Cách học thuộc bảng tính tan lớp 8

Khi bước vào lớp 8, các bạn học sinh sẽ phải làm quen với 1 môn học mới đó là môn hoá học. Ngoài các kiến thức quan trọng như nguyên tử khối, hoá trị thì bảng tính tan hoá học cũng là một trong những kiến thức quan trọng bắt buộc cần nhớ nếu muốn học tốt môn học này. Cùng tìm hiểu ngay mẹo học thuộc nhanh bảng tính tan đầy đủ nhất.

Bảng tính tan trong nước của các axit – bazơ – muối

I. Định nghĩa độ tan và ý nghĩa của bảng tính tan hoá học

1. Định nghĩa độ tan

Độ tan của 1 chất được hiểu là số gam chất đó có thể hoà tan trong 100g dung môi. Dung môi này thường là nước để tạo thành 1 dung dịch bão hoà ở điều kiện nhiệt độ nhất định. Và độ tan là đại lượng tượng trưng cho khả năng tan của 1 chất tại 1 điều kiện xác định.

Độ tan hoá học là gì?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của 1 chất như nhiệt độ, dung môi. Hoặc 1 số tác động như khuấy hoặc nghiền trộn nhỏ các chất cũng có thể làm các chất tan nhanh hơn thông thường. Vì thế, nếu muốn xác định độ tan 1 cách nhanh chóng thì các bạn có thể sử dụng 1 số cách trên để quá trình tan được diễn ra nhanh hơn.

2. Ý nghĩa bảng tính tan hoá học

Bảng tính tan là 1 trong những công cụ không thể thiếu để giải quyết các bài toán hoá học về độ kết tủa, độ tan, bay hơi hoặc nhận biết các chất trong phòng thí nghiệm 1 cách nhanh chóng. Do đó, các bạn cần bắt buộc phải ghi nhớ các kiến thức này.

Để học thuộc bảng này không phải là điều dễ dàng, bởi trong này có rất nhiều quy tắc, các bạn có thể tra cứu trong sách giáo khoa học bảng tính tan được in sẵn tại các hiệu sách. Nhưng các bạn hãy ghi nhớ để chủ động giải quyết và xử lý các bài toán hoá học và làm việc trong phòng thí nghiệm.

3. Yếu tố ảnh hưởng độ tan

  • Nhiệt độ, áp suất, bản chất của chất đó
  • Các chất rắn thường phụ thuộc vào nhiệt độ, càng cao thì chất càng dễ tan [ví dụ dễ thấy khi hòa tan đường vào nước]
  • Với chất khí độ tan lại phụ thuộc khi tăng nhiệt độ và tăng áp suất

II. Bảng tính tan lớp 11 và các lớp liên quan

Trong chương trình hóa học trung học cơ sở, các bạn đã được học bảng tính tan lớp 9. Tuy nhiên, bảng tính tan hóa học 11 sẽ phức tạp hơn so với bảng tính tan sgk lớp 9 và các bạn sẽ được học tiếp nội dung này, nhưng với các nội dung chuyên sâu hơn.

1. Bảng tính tan hoá học

Bảng tính tan trong môn hóa học đã bắt đầu được học và có từ lớp 8. Do đó cái tên bảng tính tan Hóa 8 là cái tên quen miệng của nhiều bạn học sinh. Và đây cũng chính là bảng tính tan áp dụng trong suốt những năm đi học. 

Bảng tính tan hoá học đầy đủ từ A-Z chuẩn của bộ giáo dục

Bảng tính tan hóa học đầy đủ có các ký hiệu như sau: 

  • I: chất ít tan
  • K: chất không tan
  • T: chất dễ tan
  • B: chất bay hơi
  • – : Chất bị nước phân huỷ hoặc chất không tồn tại.

Không có một QUY LUẬT bảng tính tan nào cả. Vậy nên cách duy nhất để nhớ là làm nhiều bài tập và sử dụng nhiều đến nó.

2. Cách đọc bảng tính tan

Bảng tính tan hoá học bao gồm các cột và các hàng [các bạn học sinh có thể tìm tại Bảng tính tan SGK Hóa 9]. Hàng là anion gốc axit [OH-], còn cột là các cation kim loại. Đối với 1 số chất cụ thể thì ta sẽ xác định được ion âm và ion dương, gióng theo các cột và hàng tương ứng ta sẽ biết được trạng thái của chất đó.

>>> Tìm hiểu thêm: bảng tuần hoàn hoá học đầy đủ nhất

III. Mẹo học thuộc nhanh bảng tính tan

Trong quá trình học hoá, các bạn cần thực hành và làm nhiều bài tập để có thể dễ dàng nhớ về khả năng hòa tan cũng như điều kiện hoà tan của các hợp chất. Điều này sẽ giúp các bạn có thể hiểu sâu thêm về bản chất của các phản ứng hoá học và dễ dàng nhớ được độ tan của các chất thường gặp trong bảng tính tan.

Tuy nhiên, việc học thuộc bảng tính tan đầy đủ sẽ không phải là điều dễ dàng và thường xuyên bị nhầm lẫn. Dưới đây là 1 số phương pháp, cách học thuộc bảng tính tan nhanh chóng đã được nhiều bạn áp dụng thành công như sau:

cách học thuộc lòng bảng tính tan

Quy tắc rút gọn về tính tan

Cách nhớ bảng tính tan thông minh  bằng quy tắc rút gọn, cụ thể như thế nào mới bạn đọc theo dõi nội dung tiếp theo đây.

Tính tan đối với muối:

Bảng tính tan của các muối

Các muối tan và không tan được tổng hợp cụ thể và chính xác. Tính tan của muối như sau

  • Muối có gốc halogen như Cl, Br, F, đa phần đều tan được trong nước và điều đặc biệt khi bạn tác dụng với các nguyên tố trong nhóm này thì sẽ không tan mà sẽ tạo ra kết tủa với màu đặc trưng. Nắm rõ bảng tính tan và màu kết tủa cũng là một trong những cách để nhận biết các nguyên tố nhóm halogen. 
  • Muối gốc Silicat [SiO3], sunfit [SO3] không tan trong nước. Tuy nhiên, đối với các kim loại mang tính kiềm và các muối có các gốc trên vẫn tan được trong nước. Nói chung, các kim loại kiềm sau khi kết hợp với các hợp chất khác tạo ra muối thì đều có khả năng tan trong nước. Bạn hãy nhìn vào bảng tính tan, muối của các kim loại này sẽ được đánh dấu chữ t.
  • Muối cacbonat [CO3] hầu như không tan được trong nước. Nhưng các kim loại đứng đầu trong bảng tuần hoàn hoá học có tính kiềm như K, Na, Li,.. sẽ tan được trong nước. Do đó, bạn có thể nhìn vào bảng tính tan đầy đủ và sẽ thấy được đánh dấu chữ t, tức là hợp chất muối này có thể hoà tan được trong môi trường nước.
  • Muối gốc sunfua [S] đều khó tan trừ các kim loại thuộc nhóm 1 và nhóm 2 trên bảng tuần hoàn như K2S, BaS, Na2S có thể tan trong nước.
  • Muối gốc SO4 hầu như đều tan trong nước và trừ muối sunfat của kim loại bari không tan.
Bảng tính tan của các muối trong nước

Lưu ý, có 1 số muối không tồn tại hoặc nó có thể bị phân huỷ ngay trong nước. Các muối này được ký hiệu bằng dấu “-” trên bảng tính tan và trường hợp này không nhiều nên các bạn có thể dễ dàng học.

Tính tan đối với axit và bazo:

Các hợp chất axit đều dễ dàng tan được trong nước. Riêng đối với H2CO3 có liên kết bền và dễ dàng bị phân huỷ trong nước. Một hợp chất axit duy nhất không tan trong nước chính là H2SiO3.

Các bazo hầu như không tan trong nước, riêng đối với kim loại bazơ kiềm như Li, K, N sẽ tan trong nước. Còn các bazo của kim loại nhóm 2 thì tan ít trong nước.

Bảng tính tan trong nước của các axit bazơ muối

Bảng tính tan được coi như là kiến thức nền tảng của môn hoá học để các bạn có thể học tốt hơn sau này. Do đó, hãy chăm chỉ và thường xuyên làm bài tập để có thể hiểu sâu được vấn đề nhé!

Thực hành thường xuyên

Cách thuộc bảng tính tan là thực hành đi thực hành lại. Nếu trường học của bạn có điều kiện thì việc thường xuyên đến phòng thực hành sẽ giúp các bạn học tốt môn hoá học rất nhiều. Cốt lõi của môn hoá học là nắm rõ bản chất của phản ứng hoá học. Khi tiến hành thí nghiệm sẽ giúp bạn tận mắt nhìn thấy các phản ứng và điều kiện để xảy ra phản ứng. 

Cách học bảng tính tan là hãy làm bài tập nhiều. Thực hành nhiều sẽ giúp bạn thuộc tính tan của 1 số chất hay sử dụng. Điều này khiến cho bảng tính tan trở nên quen thuộc và dễ nhớ hơn rất nhiều. 

Trong chương trình hoá học ở trung học cơ sở các bạn sẽ được học sơ lược về hoá học. Những kiến thức này sẽ là tiền đề cho môn hoá học ở bậc phổ thông.

Cách học thuộc nhanh bảng tính tan ghi nhớ bằng hình ảnh

Hình ảnh khiến mọi thứ ghi nhớ trở nên nhanh chóng. 

Kết tủa của Hidroxit thường gặp

Bảng tính tan có thể được coi là 1 trong những kiến thức gốc của hoá học. Do đó, muốn nhớ được thì các bạn cần phải có phương pháp và thái độ học tập chuyên tâm. Nếu chỉ học vẹt, học 1 cách vô thức thì các kiến thức cũng chỉ vào trước, ra sau và không đem lại hiệu quả thực sự. Hy vọng với những chia sẻ bên trên sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình học tập về bảng tính tan hoá học. Chúc các học tốt ở môn học này.

Xem thêm các kiến thức quan trọng khác:

Video liên quan

Chủ Đề