Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là gì

Học sinh tham dự lễ khai giảng năm học 2021-2022 tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5, TP.HCM sáng 5-9 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngày 17-9, BHXH Việt Nam có thông báo về chính sách BHYT học sinh - sinh viên trong năm học 2021 - 2022.

Cụ thể, trong năm học này, không có sự thay đổi về mức đóng BHYT của học sinh - sinh viên. Theo đó, mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở [tương đương với 4,5% x 1.490.000 = 67.050 đồng/học sinh/tháng và 1 năm là 804.600 đồng].

Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, học sinh - sinh viên chỉ đóng 70% mức đóng nên số tiền thực tế mà mỗi học sinh - sinh viên sẽ đóng là 46.935 đồng/tháng, tương đương với 563.220 đồng/năm. Phụ huynh, học sinh - sinh viên có thể lựa chọn phương thức đóng BHYT định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng và đăng ký tham gia tại cơ sở giáo dục, nhà trường nơi đang theo học.

Ngoài ra, khi tham gia BHYT sẽ được cấp thẻ BHYT, được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường hoặc cơ sở y tế theo quy định; được chi trả chi phí khám chữa bệnh [KCB] trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng; được lựa chọn và thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu theo quy định vào tháng đầu mỗi quý.

Khi đi KCB đúng tuyến và thực hiện đầy đủ thủ tục, học sinh - sinh viên có thẻ BHYT được hưởng 80% chi phí. Còn không đúng tuyến, không có giấy chuyển tuyến mà xuất trình đầy đủ thủ tục KCB BHYT sẽ được thanh toán trong phạm vi, mức hưởng và tỉ lệ hưởng là 100% khi KCB ngoại trú bệnh viện tuyến huyện; 100% khi KCB nội trú bệnh viện tuyến huyện, tỉnh; 40% khi KCB nội trú bệnh viện tuyến trung ương.

Trong trường hợp không xuất trình đầy đủ thủ tục KCB BHYT tại nơi đăng ký KCB ban đầu, được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT. Cụ thể, KCB ngoại trú được hưởng tối đa 223.500 đồng. Khám chữa nội trú được hưởng tối đa 745.00 đồng.

Khi học sinh - sinh viên đi KCB tại cơ sở y tế không có hợp đồng khám BHYT, được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT. Cụ thể:

- KCB ngoại trú bệnh viện tuyến huyện được hưởng tối đa 223.500 đồng.

- KCB nội trú bệnh viện tuyến huyện được hưởng tối đa 745.000 đồng.

- KCB nội trú bệnh viện tuyến tỉnh được hưởng tối đa 1.490.000 đồng.

- KCB nội trú bệnh viện tuyến trung ương được hưởng tối đa 3.725.000 đồng.

Trường hợp cấp cứu được KCB tại bất kỳ cơ sở nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng giấy tờ tùy thân có ảnh trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định.

18 triệu HS-SV tham gia BHYT

Năm học 2020-2021, cả nước có hơn 18 triệu học sinh - sinh viên [HS-SV] tham gia BHYT. Trong đó có hơn 14,5 triệu em tham gia tại nhà trường; 3,5 triệu em tham gia theo nhóm BHYT khác [như hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân lực lượng vũ trang...].

Trong năm 2020, cả nước có hơn 6,8 triệu lượt HS-SV đi khám chữa bệnh BHYT được quỹ BHYT chi trả 2.296,11 tỉ đồng.

THÙY DƯƠNG

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế [BHYT] để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Những năm gần đây, với sự chủ động, tích cực vào cuộc của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, chính sách bảo hiểm y tế với học sinh - sinh viên đã phát huy hiệu quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Học sinh - sinh viên sử dụng bảo hiểm y tế không chỉ được chăm sóc tốt sức khỏe mà còn giúp chia sẻ gánh nặng kinh tế khi các em không may mắc phải những bệnh hiểm nghèo đòi hỏi chi phí điều trị cao.

Theo thông báo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì chính sách bảo hiểm y tế học sinh – sinh viên trong năm học 2021-2022 không có sự thay đổi về mức đóng. Theo đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, học sinh – sinh viên chỉ cần đóng 70% mức đóng nên số tiền thực đóng là gần 47 nghìn đồng một tháng. Các em có thể lựa chọn phương thức đóng theo 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng tại cơ sở giáo dục, nhà trường đang theo học.

Nhiều năm tham gia bảo hiểm y tế, Nguyễn Thu Linh, Sinh viên năm 3 Đại học Luật Hà Nội cho biết được hưởng nhiều quyền lợi như chăm sóc sức khỏe ban đầu, được chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng. “Bảo hiểm y tế rất ý nghĩa với học sinh sinh viên như chúng em, nếu có gì đau ốm như đau bụng, đau đầu…hay vấn đề gì về sức khỏe thì có thẻ bảo hiểm y tế sẽ rất tiện lợi” – Thu Linh cho biết.

Trong trường hợp cấp cứu, học sinh – sinh viên còn được khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào. Hơn thế mức giá mua thẻ bảo hiểm y tế cũng rất phù hợp với điều kiện, mức sống chung của học sinh, sinh viên.

Trong trường hợp cấp cứu, học sinh - sinh viên có thẻ BHYT được khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào [Ảnh minh họa]

Khi đi khám, chữa bệnh, nếu đúng tuyến và đủ thủ tục, học sinh - sinh viên có thẻ BHYT được hưởng 80% chi phí khám, chữa bệnh. Nếu không đúng tuyến, không có giấy chuyển tuyến mà xuất trình đầy đủ thủ tục khám, chữa bệnh BHYT, học sinh, sinh viên được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi, mức hưởng theo tỷ lệ: 100% khi khám, chữa bệnh ngoại trú bệnh viện tuyến huyện; 100% khi khám, chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến huyện, tỉnh; 40% khi khám, chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến trung ương.

Mua thẻ bảo hiểm y tế không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân học sinh – sinh viên mà thể hiện trách nhiệm của các bạn trẻ với cộng đồng và xã hội. Lê Trà My, Sinh viên năm nhất Đại học Văn hóa Hà Nội thường xuyên sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Hà Nội chia sẻ: “Em nghĩ mua bảo hiểm y tế không chỉ là đảm bảo sức khỏe cho bản thân mà còn thể hiện thái độ quan tâm tới cộng đồng. Nếu mình khỏe thì càng tốt, số tiền sẽ góp phần giúp đỡ được những người khác không may ốm đau, bệnh tật”.

Có thể nói số học sinh – sinh viên sử dụng bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Tỷ lệ tham gia tăng qua các năm, tỷ lệ năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh – sinh viên chưa nhận thức được đầy đủ quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế nên chưa tham gia. Theo bà Đỗ Thị Hòa, Phó Trưởng phòng truyền thông và phát triển đối tượng - Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, điều này khiến các em bị thiệt thòi khi không được hưởng quyền lợi chăm sóc sức khỏe từ bảo hiểm y tế. Bà Hòa cho biết “Tỉ lệ học sinh sinh viên ở thành phố Hà Nội chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở các quận nội thành so với các huyện ngoại thành. Nguyên nhân một phần là mức sống ở vùng nông thôn thường khó khăn hơn về kinh tế, thu nhập thấp và không ổn định”.

Trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho học sinh - sinh viên sẽ tiếp tục được triển khai quyết liệt [Ảnh minh họa]

Năm học này trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức do dịch Covid-19, việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho học sinh - sinh viên sẽ tiếp tục được triển khai quyết liệt để tất cả các em đều được thụ hưởng lợi ích chính đáng từ tấm thẻ bảo hiểm y tế. Để đạt được mục tiêu, ông Kiều Cao Chinh, Phó Trưởng phòng chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội cho biết ngành giáo dục sẽ tăng cường tập huấn cán bộ làm công tác y tế trường học, hướng dẫn học sinh khám, chữa bệnh theo quy định, tạo niềm tin cho phụ huynh và các em khi tham gia bảo hiểm y tế. “Chúng tôi tập trung tuyên truyền tới phụ huynh học sinh thông qua họp phụ huynh đầu năm, đồng thời phối hợp các cơ quan rà soát các đối tượng học sinh, sinh viên được miễn giảm trong cấp thẻ bảo hiểm y tế để có những chính sách phù hợp” – ông Kiểu Cao Chinh khẳng định.

Có thể nói bảo hiểm y tế học sinh - sinh viên là chính sách an sinh xã hội nhân văn sâu sắc không chỉ đảm bảo các em được chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu để yên tâm học tập mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng./.

Hiện nay, Luật Quang Huy có cung cấp đường dây nóng tư vấn về bảo hiểm y tế để giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc mua, mức hưởng, quyền lợi, thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người dân. Nếu có nhu cầu tư vấn, hãy gọi ngay cho Luật sư của chúng tôi qua Tổng đài 19006573 để được hỗ trợ miễn phí 24/7.

Bảo hiểm y tế [BHYT] dành cho học sinh, sinh viên được pháp luật quy định như thế nào? Trong bài viết này, Luật Quang Huy xin cung cấp và phân tích một số quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên.



Học sinh, sinh viên [HSSV] đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế [BHYT] [trừ HSSV đã có thẻ BHYT theo các nhóm khác].

2. Bảo hiểm y tế sinh viên, bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc không?

Khoản 4 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014, HSSV là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng [hỗ trợ từ 30% đến 100% mức đóng tùy thuộc nhóm đối tượng ưu tiên]. Như vậy, HSSV bắt buộc phải tham gia BHYT.

3. Mức và phương thức đóng bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

3.1. Mức đóng

Mức đóng hàng tháng bằng 4.5% mức lương cơ sở tại thời điểm đóng

Trong đó:

  • Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, tương đương = 20.115 đồng/tháng;
  • Cá nhân HSSV tự đóng 70% mức đóng, tương đương = 46.935 đồng/tháng.

3.2. Phương thức đóng

Học sinh, sinh viên đóng phí BHYT theo phương thức 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng.

Mức tiền đóng cụ thể tùy thuộc thời gian đăng ký tham gia. Nếu thời gian đăng ký tham gia 01 năm [12 tháng], số tiền thuộc phần trách nhiệm đóng của HSSV là 563.220 đồng.

Bắt đầu từ năm học 2021-2022, thực hiện thu BHYT HSSV theo năm tài chính, tức là thẻ BHYT được cấp hằng năm cho HSSV có giá trị từ ngày 01/01 cho đến 31/12. Do đó, năm học này ngoài phương thức đóng 6 tháng, HSSV có thể đăng ký tham gia theo 2 phương thức sau:

  • Đăng ký tham gia 3 tháng [tháng 10-12/2021]: số tiền thuộc trách nhiệm đóng của HSSV là 140.805 đồng.
  • Đăng ký tham gia 15 tháng [3 tháng năm 2021 và 12 tháng năm 2022] thì số tiền thuộc trách nhiệm đóng của HSSV là 704.025 đồng.
Quy định bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

4. Quyền lợi bảo hiểm y tế học sinh, bảo hiểm y tế cho sinh viên

Khi học sinh, sinh viên đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế có ký hợp đồng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế:

  • Đúng tuyến và thực hiện đúng thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, học sinh, sinh viên có thẻ bảo hiểm y tế thì được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh.
  • Không đúng tuyến, không có giấy chuyển tuyến mà thực hiện đúng thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, học sinh, sinh viên được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi, mức hưởng và tỷ lệ hưởng như sau:
  • Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú.
  • Không thực hiện đúng thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu được cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các trường hợp:
  • Khám chữa bệnh ngoại trú được hưởng tối đa 0,15 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000 đồng x 0,15 = 223.500 đồng.
  • Khám chữa bệnh nội trú được hưởng tối đa 0,5 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000 đồng x 0,5 = 745.00 đồng.

Khi học sinh sinh viên đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không có hợp đồng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho các trường hợp:

  • Khám chữa bệnh ngoại trú bệnh viện tuyến huyện được hưởng tối đa 0,15 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000 đồng x 0,15 = 223.500 đồng.
  • Khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến huyện được hưởng tối đa 0,5 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000 đồng x 0,5 = 745.000 đồng.
  • Khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến tỉnh được hưởng tối đa 1 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000 đồng x 1,0 = 1.490.000 đồng.
  • Khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến Trung ương được hưởng tối đa 2,5 lần mức lương cơ sở, tương đương 1.490.000 đồng x 2,5 = 3.725.000 đồng.

Trường hợp cấp cứu, học sinh sinh viên được khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng giấy tờ tùy thân có ảnh trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định.

5. Quy định về bảo hiểm học sinh khi nghỉ hè

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 13 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế:

  • Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông
  • Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Khi mua thẻ BHYT học sinh thường sẽ có giá trị sử dụng là 12 tháng [một số trường hợp thẻ sẽ có giá trị sử dụng đến tháng 09 của năm]. Như vậy, trong thời gian nghỉ hè thì thẻ bảo hiểm y tế vẫn có giá trị sử dụng, học sinh vẫn có thể tiến hành khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

6. Quy định về bảo hiểm y tế của học sinh khi chuyển cấp

Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 13 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế thì thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:

  • Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;
  • Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.

Theo quy định nêu trên, đối với học sinh chuyển cấp, thể từ cấp dưới có giá trị sử dụng đến hết tháng 9 của năm đó [tháng nhập học], và khi bắt đầu nhập học ở cấp trên thì học sinh sẽ được đăng ký mua và gia hạn thẻ BHYT. Do đó, trong thời gian nghỉ hè chờ chuyển lên cấp trên, học sinh vẫn được sử dụng thẻ mua ở trường học cấp dưới để tiến hành khám chữa bệnh BHYT.


  • Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014
  • Nghị định số 146/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về cấp thẻ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên.

Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật Bảo hiểm y tế trực tuyến của  HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề