Cách bật đèn xi nhan xe ô tô

Lê Thanh Hải  

NHỮNG TRANG BỊ CẦN THIẾT KHÔNG THỂ THIẾU KHI BẠN SỬ HỮU KIA SONET 2022...

Lê Thanh Hải  

Độ Đèn hay còn độ bi led cho ô tô luôn được người sử dụng xe ô tô tại khu vực TP.HCM nói chung và T...

Lê Thanh Hải  

Cũng rất nhiều người luôn đặt một câu hỏi rằng "Mình nên gắn loại camera hành trình nào?" - Vâng, bà...

Lê Thanh Hải  

Địa chỉ dán phim cách nhiệt ô tô chính hãng tại quận 9, chúng tôi cam kết phim cách nhiệt chính hãng, b�...

Lê Thanh Hải  

Địa chỉ dán phim cách nhiệt ô tô chính hãng tại thủ đức, chúng tôi cam kết phim cách nhiệt chính hãng...

Lê Thanh Hải  

Samautocare là đại lý thi công dán phim cách nhiệt 3m crystalline chính hãng tại tp. hồ chí minh, cam kết p...

Hướng dẫn sử dụng xi nhan một chạm trên xe hơi

Trên rất nhiều xe hơi đời mới đều đã trang bị tính năng này nhưng không phải ai cũng biết. Tính năng này giúp tài xế bật xi nhan mà không cần phải quan tâm đến việc tắt xi nhan khi chuyển làn hoặc khi khởi hành xe. Các bạn cần phân biệt rõ với việc xi nhan tự tắt khi xoay vô lăng nhé, tính năng xi nhan một chạm này khác hoàn toàn với trả xi nhan khi xoay vô lăng.

Những xe đời cũ thì cần chỉnh xi nhan chỉ có một nấc là bật hoặc tắt, còn ở những xe đời mới thì cần chỉnh này nếu chỉ nhấn nhẹ thì mặc định sẽ giữ xi nhan 3 giây hoặc có thể điều chỉnh cho thời gian giữ nhiều hơn. Điều này giúp cho tài xế khi sử dụng sẽ không bị mất thêm một thao tác là tắt xi nhan khi không cần thiết. Có thể nhiều bạn cũng đã biết tính năng này, nhưng mình đi Uber gặp nhiều bác tài vẫn không hề biết xe mình có và mặc định giữ thói quen cũ. Cách nào cũng tốt nhưng xi nhan một chạm sẽ giúp chúng ta giảm được thao tác và nhờ vậy tăng sự tập trung khi lái xe, vì vậy chẳng ngại gì mà tiếp cận với nó đúng không ạ?

Cách sử dụng: nhấn nhẹ cần xi nhan về hướng cần rẽ, lực nhấn vừa phải, kiểm chạm vào, không cần phải bẻ cần xi nhan mạnh để chạm vào lẫy giữ. Nếu thấy chớp xi nhan 3 cái nghĩa là xe bạn có tính năng này. Theo như mình tìm hiểu thì chỉ có xe của hãng Toyota thường không được trang bị, còn xe các hãng khác của Nhật và Hàn thì đều có. Xe Đức thì tính năng này đã được trang bị từ cách đây 10 năm.

Đèn xi nhan có tác dụng báo hiệu cho những người tham gia giao thông trên đường được biết có phương tiện đang chuyển hướng. Tuy nhiên, sử dụng đèn xi nhan như thế nào là đúng luật có lẽ không phải ai cũng biết. 

Dưới đây là tổng hợp hướng dẫn sử dụng đèn xi nhan nhằm góp phần nâng cao an toàn của người tham gia giao thông.

CÁC TRƯỜNG HỢP PHẢI BẬT ĐÈN XI NHAN

Trước khi Nghị định 100 ra đời, Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng đã quy định một số trường hợp lái xe phải sử dụng tín hiệu báo như khi chuyển làn đường; vượt xe; chuyển hướng xe; lùi xe; dừng xe, đỗ xe.

Như vậy, trong các trường hợp sau, lái xe bắt buộc phải bật xi nhan nếu không muốn bị “tuýt còi”:

    - Chuyển làn đường

    - Rẽ phải, rẽ trái, quay đầu

    - Vượt xe khác

Riêng với ô tô, trường hợp lùi xe, dừng xe, đỗ xe cũng là những trường hợp bắt buộc phải bật xi nhan. Tài xế điều khiển ô tô nên lưu ý điều này.

Tuy nhiên, theo khuyến nghị của Cục Cảnh sát giao thông, tài xế nên bật đèn xi nhan để báo hiệu cho phương tiện khác khi:

- Khi đi qua vòng xuyến :  Bật xi nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” - khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi nhan phải.

- Khi đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong [không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn] nên bật đèn tín hiệu báo rẽ.

  Trường hợp thấy an toàn, không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại, không bắt buộc phải bật đèn tín hiệu.

- Khi lùi vào ngõ : Nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển.

- Khi đi qua ngã ba chữ Y : Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải [từ chân chữ Y lên] thì không cần xi nhan.

KHOẢNG CÁCH BẬT ĐÈN XI NHAN TRƯỚC KHI CHUYỂN HƯỚNG

Được biết trong Luật Giao thông đường bộ hiện nay vẫn chưa quy định cụ thể về việc đèn xi-nhan phải được bật trước bao nhiêu mét trước khi chuyển hướng.

Còn theo Giáo trình đào tạo lái xe ô tô xuất bản năm 2011 hướng dẫn tài xế xe ô tô phải bật đèn báo rẽ trước từ 25-30 mét và sau khi rẽ xong cần duy trì khoảng 5-10 mét rồi mới tắt xi-nhan.

Như vậy sẽ cảnh báo được các xe khác biết được ý định chuyển hướng và lúc nào chuyển hướng xong của mình.

MỨC PHẠT VỚI LỖI ĐÈN XI NHAN

Từ ngày 1/1/2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức phạt mới đối với nhiều vi phạm giao thông đã chính thức có hiệu lực.

Cụ thể mức phạt đối với lỗi không xi nhan được quy định tại Nghị định 100 như sau:

VỚI XE ÔTÔ

- Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước sẽ bị phạt tiền từ 400 nghìn đến 600 nghìn đồng.

- Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ [trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức] thì phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng.

- Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy đường cao tốc thì bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 1 - 3 tháng.

VỚI XE MÁY

- Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước thì phạt tiền từ 100 đến 200 nghìn đồng.

- Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ [trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức] bị phạt tiền từ 400 đến 600 nghìn đồng.

Video liên quan

Chủ Đề