Bao nhiêu tuổi thì răng không mọc nữa

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm. Hầu như răng này không đem lại chức năng cũng như thẩm mỹ cho con người. Thế nhưng, khi mọc lên lại đau nhức dữ dội cùng những biến chứng nguy hiểm. Do đó, mọi người thường hỏi bao nhiêu tuổi thì mọc răng khôn để có biện pháp kịp thời, kiểm soát tốt hơn tình trạng. Để biết bao nhiêu tuổi thì mọc răng khôn, cũng như một số thông tin liên quan, đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Mục Lục

Trước khi tìm hiểu bao nhiêu tuổi thì mọc răng khôn, mọi người nên biết răng này có đặc điểm như thế nào nhé. Răng khôn còn được gọi là răng số 8 là những chiếc răng cuối cùng trên 2 hàm. Từ lúc dậy thì đến tuổi trưởng thành, chúng ta có 28 chiếc răng chia đều là 14 chiếc hàm trên và 14 chiếc hàm dưới. Nhưng, thực tế, con người có tổng 32 chiếc răng, 4 chiếc còn lại là 4 chiếc răng không được chia đều cho 2 hàm trên và dưới.

Răng khôn là gì?

Răng khôn khi mọc thường gây đau nhức, cùng những biến chứng nếu như chúng mọc xiên, mọc lệch, mọc ngầm,… Có những trường hợp là vì đến tuổi trưởng thành xương hàm của người đã dừng phát triển, không còn đủ chỗ để răng khôn chui lên.

Bao nhiêu tuổi thì mọc răng khôn?

Thông thường, răng khôn sẽ bắt đầu rục rịch khi đến tuổi trưởng thành, khoảng 18-25 tuổi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mọc răng khôn muộn hơn hay sớm hơn, tùy vào mỗi người hoặc đôi khi có người không mọc bất kỳ chiếc răng khôn nào.

Ngoài bao nhiêu tuổi thì mọc răng khôn, thì mọi người cũng rất quan tâm đến răng khôn mọc mấy lần. Răng khôn có 4 chiếc nên sẽ có 4 lần mọc vì 2 răng khôn hàm trên và 2 răng khôn hàm trên. Tuy nhiên, có người cũng sẽ rục rịch mọc 2 chiếc răng khôn cùng một lúc.

Bao nhiêu tuổi thì mọc răng khôn?

Răng khôn không mọc lên 1 lần như các răng khác trên hàm mà chúng chỉ lâu lâu mọc một ít hay chỉ trồi lên mặt nướu 1 ít rồi không mọc nữa. Chính vì chia làm nhiều lần mọc nên răng khôn không chỉ gây đau nhức 1 lần mà gây đau nhức rất nhiều lần.

Dấu hiệu mọc răng khôn

Sau khi biết được bao nhiêu tuổi thì mọc răng khôn, mọi người sẽ theo dõi dấu hiệu để nhận biết và có biện pháp xử lý sớm nhất nhé.

Đau nhức quanh vùng lợi kéo dài

Đây là dấu hiệu điển hình của việc mọc răng khôn. Các cơn đau rất khó chịu, bắt đầu từ những cơn đau âm ỉ trong nước đến đau dữ dội khi răng mọc lên. Đau nhức lặp lại rất nhiều lần cho đến khi răng hoàn chỉnh hay không mọc nữa

Nướu sưng tấy

Sưng nướu là biểu hiện của tình trạng nướu bị sưng to lên. Khi mọc răng khôn, xương hàm đã không còn phát triển nên nướu phải căng ra và sưng lên. Điều này khiến nướu quanh chân răng bị sưng tấy lên, các mô mềm xung quanh cũng đỏ lên.

Dấu hiệu mọc răng khôn

Khó cử động hàm

Đi kèm với triệu chứng đau nhức và sưng nướu là khó cử động hàm. Hàm trở nên căng cứng, không còn linh hoạt, cho nên rất khó ăn uống, hoạt động sinh hoạt, nói chuyện hằng ngày

Sốt và nhức đầu

Khi mọc răng khôn, có thể sẽ cảm thấy kèm với đau nhức ở nướu răng là tình trạng đau đầu cùng phía với răng. Đồng thời, lúc này cũng xuất hiện tình trạng sốt – biểu hiện thường gặp của mọc răng khôn. Hoặc là do đau nhức dữ dội cũng là nhiệt độ cơ thể tăng cao.

Đau nhức răng kế cận

Xảy ra khi răng mọc lệch, đâm vào chân răng hay thân răng của răng hàm số 7. Nếu không can thiệp kịp thời có thể làm hư hỏng luôn răng hàm số 7 này, nghiêm trọng hơn là hư tủy và bắt buộc phải nhổ bỏ.

Răng khôn có nên nhổ không?

Răng khôn khi mọc lên gây nên những phiền phức, tuy nhiên không phải lúc nào cũng cần thiết và không phải bất cứ răng khôn nào cũng phải nhổ.

Nếu như răng khôn mọc thẳng, mọc bình thường, không bị kẹt giữa nướu và mô xương cũng như răng khỏe không mắc bệnh, không gây ra biến chứng gì thì không cần phải nhổ

Răng khôn có nên nhổ không?

Nếu như răng khôn bị sâu, mọc trùm lợi, mọc lệch gây ảnh hưởng cho các răng khác, viêm nướu, mọc ngầm,… thì phải nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng sức khỏe răng miệng, bảo tồn được các răng còn lại trên cung hàm.

Cách phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm tại nhà

Sau khi biết bao nhiêu tuổi thì mọc răng khôn, mọi người nên biết cách phòng ngừa để hạn chế triệu chứng khó chịu và biến chứng nguy hiểm. Để ngăn chặn các nguy cơ xảy ra các biến chứng mọc răng khôn, mọi người nên lưu ý:

  • Đánh sạch răng 2 lần/ ngày, buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng bàn chải lông mềm, để tránh tác động lên nướu gây viêm nhiễm
  • Kết hợp làm sạch răng sau mỗi bữa ăn bằng chỉ nha khoa, nước muối hay nước súc miệng. Chỉ nha khoa làm sạch mảng bám ở kẽ răng, nướu, còn nước muối, nước súc miệng giúp diệt khuẩn, làm sạch mảng bám và khoang miệng.
  • Hạn chế ăn thực phẩm nóng, quá dai, quá cứng sẽ làm ảnh hưởng đến nướu răng
  • Không dùng tay hay dùng lưỡi chạm vào vị trí mọc răng vì có thể gia tăng cảm giác đau nhức, khiến nướu sưng nhiều hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là canxi từ thịt, cá,… để tăng độ chắc khỏe cho răng
  • Chườm đá: thực hiện chườm đá lên vị trí má mà răng khôn mọc để giảm đau nhức
  • Thăm khám và kiểm tra tại nha khoa: đến gặp bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng răng khôn xem tình trạng răng mọc như thế nào, để có biện pháp xử lý và khắc phục hiệu quả.
    Cách phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm tại nhà

Qua những thông tin trong bài viết, hy vọng mọi người hiểu hơn và có được giải đáp cho mình bao nhiêu tuổi thì mọc răng khôn – nên nhổ không? Từ đó, có biện pháp chăm sóc răng miệng cũng như kiểm soát tình trạng sớm nhất.

Trong trường hợp cần thăm khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ với nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé.

Chủ Đề