Các doanh nghiệp có vốn nhà nước

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị các doanh nghiệp trực thuộc hoàn thành xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 trong năm 2021. Ảnh: Đức Thanh

Mục tiêu lớn

Theo Tờ trình về Chiến lược Tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp [Ủy ban] giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2035 vừa được ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban trình Thủ tướng Chính phủ, trong số 19 tập đoàn, tổng công ty do mình quản lý, Ủy ban đã đưa ra danh sách các đơn vị có tiềm năng, lợi thế phát triển thành các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quy mô lớn, mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài, có tính tự chủ, khả năng cạnh tranh khu vực cao.

Đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN], Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN], Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam [TKV], Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam [Petrolimex], Tổng công ty Hàng không Việt Nam [VNA], Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước [SCIC]. Từ những doanh nghiệp này, Ủy ban đặt mục tiêu có ít nhất 5 tập đoàn, tổng công ty nhà nước quy mô lớn, tầm cỡ khu vực và quốc tế theo các tiêu chí quốc tế.

Ba nhiệm vụ chiến lược khác trong Chiến lược Tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc Ủy ban giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2035 là tập trung nguồn lực các doanh nghiệp để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cùng nghiên cứu mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong một số ngành, lĩnh vực có thể mạnh trên cơ sở bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Ủy ban đã đưa ra 3 giải pháp chung với nhiều gạch đầu dòng. Đáng chú ý trong số này, nhu cầu vốn trong giai đoạn 2021-2025 là 1.523.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển. Nhu cầu vốn này được chờ đợi từ việc đẩy mạnh việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn. Ngoài ra, Ủy ban sẽ thực hiện điều tiết, hỗ trợ doanh nghiệp.

Đối với các dự án trọng điểm quốc gia như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các nhà máy điện khí, hệ thống đường ống dẫn khí…, phương hướng đề ra là xây dựng cơ chế hợp vốn, hợp tác phù hợp với nguồn lực, thế mạnh của các tập đoàn, tổng công ty.

Ủy ban cũng đặt ra kế hoạch nghiên cứu nguồn tài chính để thực hiện việc cấp vốn thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, bổ sung vốn điều lệ, thực hiện đầu tư tăng vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần…

Theo hướng này, nguồn vốn đầu tư sẽ được bố trí từ cân đối trong khoản thu ngân sách nhà nước từ cổ phần hóa, sắp xếp, thoái vốn nhà nước và từ tích lũy cổ tức, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp do Ủy ban và SCIC làm đại diện chủ sở hữu.

Lấy đà từ đâu?

Trong giai đoạn 2017-2020, Ủy ban có 6 tập đoàn, tổng công ty và 41 doanh nghiệp cấp 2 phải tiến hành cổ phần hóa, nhưng tiến độ thực tế rất chậm khi chỉ có 6 doanh nghiệp cấp 2 hoàn thành cổ phần hóa. Nguyên nhân được cho là do trình tự, thủ tục, nội dung phương án sử dụng đất, việc xác định giá trị lợi thế chưa rõ ràng và cụ thể.

Công tác rà soát, phân loại xây dựng, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất, kiểm kê tài sản hay xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa mất nhiều thời gian, do các doanh nghiệp có quy mô lớn, đất đai nhiều và phải chờ Kiểm toán Nhà nước kiểm toán lại trước khi công bố.

Việc xử lý các tồn tại, yếu kém của 12 dự án trong ngành công thương cũng rất chơi vơi, khi tiến độ xử lý không đạt mục tiêu đề ra, dù Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đã có nhiều cuộc họp liên quan.

Tới nay, cũng mới chỉ có duy nhất Chiến lược phát triển EVN đến năm 2030 được phê duyệt, còn lại các tập đoàn, tổng công ty đang trong giai đoạn dự thảo, hoàn thiện.

Để Chiến lược trên được hiện thực, Ủy ban đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các cơ quan liên quan như hoàn thiện các quy định về pháp luật đầu tư cho đầy đủ và đồng bộ theo hướng đơn giản hóa thủ tục, phân quyền chủ động và cơ chế chịu trách nhiệm của chủ đầu tư, chuyển từ tư duy tiền kiểm sang hậu kiểm.

Bộ Tài chính được giao xây dựng và hoàn thiện cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp; có cơ chế loại trừ với các hoạt động mang tính công ích của doanh nghiệp, các dự án đầu tư trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu khoa học; hướng dẫn Ủy ban về nguồn tài chính cho hoạt động đầu tư.

Các doanh nghiệp trực thuộc cũng được Ủy ban đề nghị hoàn thành xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sản xuất - kinh doanh, đầu tư phát triển 5 năm trong năm 2021. Đồng thời, phải tập trung tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn có hiệu quả; đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp; xử lý dứt điểm các tồn tại, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đang dở dang, chậm tiến độ đã kéo dài nhiều năm.

Các nhiệm vụ của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệpCho phép và chỉ đạo các cơ quan liên quan trong việc hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động của Ủy ban, trong đó nâng cao quyền, trách nhiệm của Ủy ban trong việc điều phối các hoạt động đầu tư phát triển, định hướng phát triển; cơ chế hợp tác, hợp vốn đầu tư các dự án lớn, đa ngành, đa lĩnh vực, các dự án trọng điểm quốc gia giữa các tập đoàn, tổng công ty.Nghiên cứu đề xuất nguồn tài chính để thực hiện việc cấp vốn thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, thực hiện việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, thực hiện đầu tư tăng vốn góp của Nhà nước tại các công ty cổ phần… Nguồn vốn đầu tư được bố trí từ: cân đối trong khoản thu ngân sách nhà nước từ cổ phần hóa, sắp xếp, thoái vốn nhà nước với các doanh nghiệp do Ủy ban và SCIC làm đại diện chủ sở hữu. Tích lũy từ cổ tức, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu về Quỹ tập trung tại Ủy ban để tạo nguồn.

Nguồn: Tờ trình về Chiến lược Tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2035 gửi Thủ tướng Chính phủ

Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 với một số điểm sửa đổi liên quan đến nhóm doanh nghiệp nhà nước sẽ tác động không nhỏ đến đại bộ phận doanh nghiệp thuộc nhóm này, nổi bật trong số đó thay đổi định nghĩa doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, cũng cần phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Để làm rõ các vấn đề trên, Công ty Luật Thái An với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp kinh doanh, đầu tư, thương mại… sẽ chia sẻ một số kiến thức tới bạn đọc trong bài viết dưới đây về quản trị doanh nghiệp.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước là

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020
  • Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014
  • Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp

Doanh nghiệp có vốn nhà nước là những doanh nghiệp có nhà nước là một thành viên hoặc một cổ đông nắm giữ một tỷ lệ phần vốn góp nhất định. Nhà nước có thể là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu với các cá nhân, tổ chức khác.Tùy thuộc vào tỷ lệ vốn góp của Nhà nước trong doanh nghiệp mà quyền hạn và nghĩa vụ của Nhà nước với doanh nghiệp cũng khác nhau.

Vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp được hiểu là bao gồm các loại vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 6 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp bao gồm:

1. Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

2. Đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động.

3. Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

4. Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

Như vậy, doanh nghiệp có vốn nhà nước là doanh nghiệp mà ở đó nhà nước là một chủ đầu tư, một cổ đông nắm giữ phần vốn góp từ 0% đến 100% vốn điều lệ. Nhà nước có thể là chủ sở hữu duy nhất hoặc đồng sở hữu đối với các tổ chức, cá nhân khác. Phụ thuộc vào phần vốn góp của nhà nước là dưới 50%, trên 50% hay 100% vốn điều lệ mà quyền và nghĩa vụ của nhà nước với doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau.

===>>> Xem thêm: Định giá tài sản góp vốn thế nào?

Doanh nghiệp có vốn nhà nước có thể được tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần. Trong đó Nhà nước đóng vai trò làm chủ sở hữu duy nhất hoặc một thành viên, cổ đông bình đẳng có quyền lợi, nghĩa vụ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp như các thành viên khác của doanh nghiệp.

Thực tế thì khái niệm doanh nghiệp nhà nước từng được thay đổi nhiều lần trong lịch sử, chủ yếu là các thay đổi về tỷ lệ vốn sở hữu để xác định doanh nghiệp nhà nước. Theo quy định tại Khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì

“Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này”.

Như vậy pháp luật hiện hành xác định rõ ràng doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có chủ sở hữu lớn nhất là Nhà nước [theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ].

Khoản 8, Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định:

Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Theo Khoản 5, Điều 4 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP quy định:

Vốn của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác là vốn Nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do cơ quan đại diện chủ sở hữu làm chủ sở hữu phần vốn góp.

Từ đó ta có thể thấy khái niệm “Doanh nghiệp có vốn nhà nước” sẽ rộng hơn và bao hàm khái niệm “Doanh nghiệp nhà nước”. Hay nói cách khác doanh nghiệp nhà nước là một loại của doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Loại doanh nghiệp này đặc biệt ở chỗ Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết nên có quyền nắm giữ quyền kiểm soát, quản lý, vận hành hoạt động của doanh nghiệp cao hơn bất cứ thành viên hay cổ đông nào trong doanh nghiệp. Các thành viên trong doanh nghiệp nhà nước ngoài những điều kiện như doanh nghiệp thông thường còn phải đáp ứng thêm một số điều kiện riêng biệt để tránh nạn tham ô, lạm quyền, gây tổn thất cho Nhà nước.

Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:

  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm:
    • Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
    • Công ty TNHH một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

===>>> Xem thêm: Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên

Các điểm khác nhau giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước – Nguồn ảnh: Internet
  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Bao gồm:
    • Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
    • Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Điều 90 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau: Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau đây:

  • Thứ nhất: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
  • Thứ hai: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát

===>>> Xem thêm: Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc công ty TNHH

Tóm lại hai khái niệm Doanh nghiệp có vốn nhà nước và Doanh nghiệp nhà nước có những điểm khác biệt nhất định. Dù cả hai đều giống nhau ở điểm là đều có nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước, tuy nhiên có sự khác biệt về thẩm quyền nhà nước trong doanh nghiệp.

Điều này là bởi, với Doanh nghiệp nhà nước thì Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết nên có quyền nắm giữ quyền kiểm soát, quản lý, vận hành hoạt động của doanh nghiệp cao hơn bất cứ thành viên hay cổ đông nào trong doanh nghiệp.

Công ty Luật Thái An có nhiều kinh nghiệm tư vấn luật và giải quyết tranh chấp liên quan đến các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước. Khi có có bất kỳ nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý nào liên quan đến loại hình doanh nghiệp nêu trên hãy liên hệ ngay với Luật Thái An để được hỗ trợ kịp thời với mức phí dịch vụ ưu đãi.

===>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư doanh nghiệp

Lưu ý:

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
  • Để giải đáp mọi vấn đề pháp lý liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý chuyên sâu cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật hoặc gửi Email theo địa chỉ . Bạn cũng có thể để lại tin nhắn hoặc điền thông tin yêu cầu trên website Công ty Luật Thái An nếu cần sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi.

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Luật sư tại Công ty Luật Thái An

Luật sư Đào Ngọc Hải, Trưởng Chi nhánh Thái Nguyên:• Có hơn 20 năm công tác giảng dạy tại Thái Nguyên• Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam • Tốt nghiệp khóa đào tạo Học Viện Tư Pháp - Bộ Tư PhápThẻ Luật sư số 12260/LS cấp tháng 8/2017• Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Thương mại, Hôn nhân và gia đình, Đất đai

* Tố tụng: Dân sự, Hình sự, Kinh doanh thương mại, Hành chính, Lao động

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề