Cách điều trị lồi đĩa đệm cột sống cổ

Thông thường, ở cơ thể con người có tới 33 đốt sống trong đó có 7 đốt sống cổ. Giữa các đốt sống được liên kết với nhau bởi các đĩa đệm. Đĩa đệm được cấu tạo bởi lớp bao xơ ở bên ngoài và phần nhân nhầy ở phía bên trong có vai trò bảo vệ, nâng đỡ cột sống không bị tổn thương mỗi khi vận động.

Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng các lớp nhân nhầy ở vùng đĩa đệm bị thoát ra bên ngoài, chèn ép lên tủy sống và các rễ dây thần kinh, từ đó gây ra các cơn đau tại vùng vai gáy. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tuy ít phổ biến hơn so với thoát vị ở vị trí thắt lưng nhưng mức độ ảnh hưởng của bệnh lại cao hơn nhiều.

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ chủ yếu là do thói quen vận động sai cách và quá trình thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Ngoài ra, các chấn thương và tai nạn ở vùng cổ cũng là nguyên nhân gây nên bệnh lý.

Khi bị thoát vị đĩa đệm cổ, vùng cột sống cổ sẽ có cảm giác bị tê và đau. Các cơn đau còn lan xuống vùng da đầu và xuống cả 2 tay. Lúc này, người bệnh sẽ luôn có cảm giác khó chịu, nhức nhối. Mỗi khi vận động hay làm việc với tần suất cao, những cơn đau sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Thoát vị đĩa đệm cổ có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có chữa được không? Xét về cơ chế sinh học, một khi đĩa đệm bị thoát vị thì sẽ không thể quay trở lại vị trí ban đầu. Ngay cả khi bạn phẫu thuật hoặc thay đĩa đệm, tình trạng thoát vị đĩa đệm vẫn không được chữa khỏi 100%.

Tuy nhiên, nếu như có cách chữa trị theo đúng lộ trình, khả năng phục hồi sẽ lên tới 80 đến 95%. Những yếu tố quyết định đến việc chữa trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hiệu quả đó là:

  • Tình trạng bệnh lý: Nếu thoát vị đĩa đệm cổ đang ở giai đoạn nhẹ thì khả năng phục hồi bệnh sẽ càng cao. Ngược lại, nếu như bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, bắt buộc bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật.
  • Phương pháp điều trị: Để khắc phục các cơn đau do thoát vị đĩa đệm vùng cổ gây ra, người bệnh cần phải sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của các bác sĩ. Kết hợp với đó là xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý.
  • Sự kiên nhẫn của bệnh nhân: Các bệnh lý về xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nói riêng nếu muốn được điều trị hiệu quả thì bắt buộc người bệnh cần phải có sự kiên trì. Nếu bỏ dở việc điều trị giữa chừng, tình trạng bệnh không những không được cải thiện mà còn làm tốn kém tiền bạc, thời gian.

Thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5, C5 C6

Thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5

Các đốt sống cổ c4 C5 được ví như là ngã tư nằm ở giữa trung tâm đầu não với cơ thể. Chúng giúp điều khiển các thao tác như ngửa, cúi, xoay người. Chính vì vậy, đây là bộ phận dễ bị tổn thương nhiều nhất.

Những dấu hiệu, triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5 thường có sự thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn 1: Phình lồi đĩa đệm

Ở giai đoạn này, lớp bao xơ vẫn ở trong trạng thái bình thường. Tuy nhiên phần nhân nhầy lại bị biến dạng. Các cơn đau thường không rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng đau mỏi cổ thông thường.

Giai đoạn 2: Lồi đĩa đệm

Lúc này, lớp bao xơ bắt đầu có những dấu hiệu suy yếu dần và chèn ép lên các rễ dây thần kinh. Cơn đau vùng cổ bắt đầu trở nên mạnh mẽ và dữ dội hơn.

Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm

Khi ở giai đoạn này, lớp nhân nhầy bắt đầu thoát ra bên ngoài do phần bao xơ bị rách. Người bệnh lúc này sẽ phải hứng chịu những cơn đau vô cùng khó chịu. Kèm theo đó là tình trạng cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, khả năng vận động giảm, rối loạn cảm giác.

Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm cổ có mảnh rời

Khi bước sang giai đoạn 4, phần nhân nhầy và khối thoát vị sẽ bị tách ra. Lúc này, người bệnh rất có khả năng bị liệt nửa người.

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

Đốt sống cổ C5 C6 được cấu tạo bởi vòm đốt sống, thân đốt sống. Chúng có vai trò làm giảm sự ma sát khi vận động và di chuyển.

Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6, người bệnh sẽ có những triệu chứng như:

  • Đau nhức lan rộng: Ban đầu, bệnh nhân sẽ bị tê nhức vùng cổ và vùng vai gáy. Sau đó, các cơn đau sẽ lan xuống phần cánh tay, bả vai, lan sang cả đầu và hốc mắt.
  • Bị tê ngứa: Khi khối thoát vị đè lên tủy sống, vùng cổ sẽ xuất hiện cảm giác tê ngứa. Tình trạng này còn xảy ra ở tay chân và lan sang cả toàn thân.
  • Cứng cổ: Đây là triệu chứng điển hình khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6. Lúc này, cổ sẽ không thể xoay chuyển một cách linh hoạt và trơn tru. Đặc biệt, cảm giác đau cổ, cứng cổ sẽ xuất hiện nhiều hơn vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Yếu cơ: Thoát vị đĩa đệm cổ sẽ khiến cho phần cơ ở bắp tay, bắp chân yếu đi một cách rõ rệt. Khi tình trạng yếu cơ trở nên trầm trọng, vùng bắp chân và đùi sẽ bị rung lên khi hoạt động quá sức.
  • Những triệu chứng khác: Tức ngực, đau lưng, khó tiểu...

Gối dành cho người thoát vị đĩa đệm cổ

Việc sử dụng các loại gối phù hợp sẽ giúp hỗ trợ làm giảm các cơn đau xảy ra do thoát vị đĩa đệm cổ gây nên. Không chỉ vậy, chúng còn hạn chế được tình trạng đau cổ, vẹo cổ, giúp tăng cường khả năng tuần hoàn và lưu thông máu hiệu quả. Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh có thể sử dụng những loại gối sau:

Gối hình chữ U

Chiếc gối được thiết kế theo hình dạng của chữ U. Loại gối này có tác dụng nâng đỡ, bảo vệ toàn bộ phần cổ, hạn chế tình trạng đau mỏi và tê bì do thoát vị đĩa đệm cổ gây nên.

Gối cao su hình gợn sóng

Được làm từ cao su nguyên chất, tác dụng nổi bật của loại gối này đó là giúp nâng đỡ đầu và cổ. Từ đó giúp người bệnh trở nên thoải mái và thư giãn hơn khi ngủ. Không chỉ thế, gối còn giúp thấm hút mồ hôi vào ban đêm khá hiệu quả.

Thoát vị đĩa đệm cổ chèn ép tủy phải làm sao?

Để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cổ chèn ép tủy, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp sau:

Sử dụng thuốc Tây y

  • Thuốc giảm đau: Điển hình như Paracetamol, Aspirin, meloxicam, Diclofenac, các loại vitamin nhóm B.
  • Thực phẩm chức năng: Các loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có chứa những thành phần như sụn vi cá mập, glucosamine, mầm đậu nành, canxi, một số khoáng chất cần thiết…
  • Thuốc tiêm chứa corticoid: Thường được sử dụng khi bệnh nhân bị đau xương khớp cấp độ 3 và cấp độ 4.

Sử dụng các bài thuốc dân gian

Bài thuốc từ lá ngải cứu

  • Lấy 300g lá ngải cứu đã được rửa sạch, đem đi giã nát và trộn với 200ml nước giấm gạo rồi cho vào ấm đun nóng lên.
  • Tiếp theo, bạn cho hỗn hợp vào trong tấm khăn mỏng rồi xoa lên khu vực cột sống cổ bị đau.
  • Duy trì thực hiện từ 2 đến 3 tuần.

Bài thuốc từ cây xương rồng

  • Cho 2 đến 3 nhánh xương rồng đã được bỏ hết gai, đem đi rửa sạch rồi đập nhỏ ra để cho vào chảo.
  • Tiếp theo, bạn sao nóng lên với một chút muối hột trong thời gian là 10 phút.
  • Sau đó, bạn lấy hỗn hợp trên đắp lên vùng cột sống cổ đang bị đau.

Chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng thuốc Đông y An Cốt Nam

Để điều trị thoát vị đĩa đệm vùng cổ, người bệnh có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc từ Đông y. Một trong số đó phải kể đến là bài thuốc An Cốt Nam của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường.

An Cốt Nam được bào chế dựa trên các vị thảo dược kinh điển, nổi tiếng trong việc điều trị các bệnh về xương khớp như Sâm Ngọc Linh, Thiên Niên Kiện, Dây Đau Xương, Trư Lũng Thảo… An Cốt Nam mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.

Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu sản phẩm tại bài viết: An Cốt Nam

Video liên quan

Chủ Đề