Cách gạch chân chữ trong Photoshop

Quản Trị Mạng - Những chương trình như Photoshop cho phép người dùng hiện nay dễ dàng hơn trong việc thiết kế và học thiết kế. Chỉ cần học cách sử dụng Type Character Panel là đã có thể dễ dàng cá nhân hóa những bức ảnh của bạn.

Panel Fonts và Character

Trong khi các chương trình như Adobe Illustrator là lựa chọn phù hợp để xử lý hình khối trừu tượng của các font chữ, thì Photoshop chỉ đơn giản là sử dụng các thành phần font chữ có sẵn. Tuy nhiên, nó cũng có một vài tùy chọn chỉnh sửa cơ bản để việc trình bày chữ không quá đơn điệu.

Panel Character có thể tìm thấy bằng cách vào Window > Character [nếu bạn không nhìn thấy nó ở panel phía bên phải màn hình làm việc]. Panel này chứa khá nhiều tùy chọn với chữ mà bạn có thể thử qua.

Font Family: Tại đây bạn có thể lựa chọn font cho đối tượng chữ [như font Arial, Times New Roman]

Font Style: Thông thường một font được cài đặt ra sẽ đi kèm với một hệ thống font có liên quan bao gồm kiểu đậm, kiểu nghiêng [ví dụ như Arial, Arial Bold, Arial Narrow, Arial Condensed, Arial Rounded MT, Arial Black]

Font Size: Đây là nơi bạn sẽ thay đổi kích thước của font chữ. Tự nhập số vào ô hoặc sử dụng trình đơn thả xuống để chọn.

Leading: Thông thường Photoshop mặc định đặt một khoảng cách phù hợp giữa các dòng trong cùng một nội dung văn bản, tuy nhiên trong một số trường hợp nào đó bạn cần thay đổi lại khoảng cách này thì đây là lựa chọn cần sử dụng tới.

Kerning Tracking: Lựa chọn này cho phép tăng hoặc giảm khoảng trống giữa các chữ cái. Giá trị 0 là khoảng cách mặc định, tăng hoặc giảm giá trị này sẽ tương đương với việc tăng/giảm khoảng trống.

Vertical Scale Horizontal Scale: Đây là điều khiển dùng để kéo dài hoặc tăng độ dẹt của chữ, giá trị nhập ở đây tương ứng với tỉ lệ % chữ ban đầu.

Baseline Shift: Tùy chọn này dùng để đẩy những chữ đang được bôi đen lên cao hơn [hoặc thấp xuống] so với các chữ còn lại. Tùy chọn này phù hợp để đánh chỉ số trên [hoặc dưới] trong một đoạn văn bản. Giá trị >0 sẽ tương đương với việc đẩy chữ lên cao, giá trị Mode > Grayscale, giữ Ctrl và kích chuột vào channel Gray trong Panel Channels. Thao tác này sẽ tạo ra một vùng lựa chọn tất cả các vùng màu còn trắng của bức ảnh.

Nhấn Ctrl + Shift + N để tạo một lớp mới

Vào Edit > Fill để phủ lớp màu trắng lên vùng lựa chọn của lớp vừa tạo.

Bức ảnh biểu tượng Darwin giờ đã nổi bật khỏi nền đen và bạn có thể sử dụng như một phần tử để tạo bìa

Nhấn Ctrl + N để tạo một file mới ở kích thước cần tạo bìa của bạn.

Và đây là khung làm việc rất dài, tương đương với quyển sách

Chọn màu foreground bất kỳ trong hộp công cụ, màu tối là phù hợp hơn cả.

Vào Edit > Fill để đổ màu Foreground cho nền sách

Nền lúc này sẽ có màu rượu vang như đã chọn trước đó.

Nhấn phím V để lựa chọn công cụ Move. Mở tập tin gốc có bức ảnh Darwin đã sửa trước đó và kéo layer ảnh bạn vừa sửa vào ảnh khung làm việc của ảnh mới với công cụ Move.

Lớp ảnh vừa kéo nên nằm phía trên lớp nền của file mới.

Nhấn phím T hoặc chọn công cụ Type

Không phải tất cả các font chữ đều phù hợp. Font theo pixel điểm là không phù hợp trong trường hợp này.

Một font cổ điển sẽ phù hợp hơn.

Để chọn được font chữ phù hợp không hoàn toàn đơn giản, nó có thể là việc khó khăn và gây tốn thời gian nhất, nhưng lại là việc quan trọng nhất của thiết kế.

Thay đổi kích thước font và chia tiêu đề sách thành 2 dòng. Khi đã chọn được font phù hợp, điều chỉnh Character Panel để có được định dạng phù hợp.

Sau khi điều chỉnh xong kích thước, bạn cần điều chỉnh thêm về Leading

Sau đó là đến vấn đề khoảng cách giữa các chữ cái. Tăng kích thước của Tracking để cho tiêu đề dễ đọc

Bổ xung thêm thông tin vào tiêu đề với font chữ nhỏ hơn và sắp xếp lại ảnh Darwin

Bạn có thể bổ xung thêm các yếu tố hình ảnh phụ họa vào để bớt phần đơn điệu của trang bìa.

Chỉ cần vài điểm xuyến cơ bản, bạn đã có được một bức ảnh bìa sách khá đơn giản mà vẫn đẹp. Thiết kế không phải là việc tìm hay vẽ được một hình ảnh nào đó đẹp mà là việc phải tìm được chỗ để đặt hình ảnh đó một cách phù hợp.

Nếu chỉ chỉnh sửa ảnh đơn giản bạn có thể dùng Photoshop online.

Bài tiếp: Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 - Phần 8: Menu Filters

Bài trước: Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 - Phần 6: Nghệ thuật số

Video liên quan

Chủ Đề