bộ sách giáo khoa lớp 6 2021-2022

Từ chiều nay đến sáng mai, 13.8, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục trung học.

Tinh giản nội dung bằng đổi mới cách dạy

Tại hội nghị, PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học [Bộ GD-ĐT], cho biết: "Việc xây dựng các chủ đề dạy học có chuyển biến tích cực và đi vào nền nếp, trên cơ sở tinh giản nội dung dạy học, các cơ sở giáo dục đã xây dựng các chủ đề dạy học thông qua việc nghiên cứu bài học, việc phân tích các chủ đề, hoạt động trải nghiệm...".

Đến nay, số bài học, chủ đề minh họa thực hiện trong sinh hoạt chuyên môn cấp THCS là 193.528 bài [tỷ lệ 18,3 bài/trường], cấp THPT là 75.783 bài [29,01 bài/trường]; nhiều chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học.

Hoạt động giáo dục trong nhà trường có những chuyển biến tích cực; điều chỉnh tăng thời gian thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Học sinh được phát huy vai trò chủ thể của quá trình học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập; chủ động, tự tin trong tương tác, giao tiếp với giáo viên và bạn bè,...

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, các địa phương đã tổ chức dạy học qua internet và trên truyền hình phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của dịch bệnh và phù hợp với điều kiện của từng trường, bảo đảm theo kế hoạch thời gian năm học của địa phương.

Tuy nhiên, một số đơn vị, trường học gặp khó khăn khi triển khai dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhất là khi dịch bệnh diễn ra do nhiều gia đình học sinh khó khăn, không có đủ phương tiện, máy tính để học tập, tiếp cận công nghệ, tiếp thu bài giảng.

Tiến độ chọn sách giáo khoa còn chậm

Năm học tới, cấp THCS sẽ lần đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 6. Do đó, nhiệm vụ quan trọng được đề ra là triển khai hiệu quả chương trình này và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện tiếp đối với lớp 7, lớp 10 cho năm học tiếp theo.

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, đến thời điểm này, tất cả 63 tỉnh, thành phố đều tổ chức xong việc lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Trên cơ sở các bộ sách giáo khoa lớp 6 đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt, tại mỗi tỉnh, thành phố, mỗi môn học, hoặc hoạt động giáo dục, được chọn từ 1 - 5 bộ sách, trong đó tỷ lệ chọn 1 bộ với mỗi môn học khoảng 50%; 2 bộ với mỗi môn học khoảng 30%,...

Tuy nhiên, báo cáo của Bộ GD-ĐT cũng nhận định một số địa phương tổ chức thực hiện việc lựa chọn sách chậm so với thời gian quy định, không thông báo công khai ngay trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Việc đăng ký mua sách giáo khoa diễn ra chậm còn làm ảnh hưởng đến việc in ấn, phát hành sách của các nhà xuất bản, và do đó sách đến học sinh cũng bị muộn hơn.

Chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu áp dụng từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6 cấp THCS, các địa phương, cơ sở giáo dục đã chủ động khắc phục khó khăn để triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên.

Tính đến cuối năm học 2020-2021, đã có hơn 579.000 lượt giáo viên trung học được bồi dưỡng các modul về hướng dẫn thực hiện Chương trình 2018; phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

Ông Thành cũng đánh giá các cơ sở giáo dục phổ thông nghiên cứu Chương trình giáo dục tổng thể, chương trình giáo dục môn học để xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và kế hoạch giáo dục môn học đảm bảo tính phù hợp, sáng tạo và hiệu quả.

Bên cạnh kết quả đạt được, giáo dục trung học năm 2020-2021 vẫn còn một một số hạn chế, như: chất lượng giáo dục còn chưa đồng đều giữ các vùng, miền; còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại một số vùng khó khăn, vùng sâu, vùng sa, vùng có nhiều khu công nghiệp, đặc biệt ở các môn học đặc thù như: mỹ thuật, âm nhạc, tin học, công nghệ, trải nghiệm - hướng nghiệp...

Năm học 2021-2022 được xác định vẫn sẽ diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên mà giáo dục trung học đề ra cho năm học mới này là thực hiện tốt mục tiêu phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm trường học an toàn và nâng cao chất lượng giáo dục.

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học được đặt mục tiêu phải linh hoạt, chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến khó lường, bất thường của thiên tai, dịch bệnh.

Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên học sinh lớp 2, lớp 6 trên cả nước học sách giáo khoa [SGK] mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 [Chương trình GDPT mới]. Cùng với nhiều địa phương trên cả nước, tỉnh ta đã hoàn thành việc chọn SGK theo đúng quy trình, thời gian.

Rút kinh nghiệm từ việc lựa chọn SGK lớp 1 từ năm học trước, với lớp 2 và lớp 6, Bộ GD và ĐT yêu cầu việc chọn SGK lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022 phải thực hiện xong từ tháng 4, để đảm bảo giáo viên sẽ có 5 tháng được tập huấn, làm quen với SGK mới. Để triển khai Chương trình GDPT mới đối với lớp 2, lớp 6 từ năm học 2021-2022 theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, dù gặp khó khăn không nhỏ do ảnh hưởng của dịch COVID-19, song tỉnh ta đã nỗ lực triển khai công tác chuẩn bị đúng tiến độ, bảo đảm các điều kiện để có thể dạy, học tốt nhất.

Nhân viên Công ty CP Sách và Thiết bị Giáo dục Nam Định kiểm kê sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022 để chuẩn bị cung ứng cho các cơ sở giáo dục trong tỉnh.

Quy trình lựa chọn SGK lớp 6 trên địa bàn tỉnh được thực hiện nghiêm túc theo quy định của Bộ GD và ĐT và UBND tỉnh. Quá trình tiến hành, Sở GD và ĐT đã tổ chức họp Hội đồng lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 và chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức cho giáo viên chọn SGK mới theo Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD và ĐT quy định việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông, bảo đảm công tâm, khách quan, rút kinh nghiệm từ việc chọn sách lớp 1 năm trước. Cụ thể, Sở GD và ĐT đã ban hành Công văn số 203/SGDĐT-GDTH hướng dẫn các cơ sở đề xuất lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022. Theo đó, tổ chuyên môn của các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận và đánh giá các SGK lớp 2, lớp 6 [thuộc danh mục SGK đã được Bộ trưởng Bộ GD và ĐT phê duyệt] của môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn SGK; đề xuất ít nhất 1 SGK cho mỗi môn học; báo cáo người đứng đầu cơ sở giáo dục danh mục SGK do tổ chuyên môn đề xuất. Các cơ sở giáo dục tổ chức cuộc họp với các thành phần theo quy định [người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh] để thảo luận, đánh giá SGK trên cơ sở danh mục SGK do các tổ chuyên môn đề xuất; lựa chọn ít nhất 1 SGK cho mỗi môn học; báo cáo về Phòng GD và ĐT. Các Phòng GD và ĐT tổng hợp báo cáo Sở GD và ĐT danh mục SGK lớp 6 được các cơ sở giáo dục đề xuất lựa chọn. Sở GD và ĐT tổng hợp, chuyển giao cho Hội đồng lựa chọn SGK lớp 2, 6 danh mục SGK được các cơ sở giáo dục lựa chọn. Trên cơ sở danh mục SGK do các cơ sở giáo dục đề xuất, Hội đồng lựa chọn SGK lớp 2, 6 tổ chức họp, thảo luận, đánh giá mỗi SGK theo 6 tiêu chí được UBND tỉnh phê duyệt là: Phù hợp với trình độ dân trí và năng lực nhận thức của học sinh [tiêu chí 1]; Phù hợp với trình độ, năng lực của giáo viên [tiêu chí 2]; SGK phải có bố cục rõ ràng, dễ hiểu, thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục của địa phương và cơ sở giáo dục [tiêu chí 3]; Phù hợp với quy mô lớp học, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của cơ sở giáo dục phổ thông [tiêu chí 4]; Phù hợp với lịch sử, địa lý, truyền thống, văn hóa, tôn giáo địa phương [tiêu chí 5]; Sự hỗ trợ của tác giả viết sách và tài liệu bổ trợ dạy, học [tiêu chí 6].

Với tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, 15 thành viên trong mỗi Hội đồng chọn SGK lớp 2, lớp 6 đã bỏ phiếu và lựa chọn được tối thiểu 2 SGK cho mỗi môn học. Kết quả lựa chọn SGK của các Hội đồng được chuyển giao cho Sở GD và ĐT để trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Cuối tháng 4, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 900/QĐ-UBND phê duyệt Danh mục SGK lớp 2, lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh gồm 19 cuốn SGK lớp 2 và 24 cuốn SGK lớp 6 để sử dụng trong các nhà trường từ năm học 2021-2022.

Theo đó, các sách được chọn của các Nhà xuất bản [NXB] Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm [của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội] và NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Các danh mục SGK sẽ được chuyển tới các NXB có SGK được lựa chọn để các đơn vị chuẩn bị đủ, đúng số lượng cần cung ứng.

Như vậy, năm học 2021-2022 tỉnh ta sẽ có những SGK lớp 2, lớp 6 mới với mục tiêu: Phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, phù hợp với điều kiện của nhà trường và kinh tế - xã hội ở địa phương, là nguồn tài nguyên, học liệu bổ trợ hữu ích cho giáo viên, học sinh và phụ huynh.

Đến thời điểm này, mặc dù diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh song công tác chuẩn bị các điều kiện triển khai Chương trình GDPT mới năm học 2021-2022 đã và đang được thực hiện đúng tiến độ, quy trình, minh bạch. Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ kép là phòng, chống dịch và tổ chức ôn tập cho học sinh cuối cấp một cách chất lượng, hiệu quả, các đơn vị giáo dục trên toàn tỉnh đang khẩn trương triển khai các phần việc sau khi chọn sách như: Tiến hành xây dựng bài giảng từng môn học; chuẩn bị tổ chức dạy thử nghiệm; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về cách thức tổ chức hoạt động trong một giờ học; nghiên cứu SGK của môn học sẽ đảm nhận; tăng cường trao đổi trong tổ chuyên môn để hiểu rõ hơn về những yêu cầu mới; phát huy tối đa ưu điểm của sách mới trên cơ sở rà soát, tận dụng tối đa trang thiết bị sẵn có, tránh lãng phí. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục cũng mong muốn sau khi có danh mục SGK, các đơn vị xuất bản và phát hành sẽ sớm cung ứng sách đến các nhà trường để giáo viên chủ động trong soạn giáo án, thiết kế bài giảng và triển khai dạy học thuận lợi trong năm học mới./.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề