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ghi rõ nguồn thanhuytphcm.vn khi phát hành lại thông tin từ nguồn này.

Trang tin Điện tử Đảng bộ TPHCM hiển thị tốt trên trình duyệt Internet Explorer từ phiên bản 9.0 trở lên

Nước rửa tay khô, dung dịch rửa tay sát khuẩn có thể giúp phòng ngừa, hạn chế sự lây lan của virus Corona. Nhưng không phải ai cũng sử dụng đúng là có hiệu quả để loại bỏ được hết vi khuẩn, virus trên tay. BS Ngô Đức Hùng [Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội] hướng dẫn 5 bước làm sạch tay bằng nước rửa tay khô đúng cách.

Không phải ai cũng biết dùng nước rửa tay khô đúng cách

Chia sẻ về cách làm làm sạch tay bằng nước rửa tay khô, bác sĩ Ngô Đức Hùng [bác sĩ Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội] cho biết: Tôi có để ý thấy nhiều người mua nước rửa tay khô về nhưng thực sự vẫn chưa biết cách dùng đúng, không phải chỉ động tác đổ ra rồi xoa xoa vài cái là xong.

Các bạn nên chú ý các đầu ngón tay và kẽ móng tay, đó là nơi vi khuẩn trú ngụ nhiều nhất và dễ bị bỏ quên nhất khi rửa tay, đặc biệt khi dùng nước rửa tay khô.

Thời gian rửa tay bằng nước và xà phòng thông thường mất 30 giây, khi sử dụng nước rửa tay khô, thời gian cũng tương tự, cần 30 giây để đủ thời gian sát khuẩn.

Các bước làm sạch tay bằng nước rửa tay khô đúng cách:

Bước 1: Đổ 2ml dung dịch rửa tay vào lòng bàn tay

Bước 2: Chà sát 2 lòng bàn tay

Bước 3: Lần lượt chà mặt lưng 2 lòng bàn tay

Bước 4: Làm sạch các ngón tay

Bước 5: Làm sạch lần lượt các đầu ngón tay sau đó để khô tự nhiên.

Các bước hướng dẫn sử dụng nước rửa tay khô/dung dịch sát khuẩn của bác sĩ Ngô Đức Hùng trong cuốn sách 3 phút sơ cứu.

Chú ý: Nên rửa tay trước khi ra ngoài đường và trước khi về nhà, rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc khi tiếp xúc với các chất dịch hay nguồn nghi ngờ lây bệnh truyền nhiễm. Sau khi làm sạch tay bằng nước rửa tay, nên để tay khô tự nhiên.

Bộ Y tế khuyến cáo nên thực hiện để phòng tránh các bệnh do tiếp xúc. Mỗi người nên tự bảo vệ chính bản thân mình bằng việc rửa tay đúng cách.

Sự cần thiết rửa tay bằng xà phòng

Theo tổ chức y tế thế giới, rửa tay là liều vaccin mạnh nhất chống lại bệnh tật. Việc rửa tay vừa đơn giản, dễ thực hiện và không tốn nhiều thời gian mà có thể phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm, có thể tới tính mạng con người. Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia chỉ rửa tay bằng nước thông thường không đủ để phòng tránh các bệnh trong cộng đồng không xâm nhập vào cơ thể.

Việc rửa tay bằng xà phòng làm giảm 35% khả năng lây tryền vi khuẩn tiêu chảy, căn bệnh cướp đi tính mạng của hàng trăm ngàn người mỗi năm đặc biệt là trẻ em. Những vi khuẩn gây bệnh hô hấp cũng được giảm 19 - 45% chỉ với việc nhỏ đó là rửa tay với xà phòng.

Tuy nhiên theo thống kê, có một sự thật đáng buồn là có tới gần 90% dân số của nước ta không có thói quen rửa tay bằng xà phòng. Họ ý thức được lúc nào thì đôi bàn tay bị dơ, bị nhiễm khuẩn nhưng chỉ rửa với nước bình thường. Đặc biệt nguy hiểm hơn là những trường hợp người mẹ cho con ăn mà ko rửa tay, có rất rất nhiều người không có thói quen rửa tay sau khi chơi với vật nuôi, dọn dẹp nhà cửa, đổ rác,...

Việc rửa tay là rất quan trọng, tuy nhiên cách rửa thế nào cho đúng để ngăn chặn khả năng tối đa bị nhiễm khuẩn? Bộ Y Tế đã đưa ra 6 bước rửa tay thường quy để hướng dẫn cách rửa tay đúng nhất để phòng tránh bệnh.

Các bước rửa tay thường quy

Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo cũng như quy trình rửa tay thường quy chuẩn nhất để đảm bảo loại bỏ tối đa vi khuẩn trên tay.

Bước 1: làm ướt bàn tay bằng nước, lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại

Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay

Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của lòng bàn tay này vào lòng bàn tay kia

Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại

Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay với vòi nước tới cổ tay và làm khô tay.

**Lưu ý: Mỗi bước chà 5 lần, tổng thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 30s

Rửa tay vào lúc nào?

Việc rửa tay là một thói quen cần thiết, không quy định giờ giấc, chủ yếu ở ý thức mỗi người. Phải rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, nhà vệ sinh là một trong những ổ vi khuẩn lớn nhất trong gia đình bạn. Rửa tay trước khi chăm sóc trẻ sơ sinh, cho con bú hoặc cho con ăn.

Rửa tay trước khi ăn, trước khi rửa rau củ quả, lau mặt, trước khi nấu ăn. Rửa tay sau khi làm các thao tác với những thứ không sạch như đổ bô, đổ rác, lau chùi nhà cửa,... Đối với người lớn cần rửa với xà phòng tay 6 lần/ngày đặc biệt là sau khi làm việc với máy tính, trẻ em phải nhiều hơn nhất là những thời điểm giao mùa và tốt nhất là dùng nước rửa tay cho bé chuyên dụng.

Hãy rửa tay bằng nước rửa tay hữu cơ để đảm bảo an toàn với các chất hóa học hơn. Vì nếu bạn rửa tay bằng các loại xà phòng chứa hóa chất nếu không rửa kỹ nhất là trẻ em có thể khiến cho xà phòng còn đọng lại trên tay.

Việc rửa tay là vô cùng cần thiết, hãy tập cho mình thói quen rửa tay thường xuyên nhất là trẻ nhỏ và tuân thủ 6 bước rửa tay thường quy để phòng tránh vi khuẩn gây bệnh, giúp bạn an tâm hơn, có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Rửa tay thường quy trọng bao lâu?

Cụ thể, việc, rửa tay thường quy được thực hiện theo 6 bước. Thời gian mỗi lần rửa tay là 30 giây. Việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng là một trong những nội dung trong khuyến cáo người dân của Bộ Y tế nhằm phòng chống dịch bệnh do nCoV gây ra.

Rửa tay thường quy để làm gì?

Mục đích của rửa tay thường quy là làm sạch và loại bỏ vi khuẩn vãng lai trên da tay, đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Vì vậy, nên rửa tay vào các thời điểm sau: - Trước khi mang găng. - Trước và sau khi khám, chăm sóc mỗi người bệnh.

Người lao động cần phải thực hiện rửa tay sát khuẩn như thế nào để đảm bảo phòng lây nhiễm dịch bệnh Covid 19?

Rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay với xà phòng. Rửa tay tại các thời điểm: trước khi vào làm việc, sau giờ nghỉ giải lao, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Khi nào thì nên rửa tay bằng xà phòng?

Cục Quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế khuyến nghị 10 thời điểm quan trọng cần rửa tay với xà phòng gồm: Sau khi ho/hắt hơi; Trước khi ăn, trước và sau khi chế biến thực phẩm; Sau khi đi làm về/từ bên ngoài trở về nhà; Sau khi tiếp xúc/chăm sóc người bệnh; Sau khi đi vệ sinh; Sau khi vệ sinh cho trẻ nhỏ; Sau khi mua sắm ...

Chủ Đề