Bao nhiêu tuổi không phải làm Chứng minh thủ

Skip to content

Cháu năm nay đã 14 tuổi vậy đã đủ tuổi làm CMND chưa ạ?

– Số CMND bị trùng thì xử lý như thế nào?

– Quy định của pháp luật về điều chỉnh thông tin số CMND trên sổ BHXH

– Số chứng minh nhân dân không khớp với số trên giấy đăng ký kết hôn

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

– Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA hợp nhất Nghị định về Chứng minh thư nhân dân do Bộ Công an ban hành.

Căn cứ Điều 3 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA quy định như sau:

“Điều 3. Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam [sau đây gọi tắt là công dân] có nghĩa vụ đến cơ quan Công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này.

Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2016, Luật căn cước công dân 2014 có hiệu lực, do đó, chứng minh thư nhân dân sẽ được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân. Về độ tuổi được cấp thẻ căn cước công dân được quy định tại tại Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, như sau:

“Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.”

Tuy nhiên, hiện nay, theo quy định Luật căn cước công dân năm 2014 thì chỉ có 16 địa phương đủ  trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật để cấp Căn cước công dân từ ngày 1/1/2016 theo đúng quy định của Luật Căn cước công dân gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, TPHCM, Cần Thơ và Tây Ninh., tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Quảng Bình  đủ tiêu chuẩn cấp thẻ Căn cước công dân từ đầu năm 2016.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại bạn đủ 14 tuổi, bạn đủ tuổi làm chứng minh thư nhân dân. Nếu địa phương bạn thuộc 16 tỉnh thành đủ tiêu chuẩn cấp thẻ Căn cước công dân thì bạn sẽ được cấp thẻ căn cước công dân.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Độ tuổi được cấp chứng minh thư nhân dân. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.  

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại [Công ty Luật TNHH Việt Phong]

Để được giải đáp thắc mắc về: Độ tuổi được cấp chứng minh thư nhân dân
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

hoặc Bạn có thể lick vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

    • 1900 6589
    • Đặt câu hỏi
    • Tìm kiếm

    Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân là loại giấy tờ vô cùng quan trọng mà bạn luôn phải có để làm các thủ tục liên quan. Và với quy định đổi mới sang thẻ CCCD cũng làm nhiều người nảy ra nhiều thắc mắc về quy trình cấp thẻ như thế nào cũng như về giá trị của thẻ so với CMND.

    Hãy cùng tham khảo bài viết để biết quy trình cấp CMND, thẻ CCCD cũng như việc đổi từ CMND sang thẻ CCCD nhé.

    Bao nhiêu tuổi thì làm chứng minh nhân dân?

    Chứng minh nhân dân [CMND] là giấy tờ tùy thân của mỗi công dân, và được cấp bởi cơ quan Công an có thẩm quyền.

    Chứng minh nhân dân là gì?

    Trên đó chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy đinh.

    Đồng thời cũng để nhằm bảo đảm thuận tiện cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

    Về độ tuổi được cấp CMND là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Và phải đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Khi đó mới được cấp chứng minh nhân dân.

    Theo quy định thì mỗi công dân chỉ được cấp một CMND và có một số chứng minh nhân dân riêng.

    [thetindung id=”2582″]

    Thủ tục làm chứng minh nhân dân

    Để được cấp CMND thì mỗi công dân thuộc đối tượng cấp CMND phải có nghĩa vụ đến cơ quan Công an làm thủ tục cấp CMND.

    Quy trình cấp mới CMND:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, gồm:

    • Sổ hộ khẩu
    • 2 ảnh 3 x 4 [mắt nhìn thẳng, không đeo kính, không để râu, tóc không qua tai và gáy, nếu là phụ nữ thì không để hở ngực]
    • Đơn đề nghị cấp CMND [theo mẫu], có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú.

    Ngoài ra, nếu có giấy CMND đã cấp theo quyết định số 143/CP ngày 09 tháng 8 năm 1976 thì cũng phải nộp kèm.

    Mẫu đơn đề nghị cấp CMND. Tải mẫu dưới cùng bài viết!

    [*] Vui lòng tải mẫu ở dưới cùng bài viết này

    Bước 2: Nộp hồ sơ. Công dân là đối tượng xin cấp CMND thì mang hồ sơ đến tại trụ sở Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    Khi nộp hồ sơ thì bên tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ của bạn.

    Nếu như hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ được hướng dẫn làm các công việc sau:

    • Kê khai tờ khai cấp CMND [theo mẫu]
    • Nếu hình chụp chưa đạt yêu cầu hoặc bạn chưa chuẩn bị hình chụp thì khi này sẽ chụp lại hình. Tiếp đến sẽ tiến hành in vân tay vào chỉ bản, tờ khai [theo mẫu].

    Còn nếu như hồ sơ thiếu hoặc có hồ sơ không hợp lệ thì cán bộ sẽ hướng dẫn bạn để bổ sung kịp thời.

    Bước 3: Nhận giấy biên nhận, cán bộ sẽ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận. đồng thời nộp lệ phí theo quy định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố và nhận giấy hẹn trả kết quả.

    Thời gian tiếp nhận hồ sơ và thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần [ngày lễ nghỉ] hoặc tùy theo lịch làm việc cụ thể của nơi tiếp nhận hồ sơ.

    [thetindung id=”2563″]

    Đổi, cấp lại CMND

    Những trường hợp phải làm lại thủ tục cấp đổi CMND:

    • CMND hết thời hạn sử dụng
    • CMND hư hỏng không sử dụng được
    • Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh
    • Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
    • Thay đổi đặc điểm nhận dạng

    Thủ tục cấp đổi CMND:

    Bước 1: Viết đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi, cấp lại CMND. Trường hợp cấp lại thì đơn phải có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú.

    Mẫu đơn xin cấp, đổi, cấp lại CMND. Tải mẫu dưới cùng bài viết!

    [*] Vui lòng tải mẫu ở dưới cùng bài viết này

    Bước 2: Khi đến cơ quan nộp hồ sơ thì trình đơn và xuất trình hộ khẩu thường trú cùng với xuất trình quyết định thay đổi, họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh.

    Đồng thời khai tờ khai xin cấp CMND

    Bước 3: khi cán bộ kiểm tra hồ sơ hợp lệ thì sẽ tiến hành chụp hình và in vân tay hai ngón trỏ.

    Bước 4: Nhận giấy hẹn và nộp lệ phí

    Lưu ý: trường hợp thay đổi CMND phải nộp lại CMND đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung cho cơ quan công an ngay khi làm thủ tục đổi để lưu chung với hồ sơ.

    Thời gian để giải quyết cho cả hai trường hợp làm mới CMND sẽ không kéo dài quá 7 ngày. Với trường hợp cấp mới, cấp đổi sẽ không quá15 ngày làm việc.

    Còn tại các tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp CMND đối với tất cả các trường hợp sẽ không quá 20 ngày làm việc.

    Thủ tục cấp thẻ căn cước công dân

    Theo quy định thì thẻ căn cước công dân [CCCD] chính là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về lai lịch, nhân dạng của chủ thẻ. Và dùng để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

    Và đây chính là hình thức sử dụng mới của giấy CMND, bắt đầu được cấp phát và có hiệu lực kể từ 01/01/2016.

    Theo luật, độ tuổi được cấp thẻ CCCD đối tượng là công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên.

    Và hiện nay thì đã có 16 tỉnh, thành phố trển khai cấp thẻ CCCD: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

    [thetindung id=”2573″]

    Thủ tục làm thẻ căn cước công dân

    Bạn có thể đến một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp thẻ CCCD:

    • Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội của Bộ Công an
    • Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
    • Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.

    Khi đã đến một trong các nơi trên thì thủ tục cấp mới thẻ CCCD được thực hiện theo các bước sau:

    Bước 1: Điền vào tờ khai CCCD, nộp số hộ khẩu để đối chiếu thông tin.

    Mẫu tờ khai thông tin thẻ CCCD. Tải mẫu dưới cùng bài viết!

    [*] Vui lòng tải mẫu ở dưới cùng bài viết này

    Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

    Cán bộ sẽ đối chiếu, kiểm tra thông tin hồ sơ để xác định chính xác người cần cấp thẻ CCCD.

    Sau khi kiểm tra xong, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì sẽ bạn sẽ tiến hành tiếp bước thứ ba dưới đây.

    Nếu trong trường hợp hồ sơ thiếu sót hay chưa hợp lệ sẽ được hướng dẫn để bổ sung kịp thời.

    Bước 3: Chụp hình, lấy vân tay và in phiếu thu nhận thông tin

    Bước 4: Cấp giấy hẹn trả thẻ và nộp lệ phí.

    Thủ tục đổi từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân

    Bước 1: bạn cần điền vào tờ khai CCCD [theo mẫu] tại nơi mà bạn đến nộp hồ sơ đổi mới thành CCCD.

    Khi điền tờ khai thì bạn nên nhớ tích vào mục đề nghị cấp Giấy xác nhận số CMND

    Và tại một số địa phương thì bạn cần phải xin giấy giới thiệu đổi CMND sang CCD của công an cấp xã, sau đó mới nộp tại công an cấp huyện và làm thủ tục tại công an cấp huyện.

    Bước 2: Khi cán bộ đối chiếu, kiểm tra thông tin cho kết quả hợp lệ thì bạn cần tiến hành chụp hình, thu thập vân tay để in lên phiếu thu nhận thông tin CCCD và thẻ CCCD.

    Bước 3: Nhận lại giấy hẹn trả thẻ CCCD và nộp lệ phí.

    Quy định về trường hợp miễn lệ phí  

    Các trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí

    Các trường hợp miễn lệ phí

    Một là đổi thẻ CMND, CCCD khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;

    Hai là đổi, cấp lại thẻ CMND, CCCD cho công dân là một trong các đối tượng sau:

    • Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
    • Con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh;
    • Bệnh binh;
    • Công dân thường trú tại các xã biên giới;
    • Công dân thường trú tại các huyện đảo;
    • Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
    • Công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

    Ba là đổi, cấp lại thẻ CMND, CCCD cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

    Các trường hợp không phải nộp lệ phí

    • Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ CCCD lần đầu;
    • Đổi thẻ CCCD trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định [ đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi] và đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
    • Đổi thẻ CCCD khi gặp vấn đề về có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD do lỗi của cơ quan quản lý CCCD.

    Thời hạn sử dụng CMND, CCCD

    Với CMND thì thời hạn sử dụng ấn định là 15 năm, kể từ ngày cấp, cấp đổi, cấp lại.

    Thời hạn sử dụng CCCD

    Đối với thẻ CCCD, thời hạn sử dụng sẽ được in trực tiếp trên thẻ theo nguyên tắc sau:

    • Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
    • Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

    Trên đây là toàn bộ thông tin mà Vay Tài Chính muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những thông tin hữu ích này bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc hoàn thành giấy tờ của mình.

    Dưới đây là các mẫu tờ giấy bạn có thể tải về:

    Video liên quan

    Chủ Đề