Cách dạy học sinh lớp 1 ghép vần

Độ tuổi từ 5 - 6 tuổi là độ tuổi các em học sinh bước vào những giai đoạn mới. Là thời gian các em thực hiện việc chuyển cấp từ trường mầm non đến trường tiểu học. Điều này là sự thay đổi rất lớn đối với các em học sinh. Nếu như ở lứa tuổi mầm non các em được vui chơi thì nay các em phải học nhiều hơn. Học vần là nội dung quan trọng ở giai đoạn lớp 1. Nội dung này sẽ giúp các em nhận biết được chữ viết cũng như đọc được chữ viết.

- Cho học sinh làm quen với các mặt chữ:

Khi còn học ở trường mầm non, các em đã sớm được làm quen với các mặt chữ thông qua các trò chơi khi học cùng thầy cô giáo. Hoặc khi các em ở độ tuổi 3-5 tuổi, các bậc phụ huynh thường mua những chữ cái, những con số để các em có thể làm quen. Có nhiều phụ huynh còn có thêm nhu cầu cần tìm gia sư lớp 1

Đây là giai đoạn trí não của các em phát triển nhanh nhất, các em dễ ghi nhớ. Phụ huynh có thể cùng tham gia hỏi đáp, tạo cho các em những trò chơi với những chữ cái. Từ đó, trí não của các em sẽ ghi nhớ những con chữ cái này. Lâu dần, các em sẽ ghi nhớ một cách tự nhiên và chủ động.

- Đánh vần những từ đơn giản trước:

Phụ huynh cùng con ghép những chữ cái lại thành những từ đơn giản như “ba”, “mẹ” ,… là những từ thông dụng mà con hay nói đến. Dạy trẻ cách đánh vần, cách đọc đúng và hình ảnh gần gũi sẽ làm cho học sinh nhanh chóng tiếp thu.

Sau đó phụ huynh có thể khơi gợi trí nhớ của trẻ thông qua việc đưa ra hình ảnh và đố trẻ đọc đúng cũng như đánh vần đúng.

Tiếng Việt có những chữ rất khó đọc như r, tr, p, q,…đối với học sinh tiểu học và đặc biệt là với học sinh lớp 1. Những chữ này đòi hỏi học sinh phải cong lưỡi khi phát âm, tuy nhiên đối với học sinh lớp 1, cơ chế phát âm ở các em chưa hoàn thiện chính vì điều đó gây rất nhiều sự khó khăn cho các em. Lúc này phụ huynh đừng nóng vội mà hãy kiến nhẫn để học cùng các em.

- Ghép những âm với nhau tạo thành vần:

Sau khi ghép các chữ cái lại với nhau và tạo thành những vần. Vần có thể được cấu tạo từ nhiều chữ cái. Có thể 2 chữ cái ví dụ như ao, 3 chữ cái ví dụ như uya, 4 chữ cái ví dụ như uyên.

Phụ huynh cần hướng dẫn cho học sinh đi từ đơn giản đến phức tạp. Sau khi các em thuần thục ở những vần 2 chữ cái thì phụ huynh mới tiếp tục tăng lên dần dần. Phụ huynh không nên quá vội vã dẫn đến việc các em thấy bài quá khó từ đó có thể đâm ra chán nản.

Sau khi học sinh nhận biết được mặt chữ của vần, phụ huynh cần cùng các em đọc đi đọc lại nhiều lần có kết hợp với chữ viết. Từ đó học sinh mới ghi nhớ rõ hơn.

Xem thêm: Gia sư dạy viết chữ đẹp tại nhà

- Ghép vần với âm tạo thành tiếng:

Sau khi học sinh ghi nhớ được âm thì phụ huynh cho các em ráp vần với âm tạo thành những tiếng có nghĩa. Khi hình thành được tiếng, phụ huynh có thể giúp các em phát triển từ tiếng thành từ.

Khi có được từ hoàn chỉnh, phụ huynh có thể minh họa cho các em xem bằng những hình ảnh cụ thể, từ đó giúp các em có thể ghi nhớ những vần mới học được nhanh chóng hơn và chính xác hơn.

Từ một vần gốc, phụ huynh có thể cùng các em thay đổi những âm đầu để có thể tạo ra được nhiều tiếng mới. Từ đây, học sinh có thể phát triển thêm nhiều những từ mới dưới sự hiểu biết, vốn sống cá nhân của các em. Việc này cũng có thể giúp cho các em mở rộng vốn từ ngữ của bản thân. Biết được nhiều từ ngữ về con vật, đồ vật, con người, môi trường sống xung quanh mình hơn.

Bên cạnh đó, để tiếng hoặc các từ trở nên có nghĩa thì việc các bé thêm vào các dấu sắc, huyền, ngang, hỏi, ngã, nặng là việc rất cần thiết. Chính vì vậy, phụ huynh và cô giáo khi làm gia sư tại nhà cần quan tâm đến những loại dấu này và luôn nhắc nhớ các em cần phải ghi nhớ chúng vì đây cũng là một thành phần rất quan trọng khi các em học đánh vần.

- Đặt câu với từ vừa học được:

Đây là một bài tập rất hay để học sinh có thể vận dụng vốn kiến thức mình biết được thực hiện đặt câu. Việc đặt các từ ngữ vừa học được vào câu là cách để học sinh có thể ghi nhớ, được nghĩa của từ một cách sâu sắc nhất.

- Thời gian dạy:

  • Các em học sinh học đánh vần chỉ khoảng 5-15 phút. Ở lứa tuổi này, khả năng tập trung của các em rất ít. Chính vì vậy, phụ huynh không nên bắt buộc bé ngồi học quá lâu, quá nhiều kiến thức. Điều này có thể là các em chán nản, không còn thích thú với việc học nữa.

- Tổ chức các trò chơi:

Ở lứa tuổi này, các em rất thích vui chơi, việc phụ huynh tạo ra các trò chơi nhỏ cùng bé tham gia việc học sẽ rất kích thích sự hăng hái tham gia ở con trẻ.

Phụ huynh cần phải khen, tuyên dương khuyến khích khi bé ghi nhớ đọc đúng được các âm vần. Điều này sẽ tạo cho các em động lực, sự tự tin ở bản thân mình trong suốt quá trình học.

Nội dung được chia sẻ bởi cô Trâm chuyên môn tiểu học của trung tâm gia sư Thành Tài

Skip to content

Bảng chữ cái ghép vần Tiếng Việt là nền tảng cơ bản và vô cùng quan trọng khi trẻ mới bắt đầu học chữ. Vậy bảng chữ cái ghép vần tiếng việt như thế nào? Có khó học không? Cách học như thế nào? Cùng Góc Yêu Bé giải đáp những thắc mắc đó thông qua bài viết bên dưới nhé.

Xem thêm:

Bảng chữ cái ghép vần Tiếng Việt

Các giai đoạn học bảng chữ cái ghép vần tiếng việt cho trẻ

Làm quen với bảng chữ cái ghép vần Tiếng việt

Bước đầu tiên khi học chữ cái thì bé cần làm quen với bảng chữ cái ghép vần Tiếng Việt. Khi các bé mới học chắc chắn sẽ có nhiều bước khó khăn, nhưng bố mẹ cần hãy kiên trì cho con học đều đặn mỗi ngày.

Để giúp trẻ học tiếng việt nhanh chóng, “bảng chữ cái ghép vần tiếng việt” đã được cải tiến và ra đời. Trong bảng có ghi đầy đủ các chữ cái, cách ghép với màu sắc riêng. Để từ đó trẻ có thể vừa học được mặt chữ vừa có thể biết nhiều về màu sắc.

Phụ huynh hãy cho trẻ tiếp cận với bảng chữ cái ghép vần càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, việc tiếp cân sớm chỉ là để trẻ hiểu được khái niệm về con chữ, chứ không nên ép buộc trẻ phải học, phải đọc, phải ghép vần rành mạch. Điều đó sẽ khiến cho trẻ dễ chán nản, và không còn muốn nhìn thấy cái bảng chữ cái ghép vần đó nữa.

Học về 11 chữ ghép

Trong bảng chữ cái ghép vần tiếng việt có 11 chữ ghép bao gồm:

  • Âm C ghép với âm H sẽ được âm CH là: cha, chú, che, chở, cho, chung…
  • Âm G ghép với âm H sẽ được âm GH là: ghế, ghi, ghép, ghẹ…
  • Âm G ghép với âm I sẽ được âm GI là: gia giáo, gì, giảng giải, giun…
  • Âm N ghép với âm H sẽ được âm NH là: nhỏ nhắn, nhu nhược, nhẹ nhàng…
  • Âm N ghép với âm G sẽ được âm NG là: ngây ngất, ngát, ngân…
  • Âm N, âm G, âm G ghép lại thành âm NGH là: nghi, nghề nghiệp…
  • Âm K ghép với âm H sẽ được âm KH là: khách, không khí, khập khiễng…
  • Âm P ghép với âm H sẽ được âm PH là: phương pháp, phong phanh, phi…
  • Âm Q ghép với âm U sẽ được âm QU là: quả, quan, quý…
  • Âm T ghép với âm H sẽ được âm TH là: thanh, thê thảm, thướt tha, thắm thiết…
  • Âm T ghép với âm R sẽ được âm TR là tre trúc, trước, trên, trong…

Học về các nguyên âm, phụ âm trong bảng chữ cái ghép vần

  • 12 nguyên âm là a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y [trong đó có nguyên âm có dấu phụ là ă, â, ê, ô, ơ, ư]
  • 17 phụ âm là b, c, d, đ, g, h, h, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x

Ngoài ra, trong bảng tiếng việt mới nhất có khoảng 200 vần, tiếng là một âm thanh được gọi là chữ bao gồm phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Vần hay còn có tên gọi khác là âm vận nên không có phụ âm đầu và có thể vắng mặt nhiều yếu tố trên, nhưng âm chính và thanh điệu cần phải có. Vần được chia ra bao gồm:

  • Vần đơn: Chỉ có duy nhất một nguyên âm và thanh điệu là a, e, o, u…
  • Vần ghép: Nhiều nguyên âm hợp lại và thanh điệu mà thành là ai, ay, oai… Vần ghép này có thể là nguyên âm đôi hoặc nguyên âm ba.
  • Vần trơn: Có nguyên âm ở cuối, và thanh điệu là ai, êu, oai, ươi…
  • Vần cản: Co phụ âm lối sau và thanh điệu là ac, ach, am, an, ang, anh, ap, at…

Cách ghép vần cho trẻ lớp 1

  • Các âm vần như b, v, e, h, o, ơ, m, n, l, đ, d… và đọc được các từ đơn như bé, bè, bẻ, bẽ, bẹ, ve, vẽ, vè, hề, ho hơ…
  • Những âm vần khó hơn như t, th, u, ư, x, ch, s, r, k, h, ph, nh, g, gh, qu, gi, ng, ngh, y, tr. Học đến những âm vần khó hơn sẽ giúp trẻ nhớ từ, biết đọc rất nhanh.
  • Nâng cấp những âm vần khó phát âm hơn như eo, ao, au, âu, iu, êu, iêu, yêu, an, on, ăn, ân. Khi dạy cho trẻ nge, nhìn hình ảnh để có thể ghép và nhớ vần tốt hơn
  • Tăng mức độ khó với những vần như ôn, ơn, en, ên, in, un, iên, yên, uôn, ươn. Ghép vần được ở đây thì chắc hẳn bé yêu đã rất thành thạo và có thể đọc chữ nhanh chóng hơn được rồi.

Ngoài ra, để giúp bé nhớ lâu, bố mẹ cần cho bé học ghép vần mỗi ngày 30 phút – 1 tiếng nhé. Để bé không bị lãng quên bảng chữ cái ghép vần.

Tạo những điều hứng thú cho trẻ khi học bảng chữ cái ghép vần

Trẻ có tâm trạng hào hứng về nhiều thứ nhung cũng rất dễ chán nản. Do vậy, bố mẹ đừng ép bé học mãi một bài, hay chỉ học một môn. Mà thay vào đó mỗi ngày hãy thay đổi chủ đề học cho bé, mỗi ngày dành 5 phút đầu ôn lại những bài tập đã học và sau đó học bài tập mới. Ngoài ra, cũng nên xen kẽ cả môn học toán, mỹ thuật để bé không bị chán nản.

Như vậy, khi trẻ mới bắt đầu học về bảng chữ cái ghép vần bố mẹ hãy cho bé học về bảng chữ cái in hoa để được tối giản về đường nét và bé không bị rối mắt. Bên cạnh đó, cũng nên chọn những bảng chữ cái có nhiều màu sắc nổi bật để kích thích bé.

Góc Yêu Bé là cửa hàng đồ chơi dành cho trẻ em và chia sẻ những kiến thức thú vị liên quan Bỏ qua

Video liên quan

Chủ Đề