Bao nhiêu tháng xét nghiệm máu thiếu chất cho trẻ năm 2024

Tại khoa khám bệnh của Bệnh viên Nhi trung ương, hàng ngày có khoảng 4000 bé đến khám bệnh, trong đó có 2/3 trẻ đến khám được chỉ định làm các xét nghiệm [siêu âm, X.Quang, xét nghiệm máu, phân , nước tiểu..] phục vụ cho công tác khám và chẩn đoán bệnh. Dưới đây là những vấn đề mà cha mẹ bé thường gặp khi cho trẻ làm xét nghiệm máu:

1.Cha mẹ phải làm gì sau khi thăm khám được bác sỹ chỉ định làm xét nghiệm?

  • Mang sổ khám và chỉ định xét nghiệm ra quầy thu ngân số 6A, 6B để đóng tiền hoăc 6C làm thủ tục giám định BHYT.
  • Sau khi đóng tiền hoặc đã giám định BHYT, bố/mẹ trẻ nhận lại sổ và các ống xét nghiệm đã được dán mã số , tên tuổi người bệnh trùng khớp với sổ y bạ
  • Cha mẹ trẻ cho trẻ đến phòng lấy mẫu theo như hướng dẫn ngoài vỏ túi [phòng C101 hoặc phòng D101]

  • Ngoài cửa các phòng lấy mẫu có bảng điện tử gọi theo số thứ tự

2.Số thứ tự của trẻ ở đâu?

  • Bên góc phải của tờ giấy hẹn trả kết quả

3.Khi lấy máu trẻ có cần phải nhịn ăn không?

  • Thông thường các xét nghiệm máu không cần phải nhịn ăn, một số trường hợp đặc biệt sẽ được chỉ dẫn ở dưới [mục 4].
  • Tâm lý bố/mẹ thường cho trẻ nhịn ăn đến khi lấy máu xong, nên đã có những trường hợp gặp sự cố như trẻ bị ngất, xỉu do hạ đường huyết.

4.Vậy khi nào thì cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu?

  • Bệnh nhân viêm khớp
  • Bệnh lupus ban đỏ
  • Bệnh tiểu đường
  • Test thở
  • Nội soi tiêu hóa
  • Mổ cấp cứu
  • Trong trường hợp bố/mẹ trẻ băn khoăn thì nên hỏi bác sỹ ngay khi thăm khám để được hướng dẫn.

5.Trường hợp nào được ưu tiên vào lấy máu ?

  • Trẻ sơ sinh [dưới 30 ngày tuổi]
  • Trẻ bị bệnh nặng, cấp cứu như: đang khó thở, sốt cao liên tục…
  • Trường hợp được chỉ định lấy máu theo giờ.

6. Cha mẹ làm gì khi cho trẻ vào phòng lấy máu?

  • Chỉ một người nhà bế trẻ vào lấy máu
  • Nhân viên y tế sẽ nhận túi xét nghiệm kiểm tra ống đựng máu, giấy chỉ định và ghi ngày, giờ, địa điểm trả kết quả vào giấy hẹn
  • Khi lấy máu, trẻ dễ hoảng sợ, quấy khóc, giãy giụa, bố mẹ trẻ cần phối hợp và tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế giúp cho việc lấy máu của nhân viên y tế được thuận tiện và hiệu quả
  • Đối với trẻ trên 1 tuổi, bố/mẹ cho trẻ ngồi vào lòng, hai chân bố/mẹ bắt chéo kẹp hai chân trẻ vào trong, tay trái bố/mẹ vòng trước ngực trẻ cầm vào cổ tay trái của trẻ, tay phải bố/mẹ cầm vào khủy tay phải của tre hướng cánh tay về phía nhân viên y tế [xem ảnh minh họa]
  • Không nắm hay ghì tay quá chặt dễ gây sang chấn cho trẻ
  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi bố/mẹ bế ngửa trẻ một tay nắm cẳng tay phía ngoài của trẻ hướng về phía nhân viên y tế
  • Sau khi lấy máu cha mẹ cần phải làm gì?
  • Giữ vết băng [như trong ảnh minh họa] khoảng 5-10 phút nhằm đảm bảo cho vết thương không bị chảy máu. Sau khoảng 5-10 phút bố/mẹ có thể tháo bỏ bông băng cho vào thùng rác màu vàng nơi gần nhất

8. Bố/mẹ sẽ nhận kết quả xét nghiệm máu lấy ở đâu và sau bao lâu?

  • Xét nghiệm thường quy sẽ được trả sau 90 phút.
  • Kết quả xét nghiệm được nhân viên y tế trả về phòng khám ban đầu của trẻ, bố/mẹ không phải tự đi lấy.

  • Xét nghiệm đặc biệt sẽ được trả theo hẹn.

9.Qua giờ hẹn mà chưa có kết quả thì bố mẹ có thế hỏi ai và hỏi ở đâu?

  • Đến phòng C100 hỏi nhân viên y tế tại đó.
  • Gọi Hotline 0969390588 để được giải đáp.

10.Các trường hợp có nhiều chỉ định kèm theo xét nghiệm máu như: Siêu âm, X-Quang, điện não đồ…bố/mẹ trẻ phải làm gì?

Xét nghiệm máu trẻ em cho bác sĩ biết những gì đang diễn ra trong cơ thể trẻ. Cho dù đó là để kiểm tra vấn đề sức khỏe tổng quát hay để ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng, các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em là công cụ chẩn đoán cần thiết.

1. Khi nào cần xét nghiệm máu cho trẻ em?

Bác sĩ nhi khoa có thể yêu cầu các xét nghiệm máu để tìm các dấu hiệu chỉ ra các vấn đề tiềm ẩn. Rất nhiều triệu chứng gây ra bởi các dấu hiệu không dễ phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát. Các xét nghiệm máu quan trọng đối với trẻ em giúp bác sĩ xem xét kỹ hơn và phát hiện sớm các vấn đề. Dưới đây là những lý do phổ biến để bác sĩ yêu cầu trẻ cần thực hiện xét nghiệm máu:

  • Để tìm kiếm những bất thường về số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu & tiểu cầu.
  • Tìm kiếm các chất hóa học trong cơ thể gây dị ứng
  • Để kiểm tra nhóm máu
  • Đo lượng đường trong máu cho trẻ trong trường hợp gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc để theo dõi bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em.
  • Đo nồng độ các sản phẩm bài tiết như urê để đảm bảo thận của trẻ đang hoạt động bình thường.
  • Ước tính lượng chất điện giải và enzym để đảm bảo gan của trẻ hoạt động hiệu quả.
  • Ước tính cân bằng axit-bazơ của trẻ và đo độ bão hòa của oxy, carbon dioxide và nitơ trong máu.
  • Tầm soát các bệnh nhiễm trùng.

Các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em là công cụ chẩn đoán cần thiết

Dưới đây là một số xét nghiệm máu quan trọng nhất cho trẻ em được các bác sĩ nhi khoa khuyến nghị.

  • Công thức máu toàn bộ: Xét nghiệm này giúp theo dõi các thông số như số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và tỷ lệ tế bào máu trong huyết tương [hematocrit]. Những xét nghiệm này khá thường xuyên và cũng là một số xét nghiệm máu quan trọng nhất đối với trẻ em. Công thức máu đầy đủ là điều cần thiết để xác nhận một số chẩn đoán, sàng lọc các bệnh tiềm ẩn và cũng phát hiện các bệnh di truyền.
  • Xét nghiệm nhóm máu: Tế bào máu của mọi người đều có các dấu hiệu cụ thể trên bề mặt của chúng được gọi là kháng nguyên. Những kháng nguyên này được phân loại thành bốn loại khác nhau theo hệ thống phân nhóm máu ABO. Các kháng nguyên khác nhau là A, B, AB và O. Dựa trên các kháng nguyên này, có bốn nhóm máu được tìm thấy ở tất cả con người. Một loại kháng nguyên quan trọng khác giúp phân loại nhóm máu là kháng nguyên Rh. Một đứa trẻ có Rh dương tính hoặc Rh âm tính tùy thuộc vào sự hiện diện của nó. Gần 80% dân số dương tính với Rh, trong khi phần còn lại không có kháng nguyên này. Xét nghiệm nhóm máu là một trong những xét nghiệm máu quan trọng nhất đối với trẻ em và giúp:
    • Lưu trữ hồ sơ bệnh án trong tương lai.
    • Tìm kiếm những người có quan hệ huyết thống.
    • Trong các trường hợp truyền máu.
    • Duy trì sự an toàn của cả mẹ và con trong trường hợp không phù hợp kháng nguyên Rh.
  • Kiểm tra lượng đường trong máu: Mức đường huyết là dấu hiệu quan trọng đối với bệnh tiểu đường và là một xét nghiệm máu quan trọng đối với trẻ em và người lớn. Hầu hết trẻ em mắc chứng bệnh này đều mắc bệnh tiểu đường loại 1. Tình trạng này là do hệ thống miễn dịch phá hủy các tế bào alpha sản xuất insulin trong tuyến tụy. Gần đây, một số trẻ em cũng được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tình trạng này thường thấy ở người lớn béo phì, không khỏe mạnh và người trung niên do một hiện tượng gọi là kháng insulin. Sự gia tăng bệnh tiểu đường loại 2 khởi phát sớm này được cho là do lối sống không lành mạnh, thói quen xấu và giảm hoạt động thể chất.
  • Xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân gây dị ứng: Mặc dù xét nghiệm lẩy da là hình thức xét nghiệm dị ứng được ưa chuộng nhưng xét nghiệm máu vẫn được áp dụng trong trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Xét nghiệm dị ứng với mẫu máu cũng là một trong những xét nghiệm máu quan trọng nhất trong trường hợp bác sĩ nhi khoa nghi ngờ các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Xét nghiệm máu để tìm dị ứng xoay quanh hai thành phần chính:
    • Phát hiện các hóa chất gây dị ứng trong máu, được gọi là kháng thể. Kháng thể được gọi là Immunoglobulin E hoặc IgE có liên quan đến các phản ứng dị ứng.
    • Phát hiện sự gia tăng các tế bào bạch cầu cụ thể gây dị ứng, như bạch cầu ái toan.
  • Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện: xét nghiệm máu bình thường này cung cấp cho bác sĩ nhi khoa một cái nhìn hoàn chỉnh về cách cơ thể của trẻ đang hoạt động ở các cấp độ nhỏ nhất. Bảng chuyển hóa là một số xét nghiệm máu quan trọng nhất đối với trẻ em, vì chúng là dấu hiệu trực tiếp của chức năng gan và thận. Các xét nghiệm cũng cung cấp thông tin chi tiết về sự cân bằng axit-bazơ của cơ thể và hệ thống đệm máu giúp duy trì lượng muối thiết yếu ở mức tối ưu. Dưới đây là các giá trị quan trọng cho thử nghiệm này:
    • Natri: 136 - 144 mEq/ L
    • Kali: 3.7 - 5.2 mEq/ L
    • Chloride: 96 - 106 mmol/ L
    • Calcium: 8.5 - 10.2 mg/ dL
    • Đường máu:

Chủ Đề