Bị gút đau ở đâu

Bệnh gout thường đau ở đâu? Biểu hiện của những cơn đau là gì? Là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Dưới đây là những vị trí cơn đau gout cần biết.

1. Bệnh gout thường đau ở đau và vị trí cơn đau gout

Khi cơn đau gout tấn công thì bạn sẽ phải chịu đựng những cơn đau với mức độ tuỳ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Chẳng hạn như ở giai đoạn 2 của bệnh là những cơn gout cấp có khoảng giãn rất dài, ngược lại với giai đoạn 4 thì cơn đau rất dữ dội với mức độ liên tục.

Bệnh gout thường đau ở đâu? Vị trí cơn đau gout thường xuất hiện ở các chi. Vị trí cơn đau gout tấn công bắt đầu từ những chi dưới sau đó lan tới các khớp khác.

Dưới đây là vị trí cơn đau gout thường gặp mà bạn có thể tham khảo:

- Ở khớp chi dưới

Đây là vị trí cơn đau gout dễ tấn công nhất và thường được khởi phát ở ngón chân cái, ở khớp vị trí đầu gối hay ở mắt cá chân. Vị trí này hay khởi phát ở giai đoạn sớm.

- Ở khớp chi trên

Các cơn đau gout thường có dấu hiệu khá rõ ràng đối với những khớp ngón tay và khớp khuỷu tay. Những khớp chi phía trên của cơ thể khi bị đau sẽ cho cảm giác tương tự với khi bị trật khớp. Phần da vùng này trở nên căng hơn, đổi sang màu đỏ và căng bóng. Nếu như trong trường hợp gout nặng thì vùng da này có thể bị bong tróc.

- Ở vị trí khớp thần kinh

Với những khớp thần kinh ở vị trí hai bên của xương chậu thì vị trí cơn đau gout xuất hiện là những cơn đau thắt lưng. Rất nhiều trường hợp chủ quan nghĩ rằng vị trí cơn đau gout này chỉ là những viêm khớp thông thường khác nên điều trị không chính xác dẫn đến khi xác định được rõ ràng thì bệnh đã trở nặng và cơn đau khó chịu hơn rất nhiều.

- Gout đa khớp

Gout đa khớp hay còn gọi là vị trí cơn đau gout tấn công rất nhiều khớp cùng một lúc. Đây cũng là giai đoạn mãn tính của bệnh. Khi bước vào giai đoạn mãn tính thì bệnh nhân không những có những cơn đau liên tục mà còn chịu những cơn khó chịu do biến chứng gây ra.

2. Triệu chứng bệnh gout

Ngoài việc nắm được những vị trí cơn đau bệnh gout, bệnh gout thường đau ở đâu thì những dấu hiệu bệnh gout thường hay bị bỏ qua ở giai đoạn đầu, có thể là chủ quan và cũng có thể là do triệu chứng khó nhận biết.

Dưới đây là những triệu chứng bệnh gout mà bạn cần ghi nhớ:

- Những cơn đau khớp dữ dội: Khi bị bệnh gout thì những cơn đau là điều tất yếu mà bệnh nhân cần nhớ. Có những cơn đau mạnh xuất hiện trong vòng từ 4 - 12 giờ đầu tiên và sau đó có thể giảm dần và hết sau khoảng 7 - 10 ngày tính từ khi cơn đau bắt đầu.

- Đau nhiều hơn về đêm: nếu như viêm khớp thường đau cả ban ngày thì bệnh gout lại có những cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới giấc ngủ của bạn.

- Vùng da bị đỏ, ngứa và bong tróc nhiều: Nếu như bạn quan sát thất vùng khớp bị đỏ và trông như bị nhiễm trùng kèm theo ngứa và bong tróc da sau khi cơn đau gout thuyên giảm.

- Gặp khó khăn khi vận động: Khi gút tấn công, bạn sẽ khó vận động, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

- Cơn đau tái phát theo đợt: Gút sẽ hành hạ người bệnh theo từng đợt bất thường. Những đợt đau gút tái phát có thể cách nhau từ vài tháng tới vài năm tùy thuộc cách mà bạn kiểm soát bệnh.

- Sốt: Vì các triệu chứng diễn biến ở nhiều bộ phận trên cơ thể, nên người bệnh còn cảm thấy các triệu chứng khác như: Ớn lạnh, sốt nhẹ và chán ăn, sức khỏe kém.

Những lưu ý về tư thế ngủ giúp phòng ngừa bệnh đau vai gáy

Bệnh tiểu đường và bệnh gout có điểm gì chung?

Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: //vietlifeclinic.com/

Bệnh gout có mấy giai đoạn?

Bệnh gout ngày nay đang có dấu hiệu trẻ hóa và thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Bệnh gout thường đau ở đâu là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra, không chỉ ở người mắc bệnh mà còn ở những người thân của họ.

Giải đáp thắc mắc bệnh gout thường đau ở đâu

Gout là một bệnh lý phổ biến, do vậy không khó để tìm hiểu vấn đề bệnh gout thường đau ở đâu. Các biểu hiện đặc trưng nhất khi mắc bệnh có thể kể đến như:

+ Ở giai đoạn mới khởi phát bệnh, bạn sẽ cảm thấy đầu ngón chân bị sưng nhẹ, cảm giác nóng và nhức, khi vận động các khớp xương chân, đặc biệt là ngón chân cái càng đau nhiều hơn.

+ Các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều vào ban đêm và kéo dài trong nhiều giờ, điều đó làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như tinh thần, sức khỏe của bạn.


Đầu ngón chân là nơi có biểu hiện đầu tiên của bệnh gout

+ Dần dần, bệnh gout sẽ biểu hiện ở nhiều nơi khác như móng tay bị bong tróc, ngứa, xung quanh phần khớp tay cảm thấy đau và bị tím đỏ.

Tóm lại, khi mắc bệnh gout, bệnh nhân có thể bị đau ở những vị trí sau:

+ Đau ở phần chi dưới, các khớp chân: Các ngón chân cái, khớp chân và khu vực đầu gối là những nơi có biểu hiện bệnh gout rõ ràng nhất. Các cơn đau của bệnh chỉ xuất hiện vài ngày rồi sau đó biến mất. Điều đó sẽ lặp lại liên tục trong suốt thời gian mắc bệnh của bạn. Tìm ra được phương pháp chữa trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát được tình trạng bệnh.


Bệnh gout thường xuất hiện ở các khớp ngón tay và khuỷu tay

+ Đau ở phần chi trên: Ở phần chi trên, bệnh gout thường xuất hiện ở xung quanh khuỷu tay và các khớp ngón tay. Khi lên cơn gout, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau rõ ràng khiến mình khó chịu. Tuy nhiên biểu hiện này lại khá giống với hiện tượng của trật khớp và bong gân, nếu không cẩn thận chú ý bạn sẽ dễ nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai cách. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác như: sốt nhẹ, mất ngủ, ra mồ hôi lạnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Về lâu dài, mức độ và tần suất xuất hiện các cơn đau sẽ tăng lên.

Cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả nhất

Gout không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng và có rất nhiều phương pháp khác nhau để ngăn ngừa cũng như kiểm soát được bệnh gout. Thay đổi thói quen hàng ngày và chủ động phòng tránh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc bệnh không tiến triển nặng thêm:

+ Bổ sung đủ nước hàng ngày cho cơ thể: Nước có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là ở những người bị bệnh gout. Bổ sung đầy đủ nước hàng ngày sẽ giúp hạn chế sự hình thành của muối urat và đào thải được axit uric ra ngoài cơ thể được dễ dàng hơn. Các loại nước khoáng có độ PH càng cao sẽ càng có tác dụng hiệu quả cho những người bị bệnh gout.


Bổ sung nước đầy đủ để giảm nguy cơ mắc bệnh gout

>>Tìm hiểu thêm: Bệnh gout nên uống nước gì là tốt nhất, bạn có biết?

+ Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học: Chế độ ăn uống hàng ngày tác động rất lớn đến việc bạn có kiểm soát được bệnh gout hay không. Lý do là bởi bệnh gout hình thành do cơ thể dung nạp quá nhiều chất đạm, sử dụng nhiều chất kích thích, bia rượu… Do vậy, nếu không có chế độ ăn uống thích hợp, bệnh gout sẽ ngày càng nặng hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đạm, không sử dụng rượu bia và chất kích thích quá nhiều. Thay vào đó là uống nước thường xuyên và ăn các loại thịt trắng, bổ sung rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất.

+ Tập những thói quen lành mạnh tốt cho sức khỏe: Không thức khuya thường xuyên, tránh các buổi tụ tập, nhậu nhẹt, ngủ đủ 8 giờ/ngày và thức dậy đúng giờ, không để bản thân căng thẳng quá mức, vệ sinh cơ thể thường xuyên… là những thói quen tốt mà bạn cần nhớ. Ngoài ra, nên vận động khoảng 30 phút/ngày để cơ thể khỏe mạnh và lưu thông khí huyết trong cơ thể được tốt hơn.

Bài viết liên quan

> Những biểu hiện của bệnh gout đau gót chân

> Những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị bệnh gout

Đăng bởi: Dược sĩ Đinh Duyên

Bài viết liên quan

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout [gút] hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân [như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân] và ít gặp hơn ở khớp tay [bàn tay, cổ tay, khuỷu tay], cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.

Bệnh gout có nguy hiểm không?

Tuy bệnh gout có thể làm cho người bệnh căng thẳng, đau đớn và mất ngủ nhưng gout là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.

Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gout. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gout sau khi bị bệnh sỏi thận.

  • Giai đoạn 2: nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân [nốt tophi]. Nốt tophi thường biểu hiện chậm, hàng chục năm sau cơn gout đầu tiên nhưng cũng có khi sớm hơn. Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng và khối lượng và có thể loét. Nốt tophi thường thấy trên sụn vành tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân và gân gót.

Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.

  • Giai đoạn 3: các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp.

Hầu hết người bị bệnh gout chỉ ở giai đoạn 1 hoặc 2, rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do các triệu chứng bệnh gout đã được điều trị đúng cách ở giai đoạn 2.

Nguyên nhân bệnh gout gồm hai nguyên nhân chính: nguyên phát [đa số các trường hợp] và thứ phát

Nguyên phát:

95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.

Chưa rõ nguyên nhân.

Chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh.

Thứ phát

Do các rối loạn về gen [nguyên nhân di truyền]: hiếm gặp.

Do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai:

  • Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận
  • Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp
  • Dùng thuốc lợi tiểu như furosemid, thiazid, acetazolamid, …
  • Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính
  • Dùng thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid, …

Triệu chứng bệnh gout thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính.

Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm:

  • Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy

  • Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào

  • Khớp sưng đỏ

  • Vùng xung quanh khớp ấm lên

Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

Nếu người bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.

  • U cục tophi: bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn.

  • Tổn thương khớp: nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.

  • Sỏi thận: nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể acid uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn tích tụ trong thận gây ra sỏi thận.

Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30–50 tuổi và phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh thường mắc bệnh này nhiều hơn. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

  • Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản

  • Tuổi tác và giới tính: bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi

  • Uống nhiều bia trong thời gian dài

  • Béo phì

  • Gia đình có người từng bị gout

  • Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật

  • Tăng cân quá mức

  • Tăng huyết áp

  • Chức năng thận bất thường

  • Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong cơ thể như: Aspirin, Thuốc lợi tiểu, Thuốc hóa trị liệu, Các loại thuốc có thể làm suy giảm hệ miễn dịch như cyclosporine

  • Từng mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, tăng huyết áp

  • Mất nước

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh gout:

  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc được kê toa.

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe.

  • Điều trị tốt các bệnh lý gây bệnh gout thứ phát như suy thận, các bệnh lý chuyển hóa, ...

  • Tập thể dục hằng ngày

Đặc biệt cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý:

  • Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi

  • Tránh ăn hải sản và thịt đỏ

  • Ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua, …

  • Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc

  • Uống nhiều nước: uống từ 2,5–3 lít nước mỗi ngày

  • Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia rượu

  • Không uống cà phê, trà, nước uống có ga

Bệnh gout thường rất khó để chẩn đoán chính xác vì các triệu chứng gần giống với các bệnh khác.

Các biện pháp chẩn đoán được áp dụng bao gồm:

  • Hỏi bệnh sử

  • Khám lâm sàng

  • Xét nghiệm cận lâm sàng:

Xét nghiệm máu để đo nồng độ acid uric trong máu

Chọc hút dịch khớp tìm tinh thể acid uric

Chụp X-quang khớp

Siêu âm khớp

Chụp CT scanner khớp

Chẩn đoán xác định

Có thể áp dụng một trong các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn Bennet và Wood [1968]: được áp dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do dễ nhớ và phù hợp với điều kiện thiếu xét nghiệm [độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 82,7%]

Tìm thấy tinh thể natri urat trong dịch khớp hay trong các nốt tophi.

Hoặc tối thiểu có 2 trong các yếu tố sau đây:

  • Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột, đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.

  • Tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với tính chất khởi phát đột ngột, đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.

  • Có nốt tophi

  • Đã từng hoặc đang đáp ứng tốt với colchicin [giảm viêm, giảm đau trong 48 giờ].

Tiêu chuẩn của ILAR và Omeract [2000]: độ nhạy 70%, đặc hiệu 78,8%

Có tinh thể urat trong dịch khớp, và / hoặc:

Tìm thấy tinh thể urat đặc trưng trong nốt tophi bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân cực, và / hoặc:

Có 6 trong số 12 biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và X-quang sau:

  • Viêm tiến triển tối đa trong vòng một ngày

  • Có hơn một cơn viêm khớp cấp

  • Viêm khớp ở một khớp

  • Đỏ vùng khớp

  • Sưng, đau khớp bàn ngón chân I

  • Viêm khớp bàn ngón chân I ở một bên

  • Viêm khớp cổ chân một bên

  • Nốt tophi nhìn thấy được

  • Tăng acid uric máu [nam ≥ 420 mmol/l, nữ ≥ 360 mmol/l]

  • Sưng đau khớp không đối xứng

  • Nang dưới vỏ xương, không có hình khuyết xương trên X-quang

  • Cấy vi khuẩn âm tính

  • Điều trị viêm khớp trong cơn gout cấp.

  • Dự phòng tái phát cơn gout, dự phòng lắng đọng urat trong các mô và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol/l [60 mg/l] với gout chưa có nốt tophi và dưới 320 mmol/l [50 mg/l] với gout có nốt tophi.

Chế độ ăn uống - sinh hoạt cho người bị gout:

  • Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua, … Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150 gram mỗi ngày.

  • Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên.

  • Uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít nước mỗi ngày

  • Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như căng thẳng, chấn thương, …

Điều trị nội khoa

  • Thuốc kháng viêm: dùng trong giai đoạn cơn gout cấp để giảm viêm

  • Thuốc giảm acid uric máu: dùng trong giai đoạn mãn tính để tránh tái phát cơn gout cấp

Điều trị ngoại khoa:

Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp:

  • Gout kèm biến chứng loét

  • Bội nhiễm nốt tophi

  • Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ

Khi phẫu thuật cần dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gout cấp và kết hợp thuốc hạ acid uric máu.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề