Các trường đại học cho sinh viên học online

MTĐT -  Thứ hai, 21/02/2022 18:06 [GMT+7]

Do tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội đang diễn biến phức tạp, nhiều trường Đại học thông báo tạm dừng dạy học trực tiếp khiến sinh viên rơi vào thế khó

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

1. Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tối ngày 18/2, trên trang Fanpage của Học viện Báo chí và Tuyên truyền ban hành thông báo khẩn về kế hoạch dạy và học.

Thông báo ghi rõ: Do tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội đang diễn biến phức tạp, thực hiện sự chỉ đạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giám đốc Học viện quyết định tất cả các hệ, các lớp tạm dừng việc học trực tiếp, chuyển toàn bộ sang học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới". 

2. Đại học Công đoàn

Sáng 21/2, trường Đại học Công đoàn có văn bản thông báo về việc Tiếp tục học trực tuyến của sinh viên các lớp năm nhất, hai, ba Trình độ Đại học hệ chính quy.

Văn bản này nêu rõ, trước tình hình phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại Hà Nội và các địa phương, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch và kế hoạch giảng dạy của trường trong học kỳ 2 năm học 2021-2022, Đại học Công Đoàn quyết định cho sinh viên tiếp tục học trực tuyến từ ngày 24/02/2022.

3. Đại học Vinh

Trường Đại học Vinh cũng thông báo tạm hoãn việc học trực tiếp. Theo đó, từ ngày 21/2/2022, nhà trường tiếp tục triển khai học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới đối với các học phần lý thuyết. Các lớp thực hành, thực tập được bố trí bù vào thời gian sau. Lịch dạy và học được thực hiện theo đúng thời khóa biểu học kỳ II, năm học 2021-2022.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 3 trường đại học thông báo tạm dừng dạy học trực tiếp do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành công văn hỏa tốc đồng ý với đề xuất của Sở GD&ĐT về việc điều chỉnh thời gian đến trường học trực tiếp của học sinh từ khối 1 đến khối 6 tại 12 quận cho đến khi có thông báo mới.

Như vậy, trẻ tiểu học và học sinh lớp 6 nội thành chưa đến trường từ ngày 21/2 như kế hoạch trước đó.

Vì vậy, đến hôm nay 21/2, Hà Nội mở cửa trường học đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 ở 18 huyện, thị xã, học sinh từ lớp 7 trở lên tại các trường ở 12 quận. Học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 nội thành vẫn học online.

Yên Hòa [T/h]

Sinh viên Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trong ngày trở lại trường đợt ngày 14-2 - Ảnh: ĐHQGHN

Bắt đầu từ ngày 4-4, một số trường đại học ở Hà Nội sẽ đón sinh viên trở lại trường.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông [cơ sở Hà Nội] thông tin học viện sẽ đón sinh viên quay trở lại trường học tập trung từ ngày 4-4. Trong đó, các khóa năm 2018, 2021 sẽ bắt đầu học tập trung tại trường từ ngày 4-4; các khóa năm 2019, 2020 sẽ đi học trực tiếp từ ngày 12-4.

Tương tự, Học viện Ngoại giao cũng tổ chức cho sinh viên học tập trung từ thứ hai của tuần đầu tiên trong tháng 4. Học viện lưu ý sinh viên trong quá trình học tập trung, cần tuân thủ các hướng dẫn đảm bảo phòng, chống COVID-19.

Trường đại học Công nghiệp Hà Nội cũng cho sinh viên khóa 15 tới trường học trực tiếp từ ngày 4-4. Sinh viên khóa 14 sẽ tiếp tục học trực tuyến tới ngày 17- 4, sau đó sẽ quay trở lại trường học trực tiếp. Đối với khóa 16, các lớp học tại Hà Nội sẽ triển khai học trực tuyến với các nội dung lý thuyết; các lớp học tại Hà Nam sẽ học trực tiếp.

Có một số trường dự kiến đến giữa tháng 4, như Trường đại học Thủy lợi sinh viên các khối lớp mới trở lại trường. Hay Trường đại học Phenikaa thông báo cho sinh viên K14, K15 học tập trung từ 12-4; K13 trở về trước tiếp tục học online theo thời khóa biểu cũ.

Trong khi đó, fanpage của Trường đại học Thương mại thông báo sinh viên tiếp tục học trực tuyến đến hết học kỳ 2. Nhà trường cho biết, do thời gian học tập còn lại của học kỳ 2 năm học 2021-2022 không còn dài, vừa để đảm bảo an toàn cho người học trong bối cảnh dịch bệnh, vừa tạo điều kiện cho người học chủ động kế hoạch lưu trú, hoạt động nên cho sinh viên các khóa K55, K56, các lớp liên thông, văn bằng 2… tiếp tục học trực tuyến cho đến hết học kỳ 2. Ngoài ra, việc tổ chức thi kết thúc học phần học kỳ 2 cũng diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Sớm hơn một số trường, từ cuối tháng 3, một số trường có lịch cho sinh viên đi học lại. Với Trường đại học Bách khoa Hà Nội, tất cả các khóa bắt đầu học tập trực tiếp theo thời khóa biểu từ ngày 28-3.

Trường yêu cầu sinh viên cần được tiêm tối thiểu 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 ít nhất 4 tuần trước khi đi học hoặc tham gia thí nghiệm. Khi tới các lớp học thí nghiệm, giảng viên và sinh viên cũng cần phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình này.

Sinh viên Hà Nội 'chia phe' xin học trực tiếp - trực tuyến

THẢO THƯƠNG

Sinh viên Trường ĐH Giáo dục [ĐH Quốc gia Hà Nội] trong ngày học trực tiếp [ngày 14-2] - Ảnh: ĐHQGHN

Không đến trường, sinh viên như không may khi mất đi một quãng đời giảng đường đại học rất đáng giá... Mấy năm rồi dạy sinh viên bên này, tôi rất thấm thía điều đó. Nhưng chúng ta cần kiên định, nỗ lực cá nhân để biến cái không may thành cái tốt nhất cho mình. Nhiều sinh viên tôi dạy vẫn vượt qua khó khăn của đại dịch, thích ứng nhanh với hoàn cảnh".

                                                    GS.TS Nguyễn Đức An, ĐH Bournemouth, Anh

9 người, 10 ý

Là sinh viên năm 2 Trường ĐH Thủ đô Hà Nội, bạn Hà Thị Linh [tỉnh Lào Cai] đã khăn gói xuống TP Hà Nội để tiếp tục học kỳ 2 sau khi trường có thông báo học trực tiếp vào ngày 28-2.

Linh chia sẻ: "Tôi đến Hà Nội ngày 23-2. Tôi thuê nhà trọ mới, đã đóng cọc, đóng tiền phòng đâu vào đó để ổn định học tập. Ngày 24-2, nhà trường thông báo chuyển sang học online, khi nào đến trường sẽ có thông báo sau. Tôi rơi vào trạng thái không tả được. Bữa giờ khu trọ rất nhiều F0, về quê không nỡ mà ở lại cũng không xong. Đã xuống đến đây, tôi chỉ mong học trực tiếp cho hiệu quả".

Sinh viên năm nhất Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, bạn Nguyễn Thị Thu thì muốn học online. "Học xong môn giáo dục quốc phòng, các bạn đều nói có 2 tuần "sống chung" với COVID-19 thì cớ gì phải sợ. Các bạn tranh cãi và đề xuất xin học offline. Nhưng tôi vẫn muốn học online. Online với các sinh viên khiến mình chủ động, linh hoạt, nhẹ nhàng", Thu chia sẻ.

Học hệ chất lượng cao ở Học viện Báo chí và tuyên truyền, sinh viên Nguyễn Nam Anh [khóa 39] cho biết lịch học trực tiếp mới nhất của trường với lớp đại học chất lượng cao là vào ngày 14-3. Nam Anh cho biết: "Với tôi thì học phương pháp nào cũng ổn, vì tôi sống ở Hà Nội, không phải thuê nhà, không tốn chi phí. Quan trọng nhất là tinh thần học tập".

Chọn hình thức giảng dạy phù hợp

Giải pháp nào để sinh viên quay lại trường học tập hiệu quả là câu chuyện của nhà trường, thầy cô giáo, sinh viên quan tâm. Với kinh nghiệm từ phương Tây, mỗi nơi sẽ có mỗi giải pháp khác nhau. 

Theo GS Nguyễn Đức An, ngành báo chí, ĐH Bournemouth, Anh, cho rằng ở Anh, các trường đại học đã mở lại từ tháng 9-2021, đi kèm các biện pháp phòng ngừa chặt chẽ như giãn cách, mang khẩu trang trong lớp... "Ở Anh, việc mở cửa trường là quyết định tùy theo từng trường. Mô hình kết hợp online và offline vẫn được áp dụng. Học offline dành cho các bài giảng chính; các lớp thực hành cần thiết bị hoặc hướng dẫn trực tiếp. Còn lại offline cho các buổi phụ giảng hoặc các giờ tư vấn cho sinh viên", ông An nói. 

Ngoài ra, ông An cũng cho biết, nhiều trường đại học áp dụng lớp học kết hợp giữa online và offline, sinh viên có thể ngồi nhà hay vào lớp. Ông An nhấn mạnh: "Nhưng làm cái đó phải trang bị đầy đủ thiết bị nghe nhìn và kết nối Internet tốt. Tôi đã dự nhiều buổi họp hay giảng bài kiểu kết hợp như thế. Tôi không nghĩ đó là cách tiếp cận lý tưởng và hiệu quả, ngay cả khi lớp học và sinh viên đều được trang bị tốt. Nhưng đó là cái tốt nhất trong điều kiện có thể. Ít ra nó cho sinh viên có lựa chọn".

Cũng theo ông An, e ngại nhất của ông khi chọn cách dạy học kết hợp vừa trực tuyến vừa trực tiếp là sẽ tạo ra những bất bình đẳng giữa sinh viên thuộc các nhóm xã hội khác nhau: nhà giàu và nhà nghèo, nông thôn và thành thị, ký túc xá và bên ngoài... nên cần phải có chính sách hỗ trợ kỹ thuật cho các sinh viên thuộc các nhóm dễ tổn thương nhất.

Bà Phạm Ngọc Quế Anh - đang học tiến sĩ giáo dục Trường ĐH Texas, Mỹ - chia sẻ câu chuyện học tập ở Mỹ: "Ở Mỹ, tuy số ca nhiễm cao nhưng trường đại học đã mở cửa, là học online, chỉ trừ các lớp thí nghiệm, thực hành thì đến trường. Và việc học online hay đến lớp được thống nhất giữa sinh viên và nhà trường nếu như đó là lớp thiên về lý thuyết. Còn các lớp thực hành, thí nghiệm thì phải đến trường và vẫn thực hiện những quy định để bảo vệ mình lẫn mọi người".

Theo quan điểm của bà Anh, sinh viên đã ở độ tuổi có khả năng tự chủ trong việc học, tổ chức học online linh động cho sinh viên, nhưng bà Anh cho rằng cách này hợp lý ở Mỹ hơn vì trường đa số có cơ sở vật chất tốt. "Còn đối với điều kiện ở Việt Nam thì việc sinh viên học online so với việc nửa online nửa offline sẽ gây một số cản trở cho cả người dạy và sinh viên", bà Anh bày tỏ.

Nhiều trường đại học ở TP.HCM cho sinh viên học tập trung sớm

TTO - Nhiều trường đại học ở TP.HCM vừa thông báo cho sinh viên học tập trung tại trường sớm hơn dự kiến, đồng thời cập nhật việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. 

THẢO THƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề