Cách báo điểm (bắn súng bằng có)

Soạn Giáo dục Quốc phòng 11: Bài 5: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC

Câu 1 trang 90 GDQP 11: Thế nào là đường ngắm cơ bản, đường ngắm đúng, ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn.

a. Khái niệm về ngắm bắn.

Là xác định góc bắn và hướng bắn để súng đưa quý đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trên mục tiêu.

Định nghĩa về ngắm bắn.

Đường ngắm cơ bản:

Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên khe ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm

b. Điểm ngắm đúng.

là điểm ngắm đã xác định từ trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn thi quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu

c. Đường ngắm đúng.

Đường ngắm đúng là đường ngắm cơ bản đến mục tiêu định ngắm với đk mặt súng thăng bằng

Ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn.

Đường ngắm cơ bản sai lệch.

- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm thấp [cao] hơn so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu cũng thấp [cao] hơn so với điểm định bắn trúng.

- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm lệch trái [phải] hơn so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu cũng lệch trái [phải] so với điểm định bắn trúng.

Điểm ngắm sai.

- Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác, mặt súng thăng bằng, nếu điểm ngắm sai lệch so với điểm ngắm đúng bao nhiêu thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ sai lệch so với điểm định bắn trúng bấy nhiêu.

Mặt súng không thăng bằng.

- Khi có đường ngắm cơ bản đúng, có điểm ngắm đúng, nếu mặt súng nghiêng về bên nào thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ thấp và lệch về bên đó.

Câu 2 trang 90 GDQP 11: Thực hiện động tác nằm chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn

Trường hợp vận dụng

Trong chiến đấu, tình hình địch, địa hình không cho phép người bắn thực hiện động tác quỳ bắn và đứng bắn.

Trong học tập, được lệnh của người chỉ huy, người bắn làm động tác nằm bắn.

Động tác nằm bắn.

- Động tác nằm bắn gồm động tác nằm chuẩn bị bắn, động tác bắn và động tác thôi bắn.

Động tác nằm chuẩn bị bắn.

-Trong chiến đấu, người bắn đang vận động, quan sát phát hiện thấy mục tiêu, nhanh chóng làm động tác nằm chuẩn bị bắn.

Trong học tập, người bắn thực hiện động tác bắn theo khẩu lệnh của người chỉ huy.

- Khẩu lệnh: “Nằm chuẩn bị bắn”

- Động tác:

Chuẩn bị tư thế: Khi đang vân động hoặc đứng tại chổ mang [đeo, treo] súng, nghe dứt khẩu lệnh “Nằm chuẩn bị bắn”, người bắn nhanh chóng quay người về hướng mục tiêu, đồng thời chuyển thành tư thế xách súng và làm động tác nằm chuẩn bị bắn theo thứ tự.

+ Cử động 1: Chân phải bước lên một bước dài theo hướng bàn chân phải, chân trái dùng mũi bàn chân làm trụ xoay gót sang trái để người hướng theo bàn chân phải.

+ Cử động 2: Bàn tay trái khép kín chống xuống đất trước mũi bàn chân phải, cách khoảng 20cm, mũi bàn tay chếch sang phải, về sau. Thứ tự đặt cẳng tay trái, đùi trái và mông trái xuống đất.

+ Cử động 3: Tay phải lao súng về phía trước, đồng thời tay trái ngữa ra đỡ ốp lót tay dưới thước ngắm [tay kéo bệ khóa nòng hướng lên trên], duỗi chân phải về sau, người nằm sấp hợp với hướng bắn một góc khoảng 300. Hai chân mở rộng bằng vai, hai mũi bàn chân hướng sang hai bên.

Động tác chuẩn bị đạn: Tay phải rời ốp lót tay về tháo hộp tiếp đạn không có đạn trong súng ra đưa sang tay trái. Tay trái dùng ngón giữa và ngón đeo nhẫn kẹp hộp tiếp đạn bên má phải ốp lót tay, cửa hộp tiếp đạn quay vào người, sống hộp tiếp đạn quay xuống đất.

Người hơi nghiêng sang trái, tay phải mở túi đựng hộp tiếp đạn, lấy hộp tiếp đạn có đạn lắp vào súng, cất hộp tiếp đạn không có đạn vào túi đựng. Dùng ngón tay phải gạt cần định cách bắn và khóa an toàn về vị trí “bắn”. Sau đó nắm tay kéo bệ khóa nòng về sau hết cỡ rồi thả ra để bệ khóa nòng và khóa nòng đẩy viên đạn thứ nhất vào buồng đạn, đóng khóa an toàn.

Tay phải chuyển về nắm tay cầm, ngón trỏ đặt ngoài vành cò, mặt súng hướng lên trên. Mắt luôn quan sát mục tiêu, chờ lệnh.

Đối với súng CKC, tay phải rời báng sung, nắm tay kéo bệ khóa nòng về sau, mở bao kẹp đạn vào khuyết lắp đạn của bệ khóa nòng. Ngón cái của tay phải đặt sát cuối vỏ đạn, ấn đạn xuống hết hộp tiếp đạn, rút kẹp đạn ra cất vào túi đựng, hơi kéo bệ khóa nòng về sau rồi thả ra cho bệ khóa nòng và khóa nòng tiến hết về trước.

*Động tác bắn

Gồm các động tác gương sung, ngắm và bóp cò.

Trước khi gương sung phải lấy thước ngắm. Tay trái nắm ốp lót tay dưới giữ cho mặt sung hướng lên trên. Tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ bóp then hãm cỡ thước ngắm, xê dịch cho mép trước cỡ thước ngắm khớp với vạch khấc thước ngắm định lấy. Tay phải dùng ngón cái gạt cần định cách bắn và khóa an toàn về vị trí bắn “liên thanh” hoặc “phát một”, tùy theo nhiệm vụ bắn.

- Động tác gương súng:

+ Trường hợp không có tì:

Tay trái nắm ốp lót tay dưới hoặc hộp tiếp đạn [tùy theo tay dài và ngắn của từng người bắn].

Khi nắm ốp lót tay dưới, bàn tay ngửa nắm ốp lót tay dưới, ngón cái duỗi thẳng hoặc cong tự nhiên, bốn ngón con khép kín cùng với ngón cái nắm chắc ốp lót tay [với súng AK cải tiến, các ngón bám vào gờ nổi bên phải ốp lót tay].

Khi nắm hộp tiếp đạn, các ngón con và ngòn cái nắm chắc hộp tiếp đạn, hộ khẩu tay đặt phía sau hộp tiếp đạn

Tay phải nắm tay cầm, hộ khẩu tay đặt phía sau tay cầm, ngón trỏ đặt ngoài vành cò, các ngón còn lại nắm chắc tay cầm [Súng CKC nắm cổ tròn báng súng]. Hai tay kết hợp nâng súng lên giữ cho súng không bị nghiêng, tì đế báng súng vào hõm vai phải, giữ và gì súng chắc vào vai, cánh tay d­ưới tay trái khép sát hộp tiếp đạn, cánh tay phải mở tự nhiên.

Động tác gi­ương súng phải đạt đ­ợc 4 yêu cầu: Bằng, chắc, đều, bền.

- Động tác ngắm: Áp má phải vào báng súng với sức vừa phải. Mắt trái nheo tự nhiên, mắt phải ngắm qua khe ngắm đến đầu ngắm, hai tay điều chỉnh súng để lấy đ­ờng ngắm cơ bản sau đó gióng đ­ường ngắm cơ bản vào điểm định ngắm trên mục tiêu.

- Động tác bóp cò: Dùng phần cuối đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón trỏ tay phải để bóp cò. Bóp cò êm, đều, thẳng trục nòng súng về sau cho tới khi đạn nổ.

* Khẩu lệnh : “Thôi bắn, tháo đạn - đứng dậy”.

* Động tác:

+ Cử động 1: Tay phải nắm ốp lót tay, ng­ời hơi nghiêng sang trái, đùi trái co lên ngang thắt l­ng, tay phải đ­a súng đặt trên đùi trái, đồng thời bàn tay trái thu về úp d­ới ngực.

+ Cử động 2: Dùng sức của tay trái và hai chân nâng ng­ời dậy, chân phải b­ớc lên một b­ớc ngang bàn tay trái, đồng thời xoay mũi bàn tay trái về tr­ớc, chân trái duỗi thẳng.

+ Cử động 3: Dùng sức của tay trái và hai chân nâng ng­ời dậy, kéo chân trái lên sát chân phải thành tư­ thế đứng nghiêm.

Tập ngắm chụm và ngắm trúng

+ Bước 1: Làm châm có phân tích. [GV giảng đúng trình tự thực hiện động tác của người tập và người phục vụ, nói đến đâu người tập và người phục vụ tập đến đó]

+ Bước 2: Làm tổng hợp. [GV nói đến đâu, đội mẫu thực hiện đến đó nhưng ở mức độ chậm, không phân tích]

Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu.

* Ý nghĩa

- Giúp ng­ười tập biết đư­ợc mức độ chính xác đ­ờng ngắm của mình khi ngắm bắn, biết độ trúng và chụm hoặc điểm ngắm sang phải, sang trái và cao, thấp .. để quá trình tập luyện, rèn luyện sửa chữa...

- Giúp ng­ười chỉ huy biết đư­ợc từng ng­ời mà chỉ đạo giúp đỡ trong quá trình tập luyện.

* Đặc điểm

- Đây là b­ước tập cơ bản đầu tiên, đòi hỏi ng­ời học phải có tính cụ thể, tỉ mỉ, sự tập trung và độ chính xác cao, dễ gây mệt mỏi.

- Ng­ười tập và ng­ời phục vụ phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, nếu không kết quả thu đ­ợc sẽ không chính xác.

* Yêu cầu

- Nắm chắc các yếu tố về ngắm bắn.

- Rèn luyện tính cụ thể, tỉ mỉ, kiên nhẫn, tích cực, tự giác.

- Nâng cao dần trình độ ngắm bắn đảm bảo độ chính xác và nhanh chóng.

Cách tiến hành tập ngắm chụm và ngắm trúng, chụm.

Công tác chuẩn bị

Vật chất phục vụ cho luyện tập: Súng AK, bao cát, giấy trắng, kẹp sắt, bút chì vót nhọn, thước kẻ và thước mm, đồng tiền di động, bẳng ngắm trúng, chụm.

Cách tiến hành

* Ngắm chụm

+ Người phục vụ: cắm bảng đó chuẩn bị, với cự ly 10 m tính từ bệ đặt súng đến bảng ngắm; làm xong ngồi sang phải hoặc trái, quay mặt vào bai bai phục vụ người tập ngắm, tay phải cầm đồng tiền di động thực hiện đặt vào vị trí nhất định trên bảng ngắm chụm.

+ Người tập: làm động tác nằm chẩu bị bắn: Đặt súng trên bệ ở tư thế đó thỏo băng đạn, người ngắm thực hành điều chỉnh súng thẳng hướng bia & ngắm 1 tay chống cằm để đầu đỡ rung động, 1 tay điều chỉnh súng đưa đường ngắm cơ bản và chính giữa vũng đen của đồng tiền [ chú ý không được tỳ súng vào vai và không chỉnh súng để ngắm]; khi đó lấy được đường ngắm, người ngắm hô [được], khi lấy đường ngắm xong, người ngắm không động vào súng [hô chấm]

+ Người phục vụ: Giữ đồng tiền ở vị trí, dùng bút chỡ chấm vào chính giữa tâm bia đồng tiền đen, khi xong di đồng tiền ra chỗ khác, cách điểm vừa chấm 2 – 4 cm.

+ Người tập: súng để nguyên không chạm vào súng, hai tay tiếp tục chống vào má cho khỏi rung, tiếp tục ngắm và điều khiển người phục vụ đưa đồng tiền về vị trí ngắm lần đầu; cách điều khiển dùng kí hiệu hoăc lời nói; khi vũng trũn đen của đồng tiền đó đúng điểm ngắm trước; hô [chấm]; cứ như vậy ngắm tiếp lần 3.

* Chú ý: Trong quá trình ngắm không được xê dịch người. Ngắm từ lần thứ hai trở đi, nếu chạm vào súng, người tập phải ngắm lại từ đầu.

+ Người phục vụ: sau mỗi lần đánh dấu [chấm] xong đưa đồng tiền ra khỏi vị trí đánh dấu [chấm] như lần đầu.

sau khi người tập đó chấm xong 3 lần, người phục vụ dùng bút chỡ khoanh 3 điểm vừa chấm, đánh số lần ngắm, dùng 3 lỗ trên đồng tiền kiểm tra độ chụm của người tập để đánh giá kết quả tập sau:

Giỏi: 3 điểm được chấm, lọt vào lỗ đường kính 2mm

Khá: 3 điểm được chấm, lọt vào lỗ đường kính 5mm

Đạt : 3 điểm được chấm, lọt vào lỗ đường kính 10mm

* Tập ngắm trúng và chụm.

Cách tiến hành luyện tập cơ bản như tập ngắm chụm, chỉ khác: Trước khi người tập vào ngắm, giáo viên hoặc người ngắm giỏi được chỉ định lấy đường ngắm đầu tiên làm chuẩn, ngắm xong thì hô người phục vụ đánh dấu điểm ngắm.

Người phục vụ: Dùng bút chì chấm thẳng góc qua lỗ ở tâm vòng tròn đen của đồng tiền vào bia, dùng thước kẻ kẻ trục dọc và ngang qua tâm điểm ngắm vừa chấm, giao điểm của 2 đường thẳng đó là điểm kiểm tra.

Người tập: Nằm sau súng và không xê dịch vị trí súng, lấy đường ngắm vào điểm kiểm tra và điều khiển người phục vụ di chuyển đồng tiền di động vào đúng điểm kiểm tra, cách điều khiển người phục vụ như khi tập ngắm chụm, ngắm đủ 3 lần thì đổi tập cho người phục vụ.

Người phục vụ: Ngoài việc kiểm tra, đánh giá độ chụm còn đánh giá cả độ trúng so với điểm kiểm tra. Cách đánh giá như sau:

- Xác định độ chụm [như khi tập ngắm chụm]

- Xác định độ trúng:

+ Tìm điểm ngắm trung bình của 3 điểm vừa ngắm.

+ So sánh điểm ngắm trung bình với điểm kiểm tra.

Giỏi: Cách điểm kiểm tra 5cm trở lại

Khá: Cách điểm kiểm tra 10cm trở lại

Đạt: Cách điểm kiểm tra 15cm trở lại

Ngắm chụm và trúng cần nâng cao từ dễ đến khó, lúc đầu không hạn chế thời gian, sau khi ngắm được, người hướng dẫn hạn chế thời gian với người tập để rèn cho người tập nhanh và chính xác.

- Cách tính điểm chạm trung bình của 3 điểm chạm vừa ngắm như sau.

- Tìm điểm chạm trung bình: Nối 2 điểm ngần nhất với nhau, được đoạn a, chia đoạn a thành 2 phần bằng nhau, nối điểm giữa đoạn thẳng a với điểm chạm thứ 3 được đoạn thẳng b, chia đoạn thẳng b thành 3 phần bằng nhau, điểm chia đoạn thẳng b gần điểm nối với đoạn thẳng a là điểm chạm trung bình của 3 điểm chạm [ĐCTB]

Câu 3 trang 90 GDQP 11: Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu bài bắn mục tiêu cố định.

Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu

Ý nghĩa: Nhằm rèn luyện cho học sinh nắm chắc và thực hiện tốt động tác bắn cơ bản, kĩ năng bắn trúng, chụm vào mục tiêu cố định ban ngày.

Đặc điểm:

- Là bài bắn cơ bản, đòi hỏi mức độ ngắm bắn chính xác và động tác thuần thục.

- Mục tiêu đư­ợc bố trí cố định, có vòng tính điểm.

- Ng­ười bắn ở t­ thế nằm bắn có bệ tì nên dễ chủ quan, không chú ý đến kỹ thuật ngắm bắn, ảnh hư­ởng tâm lí khi bắn.

Yêu cầu:

- Tích cực, tự giác tập luyện.

- Thực hiện tốt động tác, nâng cao kỹ năng ngắm bắn.

- Xây dựng tâm lí vững vàng, tự tin.

Câu 4 trang 90 GDQP 11: Điều kiện và cách tiến hành luyện tập bắn mục tiêu cố định.

Điều kiện bài bắn.

- Mục tiêu: Bia số 4a màu đen t­ượng trư­ng cho tên địch [rộng 0,4m, cao 0,5m] có vòng tính điểm, đ­ược dán trên khung bia có kích thư­ớc 0,75m x 0,75m.

+ Cự li bắn 100m.

+ Tư­ thế bắn: Nằm bắn có bệ tì.

+ Phương pháp bắn: Phát một.

+ Thời gian bắn: 5 phút.

+ Thành tích:

Giỏi : Từ 25 đến 30 điểm.

Khá : Từ 20 đến 24 điểm.

Trung bình : Từ 15 đến 19 điểm.

Yếu : D­ưới 15 điểm.

Cách chọn thước ngắm, điểm ngắm.

- Căn cứ: Khi chọn thước ngắm, điểm ngắm phải đảm bảo sao cho khi bắn đường đạn trung bình trúng giữa hoặc gần giữa mục tiêu. Muốn vậy phải căn cứ vào:

+ Cự li bắn.

+ Tính chất mục tiêu.

+ Độ cao đường đạn trung bình so với đường ngắm ở từng cự ly bắn.

+ Điểm định bắn trúng trên mục tiêu.

+ Điều kiện thời tiết, góc tà.

- Cách chọn: Tùy theo từng điều kiện bắn cụ thể để chọn thước ngắm, điểm ngắm cho phù hợp. Khi chọn thước ngắm có thể chọn thước ngắm tương ứng vói cự ly bắn hoặc chọn thước ngắm lớn hơn cự ly bắn.

Thông thường, khi chọn thước ngắm thường chọn thước ngắm tương ứng với cự ly rồi chọn điểm ngắm vào chính giữa mục tiêu.

Khi cần chọn điểm ngắm thấp hơn điểm định bắn trúng phải chọn thước ngắm lớn hơn cự ly bắn, sao cho khi bắn độ cao của đường đạn trung bình trên đường ngắm ở cự ly đó bằng hoặc gần bằng chiều cao từ điểm ngắm đến điểm định bắn trúng.

Để dễ ngắm bắn đồng thời vẫn đảm bảo bắn trúng mục tiêu, khi bắn vào các mục tiêu thấp [tên địch nằm bắn, đứng bắn trong công sự] thường chọn thước ngắm lớn hơn cự ly bắn rồi ngắm vào chính giữa mép dưới mục tiêu. Bắn vào các mục tiêu cao to [tên địch đứng, quỳ ngoài công sự] thường chọn thước ngắm tương ứng với cự ly bắn rồi ngắm vào chính giữa mục tiêu.

Khi chọn thước ngắm, điểm ngắm vào mục tiêu bia số 4 theo điều kiện tập nếu:

+ Chọn thước ngắm 1 [độ cao đường đạn so với đường ngắm bằng không] thì phải chọn điểm ngắm ở chính giữa mục tiêu.

+ Chọn thước ngắm 2 [độ cao đường đạn so với đường ngắm là 12cm] thì phải chọn điểm ngắm ở giữa vòng số 8.

+ Chọn thước ngắm 3 [độ cao đường đạn so với đường ngắm là 28cm] thì phải chọn điểm ngắm ở chính giữa mép dưới của mục tiêu.

Cách thực hành tập bắn.

* Tổ chức thực hành bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK.

- Mục đích: Nhằm rèn luyện cho học sinh nắm chắc và thực hiện tốt động tác bắn cơ bản, kĩ năng bắn trúng, chụm vào mục tiêu cố định ban ngày.

- Yêu cầu:

+ Tích cực, tự giác tập luyện.

+ Thực hiện tốt động tác, nâng cao kỹ năng ngắm bắn.

+ Xây dựng tâm lí vững vàng, tự tin.

- Phương pháp:

+ Tại vị trí chờ đợi, người tập nghe thấy chỉ huy goi tên mình thì hô “Có”. Khi có lệnh vào vị trí thì hô “Rõ”, sau đó đi đều vào vị trí tập bắn cách bệ tì khoảng 1,5m thì dừng lại.

Nghe lệnh “Nằm bắn”, người tập làm động tác nằm chuẩn bị bắn, sau đó thực hành ngắm bắn vào mục tiêu. Cứ như vậy, người tập làm động tác ngắm bắn vào mục tiêu 4- 5 phát hoặc đến hết thời gian quy định.

Nghe lệnh “Thôi bắn, tháo đạn, khám súng - Đứng dậy”, người tập làm động tác tháo đạn, khám súng, sau đó làm động tác đứng dậy.

Nghe lệnh “Về vị trí”, người tập làm động tác quay đằng sau, đi đều về vị trí quy định.

- Vị trí và hướng tập: Mỗi bệ cách nhau 3m hướng về phía tây.

- Vật chất: Súng AK, bia số 4, bao cát, kính kiểm tra.

- Kí tín hiệu luyện tập: Khẩu lệnh trực tiếp của GV.

- Người phụ trách: Tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, phó trung đội trưởng quản lý các bộ phận. GV quản lý chung và sửa sai.

Bài 1 [ KTBS - AK]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [92.2 KB, 6 trang ]

1
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HỌC PHẦN 4[ ghép vào phần 3]
Câu 1.
Đường ngắm cơ bản là gì?
a. Là đường thẳng được tính từ đỉnh đầu ngắm, sao cho đỉnh đầu ngắm thẳng với điểm định
bắn trên mục tiêu.
b. Là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên đầu ngắm đến điểm ngắm đúng
trên mục tiêu.
c. Là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên khe ngắm đến điểm chính giữa
đỉnh đầu ngắm.
d. Là đường thẳng từ mắt người ngắm đi qua chính giữa mép trên khe thước ngắm đến điểm
định bắn trên mục tiêu.
[
]
Câu 2.
Đường ngắm đúng là gì?
a. Là đường ngắm cơ bản được xác định trước khi bắn với điều kiện mặt súng thăng bằng.
b. Là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm ngắm đã xác định với điều kiện mặt súng
thăng bằng.
c. Là đường ngắm đúng khi đưa đường ngắm cơ bản đến điểm định bắn trên mục tiêu.
d. Là điểm định bắn trên mục tiêu với điều kiện mặt súng không nghiêng.
[
]
Câu 4.
Định nghĩa về ngắm bắn?
a. Là xác định góc bắn và hướng bắn cho súng để đường đạn đi qua điểm ngắm đúng trên
mục tiêu.
b. Là xác định góc bắn và hướng bắn cho súng để đường đạn đi đến mục tiêu với điều kiện
mặt súng thăng bằng.
c. Là xác đường ngắm cho súng để đường đạn đi đến mục tiêu với điều kiện mặt súng không
nghiêng.
d. Là xác định góc bắn và hướng bắn cho súng để đường đạn đi qua điểm định bắn trên mục
tiêu.


[
]
Câu 6.
Điểm ngắm đúng là gì?
a. Là điểm được xác định trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo của đường đạn
đi qua điểm định bắn trên mục tiêu.
b. Là điểm được xác định trước trên súng sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo đường
đạn đi qua điểm định bắn.
c. Là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm ngắm đã xác định với điều kiện mặt súng
thăng bằng.
d. Là điểm định bắn được xác định trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo đường
đạn đi qua điểm định bắn trên mục tiêu.
[
]
Câu 7.
Thực hành ngắm gồm bao nhiêu yếu tố cơ bản?
a. 2 yếu tố;
b. 3 yếu tố;
c. 4 yếu tố;
d. 5 yếu tố.
[
]
Câu 8: Thực hành ngắm gồm những động tác cơ bản nào?
a. Lấy đường ngắm cơ bản.
b. Lấy thước ngắm.

1


2
c. Lấy đường ngắm đúng.
d. Cả ba động tác trên.
[
]

Câu 10.
Cách tính thành tích khi bắn súng tiểu liên AK bài 1 được xác định như thế nào?
a. Xuất sắc: 28-30 điểm; giỏi: 24-27 điểm; khá: 19-23 điểm; trung bình khá: 17-19 điểm;
trung bình: 15-19 điểm.
b. Xuất sắc: 28-30 điểm; giỏi: 25-27 điểm; khá: 19-23 điểm; trung bình khá: 17-19 điểm;
trung bình: 15-19 điểm.
c. Xuất sắc: 28-30 điểm; giỏi: 25-27 điểm; khá: 19-23 điểm;trung bình khá:17-20 trung bình:
15-19 điểm.
d. Xuất sắc: 28- 30 điểm; giỏi: 25-27 điểm; khá: 20-24 điểm; trung bình khá: 17- 19 điểm;
Trung bình 15-16 .
[
]
Câu 12.
Bắn trong điều kiện có gió ngang thổi từ phải sang trái, đầu đạn súng tiểu liên AK dạt
theo chiều nào?
a. Dạt sang trái;
b. Dạt sang phải;
c. Dạt không đáng kể;
d. Tuỳ loại đạn.
[
]
Câu 13.
Súng tiểu liên AK, bắn ở cự ly 100m, thước ngắm 3, điểm chạm của đầu đạn lên cao bao
nhiêu cm so với điểm ngắm?
a. 30 cm;
b. 28 cm;
c. 26 cm;
d. 24 cm.
[
]
Câu 14.
Để chọn thước ngắm khi bắn súng tiểu liên AK, người bắn cần phải dựa vào bao nhiêu
căn cứ?

a. 3 căn cứ;
b. 4 căn cứ ;
c. 5 căn cứ;
d. 6 căn cứ.
[
]
Câu 15.
Để chọn điểm ngắm khi bắn súng tiểu liên AK, người bắn cần phải dựa vào bao nhiêu
căn cứ?
a. 3 căn cứ;
b. 4 căn cứ;
c. 5 căn cứ;
d. 6 căn cứ.
[
]
Câu 16.
Đâu là một trong những yêu cầu của bài tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng
tiểu liên AK?
a. Tích cực, tự giác trong quá trình luyện tập để đạt kết quả cao trong học tập.
b. Rút ra được những nhược điểm, khuyết tật trong từng tư thế, từng phát bắn để khắc phục.

2


3
c. Nắm chắc động tác cơ bản, tư thế bắn vững chắc, lấy thước ngắm và chọn điểm ngắm
đúng.
d. Quan sát, phát hiện mục tiêu nhanh, ước lượng cự ly bắn chính xác, lấy thước ngắm và
chọn điểm ngắm phù hợp.
[
]
Câu 17.
Có bao nhiêu yêu cầu cần đạt được của bài tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng

súng tiểu liên AK?
a. 3 yêu cầu;
b. 4 yêu cầu;
c. 5 yêu cầu;
d. 6 yêu cầu.
[
]
Câu 18.
Tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK, cần bảo đảm những yêu cầu
gì?
a. Quan sát, phát hiện mục tiêu nhanh, ước lượng cự ly bắn chính xác, lấy thước ngắm và
chọn điểm ngắm phù hợp.
b. Rèn luyện thành thạo, thuần thục yếu lĩnh động tác bắn, tâm lý vững vàng.
c. Rèn luyện tính tỷ mỷ, chính xác, bền bỉ, dẻo dai, nâng cao dần kỹ năng ngắm bắn.
d. Cả ba yêu cầu trên.
[
]
Câu 19.
Bắn súng tiểu liên AK: mục tiêu bia số 4; cự ly 100 mét; thước ngắm 3; người ta xác
định điểm ngắm ở đâu?
a. Chính giữa mục tiêu;
b. Chính giữa mép dưới mục tiêu.
c. Trên mép dưới mục tiêu;
d. Chính giữa vòng 10 điểm.
[
]
Câu 20.
Bắn súng tiểu liên AK: mục tiêu bia số 4; cự ly 100 mét trong điều kiện ban đêm; người
ta thường chọn thước ngắm nào?
a. ∏;
b. 1;
c. 2;
d. 4.

[
]
Câu 21.
Khi bắn súng tiểu liên AK, điểm ngắm sai lệch so với điểm ngắm đúng 5cm thì điểm
chạm sai lệch so với điểm định bắn là bao nhiêu cm?
a. 26,4 cm;
b. 2,64 cm;
c. 5 cm;
d. 3 cm.
[
]
Câu 22.
Khi bắn súng tiểu liên AK, mép trên khe ngắm thấp hơn đỉnh đầu ngắm thì điểm chạm
sai lệch so với điểm định bắn như thế nào?
a. Cao hơn;
b. Thấp hơn;
c. Lệch phải;

3


4
d. Lệch trái.
[
]
Câu 23.
Khi bắn súng tiểu liên AK, đỉnh đầu ngắm thấp hơn mép trên khe ngắm thì điểm chạm
sai lệch so với điểm định bắn như thế nào?
a. Cao hơn;
b. Thấp hơn;
c. Lệch phải;
d. Lệch trái.
[
]

Câu 24.
Muốn bắn trúng mục tiêu, người bắn phải thực hiện tốt động tác nào sau đây?
a. Giương súng;
b. Ngắm;
c. Bóp cò;
d. Cả ba động tác trên
[
]
Câu 25.
Động tác nằm chuẩn bị bắn súng tiểu liên AK được chia làm mấy cử động?
a. 2 cử động;
b. 3 cử động;
c. 4 cử động;
d. 5 cử động;
[
]
Câu 26.
Trong các động tác nằm chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn súng tiểu liên AK; động tác nào
có tính chất quyết định đến tính chính xác của phát bắn?
a. Nằm chuẩn bị bắn.
b. Bắn.
c. Thôi bắn, tháo đạn, khám súng, đứng dậy.
d. Cả ba động tác trên.
[
]
Câu 27.
Trong động tác nằm chuẩn bị bắn súng tiểu liên AK, động tác“Chống bàn tay trái xuống
đất trước mũi bàn chân phải khoảng 20cm” thuộc về cử động mấy?
a. Không thuộc về động tác trên;
b. Cử động 1;
c. Cử động 2;
d. Cử động 3.
[
]

Câu 28.
Trong động tác nằm chuẩn bị bắn súng tiểu liên AK, cử động “Tay phải lao súng về
trước đồng thời tay trái ngửa đỡ lấy thân súng“ thuộc về cử động mấy?
a. Không thuộc về động tác trên;
b. Cử động 1;
c. Cử động 2;
d. Cử động 3.
[
]
Câu 29.
Trong động tác nằm chuẩn bị bắn súng tiểu liên AK, động tác lắp đạn thuộc về cử động
nào?
a. Không thuộc về động tác trên;

4


5
b. Cử động 1;
c. Cử động 2;
d. Cử động 3.
[
]
Câu 30.
Động tác bắn bao gồm những thao tác nào sau đây?
a. Nằm chuẩn bị bắn, bắn và thôi bắn.
b. Thôi bắn, tháo đạn, khám súng, đứng dậy.
c. Giương súng, ngắm, bóp cò.
d. Cả ba phương án trên đều đúng.
[
]
Câu 31.
Khi bắn súng tiểu liên AK, người ta có bao nhiêu cách chọn thước ngắm?

a. 2 cách;
b. 3 cách;
c. 4 cách;
d. 5 cách.
[
]
Câu 32.
Một trong những căn cứ để chọn thước ngắm khi bắn súng tiểu liên AK?
a. Điểm định bắn trúng trên mục tiêu.
b. Độ cao đường đạn khi bắn trên cự ly đó.
c. Tính chất mục tiêu [to, rõ...]
d. Cả ba căn cứ trên.
[
]
Câu 33.
Một trong những căn cứ để chọn điểm ngắm khi bắn súng tiểu liên AK?
a. Đặc điểm của bài bắn.
b. Độ cao đường đạn khi bắn ở cự ly đó.
c. Thước ngắm lớn hơn cự ly bắn.
d. Cả ba căn cứ trên.
[
]
Câu 34.
Một trong những căn cứ để chọn thước ngắm khi bắn súng tiểu liên AK?
a. Độ cao đường đạn khi bắn trong cự ly đó.
b. Độ cao đường đạn trung bình trên đường ngắm ở từng cự ly bắn
c. Tính chất mục tiêu [to, rõ...]
d. Cả ba căn cứ trên.
[
]
Câu 35.
Trong bắn súng, mặt súng nghiêng được hiểu như thế nào?
a. Là hiện tượng mép trên thành khe ngắm không song song với mặt phẳng ngang.
b. Là hiện tượng mép trên thành khe ngắm không vuông góc với mặt phẳng ngang.

c. Là hiện tượng mép trên thành khe ngắm không ngang bằng đỉnh đầu ngắm.
d. Là hiện tượng mép trên thành khe ngắm không tạo một góc với mặt phẳng ngang.
[
]
Câu 36.
Khi bắn súng tiểu liên AK, mặt súng bị nghiêng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả
bắn?
a. Mặt súng nghiêng về bên nào thì đạn lệch về bên đó và thấp xuống.
b. Đạn sẽ lệch về hướng ngược lại chiều nghiêng.
c. Đạn sẽ bay cao hơn điểm định bắn.

5


6
d. Làm cho đường đạn chệch hướng mục tiêu.
[
]
Câu 37.
Trong bắn súng tiểu liên AK, lấy sai điểm ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu bị ảnh
hưởng như thế nào?
a. Ngắm sai điểm ngắm bao nhiêu thì điểm chạm trên mục tiêu sai lệch bấy nhiêu.
b. Ngắm sai điểm ngắm thì điểm chạm sai lệch với điểm ngắm đúng đã được xác định.
c. Ngắm sai điểm ngắm bao nhiêu thì điểm chạm trên mục tiêu có sai lệch không đáng kể.
d. Do khoảng cách bắn lớn hơn nhiều lần đường ngắm gốc nên lấy sai điểm ngắm sẽ ảnh hưởng
lớn đến đến kết quả bắn.
[
]
Câu 38.
Đâu là căn cứ để chọn điểm ngắm trong bắn súng?
a. Thước ngắm đã chọn; tính chất mục tiêu [to, rõ…].
b. Độ cao đường đạn khi bắn ở cự ly đó; điểm định bắn trúng trên mục tiêu.
c. Điều kiện khí tượng [mưa, gió…]

d. Tất cả các phương án trên.
[
]
Câu 39.
Súng tiểu liên AK, bắn ở cự ly 300m mục tiêu bia số 4a, thước ngắm 1, điểm chạm của
đầu đạn như thế nào so với điểm ngắm?
a. Cao hơn;
b. Thấp hơn;
c. Lệch phải;
d. Lệch trái.
[
]
Câu 40.
Trong bắn súng tiểu lien AK bài 1, có bao nhiêu trường hợp thôi bắn?
a. 1 trường hợp;
b. 2 trường hợp;
c. 3 trường hợp;
d. 4 trường hợp;
[
]
Câu 41.
Trong bắn súng tiểu liên AK bài 1, Khi có lệnh thôi bắn hoàn toàn, người bắn phải làm
các động tác nào?
a. Hạ súng xuống, khoá an toàn.
b. Tháo hộp tiếp đạn.
c. Tháo đạn, khám súng, đứng dậy.
d. Tất cả các động tác trên.
[
]
Câu 42.
Trong bắn súng tiểu liên AK bài 1, động tác đứng dậy được chia thành mấy cử động?
a. Không phân chia cử động;
b. 2 cử động;
c. 3 cử động;

d. 4 cử động.
[
]

6



Video liên quan

Chủ Đề