Bầu 3 tháng đầu có nên uống nhiều nước

Uống nước dừa khi mang thai mang lại lợi ích tuyệt vời. Nước dừa từ lâu đã trở thành một loại nước giải khát tự nhiên tốt cho sức khỏe được mọi người yêu thích.

Nước dừa đem lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi.

Bổ sung các chất điện giải 

Nước dừa chứa các chất điện giải có giá trị như kali, natri và magie…giúp duy trì huyết áp, cân bằng chất lỏng, điều chỉnh độ pH và thúc đẩy hoạt động của các cơ. 

Có thể làm dịu trào ngược dạ dày, táo bón

2 triệu chứng phổ biến ở bà bầu là ợ nóng và táo bón, các triệu chứng này sẽ kéo dài trong suốt thai kỳ gây khó chịu. Bổ sung nước dừa là bà bầu đã bổ sung chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón một cách hiệu quả. 

Ngoài ra nước dừa còn giúp trao đổi chất, trung hòa axit và giảm trào ngược dạ dày, ợ nóng

Uống nước dừa khi mang thai bổ sung thêm nước ối hiệu quả

Phương pháp tăng nước ối bằng cách uống nước dừa đã được áp dụng từ rất lâu vì nước ối đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của thai nhi. 

Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch 

Trong nước dừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bà bầu. Uống nước dừa khi mang thai sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh, chống lại virus monolaurin (một loại virus gây nhiễm trùng cho phụ nữ mang thai)

Bầu 3 tháng đầu có nên uống nhiều nước

Nước dừa mang lại nhiều lợi ích cho thai kỳ

Có lợi cho tim mạch

Nước dừa có công dụng điều chỉnh huyết áp, tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, cải thiện lưu thông máu, tốt cho tim mạch vì có chứa kali, magie, axit lauric, vitamin, protein…

Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

So với các loại thức uống khác, nước dừa có chức hàm lượng đường thấp nên ngăn ngừa nguy cơ bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Tăng năng lượng

Nếu bổ sung nước dừa trong thai kỳ sẽ giúp cung cấp năng lượng, giảm triệu chứng mệt mỏi và kiệt sức ở bà bầu.

Làm đẹp da trong thai kỳ

Một công dụng tuyệt vời khác của nước dừa là giúp làm đẹp da từ bên trong, bổ sung độ ẩm và giảm triệu chứng rạn da ở những tháng cuối thai kỳ. 

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai thường gặp phải tình trạng ốm nghén, nôn mửa do đó nên tránh uống nước dừa trong thời gian này vì nước dừa có chứa lượng chất béo cao sẽ khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. 

Ngoài ra, nước dừa mang tính âm sẽ khiến các cơ trở nên mềm yếu, hạ huyết áp nếu lạm dụng uống nước dừa khi mang thai quá nhiều có thể dẫn đến sảy thai. 

Chỉ nên uống nước dừa khi mang thai vào 3 tháng giữa của thai kỳ để bổ sung chất dinh dưỡng và nước ối cho thai nhi. Uống lượng đều đặn, mỗi ngày một ly nước dừa tươi và giảm dần vào 3 tháng cuối (khoảng 2,3 ly/tuần)

Bầu 3 tháng đầu có nên uống nhiều nước

Bà bầu chỉ nên uống nhiều nước dừa vào 3 tháng giữa thai kỳ

Trong những trường hợp dưới đây, bà bầu không nên uống nước dừa:

  • Khi cơ thể khó chịu, không khỏe
  • Người mẹ có tiền sử suy nhược, huyết áp thấp
  • Bà bầu bị đa nước ối không nên uống nước dừa ở những tháng cuối thai kỳ
  • Không uống vào ban đêm, trước khi đi ngủ vì sẽ tăng tần suất tiểu đêm

Tuy nước dừa là đồ uống giàu dinh dưỡng nhưng mẹ bầu không nên uống thay nước lọc hoặc các loại nước hoa quả khác. 

Để đảm bảo vệ sinh và an toàn, mẹ bầu nên mua cả quả dừa tươi để uống nước trực tiếp thay vì mua ly bán sẵn. Không nên uống quá nhiều để tránh phản tác dụng đồng thời không nên uống nước dừa để qua đêm. 

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Nước quan trọng thế nào với bà bầu?

Dù mang thai hay không thì nước luôn là một trong những yếu tố duy trì sức khỏe cơ thể. Đó là một trong những chất lỏng quan trọng nhất của cơ thể cũng như duy trì chức năng của các cơ quan nội tạng.

Trong quá trình thai nghén, cơ thể bạn cần nhiều nước hơn để đáp ứng nhu cầu đang thay đổi từng ngày của cơ thể. Nước rất thiết yếu đối với các tế bào máu cũng như phòng ngừa tình trạng khử nước. Nước cũng là thành phần thiết yếu trong sữa mẹ cũng như hỗ trợ quá trình tiết sữa.

Uống nước mang lại ích lợi gì?

Nước giúp cơ thể luôn tràn đầy sức sống và uống đủ nước sẽ ngăn ngừa tình trạng khử nước. Tình trạng khử nước khi mang thai có thể dẫn tới những hậu quả như đau đầu, khả năng giữ nước, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt. Nước cũng quan trọng đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ khi tình trạng khử nước có thể kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sẩy thai.

Cách tốt nhất để biết cơ thể có bị thiếu nước không là xem nước tiểu. Nếu nước tiểu đậm màu thì bạn cần uống nhiều nước hơn. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt là cơ thể đủ nước.

Một số chị em còn nhận thấy rằng uống nước thường xuyên còn giảm thiểu được tình trạng ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu. Nó còn duy trì thân nhiệt, làm mát cơ thể, đặc biệt là trong những tháng nóng nực, ẩm ướt.

Nó cũng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm niệu đạo, một hiện tượng rất phổ biến khi có thai. Nếu bạn uống đủ nước, nước tiểu sẽ loãng hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Nước cũng có tác dụng giảm táo bón, trĩ và phù nề.

Nên uống bao nhiêu nước khi mang thai?

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu về nước ngày càng tăng của cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai, bạn cần uống khoảng 3 lít nước (10 - 12 cốc nước). Thêm một ly nước sau khi tập luyện nhẹ nhàng.

Nếu là mùa hè thì cần uống thêm 1 - 2 ly nữa (11 - 13 cốc) để bù lại lượng nước bị thất thoát qua đường mồ hôi.

Nước quả cũng có thể coi là nước bổ sung nhưng cần nhớ là chúng cũng cung cấp nhiều năng lượng hơn. Tránh các loại đồ uống chứa cafein như cà phê, co la và trà bởi vì chúng rất lợi tiểu, làm cơ thể bạn nhanh mất nước.

Nếu không chắc chắn về lượng nước bạn uống mỗi ngày thì hãy chuẩn bị sẵn các chai nước và cố gắng uống nó hết vào cuối ngày.

Nếu không thích uống nước trắng?

Nếu bạn không thích nước trắng thì có thể cho thêm hương vị vào bằng cách cho vài giọt dầu bạc hà hay lát chanh hay đơn giản là vài giọt nước hoa quả.

Đặc biệt nước chanh có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn nếu bạn ốm nghén.

Thay vì cho các viên đá, bạn có thể cho các loại quả đông lạnh như cam, chanh, kiwi, đào, mơ và mận đông lạnh hay đơn giản hơn là chút tinh dầu hoa quả.

Một số loại nước khác nên uống là nước dừa, sữa lắc....

Những điều cần lưu ý

Một trong những điều cơ bản là uống nước sạch, đảm bảo vệ sinh ở tất cả mọi lúc, mọi nơi. Tốt nhất chỉ nên uống nước đã đun sôi không quá 2 ngày hay nước đóng chai để tránh nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Khi đi ra ngoài, tốt nhất là nên mang theo nước uống.

Không bao giờ uống nước cho thêm đá viên; tránh uống nước có ga vì dễ đầy bụng.

Nhớ là không uống nhiều nước cùng 1 lúc, chỉ nên uống từng chút một, cơ thể vừa dễ hấp thu vừa có lợi cho sức khỏe.

Thu Trang

Đối với người bình thường thì nước lạnh sẽ không ảnh hưởng gì nhưng với phụ nữ mang thai, cơ thể có nhiều thay đổi nên không thể lường trước được điều gì. 


Theo các chuyên gia sản khoa, trong thời gian mang thai, dạ dày và đường ruột của thai phụ rất mẫn cảm với sự thay đổi giữa nóng và lạnh. Sự chênh lệch nhiệt độ này làm cho bà bầu cảm thấy khó chịu khi ăn uống đồ lạnh. 

Thêm vào đó, rất nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng, bà bầu ăn đồ lạnh thường xuyên sẽ khiến các mạch máu ở cổ tử cung bị co thắt lại, gây trở ngại cho tuần hoàn máu ở thai nhi. Vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, chị em bầu nên tránh xa các loại đồ ăn nước uống lạnh quá như kem, sữa chua, nước đá, ….


Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc bà bầu ăn đồ lạnh thường xuyên sẽ làm mạch máu co lại tại vùng bụng và cổ tử cung dẫn đến giảm lượng máu đến nuôi dưỡng thai nhi. Vì thế, theo lời khuyên của các chuyên gia, chị em trong thai kỳ nên hạn chế tối đa việc ăn đồ lạnh như ăn kem, sữa chua lạnh, uống nước lạnh hay hoa quả để tủ lạnh, …

Không những thế, nước lạnh còn có thể là thủ phạm gây nên các bệnh về đường hô hấp của các bà bầu như đau rát cổ họng, đau đầu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới viêm đường hô hấp hay viêm amidan do khi ăn đồ lạnh huyết quản sẽ co lại làm giảm lượng máu qua đường hô hấp, giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. 



Bên cạnh đó, bà bầu uống đồ lạnh cũng ảnh hưởng đến thai nhi. Các mẹ có để ý, khi mình uống đồ lạnh con thường đạp mạnh, liên tục không? Các nghiên cứu đã chỉ ra thai nhi cũng rất mẫn cảm khi có thay đổi đột ngột giữa nóng và lạnh.

 

Hi vọng rằng, với những kiến thức bổ ích từ bài viết bà bầu có nên uống nước đá không, các mẹ đã biết lý do tại sao cần hạn chế ăn uống đồ lạnh. Vì sự khỏe mạnh của con, hãy cố gắng mẹ nhé! 


Xem thêm: Mẹ bầu có nên uống nước mía khi mang thai không?