Bò cái nuôi bao lâu thì đẻ

Câu 1. Khán giả Nguyễn Văn Giang, Bắc Giang, SĐT: 01665 712 001 hỏi: Bò cái chửa 10 tháng mới đẻ. Xin hỏi như vậy là đúng không?

Trả lời: bò bình thường thì chửa 9 tháng 10 ngày và có thể lên xuống 10 ngày, tuy nhiên có con lên đến 10 tháng thậm chí lên trên 11 tháng [ người ta gọi là chửa trâu] số này chiếm một tỉ nệ nhỏ, tuy vậy không ảnh hưởng đến lứa đẻ lần sau.

– Bò cái nuôi con được 7 tháng mới động dục trở lại. Xin hỏi cách làm cho bò động dục sớm?

Trả lời: thông thường thì sau khi bò đẻ 45-60 ngày thì đi giống trở lại, tuy nhiên nó phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và trạng thái sức khỏe của con vật. nhưng nếu như sau 120 ngày mà chưa động dục trở lại thì cần tác động dằng dinh dưỡng hoặc hormone. Thường thì người ta hay can thiệp bằng hormone nhưng với điều kienj trạng thái cơ thể bò phải khỏe. có thể sử dụng một trong các phát đồ sau đây:

+ sử dụng Hanprots hoặc vinaprost tiêm cho bò liều 25mg/ con và theo dõi bò động dục và phối giống nêu sau khi tiêm trong thời gian 11-12 ngày mà không thấy bò động thì tiêm lại lần thứ 2 với liều 25mg/con

+ Sử dụng vòng Prird đặc vào âm đạo bào và vào ngày thứ 11 tiêm cho bò 25 mg Hanprost , ngày thứ 12 thì rút vòng và tiêm cho bò 5mg Oestradion đến ngày thứ 14 hoặc 15 bò động dục thì phối giống 

Câu 2: Huỳnh Thanh Hai. Email:

Xin chào chương trình, nhà tôi có nuôi 1 con bò cái đã động đực nhiều lần [8 lần] nhưng phối giống [cả thụ tinh và thả đực] nhưng vẫn không đậu thai. xin nhờ chương trình tư vấn giúp. chân thành cảm ơn.

 Trả lời : bò của bạn đã mắc bệnh viêm thân sừng tử cung nên khi bò động dục mặc dù có rụng trứng và quá trình thụ tinh vẫn diễn ra nhưng trong quá trình làn tổ của hợp tử ở sừng tử cung không thực hiện được vì ở nơi đó không có các nhưng mao để giữ hợp tử đến ngày :bám rể” nên bị tuột ra ngoài. Vì vậy bạn cần điều trị hết viêm nhiễm đã . cách điều trị hư sau:

Bạn dùng dung dịch Iodin hoặc haniodin !0 % pha loãng !0% với lượng 60-70 ml thụt vào thân sừng tử cung [ phải đưa được vào qua cổ tử cung]  sau đó xao nhẹ và để như vậy tự nó đẩy ra ngoài. Trong trường hợp thấy dịch chay ra từ âm hộ mà có lởn vởn bã đậu thì bạn phải kết hớp tiêm thêm kháng sinh như: ampicana + dexametazon và làm 2- 3 lần lien tục, mỗi lần cách nhau 1-2 ngày. Sau đợt thụt thuốc cuối cùng thì tiêm cho bò liều Hanprost [ Pg nhóm F2 alpha -25 mg] sau đó bò động dục trở lại thì phối giống bình thường.

Câu 3:Thắng Lợi – Văn Giang – Hưng Yên, sđt 01635 870 219 có hỏi:

Bò đi lấy giống 6 tháng nhưng không được. Cứ đến kỳ là lại động dục. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Bò của bạn nếu như cứ 21 ngày mà đi giống trở lại ? Bạn mổ tả không rõ lắm nhưng có thể bò của bạn gặp một trong các trường hợp sau đây:

+ Nếu bò của bạn cứ sau 21 ngày lại lên giống một lần và thời gian chỉ kéo dài trong vòng một ngày thì bạn phải kiểm tra xem nó có bị viêm nhiễm đường sinh dục hay không ? nếu như có bị viêm thì bạn phải gọị thú y đến thụt rửa vào thân sừng tử cung bằng dung dịch Haniodin 10% pha loãng 10% và lượng 50-60 ml thụt 2-3 lần mỗi lần cách nhau 1-2 ngày sau đó bò động dục lại thì mới phối. Nếu như bò của bạn không bị viêm nhiễm thì kỹ thuật dẫn tinh viên cần kiểm tra lại chất lượng tinh xem hoạt lực còn mạnh nữa hay không ?

+ Nếu bò của bạn động dục đúng ngày tức là cứ 21 ngày thì động dục mà thời gian động dục kéo dài hơn một ngày và các triệu chứng bò động dục không được mạnh mẽ thì có nghĩa là bò của bạn có động dục nhưng khả năng rụng trứng là kém hoặc quá muộn vì vậy bạn cần sử dụng thuốc Lutalase hoặc Hanprost hoặc GnRH tiêm cho bò trước ngày động dục 1-2 ngày và đến khi bò động dục thì phối giống bình thường như mọi lần tức là: bò động dục vào sáng sơm thì chiều tối phối giống hoặc

bò động dục vào buổi chiều thì sáng sớm hôm sau mới phối giống.          

Câu 4: KG Nguyễn Văn Dương [50 tuổi], Bắc Giang, SĐT: 01665 712 001 hỏi: Bò cái có chửa lần gần đây nhất đến 10 tháng mới đẻ, đến nay đã đẻ xong 7 tháng mà vẫn chưa thấy động dục trở lại. Trước đây bò đã đẻ được 3 lứa rồi, bò ăn uống tốt, bê con đẻ ra đẹp. Xin hỏi tại sao bò có chửa đến 10 tháng mới đẻ và đến nay vẫn chưa đi giống lại. Mong chương trình tư vấn giúp tôi cách khắc phục?

Trả lời: thong thường thì bò chửa 9 tháng 10 ngày và có thể lên xuống 10 ngày là được coi như sinh lý chửa đẻ bình thường; tuy nhiên trong thực tế có những con có thể mang thai đến 10 tháng hoặc hơn mười tháng [ thường gọi là chửa trâu]  như vậy trường hợp bò chửa 10 tháng  hoặc trên 10 tháng thì đó được coi là hiện tượng lên ngày cũng là bình thường trong sinh học . con lứa này sau khi đẻ xong được 7 tháng mà chưa đi giống trở lại thì không phải là do lứa vừa rồi đẻ lên ngày ! bác cần gọ thý y đến để kiểm tra cơ qua sinh dục của bò để phòng khi có thể bò bị bệnh thể vàng tồn lưu nê dò không đi giống trở lại hoặc có thể do rối loạn hormone mà làm cho buồng trứng kém phát triển cũng dẫn đến bò không đi giống. khi khám cụ thể thì sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả, còn nếu không bác có thể sử dụng phác đồ sau để điều trị cho bò: Sử dụng Hanprost [ 5ml] hoặc lutalyse [5ml]  tiêm cho bò sau đó theo dõi bò sẽ động dục sau khi tiêm khoảng 48-72 giờ, nếu không thấy bò động dục thì sau 12 ngày thì tiêm lại và chắc chắn rằng bò của bác sẽ động dục vào ngày thứ 3 hoặc 4 sau khi tiêm.

Bác cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt trong thời gian điều trị cho bò 

Câu 5: Đinh Thị Thanh, Yên Định – Thanh Hóa, SĐT: 01266 106 501 có hỏi: Trâu đẻ con được 7 tháng tuổi, cho đi phối 3 lần rồi nhưng không đậu. Xin hỏi cách xử lý như thế nào?

Trả lời:  nếu trâu của bạn đã 3 lần đi giống mà không đậu thai có nghĩa là cơ quan sinh sản của nó có thể mắc một trong những lỗi sau đây:

-Có thể bị viêm đường sinh dục

-Trâu động dục yếu không tạo được sự rụng trứng trong chu kỳ

-Trâu đực yếu sinh lý

Bạn có thể xử lý như sau:

Nếu ở trường hợp thứ nhất thì bạn gọi thu y đến để họ sử dụng dung dịch Haniodin 10% pha loãng 10 % rồi sử dụng 40-60ml thụt vào thân sừng tử cung để rửa, làm 1-2 lần và sau đó sử dụng 25mg thuốc Viprost hoặc Hanprots tiêm cho trâu, sau đó trâu động dục thì phối giống bình thường

Nếu ở trường hợp thứ hai thì bạn cũng có thể sử dụng Viprost hoặc Hanprost liều 25 mg hoặc Feragul liều 100 mmg tiêm cho trâu trước ngày động dục 1-2 ngày hoặc khi bắt đầu thấy trâu động dục thì tiêm và sau đó 6-8 giờ cho trâu lấy giống

Nếu trường hợp thứ 3 thì khi trâu bạn động dục thì cho con trâu đực khác lấy giống mà không sử dụng con trâu đực lấy giống lần vừa rồi.

Câu 6: Nguyễn Thị Đào, Hưng Yên, SĐT: 01649 638 920 có hỏi: Làm thế nào để biết là bò sắp đẻ?

Trả lời: khi bò sắp đẻ thì thường có các triệu chứng đặc trưng sau :

-Bò ít đi lại, hay đứng lên nằm xuống, đi tiểu tiện và ỉa nhiều lần trong ngày, bộ phận sinh dục ngoài [âm hộ] tăng sinh- mọng lên, có nhiều dịch nhờn keo, đặc chảy ra.

-Đặc biệt khi 4 đầu vú sữa xuống căng tròn và chia ra ngoài thì khi đó là bò sắp đẻ   

Nuôi bò cái sinh sản vẫn được coi là có lãi và ổn định trong quy mô nông hộ [10-12 triệu đồng/con/năm]. Người nuôi chỉ cần đầu tư giống 1 lần để khai thác bê con trong nhiều năm sau.

Thực tế cho thấy có rất nhiều hộ nuôi bò thịt đã chuyển sang hoàn toàn hoặc kết hợp với nuôi bò sinh sản. Mặt khác, so với nuôi lợn, gà thì nuôi bò sẽ ít bị rủi ro hơn tuy thời gian quay vòng lâu hơn.

Để đảm bảo tốc độ tăng đàn và chất lượng bê con nuôi thịt thì người nuôi bò cái sinh sản cần chú ý một số khâu kỹ thuật sau:

+ Khẩu phần ăn cho bò cái [áp dụng cho bò cái có trọng lượng trung bình 200 -220 kg]: Nếu người nuôi chăn thả hàng ngày thì cần cung cấp thêm ít nhất 1kg bột hoặc cám [ngô, gạo] + 0,2 đến 0,3 kg khô dầu lạc và khoảng 20g Premix khoáng, vitamin. Nếu nuôi nhốt hàng ngày thì cung cấp cho bò khoảng 20 đến 25kg cỏ xanh và lượng thức ăn tinh như trên. Nếu bò sinh sản có trọng lượng lớn hơn thì tăng lượng thức ăn theo tỷ lệ 2,5 đến 3kg vật chất khô/100kg thể trọng.

Khi bò có chửa hoặc nuôi con nên bổ sung thêm thức ăn tinh nhằm tăng hàm lượng dinh dưỡng nuôi thai và sản xuất sữa cho con bú. Có thể cho ăn theo khẩu phần [30 đến 35kg cỏ tươi + 2kg rơm ủ + 1kg thức ăn tinh hoặc cám tổng hợp + 25 đến 30gr muối + 30 đến 35gr bột xương/ngày].

+ Phối giống cho bò: Người nuôi khi phối giống cho bò cái tốt nhất nên thụ tinh nhân tạo để bê con sẽ đẹp và to hơn so với phối trực tiếp.

Bò động dục sẽ có các biểu hiện: Kêu rống lên, phá chuồng, kém hoặc bỏ ăn, thích nhảy lên lưng con khác rồi lại đứng yên cho con khác nhảy lên, âm hộ hơi mở có màu đỏ hồng, dịch từ âm hộ chảy ra trong như nhựa chuối…

Thời điểm phối giống [thụ tinh] thích hợp nhất là sau khi kết thúc chịu đực. Để đảm bảo tỷ lệ thụ tinh cao, tốt nhất nên phối giống 2 lần [lần 1 phối vào lúc sau khi phát hiện động dục 6 đến 8h và lần 2 phối lại sau đó 12h].

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, có thể quan sát tình trạng dịch nhày keo lại [kéo dài được như chiếc đũa] thì phối giống là tốt nhất hoặc theo dõi nếu thấy bò động dục vào buổi sáng sớm thì phối giống vào buổi chiều cùng ngày. Nếu bò động dục vào buổi chiều thì phối giống vào sáng ngày hôm sau.

* Chú ý: Trong thời kỳ bò mang thai, người nuôi không nên bắt bò cày, kéo hoặc xua đuổi để bò chạy sẽ ảnh hưởng xấu đến thai [dễ gây hiện tượng thai chết lưu hoặc đẻ non].

Đỡ đẻ và chăm sóc bò sau sinh: Bò có chửa được khoảng 280 đến 281 ngày là sinh.

Bò sắp đẻ có biểu hiện bồn chồn, chân gẩy lên bụng, đuôi cong, vú căng, âm hộ nở, có dịch nhày…

Nếu bò đẻ thuận lợi người nuôi có thể tự đỡ đẻ cho bò bằng cách sát trùng tay, kiểm tra thai xuôi hay ngược để sửa lại. Dùng tay kéo nhẹ bê ra, cắt dây rốn để còn 10 đến 12cm rồi sát trùng rốn cho bê bằng cồn, lau nhớt giãi trong mũi, mồm bê và đặt lên mô rơm khô để bò mẹ vệ sinh tiếp cho con. Người nuôi cũng nên bóc móng cho bê sau sinh để bê khỏi bị ngã vì trơn trượt. Vệ sinh phần thân sau và vú bò mẹ để bê con có thể bú ngay sau sinh.

Nếu trường hợp bò đẻ khó thì cần phải có sự can thiệp của bác sĩ thú y.

Tiếp đó hồi sức cho bò mẹ bằng nước uống ấm có pha cám, muối. Thời gian đầu sau sinh [2 đến 3 tuần] nên cho bò mẹ ăn cháo [1,2 đến 1,5kg thức ăn tinh/con/ngày + 25 đến 30gr muối ăn + 30 đến 35gr bột xương + cỏ tươi ăn tự do cả ngày]. Các ngày sau cho bò mẹ ăn 25 đến 30kg cỏ tươi + 2 đến 3 kg rơm ủ + 1,5 đến 2kg cám hoặc thức ăn hỗn hợp để bò mẹ phục hồi sức khỏe, nhanh có lứa sau.

+ Chăm sóc bê con theo mẹ: Trong thời gian khoảng 1 tháng sau sinh cho bê bú mẹ tự do, giữ ấm và vệ sinh sạch sẽ cho bê. Từ ngày thứ 30 trở đi có thể tập cho bê ăn thức ăn tinh hỗn hợp và thức ăn thô xanh. Khi bê đã quen ăn ngoài nên thay đổi khẩu phần ăn cho bê 10 ngày/lần[ khẩu phần ăn có thể là 5 đến 10kg cỏ tươi + 0,2 đến 0,3 kg thức ăn tinh hỗn hợp/ngày].

Nên cai sữa bê khi được 6 tháng tuổi [bê đạt trọng lượng 800 đến 900kg].

+ Vệ sinh thú y: Tắm chải bò thường xuyên để giữ cho cơ thể bò được sạch sẽ, giúp khí huyết lưu thông và hạn chế nhiều bệnh kí sinh trùng ngoài da. Hàng ngày phải dọn phân, rửa nền chuồng, vệ sinh máng ăn, máng uống cho bò…Không nên cho bò ăn thức ăn dưới đất hoặc thức ăn tinh đã nấm mốc, thiu thối...

Bò sinh sản có sức đề kháng yếu nên dễ bị mắc bệnh nếu không tiêm phòng đầy đủ. Tốt nhất hàng năm nên tiêm vacxin định kỳ một số bệnh truyền nhiễm như dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sẩy thai truyền nhiễm…

Khi thấy thời tiết nóng ẩm hoặc thức ăn nghi ngờ không an toàn nên bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn cho bò để giảm thiểu bệnh rối loạn đường tiêu hóa.

Video liên quan

Chủ Đề