Cả nước hiện nay có bao nhiêu báo đài năm 2024

Năm 2022, cả nước có 127 cơ quan báo; 670 cơ quan tạp chí [có 327 tạp chí lý luận chính trị và khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật]; 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình.

[Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn]

Năm 2022, cả nước có 127 cơ quan báo; 670 cơ quan tạp chí [có 327 tạp chí lý luận chính trị và khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật]; 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình.

Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, trong đó khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người.

Năm 2022, công tác thông tin trên báo chí thể hiện rõ hơn vai trò dẫn dắt, chủ động, kịp thời, đạt hiệu quả trong tuyên truyền về những vấn đề, sự kiện quan trọng của đất nước, góp phần tạo đồng thuận xã hội.

Theo Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, đã có 339 cơ quan báo chí hoàn thành đạt yêu cầu và được cấp tài khoản chính thức để thực hiện đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí cho đơn vị mình. Trong đó, có 273 cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình triển khai công tác đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí. Cụ thể, Khối Địa phương 59 đơn vị, Khối Trung ương 67, Khối Đài 60 và Khối Tạp chí Khoa học 87 đơn vị.

Kết quả tỷ lệ xếp hạng mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2023 cho thấy, chỉ có 3,66% đơn vị đạt mức xuất sắc, 8,06% đạt mức tốt, 13,19% đạt mức khá, 12,09% đạt mức trung bình và 63% đạt mức yếu. Trong đó mức xuất sắc Khối Trung ương chiếm tỉ lệ cao nhất với 50%, Khối Đài 40% và Khối Địa phương chiếm 10%. Riêng mức yếu, cao nhất thuộc về Khối Tạp chí Khoa học chiếm 45,35%, Khối Trung ương 31,82%, Khối Địa phương 17,44% và Khối Đài 12,79%.

Đáng chú ý, top 10 cơ quan báo chí đạt mức xuất sắc gồm có: Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Vnexpress, Báo Lao Động, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo điện tử Vietnamplus, Báo VietNamNet, Báo điện tử VTCNews, Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Người Lao Động.

Theo Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2023 chỉ có 30,92% cơ quan báo chí tham gia khảo sát nhưng gồm có nhiều báo, đài lớn - chiếm hơn 85% thị phần người đọc, xem, nghe và chiếm hơn 90% thị phần quảng cáo trên báo đài cả nước. 63% cơ quan báo chí khảo sát đạt mức trưởng thành chuyển đổi số ở mức yếu, tập trung nhiều ở khối tạp chí khoa học [45,35%], khối báo chí ở trung ương [31,82%].

Nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số báo chí của lãnh đạo không ít cơ quan báo chí còn ở mức thấp, điển hình là tỷ lệ báo chí chưa hoàn thành tập huấn 61,56%; tỷ lệ báo chí chưa tham gia thực hiện việc tự đánh giá 69,05%; người đứng đầu cơ quan là người chủ trì, chỉ đạo chuyển đổi số 34,8%; cơ quan báo chí đã xây dựng chiến lược/ kế hoạch/chương trình chuyển đổi số báo chí của cơ quan: 43,59%. So với khối báo, khối đài chuyển đổi số nhanh hơn do yêu cầu về số hóa ngành truyền hình [mức độ yếu của khối các đài chỉ chiếm 12,79%]. Mức độ quan tâm của chủ quản đối với việc đầu tư cho chuyển đổi số còn ở mức thấp [25,27% cơ quan báo chí được chủ quản bố trí nguồn kinh phí chuyển đổi số].

Đa số cơ quan báo chí chưa thực hiện thu phí hoặc có thu phí nhưng hiệu quả kinh tế thấp, chưa hỗ trợ lại cho hoạt động của báo [2,56% báo chí có thu phí; tỷ lệ tăng doanh thu sau chuyển đổi số còn thấp: 15,02%]; ít quan tâm đến việc nâng cao trải nghiệm cho độc giả, khán giả, thính giả [16,12%]; chưa quan tâm đúng mức đến việc đảm bảo an toàn thông tin [định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định chỉ chiếm 10,26%]; ít quan tâm đến bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí trên không gian mạng [chỉ có 4,03% cơ quan báo chí ứng dụng công nghệ để phát hiện, hỗ trợ ngăn chặn vi phạm bản quyền báo chí].

Trước đó, vào tháng 6/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Bộ chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí. Theo đó, Bộ Chỉ số gồm 5 trụ cột và 42 tiêu chí.

Tổng điểm đánh giá đạt tối đa là 100 điểm, trong đó thang điểm tối đa của các trụ cột là: [1] Chiến lược: 18 điểm; [2] Hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin: 24 điểm; [3] Sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn: 20 điểm; [4] Độc giả, khán giả, thính giả: 23 điểm; và [5] Mức độ ứng dụng công nghệ số: 15 điểm.

Việc triển khai áp dụng Bộ chỉ số giúp từng cơ quan báo chí xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển đổi số, từ đó có lộ trình, kế hoạch, giải pháp chuyển đổi số phù hợp để phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.

Bộ chỉ số cũng làm căn cứ để tạo lập được cơ sở dữ liệu chuyển đổi số báo chí với các thông tin, số liệu xác thực nhằm giúp các cơ quan, đơn vị chức năng quản lý nhà nước về báo chí nhìn thấy bức tranh toàn cảnh; đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy chuyển đổi số báo chí, đồng thời có thêm công cụ đánh giá hiệu quả triển khai các chương trình, kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi số báo chí trên phạm vi toàn quốc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Việt Nam hiện nay có báo nhiêu tờ báo?

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, tính đến năm 2022, cả nước Việt Nam hiện có: 127 cơ quan báo, 670 cơ quan tạp chí [có 327 tạp chí lý luận chính trị và khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật], 72 đài phát thanh, truyền hình [02 đài Trung ương, 64 đài địa phương, 5 đơn vị hoạt động truyền hình, ...

Việt Nam có báo nhiêu trang báo điện tử?

Trong số trên 50 tờ báo điện tử đang online, số lượng báo điện tử là một “phiên bản” của báo in đang chiếm đa số, nhưng mô hình báo điện tử chuyên nghiệp như Vietnam Net, Tin nhanh Việt Nam [VN Express] lại có sức hút độc giả mạnh mẽ hơn.

Báo điện tử xuất hiện khi nào?

Đây là tờ tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao, phát hành số đầu tiên vào ngày 6/2/1997, chính thức khai trương ngày 3/12/1997.

Báo chí có nghĩa là gì?

Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.

Chủ Đề