Bụng yếu nên uống thuốc gì

Bạn cần ăn thực phẩm giúp bổ sung nước, cung cấp chất điện giải và phá vỡ các a xít trong dạ dày. Các thực phẩm sau có thể dùng khi bụng yếu:

Nước ép cà rốt: Giúp bạn mau thoát khỏi tình trạng dạ dày khó chịu. Thêm vài nhánh bạc hà vào nước cà rốt vì bạc hà giúp làm dịu cơn sôi sục của dạ dày.

Cơm và sữa chua: Khi bụng yếu, bạn nên dùng các loại thực phẩm tinh bột như gạo. Có thể ăn cơm trộn với sữa chua. Hàm lượng lợi khuẩn probiotic có nhiều trong sữa chua sẽ đẩy lùi rối loạn tiêu hóa, giúp giảm tình trạng khó tiêu và tăng cường hệ miễn dịch.

Giấm táo: Hòa một muỗng canh giấm táo vào một chén nước ấm có pha mật ong. Cách này sẽ giảm bớt chứng khó tiêu và có thể làm giảm chứng chuột rút cũng như đầy hơi trong bụng.

Bánh mì nướng: Ăn bánh mì nướng sẽ không gây trào ngược a xít, do đó bạn sẽ cảm thấy êm bụng hơn.

Đu đủ: Loại quả giàu vitamin C này có thể ăn được khi bụng yếu vì chứa một loại enzyme tiêu hóa tự nhiên gọi là papain. Enzyme này giúp phá vỡ các loại thực phẩm có thể gây khó chịu cho dạ dày.

\n

Gừng: Trà gừng là phương thuốc tự nhiên cho chứng rối loạn tiêu hóa khi làm dịu cơn khó chịu của dạ dày ngay lập tức, giảm sôi bụng...

Chuối: Có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy. Hàm lượng kali và chất điện giải có trong chuối sẽ giúp chống tình trạng mất nước trong cơ thể và do đó, cung cấp năng lượng.

Bạc hà: Nhâm nhi trà bạc hà giúp làm dịu bụng.

Nước dừa: Hàm lượng đường tự nhiên trong nước dừa cung cấp calo cũng như chất điện giải, chẳng hạn như kali để giúp êm bụng.

Vấn đề an toàn thực phẩm và chế độ ăn uống hợp lý luôn là tiêu điểm nóng của người dân Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Các bệnh về đường tiêu hóa đã và đang gây nên nhiều nỗi lo ngại trong mỗi chúng ta, đặc biệt là chứng rối loạn tiêu hóa. Vậy khi bị rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc và các thức uống gì? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài viết sau đây.

Uống thuốc gì chữa rối loạn tiêu hóa

Bụng yếu nên uống thuốc gì

Thuốc tây y chữa rối loạn tiêu hóa

Các loại thuốc Tây y thường được chỉ định trong rối loạn tiêu hóa, chủ yếu là các thuốc điều trị các triệu chứng đi kèm:

  • Maalox: Dùng khi bị chứng khó tiêu, đầy bụng, kèm theo ợ chua, dùng sau ăn 30 – 60 phút.
  • Domperidon: Dùng khi bị khó tiêu, táo bón, buồn nôn. Thuốc có tác dụng điều hòa nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống đường ruột. Loại thuốc này không được chỉ định cho phụ nữ mang thai, người từng bị xuất huyết đường ruột hoặc bị tắc ruột.
  • Neopeptine, Lactomin, Enterogemina…: Đây là những loại men tiêu hóa có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giảm chứng ăn không tiêu, chướng hơi, đầy bụng, buồn nôn biếng ăn khi bị rối loạn tiêu hóa.
  • Berberin: được sử dụng khi có các triệu chứng tiêu chảy, kích thích tăng tiết mật giúp tiêu hóa tốt. Ngoài ra loại thuốc này còn có tác dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn có hại trong đường ruột.
  • Dung dịch bù nước và chất điện giải Oresol: Loại thuốc này rất có ích trong việc ngăn ngừa mất nước và bổ sung chất điện giải cho cơ thể khi bị tiêu chảy kéo dài. Khi sử dụng cần lưu ý pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm.
  • Loperamid: Là loại thuốc cầm tiêu chảy chỉ được bác sĩ chỉ định khi bị tiêu chảy kéo dài mà không phải do ngộ độc thực phẩm hoặc ăn phải hóa chất độc hại.
  • Các thuốc điều trị bệnh lý liên quan: trong trường hợp rối loạn tiêu hóa được xác định do các nguyên nhân về bệnh lý, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn các thuốc điều trị các bệnh lý đó: như thuốc điều trị dạ dày, tá tràng…

Xem thêm: Đau bụng đi ngoài uống Berberin được không?

Rối loạn tiêu hóa uống thức uống gì?

Cần bổ sung đầy đủ nước trong ngày, tối thiểu 2,5 lít nước 1 ngày khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ giúp chống mất nước khi bị tiêu chảy và làm mềm phân trong trường hợp bạn bị táo bón.

Một số thức uống tốt cho hệ tiêu hóa như:

  • Nước ép cà rốt: giúp dạ dày giảm cảm giác khó chịu, có thể thêm vài nhánh bạc hà vào nước ép để làm dịu cơn sôi sục của dạ dày. Lưu ý: Khi ăn hay uống nước cà rốt cần lưu ý không dùng quá 3 lần/ tuần để tránh bị vàng da.
  • Nước cam: Một số người thắc mắc liệu rối loạn tiêu hóa có nên uống nước cam không? Trong nước cam có nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và góp phần làm hệ vi khuẩn đường ruột khỏe hơn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Có thể uống 1 ngày 1 ly nước cam nhưng không nên uống nước cam quá chua, nên pha chút nước hoặc uống đá và cho thêm chút đường sẽ tốt hơn. Nên uống nước cam khi no, và nên uống vào buổi sáng.
  • Nước dừa: Trong nước dừa rất giàu kali và khoáng chất nên có tác dụng điều hòa chất điện giải và bổ sung lượng nước bị mất trong cơ thể. Ngoài ra, nước dừa cũng giúp chống lại các chứng nhiễm trùng đường tiêu hóa. Thời điểm tốt nhất để uống là vào buổi sáng.
  • Các loại sữa chua uống: giúp cung cấp các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.
  • Nước Oresol: giúp cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể khi rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.
  • Trà gừng: giúp làm giảm các chứng như: Đầy hơi và chướng bụng, khó tiêu, co thắt dạ dày và buồn nôn ngăn ngừa các bệnh về hệ tiêu hóa ngoài ra còn hỗ trợ, cân bằng các acid trong ruột và giảm co thắt ruột.
Bụng yếu nên uống thuốc gì

Trà gừng chữa các chứng đầy hơi, chướng bụng khó tiêu

  • Nước ép táo: Đây là loại trái cây rất giàu vitamin C, vitamin A, khoáng chất, kali và phospho, đặc biệt trong trái táo xanh hàm lượng vitamin C và chất xơ cao hơn táo chín. Những chất này làm giảm các vấn đề táo bón và cải thiện cảm giác chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Ăn táo rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì trong táo chứa nhiều chất xơ, chất pectin tăng vi khuẩn có lợi của đường ruột.
  • Sinh tố bơ: Bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, sắt, đồng, kali, kẽm…. giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Trà hoa cúc: giúp bạn làm giảm các cơn co thắt ruột và dạ dày, kích thích tiêu hóa tốt hơn, giảm các chứng đầy bụng và khó tiêu, đẩy lùi tình trạng đầy hơi, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa, làm dịu hệ thống thần kinh (bao gồm căng thẳng và lo âu) …
  • Sinh tố bông cải xanh: giảm chứng đầy hơi, hỗ trợ tiêu hóa, giúp làm dịu và thư giãn cơ dạ dày.
  • Trà lá chanh: Được xem như là một thức uống rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ nội – ngoại, … Không chỉ dừng lại ở đó mà trà lá chanh còn có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng, giảm triệu chứng nôn mửa, đầy bụng, đầy hơi, … rất là hiệu quả.

Một số mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa

Các bài thuốc dân gian cũng được sử dụng trong điều trị chứng bệnh này đem lại tác dụng tốt như:

  • Lá khổ sâm nhai với muối ăn: giúp giảm chướng hơi, đầy bụng.
  • Sao vàng khổ sâm, nụ sim khô và búp ổi khô rồi tán thành bột mịn, pha với nước ấm, uống 2 lần/ ngày: giảm rối loạn tiêu háo gây tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, lỵ.

Nha đam xay nhuyễn với đường ngậm và nuốt dần: giúp kháng khuẩn, nhuận tràng, dùng tốt khi bị táo bón.

Bụng yếu nên uống thuốc gì

Nha đam xay nhuyễn với đường dùng tốt khi táo bón

Ngoài việc sử dụng các thuốc theo y học hiện đại hoặc sử dụng các mẹo từ cuộc sống thường ngày để chữa rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể kết hợp với dùng các sản phẩm từ thảo dược để hỗ trợ điều trị các bệnh gây ra tình trạng này để hỗ trợ điều trị bệnh và giảm triệu chứng có liên quan.