Cách đóng khung tranh số hóa

Nếu đã là một “tín đồ” trong làng tô tranh theo số, hãy cùng điểm lại xem bao nhiêu chiếc notes trong bài viết này đã giúp các bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc hoàn thành bộ tranh tô màu theo số của mình nhé! Còn nếu bạn là một “newbie” vừa trượt hố vào bộ môn dễ ghiền này :”) Mình nghĩ bài sau sẽ cung cấp khá nhiều thông tin hữu ích giúp bạn không phải lóng ngóng chẳng biết nên bắt đầu từ đâu đấy!

Một chiếc nhắn nhủ nhỏ bé trước khi tô tranh theo số <3:<>

Trước khi tìm hiểu “chuyên sâu” hơn một tẹo về cách … tô màu theo số sao cho chuẩn, mình nghĩ một số bạn lần đầu tập tành với bộ tranh tô giải trí nhưng cũng rất HACK NÃO này sẽ muốn tìm hiểu một chút về nó.

Quèo, vậy thì, bạn có thể “săm soi” thêm tí xíu thông tin về tranh tô màu số hoá nhà Licopen cũng như điểm danh “sương sương” bộ hoạ cụ đi kèm tại đây nhé!

Hãy chọn một bộ tranh tô theo số được căng sẵn khung

Có một điều mà mình thường thấy ở các dòng tranh tô màu số hoá trên thị trường, đó là … trời ơi quá trời giá thành :)))

Thường thì giá chuẩn của một bộ tranh tô màu full 24 màu sắc, có khung căn sẵn và cọ đi kèm, sẽ dao động trong khoảng từ 200,000 – 230,000đ/ bộ, trừ khi shop bán hàng họ có chương trình sale đậm sale sâu nào đấy thì chúng ta lại được thoã cơn ghiền và tiết kiệm hầu bao được thêm 1 tẹo.

Nhưng, đôi khi bạn sẽ tìm thấy một số nhà cung cấp tranh với giá rẻ đến sập sàn luôn í. Tin mình đi, mình cũng đã từng “lần dò” những shop như này … và kết quả nhận về là KHÔNG CÓ KHUNG

Thường, vải canvas để chúng ta tô tranh sẽ được căn sẵn trên 1 khung gỗ. Chiếc khung này đóng vai trò định hình bề mặt vải luôn căng, giúp cho việc tô màu của chúng ta dễ dàng hơn. Mặt khác, chiếc khung cũng thay thế những loại khung viền, tranh ép kính truyền thống, vì đơn giản sau khi tô xong, chúng ta chỉ cần treo tranh lên vị trí mong muốn thôi.

Một chiếc khung là cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong một bộ tranh tô, vậy nên bạn hãy “dò xét” kỹ và đừng để bộ tranh của mình thiếu “ẻm” nha!

Cách đóng khung tranh số hóa
Một khung tranh của Licopen có kích thước tiêu chuẩn 50x40cm

Lựa chọn mẫu tranh mình thích thay vì chọn mẫu dễ tô

Một câu hỏi mà mình nhận được khá nhiều từ khách hàng trong quá trình tư vấn, đặc biệt là với những bạn lần đầu thử sức với thể loại tranh tô màu theo số, đó là:

“Bạn ơi, cho mình hỏi mẫu nào là mẫu dễ tô nhất vậy?”

? Thực tế là không có câu trả lời đâu các bạn ạ!
Mình thấy có nhiều cửa hàng, cũng giúp khách lựa chọn bằng cách phân mức độ khó của tranh tô. Nhưng cá nhân mình thì suy nghĩ ngược lại. Thật ra …

Bức tranh dễ tô nhất, chính là bức tranh mà bạn yêu thích nhất

Khi bạn “trúng sét” với một mẫu tranh nào đó, bạn sẽ có thể hình dung được ngay rằng mình sẽ treo “ẻm” ở đâu trong không gian nhà mình, trong căn phòng riêng của mình để tô điểm thêm sự sinh động và hài hoà cho từng ngóc ngách tổ ấm. Chính vì bạn yêu thích, nên bạn sẽ có cảm hứng để tô tranh hơn, để đơm đắp từng mảng màu to nhỏ theo các con số được đánh và hoàn thành nó.

Cách đóng khung tranh số hóa
Đừng ngại khó, chỉ là giải trí, tranh tô theo số thôi mà ?

Giữ khu vực “tác nghiệp” của mình luôn sạch sẽ

Tất nhiên, những lọ màu đặc quánh không phải là tác nhân có nguy cơ làm bẩn nơi mà bạn “chọn mặt gửi vàng” để tô tranh đâu! ( tất nhiên là đôi lúc cũng sẽ có chứ nhỉ, nhưng xác suất bạn làm đổ màu không hề cao tẹo nào ). 

Tuy nhiên, có một khu vực sạch sẽ, gọn gàng sẽ giúp bạn tập trung vào việc tô tranh của mình một cách tuyệt đối, tránh bị phân tâm và … bốc hoả ? khi nghĩ đến cảnh phải dọn dẹp các vết bẩn. Dàn trải những tờ báo cũ có thể sẽ là một good-ideas mà bạn nên cân nhắc để giữ cho mọi thứ sạch sẽ và dễ lau dọn nhất có thể đấy.

Cách đóng khung tranh số hóa
Nếu có thể, hãy để những tờ báo cũ trở thành “trợ thủ” tô tranh của bạn

Hãy bắt đầu tô tranh theo số từ trái sang phải, từ trên xuống dưới

Đừng “biến tấu” bằng cách bắt đầu ở phần trung tâm của bức tranh, bởi chắc chắn bạn sẽ phải “lúng túng” sau khi tô xong một phần … bé tẹo trong tổng thể tấm tranh đấy.

Thay vào đó, hãy bắt đầu từ đỉnh của bức tranh tô màu theo số, theo chiều từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và tiếp tục như thế, để tránh sự tiếp xúc của tay sơ ý khiến cho thành quả của bạn bị nhoè.

Nếu bạn là một người thuận tay trái, hãy làm theo chiều ngược lại. Tốt nhất là nên bắt đầu từ góc bên phải. Cứ theo cách này, nguy cơ tấm tranh bị lem nhem và nhoè cơ bản đã được giải quyết ổn thoả rồi đó!

Cách đóng khung tranh số hóa
Tô tranh theo số theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới

Hãy bắt đầu từ phần nền của bức tranh

Phần nền của bức tranh thường chiếm một diện tích kha khá lớn. Đối với một số người, đây là phần dễ vẽ nhất, do bạn không phải tập trung quá nhiều vào chi tiết, và có thể tha hồ “vung cọ” thoải mái mà không sợ bị lem, mà tô lại nhanh và đỡ mất thời gian hơn rất nhiều so với tô chi tiết.

Điều đó đúng đấy! Thực tế, khi mình tô tranh, phần nền cũng là phần mà mình sẽ lựa chọn để bắt tay vào “xử lý” đầu tiên. Khi hoàn thành nền, bạn sẽ có thể khoanh vùng và tập trung vào các khu vực nhỏ hơn – những vị trí có quá nhiều chi tiết. Song, bởi vì gần ½ bức tranh đã được “lên màu” nên chúng ta sẽ ít có cảm giác nản hơn: “Ủa sao tô hoài hổng thấy xong vậy?”

Cách đóng khung tranh số hóa
Phần nền luôn là phần dễ dàng nhất trong một bộ tranh tô màu theo số

Giữ cho bộ 3 cọ vẽ trong bộ tranh số hoá luôn sạch

Nên giữ thói quen làm sạch cọ mỗi lần bạn chuyển từ màu này sang màu khác. Bởi chất liệu của các bộ tranh tô này là sơn dầu, nên tốc độ khô của chúng sẽ cực kỳ nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với các loại màu khác như màu nước, màu bột,… Nếu bạn không rửa cọ một cách nhanh chóng, màu sẽ kết dính lại ở phần lông cọ và nhanh chóng làm hỏng cọ tô của bạn.

Cơ mà để khắc phục vấn đề này cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một ly nước để làm sạch bàn chải cùng một chiếc khăn ướt ( khăn lau thông thường thôi, thường thì mình sẽ dùng khăn giấy ướt để tiết kiệm và không phải giặt giũ sau khi sử dụng xong ). Đây sẽ là những phụ kiện “ổn áp” để bạn làm ẩm cọ, vệ sinh cọ và thấm khô lông cọ để tiếp tục việc tô tranh của mình sau mỗi lần chuyển màu tô.

Cách đóng khung tranh số hóa
Hãy vệ sinh cọ tô thường xuyên

Chú ý đến những lọ sơn dầu

Hãy “take a look” vào bộ sơn dầu của bạn trước khi bắt tay vào tô.

Một bộ màu sơn đi kèm theo cả bộ thông thường sẽ có 16-24 màu. Kể cả khi mẫu bạn chọn đôi khi không có quá nhiều màu sắc đến thế, nhưng để có thể phủ kín toàn bộ tấm tranh có kích thước 50x40cm, bạn thật sự sẽ cần đến một vỉ màu gồm 24-25 lọ.

À, ngoài ra thì màu sẽ được cho vào một túi nilon hút chân không để niêm phong lại. Vậy nên nếu chẳng may bạn nhận được một bộ tranh đã bị bóc tem “banh chành” trước khi bạn nhận được, thì mình chia buồn cùng bạn, có thể trước đó đã có ai đó “táy máy” lên tấm tranh của bạn rồi!

Một điều mà các “cuồng tranh” nên lưu ý, đó là bạn hãy luôn đóng nắp sơn cẩn thận sau khi sử dụng nhé! Sơn dầu có thể khô rất nhanh chóng khi tiếp xúc với không khí. Nếu sơn bị khô, bạn có thể thử sử dụng 1 ít nước để khôi phục kết cấu dạng kem của nó. Trong trường hợp tại nhà bạn có một số chất phụ gia pha loãng như xăng thơm hoặc nước pha sơn móng tay, hãy sử dụng vài giọt thay cho nước để hoá lỏng màu sơn dầu, điều đó sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Nhưng hãy nhớ là chỉ một chút xíu xiu thôi mọi người nhé! “Ăn gian” nhiều quá cũng không ổn đâu!

Cách đóng khung tranh số hóa
Hộp màu đi kèm bộ tô tranh theo số cần được đậy kín sau khi sử dụng xong

Đừng sợ tô lem viền hoặc tô sai mảng màu

Mình có thể chắc chắn rằng ai trong chúng ta trong quá trình tô cũng sẽ thường xuyên tô sai các mảng màu ? Biết làm sao được, chằng chịt và chi tiết quá mà!

Nhưng nếu bạn đang cuống cuồng tìm cách chữa cháy vì sợ hỏng cả tấm tranh tâm huyết của mình, thì đừng lo lắng vì mọi thứ đều ổn cả!

Hãy đợi đến khi bề mặt sơn khô hẳn, sau đó phủ lên mảng màu chính xác. Lớp phủ càng dày, độ che phủ càng cao. Hãy thực hiện cho đến khi lớp màu cũ bị che phủ hoàn toàn bởi lớp màu mới. Và tadaaa, công cuộc “chữa cháy” đã xong!

Đừng sử dụng quá nhiều màu cho mỗi lần tô

Mình thường tư vấn cho khách là hãy “mạnh dạn tô” và đừng sợ hết màu, bởi vì số lượng màu mà nhà sản xuất cung cấp trên từng mẫu tranh chắc chắn đủ để bạn có thể hoàn thành mẫu tranh mình đã chọn.

Song, để màu sắc của bức tranh trở nên hài hoà nhất, đừng lạm dụng lượng màu quá nhiều ở mỗi lần tô. Hãy duy trì lượng màu sao cho màu phủ lên hoàn toàn mảng số ( che cả phần số lẫn phần viền mảng ), chứ đừng lấy nhiều hơn, bởi vì vải tô của chúng ta trong cùng một lúc không thể hấp thụ tốt lượng màu thừa. Chúng sẽ tăng khả năng gây nhoè lem nhem nếu bạn sơ ý, thậm chí là khô đặc lại trên bề mặt tranh, tạo cảm giác “lởm chởm” rất khó chịu.