Cách đo điện áp nguồn máy tính

Bài viết này blogchiasekienthuc.com sẽ hướng dẫn một cách cực kỳ đơn giản để test, kiểm tra nguồn máy tính của mình còn sống hay không?

Cách này áp dụng đối với nguồn máy tính PC [máy tính để bàn nhé]. Với những cách test nguồn thông thường thì bạn phải kết nối nguồn với Mainboard mới có thể kiểm tra được.

Nhưng với cách này bạn chỉ cần 1 cái ghim hoặc một sợi dây dẫn điện là đủ. Các bạn đang rất tò mò về cách làm đúng không :D, xem hướng dẫn rất chi tiết sau đây.

Kiểm tra nguồn máy tính

Công cụ cần chuẩn bị:

  1. Bộ nguồn điện cần kiểm tra.
  2. Một sợi dây dẫn điện [sử dụng ghim cho tiện].

Cách thực hiện rất đơn giản như sau: Bạn cắm một đầu sợi dây dẫn điện vào chân xanh lá, và đầu dây còn lại bạn cắm vào một chân dây màu đen bất kỳ. Thực hiện như hình bên dưới:

Cuối cùng là cắm dây nguồn vào ổ điện để kiểm tra, nếu quạt của nguồn điện chạy tức là nguồn điện đó vẫn còn sử dụng được nhé. [không sợ bị gật đâu nhé, ngay cả khi bạn sờ vào ghim :D]

Lưu ý: Đây chỉ là cách kiểm tra nguồn nhanh, bởi vì nguồn có thể chạy nhưng dòng của các đường 5V, 12V có thể yếu và máy tính không khởi động.

Ngoài ra nếu bạn có đồng hồ đo thì bạn có thể đo được điện áp của các dây như sau:

  1. Dây màu vàng: +12V, -12V
  2.  Dây màu đỏ: +5V, -5V
  3. Dây đen là dây mát [Ground]
  4. Dây màu tím +5V
  5. Dây màu cam +3.3V

Lời kết

Như vậy là bạn đã biết được một cách test nguồn máy tính khá dễ dàng rồi đúng không, hi vọng với cách kiểm tra nguồn máy tính này sẽ hữu ích cho bạn. Chúc các bạn thành công !

Đọc thêm:

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Theo dõi các bài viết liên quan đến việc sử dụng ổn áp, người tiêu dùng thường băn khoăn không biết đo điện áp như nào để biết dải điện áp khu vực mình đang sinh sống, từ đó mua ổn áp cho đúng với dải điện yêu cầu.

Dodiencaocap.com xin chia sẻ cách do điện áp để khách hàng tham khảo.

1. ĐO ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU V.DC

a. Chú ý:

- Khi điện áp cao hơn 250V, cần tắt nguồn điện, nối dây đồng hồ vào điểm cần đo, sau đó mới bật nguồn. Không chạm vào dây đo đồng hồ, ghi lại kết quả đo, tắt nguồn rồi mới tháo dây đo đồng hồ ra khỏi điểm cần đo.

- Không để chuyển mạch ở vị trí thang đo mA hay Ω, nếu không đồng hồ sẽ hỏng.

- Không cắm que đo sang đầu đo dòng điện 15A xoay chiều.

- Để đồng hồ ở thang đo một chiều mà đo điện áp xoay chiều, kim chỉ thị sẽ không lên, tuy nhiên dòng qua đồng hồ lớn có thể làm hỏng đồng hồ.

b. Cách thực hiện

- Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu [+]

- Đặt chuyển mạch ở thang đo DC.V lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất. Ví dụ: đo điện áp 220V thì có 2 thang lớn hơn là 250V và 1000V, nhưng thang 250V sẽ cho kết quả chính xác hơn.

- Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo [Đo song song]. Que đen vào điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm có điện thế cao. 

- Tính kết quả đo được V = A x [B/C]

                                Với V là giá trị điện áp thực

                                A – Là số chỉ của kim đọc được trên cung chia độ

                                B – Là thang đo đang sử dụng

                                C – Là giá trị MAX của cung chia độ

                                Tỷ lệ B/C là hệ số mở rộng [Tham khảo bảng 1.1]

Hình 1: Tính giá trị điện áp một chiều

2. ĐO ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU V.AC

a. Chú ý:

- Khi đo điện áp cao hơn 250V, cần tắt nguồn điện, nối dây đồng hồ vào điểm cần đo, sau đó mới bật nguồn. Không chạm vào dây đo đồng hồ, ghi lại kết quả đo, tắt nguồn rồi mới tháo dây đo đồng hồ ra khỏi điểm cần đo.

- Không để chuyển mạch ở vị trí thang đo mA hay Ω, nếu không đồng hồ sẽ hỏng.

- Không cắm que đo sang đầu đo dòng điện 15A xoay chiều.

- Đặt chuyển mạch đồng hồ ở vị trí đo điện áp xoay chiều mà đo điện áp 1 chiều, kim đồng hồ vẫn lên nhưng kết quả là không chính xác.

- Đối với thang đo xoay chiều 10V cần đọc ở cung chia độ riêng của nó thì kết quả mới chính xác [cung D10]

b.Cách thực hiện

- Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu [+]

- Đặt chuyển mạch ở thang đo AC.V lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất.

- Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo [Đo song song]. Không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ

- Tính kết quả đo được giống trường hợp đo điện áp một chiều.

                                Với V là giá trị điện áp thực

                                A – Là số chỉ của kim đọc được trên cung chia độ

                                B – Là thang đo đang sử dụng

                                C – Là giá trị MAX của cung chia độ

                                Tỷ lệ B/C là hệ số mở rộng [Tham khảo bảng 1.1]

Hình 2: Tính giá trị điện áp xoay chiều

Nguồn: Internet

Related Products

Ổn áp 1 pha công suất 10KVA dải 150V-250V có dải điện áp vào từ 150V-250V, điện áp ra 110V..

5,000,000 đ

Ổn áp 1 pha công suất 5KVA dải 150V-250V có dải điện áp vào từ 150V-250V, điện áp ra 110V ..

2,900,000 đ

Thông số máy hàn:Điện áp sử dụng: 150V-250VNguồn điện: 1 phaHàn que 2.0mm-4.0mmKìm hàn, kẹp mát, 2 đ..

0 đ

Dưới đây là Sơ đồ mạch nguồn ATX của một tác giả người Czech. Theo tác giả, công suất thực của mạch nguồn này là 200W tuy nhiên theo tôi thấy thì bộ nguồn này sẽ chạy không thua gì, thậm chí còn hơn các nguồn Noname trên thị trường Việt Nam ghi công suất 400W-500W. Mạch này sử dụng IC điều xung họ TL494 [tương đương KA7500]. Các bạn nên xem thêm datasheet của IC để hiểu rỏ hơn về IC này.

Sơ đồ mạch nguồn ATX cho máy tính

Xem chi tiết phóng to tại đây: Sơ đồ mạch nguồn ATX cho PC máy tính

1. Mạch Chỉnh lưu:

a. Phân tích

– Điện xoay chiều 220V từ điện lưới qua cầu chì F1 [250V/5A] qua mạch lọc [C1, R1, T1, C4, T5] để đến Cầu diod D21, D22, D23, D24. Giữa 2 chân tụ lọc nguồn chính C5 và C6 là Công tắc chọn chế độ điện áp đầu vào là 115V hoặc 220V. Nếu công tắc chuyển sang 115V thì mạch lọc phía sau sẽ là mạch nâng đôi điện áp [Khi đó cắm vào điện 220V sẽ nổ ngay]

– Varistors Z1 và Z2 có chức năng bảo vệ quá áp trên đầu vào. Nhiều trường hợp bật công tắc 115V rồi cắm vào 220V thì cầu chì F1 và 1 trong 2 con Z1 và Z2 sẽ chết ngay tức khắc. Cái này chỉ tồn tại ở các bộ nguồn máy bộ hoặc nguồn công suất thực còn các nguồn noname xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan thì gần như không có.
– Ở cuối mạch này, khi ta cắm điện thì phải có nguồn 310VDC tại 2 đầu ra của cầu diod.

b. Lỗi thường gặp

– Lỗi thường gặp là đứt cầu chì F1, chết Varistors Z1 và Z2, chết các cầu Diod D21..D24. Nguyên nhân chủ yếu là do gặt công tắc 115/220V sang 115V rồi cắm vô điện 220V. Hoặc có chạm tải ở ngỏ ra. Nên ta phải kiểm tra các ngỏ ra trước khi cấp điện cho mạch. Như ở bài phân tích, cuối mạch này có điện áp 300V là OK.

– Một số trường hợp cặp tụ lọc nguồn C5, C6 [hai tụ to đùng dể thấy nhất đó] bị khô hoặc phù sẽ làm cho nguồn không chạy hoặc chạy chậm chờn, tuột áp.

2. Mạch nguồn cấp trước: [5V Standby – Dây màu tím] hay còn gọi là nguồn phụ [Secon power supply]

a. Phân tích

– Theo Sơ đồ này, Transistor Q12 [C3457] sẽ dao động theo kiểu “tích thoát” và bên thứ cấp của biến áp T6 sẽ có điện áp qua Diod D28 qua IC ổn áp họ 78L05 và sẽ có 5V STB chuẩn trên dây màu tím. Đường này sẽ làm nhiệm vụ “cấp nguồn cho mạch POWER ON” [còn gọi là “Turn On Logic”] và mạch khởi động qua mạng [ở những máy có hổ trợ].

Mạch nguồn cấp trước

– Ngoài ra điện áp sẽ qua Diod D30 cấp nguồn cho chân 12 của IC điều xung TL494. Dể thấy, khi nguồn chính chạy IC này sẽ lấy nguồn nuôi từ đường 12V chính thông qua diod D.
– Mạch cấp trước loại này ít thông dụng hơn loại sử dụng OPTO và IC họ 431

b. Lỗi thường gặp

– Khi một bộ nguồn không chạy, việc đầu tiên trước khi ta mở vỏ hộp nguồn là kiểm tra xem dây màu tím có 5V STB hay không? Nếu không là mạch nguồn cấp trước đã hư.

– Thường thì chết Q12 C3457, zener ZD2, Diod D28 đứt hoặc chạm, chết IC 78L05.

– Mạch này OK thì khi ta cắm điện là nó luôn luôn được chạy.

– Tuy nhiên dạng mạch cấp trước này ít thông dụng bằng lọai có OPTO và IC họ 431

3. Mạch công tắc [Còn gọi Power ON]

a. Phân tích

– Khi ta nhấn nút Power On trên thùng máy [Hoặc kich power on bằng cách chập dây xanh lá và dây đen] Transistor Q10 sẽ ngưng dẫn, kế đó Q1 cũng ngừng dẫn. Tụ C15 sẽ nạp thông qua R15. Chân số 4 của IC TL494 sẽ giảm xuống mức thấp thông qua R17. Theo qui định, chân 4 mức thấp IC TL494 sẽ chạy và ngược lại chân 4 ở mức cao IC TL494 sẽ không chạy. Đây là chổ cốt lõi để thực hiện mạch “công tắc” và mạch “bảo vệ”.

b. Lỗi thường gặp

– Sau khi kiểm tra dây tím có 5V STB thì việc thứ hai cần làm là kiểm tra xem dây công tắc xanh lá cây có mức CAO [khoảng 2,5V ~ 5 V] hay không? Lưu ý là dây xanh lá chỉ cần có mức CAO [tức 2,5V ~ 5V] mà không cần thiết phải là 5V. Một số bạn kiểm tra thấy chưa đủ 5V thì lo đi sửa lỗi chổ này và loay hoay mãi.

– Mạch này chạy với điện áp và dòng thấp nên rất ít hư hỏng. Việc mất áp này rất ít xảy ra [Vì nó lấy từ nguồn 5V STB của dây tím mà]. Lỗi thường gặp là có mức CAO nhưng kick nguồn không chạy. Lỗi này do các mạch ở phía sau như “Nguồn chính không chạy”, có chạm tải bị “mạch Bảo vệ” ngăn không cho chạy.

– Nói tóm lại mạch này gần như không hư. Nếu kiểm tra mọi thứ đều bình thường mà kích nguồn không chạy thì thay thử IC điều xung TL494. Vì chân số 4 của IC sẽ quyết định việc chạy hay không chạy mà bị lỗi thì kick đến sáng IC cũng không chạy.

4. Hoạt động nguồn chính:

a. Phân tích

Mạch nguồn chính

– Sau khi bấm công tắc thì chân 4 IC TL494 sẽ ở mức thấp và IC TL494 sẽ hoạt động. Tại chân 8 và chân 11 sẽ xuất hiện xung dao động lần lượt thông qua 2 Transistor Driver là Q3 và Q4 qua Biến áp đảo pha T2 kích dẫn 2 Transistor Công suất kéo đẩy Q1 và Q2 [2SC4242 tương đương E13007] tạo xung cấp cho biến áp chính T3. Ở ngỏ ra các đường điện áp tương ứng sẽ được nắng bằng Diod qua cuộn dây, tụ lọc cho ta 12V, 5V…

b. Lỗi thường gặp

Lỗi thường gặp: chết cặp công suất nguồn Q1, Q2 2SC4242. Transistor này có dòng chịu đựng 7A, chịu áp 400V, công suất 400W. Có thể thay tương đương bằng E13005, E13007 có bán trên thị trường. Chạm các diod xung nắng điện ở ngỏ ra [thường là diod đôi hình dạng 3 chân như Transistor công suất] D18, D28, D83-004… đo đây là Diod xung nên chỉ thay bằng diod xung [tháo ra từ các nguồn khác] hoặc thay đúng Diod xung không thay bằng các diod nắng nguồn thông thường được. Chết IC điều xung TL494 ít nhưng vẫn thường xảy ra. Thường thấy các tụ lọc ngỏ ra bị khô hay phù có thể gây chập chờn không ổn định hoặc sụt áp.

* Lưu ý: Các Transistor công suất và diod xung nắng điện mạch này bị chạm sẽ gây đứt cầu chì và làm chết các diod nắng điện ở mạch chỉnh lưu.

5. Mach ổn áp hồi tiếp:

– Mạch hồi tiếp [feedback] sẽ trích mẫu từ các đường 5V, -5V, 12V, -12V thông qua R25 và R26 để trở về chân số 1 [feedback] của IC TL494. Căn cứ vào tín hiệu này IC sẽ cấp xung ra mạnh hơn hay yếu hơn để cho điện áp ngã ra luôn ổn định ở mức 5V và 12V tương ứng.

6. Mạch Power Good:

– Mạch này sẽ tính toán các đường áp chính phụ rồi đưa ra kết luận là bộ nguồn có OK hay không. Mainboard sẽ lấy tín hiệu này làm chuẩn để hoạt động hay không hoạt động.

7. Mạch quá áp [overvoltage]

– Thành phần chính gồm Q5 và Q6 và các linh kiện xung quanh. Cũng trích mẫu từ các đường nguồn và tính toán nếu áp sai quy định sẽ cúp nguồn ngay. Ví dụ: Khi kết nối nhầm giữa 5V và -5V sẽ có điện áp đi qua D10, R28, D9 đến cực B của Q6. Transistor này sẽ dẫn và làm cho transistor Q5 dẫn. 5V từ chân 14 IC TL494 qua Diod D11 về chân 4 IC TL494 làm cho chân này ở mức cao, lập tức IC sẽ bị ngừng hoạt động

8. Các bệnh thường gặp trong bộ nguồn ATX cho máy tính PC

Bệnh 1 : Bộ nguồn không hoạt động, thử chập chân PS_ON xuống Mass [ chập dây xanh lá vào dây đen ] nhưng quạt vẫn không quay

Nguyên nhân hư hỏng trên có thể do :

  • Chập một trong các đèn công suất => dẫn đến nổ cầu chì, mất nguồn 300V đầu vào .
  • Điện áp 300V đầu vào vẫn còn nhưng nguồn cấp trước không hoạt động, không có điện áp 5V STB
  • Điện áp 300V có, nguồn cấp trước vẫn hoạt động nhưng nguồn chính không hoạt động .

Kiểm tra :
Cấp điện cho bộ nguồn và kiểm tra điện áp 5V STB [ trên dây mầu tím] xem có không ? [ đo giữ dây tím và dây đen ] => Nếu có 5V STB [ trên dây mầu tím] => thì sửa chữa như Trường hợp 1

  • Nếu đo dây tím không có điện áp 5V, bạn cần tháo vỉ nguồn ra ngoài để kiểm tra .
  • Đo các đèn công suất xem có bị chập không? đo bằng thang X1Ω

=> Nếu các đèn công suất không chập => thì sửa như Trường hợp 2 ở dưới .
=> Nếu có một hoặc nhiều đèn công suất bị chập => thì sửa như Trường hợp 3 ở dưới

Sửa chữa :
Trường hợp 1: Vẫn có điện áp 5V STB nhưng khi đấu dây PS_ON xuống Mass quạt không quay .

Phân tích: Có điện áp 5V STB nghĩa là có điện áp 300V DC và thông thường các đèn công suất trên nguồn chính không hỏng, vì vậy hư hỏng ở đây là do mất dao động của nguồn chính, bạn cần kiểm tra như sau : Bạn đưa trỏchuột vào sơ đồ đểxem chú thích

Sơ đồmạch nguồn chính trong bộnguồn ATX

Video liên quan

Chủ Đề